Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Cỡ chữ:
A A
Người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai hay bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng trẻ sơ sinh nghiêm trọng như vàng da, rối loạn hô hấp, bệnh khổng lồ ở trẻ…Tại bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những biến chứng trẻ sơ sinh này xem xét những phương pháp điều trị thích hợp.

1. Người mẹ bị bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới sinh lý bệnh của trẻ

1.1 Sự tăng trưởng của thai nhi

Tình trạng tăng đường huyết ở thai phụ bị tiểu đường sau 20 tuần thai có ảnh hưởng đến tình trạng suy giảm tăng trưởng giai đoạn đầu ở trẻ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng tăng đường huyết đối với trẻ có thể gây ra chứng tăng insulin máu và bệnh khổng lồ ở trẻ. Mặt khác, khi bệnh tiểu đường của mẹ có kèm theo các biến chứng tổn thương mạch máu thì sự phát triển của trẻ sơ sinh được sinh sau 37 tuần thai bị hạn chế.

Chậm phát triển thai nhi trong tử cung xảy ra do rối loạn chức năng nhau thai trong bệnh tiểu đường của mẹ. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi sự hợp nhất của bệnh thận tiểu đường và hội chứng tăng huyết áp thai kỳ.

1.2 Phì đại cơ quan

Tăng đường huyết gây ra sự tăng sinh và phì đại của các tế bào beta ở tụy của trẻ và tăng insulin máu, gây ra các biến chứng sơ sinh khác nhau với chứng phì đại cơ tim, rối loạn đông máu ngoài cơ thể…Không có mối quan hệ giữa trọng lượng nhau thai và trọng lượng não trẻ sơ sinh.

Tăng insulin máu của thai nhi sẽ xảy ra ngay cả trong các rối loạn chuyển hóa glucose nhỏ ở mẹ. Trong nghiên cứu HAPO, đã có báo cáo rằng tần suất mà peptide C trong máu cuống rốn đạt ngưỡng giá trị cao tăng dần một cách tuyến tính khi các giá trị đường huyết tăng trong xét nghiệm dung nạp glucose đường uống của người mẹ.

>> Xem thêm chi tiết: “Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai

1.3 Tử vong thai nhi

Tỷ lệ tử vong thai nhi của thai phụ bị bệnh tiểu đường cao gấp 5 lần so với thai nhi của thai phụ không mắc bệnh tiểu đường. Tăng insulin máu và tăng đường huyết của thai nhi là nguyên nhân gây ra nhiễm toan ceton của thai nhi, dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong thai nhi.

1.4 Tình trạng thiếu oxy mãn tính ở thai nhi

Tăng insulin máu của thai nhi làm tăng quá trình trao đổi chất và tình trạng thiếu oxy tăng sau 30 tuần thai, dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong thai nhi. Ngoài ra, tình trạng này cũng liên quan đến nồng độ erythropoietin tăng cao trong nước ối.

1.5 Hạ đường huyết

Nguyên nhân chính gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là do tăng insulin máu của thai nhi nhưng còn do tính phản ứng thấp của adrenergic và glucagon.

2. Triệu chứng lâm sàng của các biến chứng trẻ sơ sinh

Bảng 1: Tần suất biến chứng trẻ sơ sinh; so sánh giữa người mẹ bị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường tuýp 1

(371)

Tiểu đường tuýp 2

(581)

Tiểu đường thai kỳ

(1776)

Số tuần mang thai (tuần) 37.6 + 2.3 37.7 + 2.7 38.0 + 2.3
Cân nặng khi sinh (kg) 2973 + 620.5 2987 + 675.7 2971.5 + 620.5
HFD (%) 20.8 22.9 21.5
Bệnh khổng lồ ở trẻ em (%) 4.6 5.0 2.6
Sinh khó do kẹt vai (%) 1.2 2.3 1.2
Dị tật bẩm sinh (%) 5.2 4.6 5.4
Rối loạn hô hấp (%) 10.3 11.8 11.0
Hạ đường huyết (%) 13.8 15.2 13.0
Vàng da (%) 16.5 17.1 14.6
Nhập viện NICU (%) 34.2 40.4 35.7

– Bệnh khổng lồ ở trẻ em

Trẻ sơ sinh được sinh ra ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều xuất hiện tình trạng mỡ trong cơ thể, phì đại cơ quan và xuất hiện những dấu hiệu lạ trên khuôn mặt giống như bệnh đa hồng cầu. Những tình trạng này có thể là nguyên nhân gây ra các trở ngại khi sinh như sinh khó do kẹt vai.

– Hạ đường huyết

25~50% trẻ ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và 15%~25% trẻ ở phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bị hạ đường huyết, nhưng không phải tất cả đều có triệu chứng cụ thể. Lượng đường trong máu ở trẻ sơ sinh thấp nhất 1~3 giờ sau khi sinh và tự phục hồi sau 4~6 giờ. Khi mẹ bị tăng đường huyết hoặc có tình trạng tăng đường huyết trong máu cuống rốn, chỉ số đường huyết ở trẻ sơ sinh có xu hướng giảm thấp hơn.

Các dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là run rẩy, khó chịu, suy giảm căng cơ, buồn ngủ, giảm ăn…Tình trạng hạ đường huyết ở trẻ thường xảy ra sớm nhất là 3 ngày sau khi sinh.

– Hạ canxi máu

Các dấu hiệu của tình trạng hạ canxi máu cũng tương tự như hạ đường huyết. Những dấu hiệu này cũng được nhìn thấy trong trường hợp ngạt chu sinh.

Hạ canxi máu ức chế chức năng tuyến cận giáp ở trẻ em và có liên quan đến tăng photpho máu. Ngoài ra, tình trạng này cũng do sự đồng khởi phát của tình trạng hạ magie máu. Trong bệnh tiểu đường của mẹ, sự tái hấp thu magie ở đường tiết niệu bị suy yếu và sự suy giảm cung cấp magie từ mẹ qua nhau thai là một yếu tố nguyên nhân.

– Thở gấp

Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, đa hồng cầu, suy tim, cơn thở nhanh thoáng qua, phù não hoặc chấn thương khi sinh…là những yếu tố nguyên nhân gây ra chứng thở gấp. Hội chứng suy hô hấp thường gặp ở trẻ của thai phụ mắc bệnh tiểu đường hơn trẻ của thai phụ không mắc bệnh tiểu đường. Tăng insulin máu có thể đối kháng sự tổng hợp chất hoạt động bề mặt bằng cortisol.

– Cơ tim phì đại

5~10% trẻ sinh ra từ mẹ mắc tiểu đường có dấu hiệu bị suy tim. Tình trạng này gây ra phì đại vách ngăn không đối xứng và xuất hiện các triệu chứng tương tự như hẹp van động mạch chủ dạng phì đại vô căn thoáng qua. Chứng cơ tim phì đại tự phát sau khoảng 6 tháng sau khi sinh.

– Tăng bilirubin máu

Sự chưa hoàn thiện của chức năng gan và chứng đa hồng cầu là yếu tố gây tăng bilirubin máu ở trẻ có mẹ bị bệnh tiểu đường.

– Các biến chứng khác

Đứa trẻ của phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thường thừa cân nhưng dung tích não không tăng theo số tuần thai. Phần xương của trẻ chưa hoàn thiện. Tỷ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch thận cũng cao.

Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? 2
Triệu chứng lâm sàng của các biến chứng trẻ sơ sinh

3. Tiên lượng đối với các biến chứng trẻ sơ sinh

Tiên lượng là những nguy cơ có thể xảy ra của một bệnh, bệnh nhân có thể hồi phục hay tái phát các bệnh gì…

– Rối loạn phát triển thần kinh

Các nguy cơ có thể xảy ra là tình trạng thai nhi thiếu oxy, ngạt sơ sinh, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh…

– Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai ở trẻ sinh ra từ thai phụ bị bệnh tiểu đường

Tỷ lệ này thường cao và được ghi nhận ở cả trẻ em sinh ra thừa cân và trẻ suy giảm tăng trưởng trong tử cung. Theo một khảo sát của Hiệp hội Nội tiết Nhật Bản, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em có mẹ bị tiểu đường cao hơn ở cả trẻ sơ sinh thừa cân và nhẹ cân so với trẻ đối chứng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh nhẹ cân có ít di truyền bệnh tiểu đường của mẹ.

– Trẻ suy giảm tăng trưởng trong tử cung và trẻ nhẹ cân

Người ta đã ghi nhận xu hướng béo phì và phát triển sớm trong tương lai ở trẻ sinh ra từ thai phụ bị tiểu đường và một cơ chế di truyền học biểu sinh đang được xem xét. Nghiên cứu DOHaD (developmental origins of health and disease) đã được thúc đẩy như một sự thay đổi môi trường của trẻ trong bụng mẹ và sau khi sinh, ngoài ra một cuộc khảo sát tiên lượng về các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ được lên kế hoạch và thực hiện như một cuộc khảo sát Eco Child.

Hình 2: Ảnh hưởng đến tiên lượng tương lai của thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ có mẹ bị tiểu đường

Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? 1
Biến chứng đến tiên lượng tương lai của thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ có mẹ bị tiểu đường

4 Điều trị các biến chứng trẻ sơ sinh

– Điều trị của các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường

Người mẹ nên được điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường bắt đầu từ trước khi mang thai, bao gồm cả đánh giá trước khi sinh, ngoài ra có thể cần thực hiện quản lý sản khoa và nhi khoa.

– Trẻ sơ sinh

Tất cả trẻ sơ sinh cần phải được quan sát và chăm sóc chuyên sâu.

– Kiểm tra hạ đường huyết không triệu chứng

Kiểm tra trong vòng 1 giờ sau khi sinh và sau đó thực hiện kiểm tra mỗi giờ trong 6~8 giờ. Ngoài ra, người mẹ nên uống đường qua miệng miệng càng sớm càng tốt và thực hiện liên tục cứ sau 3 giờ. Khi không thể uống, thực hiện truyền dịch glucose 4~8 mg/kg/ phút. Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh vì sẽ thúc đẩy tăng insulin máu.

– Hạ canxi máu và hạ magie máu

Tiêm vào tĩnh mạch khi cấp cứu hạ canxi máu, sau đó cho dùng vitamin D. Hạ canxi máu liên quan đến hạ magie máu được cải thiện bằng cách sử dụng magie.

– Hội chứng suy hô hấp

Sử dụng chất hoạt động bề mặt phổi.

– Tăng huyết áp có triệu chứng

Thực hiện truyền thay máu một phần sử dụng nước muối.

Các biến chứng trẻ sơ sinh chủ yếu là: trẻ sơ sinh bị bệnh khổng lồ, hạ đường huyết, hạ canxi máu, hội chứng suy hô hấp, tăng bilirubin máu…Tăng đường huyết thai nhi do tăng đường huyết của mẹ là biến chứng trẻ sơ sinh phổ biến ở đứa trẻ sinh ra bởi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì chứng tăng insulin máu liên quan đến tăng đường huyết ở người mẹ cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi cũng như trẻ sơ sinh nên việc kiểm soát bệnh tiểu đường của mẹ là rất cần thiết để cải thiện tiên lượng cho trẻ em. Ngoài ra, với tiên lượng lâu dài của trẻ em bao gồm cả trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ, mối quan tâm đến các rủi ro như bệnh tiểu đường trong tương lai và rối loạn phát triển thần kinh đang gia tăng.

Ảnh hưởng từ tình trạng tăng đường huyết của mẹ đối với trẻ em ở cả phụ nữ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường lớn sau 20 tuần thai. Ngoài ra, các bà mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ mắc hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, chứng đa nước ối, viêm thận…cao và tỷ lệ tử vong của thai nhi cao hơn so với những bà mẹ không có đường trong nước tiểu, đặc biệt là sau 32 tuần thai. Mặt khác, tình trạng bệnh tiểu đường của mẹ không được kiểm soát tốt (đặc biệt là xuất hiện nhiễm toan ceton) trước và sau khi mang thai sẽ có liên quan chặt chẽ đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, kiểm soát trao đổi chất của bà mẹ mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai và trong thai kỳ là rất cần thiết để cải thiện tiên lượng của trẻ.

Bạn đang xem bài viết:Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Đối với những thai phụ đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần...
Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?
Liệu tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà không? Câu hỏi này...
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hầu hết phụ nữ khi...
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai
Phụ nữ nên được chuẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose trong mang thai...
Bà bầu cần bổ sung các loại rau chứa protein thực vật nào để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ?
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy khi hấp thụ đầy...
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?
Thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose nên...
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai
Bà bầu cần bổ sung các loại rau chứa protein thực vật nào để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ?
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường