Thông tin chung về bệnh

Thông tin trong phần Hỏi & Đáp chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng kiểm tra tình trạng bệnh kĩ càng với bác sĩ điều trị trực tiếp để biết thêm chi tiết. Website Kiến thức Tiểu đường không chịu trách nhiệm cho bất cứ trường hợp nào không tìm hiểu kĩ thông tin. Các thông tin tại mục này được đăng tải với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Không dùng để thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Liên đoàn Y tế thế giới, trong năm 2015 có đến 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng nếu tính đến 25 năm sau (tức vào năm 2040), thì con số này sẽ lên đến 642 triệu người (tăng 54%). Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2012, cả nước có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng, và ước đoán là 10 năm sau sẽ ở mức 200%, tức vào khoảng 10 triệu người mắc bệnh. Vậy chúng ta cần phải có những giải pháp để phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng.

Hầu hết mọi người cho rằng có thể chữa lành bệnh đái tháo đường, nhưng thực tế thì đây là một căn bệnh không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh không chết vì bệnh đái tháo đường mà chết vì biến chứng của nó. Nên tôi hi vọng có thể chia sẻ với các bạn về chế độ ăn uống, vận động cũng như sử dụng thuốc hợp lý, qua đó ngăn chặn và kiểm soát các biến chứng của bệnh.

Chia sẻ

Bệnh đái tháo đường thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng ở nhiều cơ quan khác như: tim, gây nhồi máu cơ tim; não, gây đột quỵ, tai biến mạch máu não, liệt nửa người; nguy cơ nhiễm trùng làm các vết thương lâu lành, khả năng dẫn đến hoại tử; thận, suy thận mãn tính giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ; mắt, xuất huyết võng mạc, bong võng mạc và dẫn đến mù lòa.

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới phân ra 4 loại đái tháo đường: loại 1, loại 2, các thể đặc biệt và đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường loại 2 chiếm tỉ lệ cao nhất vào khoảng 85-95% các trường hợp, do đó, tôi xin nhấn mạnh đến bệnh đái tháo đường loại 2. Loại bệnh này đã phổ biến ở Mỹ rất nhiều năm, thường không có triệu chứng gì rõ rệt và phát triển thầm lặng trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc làm các xét nghiệm tiền phẫu khác (ví dụ: mổ sỏi thận, mổ ruột thừa, mổ u xơ tuyến tiền liệt, ung thư). Khi bệnh đã vào giai đoạn muộn, người bệnh đến khám với những triệu chứng khá rõ rệt như: ăn nhiều, uống nước nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhiều (thường gọi là hội chứng 4 nhiều). Đôi khi bệnh nhân cũng có những triệu chứng như: đi tiểu thấy kiến bu, bất lực trong chuyện phòng the và vết thương lâu lành.

Chia sẻ

Sinh bệnh học hay còn gọi là các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường có liên quan đến di truyền, các bệnh lý về gen hoặc do môi trường. Tùy theo loại bệnh đái tháo đường mà phân ra các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Ví dụ, bệnh nhân đái tháo đường loại 1 thường xuất hiện ở người trẻ nhiều hơn, do tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối, phải sử dụng đến insulin ngoại sinh. Khi tuyến tụy bị phá hủy từ 75-80% thì bệnh sẽ xuất hiện trên lâm sàng và người bệnh thường đến bệnh viện với tình trạng cạn kiệt insulin hoàn toàn.

Bình thường, tuyến tụy có chức năng nội tiết và ngoại tiết. Về chức năng nội tiết, tế bào beta tiết ra hoóc-môn gọi là insulin, có tác dụng làm hạ mức đường trong máu xuống, điều hòa và ổn định, để không bị mất cân bằng lượng đường huyết. Ở người bình thường, khi ăn vào, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, kích thích tế bào beta sản sinh ra insulin, đưa lượng đường huyết trở về mức bình thường. Khi tụy không tiết ra insulin nữa, sẽ khiến chúng ta mắc bệnh đái tháo đường.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm đái tháo đường thể đặc biệt, thì có liên quan đến các bệnh lý về gen, làm giảm chức năng hoạt động của tế bào beta (tế bào tiết ra insulin). Có thể do bệnh nhân tiếp xúc các loại thuốc như thuốc diệt chuột, thuốc corticoid điều trị viêm khớp, hóa chất… hoặc bị nhiễm trùng, nhiễm virus, chấn thương tụy (ung thư tụy, cắt bỏ tụy).

Ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2 hay đái tháo đường thai kỳ, các nguyên nhân cũng tương tự nhau: do di truyền (trong gia đình có người thân mắc bệnh); do môi trường, xã hội ngày càng phát triển, khiến chúng ta có một lối sống lười vận động, thường xuyên dùng ôtô/xe máy mà ít khi đi bộ hay đi xe đạp; chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, quá dư thừa năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì.

Tổn thương tuyến tụy là một trong những nguyên nhân gây ra đái tháo đường
Chia sẻ

Tiểu đường là tình trạng lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) vượt quá tỷ lệ nhất định.

Chia sẻ

Một người chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi được xác nhận là có mức đường huyết cao. Để kiểm tra lượng đường trong máu, những người bị nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường sẽ phải tiến hành một thử nghiệm gọi là: “thử nghiệm dung nạp glucose”. Người tiến hành kiểm tra sẽ đưa cho bạn uống 75 gam chất lỏng hòa tan glucose (thêm tải glucose vào cơ thể), để theo dõi những thay đổi lượng đường trong máu, từ đó xác định bệnh tiểu đường. Việc kiểm tra sẽ được đánh giá bởi các tiêu chí. Khi lượng đường máu ở gần ngưỡng giới hạn nguy hiểm thì xét nghiệm được thực hiện hai lần để kiểm tra độ chính xác.

Ngoài chẩn đoán bằng chỉ số đường huyết, nó có thể được chẩn đoán bằng giá trị xét nghiệm HbA1c. HbA1c là giá trị kiểm tra lượng đường máu trung bình trong thời gian 1 – 2 tháng qua kể từ thời điểm kiểm tra. Ngay cả khi lượng đường trong máu ở mức bình thường tại thời điểm kiểm tra, nhưng chỉ số HbA1c cao (lượng đường trong máu đã duy trì tình trạng cao trong vòng 1 – 2 tháng qua) thì có thể đó là dấu hiệu chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Tiêu chí đánh giá khi kiểm tra “thử nghiệm dung nạp glucose”:

– Đáp ứng một trong hai hoặc cả hai trường hợp: lượng đường trong máu khi đói ở mức 126 mg/dL, lượng đường trong máu sau 2 giờ dung nạp glucose ở mức ≥ 200 mg/dL thì sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

– Lượng đường trong máu khi đói ở mức dưới 110 mg/dL và lượng đường trong máu sau 2 giờ dung nạp glucose ở mức < 140 mg/dL thì được đánh giá là bình thường.

– Khi không thuộc hai loại trên thì bạn sẽ được chẩn đoán ở giai đoạn tiền tiểu đường, “mức ranh giới”.

Chia sẻ

Đúng vậy. Nên điều trị ngay bệnh tiểu đường nếu được chẩn đoán bệnh mà bạn không xuất hiện các biến chứng. Mục tiêu quan trọng trong điều trị tiểu đường là ngăn ngừa biến chứng và ức chế sự tiến triển của biển chứng.

Chia sẻ

Biến chứng là loại bệnh mới phát sinh liên quan đến một bệnh nào đó. Nếu không kiểm soát được bệnh tiểu đường, sẽ xảy ra tình trạng rối loạn mạch máu nhỏ trên toàn bộ cơ thể, cuối cùng xảy ra các bệnh về mắt, thận và dây thần kinh. Đó là một vài biến chứng của bệnh tiểu đường.

Chia sẻ

Ngay cả khi tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao hơn bình thường) không xuất hiện trong các triệu chứng cơ năng, tình trạng này cũng tạo gánh nặng cho cơ thể. Gánh nặng đó gây ra các tổn thương khác nhau trên toàn cơ thể. Nói một cách đơn giản, tăng đường huyết là một tình trạng làm tăng nhanh sự lão hóa của cơ thể. Kết quả sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cần ngăn ngừa, dẫn đến tình trạng không thể khắc phục. Có thể khẳng định rằng các biến chứng tiểu đường sẽ vẫn phát triển và tiến triển ngay cả khi tăng đường huyết không xuất hiện trong các triệu chứng cơ năng.

Chia sẻ

Insulin là một hormon được tiết ra từ tuyến tụy. Insulin có hiệu quả giúp toàn bộ tế bào cơ thể hấp thu glucose (đường huyết) và sử dụng đường này như năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Khi insulin hoạt động không hiệu quả, đường không được đưa vào tế bào. Kết quả là, lượng đường trong máu sẽ dư thừa và gây tăng đường huyết.

Chia sẻ

Có hai lý do. Một là chức năng tiết insulin của tuyến tụy suy giảm và lượng insulin trong máu giảm. Một lý do nữa là độ nhạy của các tế bào đối với insulin giảm. Sự giảm độ nhạy của tế bào với insulin được gọi là “tính kháng insulin”. Trong tình trạng kháng insulin, mặc dù lượng insulin tiết đủ nhưng vẫn gây tăng đường huyết.

Chia sẻ

Là căn bệnh khởi phát ở người có thể trạng di truyền dễ bị bệnh và có lối sống không lành mạnh như ăn quá nhiều, thiếu tập vận động, căng thẳng kéo dài. Các bệnh lối sống là bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, ung thư, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…và nó gần như giống với các bệnh trước đây gọi là “bệnh ở người trưởng thành”. Các bệnh này thường xảy ra do lão hóa (sự gia tăng của tuổi tác), tuy nhiên có thể phòng ngừa bệnh khởi phát bằng cách điều chỉnh lối sống và việc cải thiện thói quen lối sống khi đang điều trị bệnh cũng mang lại nhiều hiệu quả tốt hơn.

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh do các yếu tố di truyền như sự tiết insulin bị giảm hoặc thể trạng có tính kháng insulin. Mặc dù được di truyền thể trạng như vậy nhưng xác suất khởi phát bệnh có thể được giữ ở mức thấp nếu ảnh hưởng đến cơ thể do lối sống là nhỏ. Ngược lại, khi không có nền tảng di truyền thể trạng như vậy, nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 không khởi phát dù lối sống bị xáo trộn thì thật tốt.

Chia sẻ

Để kiểm tra tất cả những người có quan hệ ruột thịt như cha mẹ, ông bà, họ hàng anh chị em ruột, anh em họ có bị bệnh tiểu đường là điều khá khó khăn. Mọi người không chủ động nói về bệnh tật của bản thân và gia đình khi không cần thiêt. Vì vậy dù chưa bao giờ nghe câu chuyện rằng có người trong gia đình bị tiểu đường, cúng không thể đảm bảo không có nền tảng di truyền bệnh. Ngoài ra, ngay cả trong gia đình thực sự không có người bị bệnh tiểu đường, vẫn chưa chắc chắn rằng yếu tố di truyền thể trạng bệnh tiểu đường sẽ di truyền như thế nào. Nếu thế hệ tổ tiên đời trước có người bị tiểu đường thì bệnh cũng có thể xuất hiện ở đời sau và trường hợp ảnh hưởng của lối sống đến cơ thể mạnh thì tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng cao.

Chia sẻ

“Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, khả năng tiết insulin giảm hoặc kháng insulin, vì vậy không thể nói rằng mức đường trong máu không thể được giữ trong phạm vi bình thường. Tiết insulin không bao giờ dừng lại. Như đã đề cập trong Q.22, nguyên nhân của sự khởi đầu không chỉ là hiến pháp di truyền mà còn là mối quan hệ giữa tuổi già và lối sống lâu dài có liên quan rất lớn. Bởi vì điều này, bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển thường xuyên hơn ở người cao tuổi từ trung niên trở lên và từ 40 tuổi trở lên.

Cách điều trị cơ bản là liệu pháp ăn uống hoặc liệu pháp tập thể dục, làm giảm lượng insulin cần thiết và tăng độ nhạy insulin (hủy bỏ kháng insulin). Nếu điều trị bằng chế độ ăn uống và liệu pháp tập thể dục một mình không làm giảm lượng đường trong máu đủ, điều trị bằng thuốc sẽ được bổ sung. Ngoài ra, gần 80% người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là những người hiện đang bị béo phì hoặc đã có một thời kỳ bị béo phì trong quá khứ. Như một điều kiện tiên quyết cho điều trị, nó là điều cần thiết để tuýp bỏ bệnh béo phì và duy trì trọng lượng thích hợp.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, bài tiết insulin được giữ ở một mức độ nhất định, vì vậy không có nhiều đường trong máu cao không phải là quá nhiều. Mặt khác, rất khó cho các triệu chứng chủ quan xuất hiện quá nhiều, rất khó để nhận ra rằng bạn bị bệnh. Vì lý do này, không có nhiều người không nhận thấy rằng họ bị tiểu đường và không điều trị đúng cách ngay cả khi họ biết. Tuy nhiên, để phòng ngừa các biến chứng, điều quan trọng là tiếp tục điều trị bất kể triệu chứng chủ quan.”

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Đường trong nước tiểu được bài tiết khi lượng đường trong máu vượt quá 160~180 mg/dL (chỉ số này sẽ khác nhau tùy từng người). Như đã giải thích trong Q.9, tình trạng với lượng đường trong máu khi đói ≥126 mg/dL là mức đường huyết xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường. Điều này có nghĩa là đường có thể không được bài tiết trong nước tiểu ngay cả khi ở mức đường huyết xác định bệnh tiểu đường. Vì vậy, suy nghĩ “nếu đường không xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là đã chữa khỏi bệnh tiểu đường” là không đúng.

Chia sẻ

Đó là “bệnh tiểu đường tuýp 1”, “bệnh tiểu đường do một bệnh và cơ chế cụ thể khác” và “bệnh tiểu đường thai kỳ”.

Chia sẻ

Là một loại bệnh tiểu đường trong đó các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy ( tế bào β) bị phá hủy và hầu như không tiết ra insulin. Nguyên nhân khởi phát bệnh không phải chỉ do bệnh tự miễn dịch mà còn có trường hợp không rõ nguyên nhân. Đây là bệnh không liên quan đến lối sống. Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh khởi phát liên quan tương đối mạnh đến các yếu tố di truyền, tuy nhiên trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng không quá mạnh và điển hình. Nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển thường khởi phát ở người trưởng thành thì bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát phần lớn từ trẻ sơ sinh đến trẻ vị thành niên. Do ngay khi bệnh khởi phát, sự tiết insulin sẽ biến mất nên cần bổ sung insulin bằng cách tiêm từ bên ngoài cơ thể để duy trì tính mạng. Vì vậy liệu pháp insulin là cần thiết đối với bệnh tiểu đường tuýp 1.

Chia sẻ

Mặc dù hệ thống miễn dịch hoạt động để loại bỏ vi khuẩn và virus xâm nhập từ bên ngoài cơ thể hoặc phát sinh trong cơ thể, tuy nhiên hiện tượng hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại chính tế bào của chủ thể gọi là bệnh tự miễn dịch. Bệnh này là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,…Trong bệnh tiểu đường tuýp 1 do tính tự miễn dịch, các tế bào β tuyến tụy (tế bào sản xuất insulin) bị phá hủy bởi chính hệ thống miễn dịch và gây ra bệnh.

Chia sẻ

Với những tiến bộ trong nghiên cứu di truyền, người ta đã chỉ ra rằng các vấn đề di truyền có liên quan đến sự khởi phát của nhiều bệnh. Một số bất thường về yếu tố di truyền liên quan trực tiếp đến sự khởi phát bệnh tiểu đường cũng đã được tìm thấy.
Ngoài ra, những bất thường trong quá trình trao đổi chất đường có thể xảy ra do ảnh hưởng của một căn bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Đó là các bệnh như viêm tụy, hội chứng Cushing, bệnh to đầu chi, glucagonoma, bệnh cường giáp trạng, hội chứng Down, sử dụng lâu dài các loại thuốc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như steroid và thuốc lợi tiểu, tuyến tụy bị loại bỏ bởi ung thư tuyến tụy. Loại bệnh tiểu đường này còn được gọi là “bệnh tiểu đường thứ phát”.

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng bất thường chuyển hóa đường xảy ra khi mang thai đối với những phụ nữ chưa từng bị tiểu đường. Trong bệnh tiểu đường này, lượng đường trong máu thai phụ sẽ không tăng quá cao, tuy nhiên dù chỉ tăng đường huyết nhẹ cũng gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, vì vậy việc kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt là cần thiết. Cụ thể, ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ các hiện tượng dị tật thai nhi, thai nhi phát triển quá mức, trẻ sinh non, thai nhi chết trong tử cung,…có nhiều khả năng xảy ra hơn.

Sau khi sinh, chỉ số đường huyết thường trở lại bình thường, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh tiểu đường khởi phát lại vài năm sau đó, nên cần phải khám sức khỏe thường xuyên.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

“Phân loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là phân loại theo nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Để nắm bắt chính xác bệnh tiểu đường, cần phải biết nguyên nhân của bệnh tiểu đường cũng như tình trạng bệnh tiểu đường (mức độ tăng đường huyết) một cách đầy đủ.
Tình trạng sự tiết insulin gần như biến mất, đường huyết tăng cao và cần điều trị bằng liệu pháp insulin để bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể được gọi là “”trạng thái phụ thuộc insulin””. Ngược lại, tình trạng vẫn còn sự tiết insulin và có thể duy trì cuộc sống mà không cần điều trị bằng insulin được gọi là “”trạng thái không phụ thuộc insulin””. Trước đây người ta thường gọi tình trạng thứ nhất là IDDM (tiểu đường phụ thuộc insulin) và đôi khi được sử dụng cùng nghĩa với bệnh tiểu đường tuýp 1. Tình trạng thứ hai được gọi là NIDDM (tiểu đường không phụ thuộc insulin), được dùng chủ yếu như một thuật ngữ đề cập đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Thật vậy, phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 1 là phụ thuộc insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2 là không phụ thuộc insulin, tuy nhiên không thể sử dụng cùng một ý nghĩa. Cũng có trường hợp liệu pháp insulin tạm thời không cần thiết ngay cả đối với tuýp 1 và có những trường hợp ngược lại xảy ra với tuýp 2.”

Chia sẻ

Sự khác biệt giữa IDDM và NIDDM là liệu liệu pháp insulin có cần thiết để duy trì cuộc sống hay không, thay vì đơn giản là liệu bệnh nhân có đang điều trị bằng insulin hay không. Hầu hết bệnh nhân thuộc tuýp 1 được coi là IDDM. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuýp 2 đang điều trị bằng liệu pháp insulin để quản lý đường trong máu, trường hợp này tương ứng với NIDDM.

Chia sẻ

Trạng thái không phụ thuộc Insulin (NIDDM) được chia thành hai loại. Một là tình trạng có thể quản lý lượng đường trong máu nhờ việc điều trị bằng liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động, điều trị bằng thuốc uống (uống thuốc) mà không cần điều trị bằng insulin. Thứ hai là tình trạng không thể quản lý tốt lượng đường trong máu nếu không điều trị bằng liệu pháp insulin dù liệu pháp insulin không thực sự cần thiết để duy trì cuộc sống. Loại thứ hai này dù gọi là trạng thái không phụ thuộc insulin (một tình trạng gọi là NIDDM) nhưng vẫn cần điều trị bằng insulin.

Chia sẻ

Không phải như vậy. Phân loại tuýp 1 và tuýp 2 là phân loại dựa trên nguyên nhân gây khởi phát bệnh tiểu đường. Vì nguyên nhân của 2 loại là khác nhau nên bệnh tiểu đường tuýp 2 không tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, cũng có loại “bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển chậm” có thời gian tiến triển như bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi bệnh khởi phát và dần dần tiến triển thành trạng thái phụ thuộc insulin.

Chia sẻ

Đã có một số thống kê về số lượng bệnh nhân tiểu đường được công bố. Và số liệu được sử dụng nhiều nhất trong những năm gần đây là kết quả của “Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản thực hiện năm 2007. Trong cuộc khảo sát này, người ta ước tính rằng “những người bị nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường” là 8,9 triệu người, “những người chắc chắn bị bệnh tiểu đường” là 13,2 triệu người, tổng cộng là 22 triệu người.

Chia sẻ

Không. Số bệnh nhân tiểu đường được ước tính là 8,9 triệu người, trong đó theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi “Khảo sát bệnh nhân” năm 2008, có khoảng 2,71 triệu kết quả. Nghĩa là có khoảng 1/4 người đang được chữa trị bệnh. Lý do là, ngay cả khi người bệnh tiểu đường có lượng đường máu cao nhưng hầu như ít xuất hiện triệu chứng, và đều không phải những dấu hiệu bất thường để cảnh báo người bệnh rằng mình bị bệnh, người bệnh sẽ chủ quan mà bỏ qua những thay đổi sức khỏe đó. Với lượng đường máu luôn ở tình trạng cao thì sẽ xuất hiện nhiều biến chứng, trừ khi được điều trị thì mới ngăn chặn được nguy cơ biến chứng. Hiện tại, để giảm sự khác biệt giữa hai thống kê này, những nỗ lực để loại bỏ bệnh đái tháo đường được triển khai trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả các cơ quan hành chính.

Chia sẻ

Nếu không điều trị tiểu đường thì sẽ xuất hiện nhiều biến chứng. Khi các biến chứng đã tiến triển do không điều trị tiểu đường và đưa ra một vài dấu hiệu, bệnh nhân đến khám bệnh nhưng đã quá muộn, thường có nhiều trường hợp đáng tiếc dẫn đến người bệnh khuyết tật nặng, gặp trở ngại trong sinh hoạt. Khi được chẩn đoán tiểu đường, có vẻ như bệnh nhân đều cảm thấy đó là một cuộc điều trị không dễ dàng, cảm thấy chán nản và không muốn thừa nhận rằng mình mắc bệnh. Nhưng tại sao bạn không nghĩ tích cực hơn rằng: “Tôi cảm thấy may mắn khi bệnh tiểu đường được phát hiện sớm trước khi các biến chứng xảy ra.”

Chia sẻ

Bạn cần biết rằng, tiểu đường là bệnh không phù hợp với khái niệm “chữa khỏi”. Lý do là, bạn có thể giảm lượng đường trong máu của mình xuống mức bình thường nếu được điều trị đúng cách, tuy nhiên nếu ngừng điều trị, lượng đường máu dễ dàng bị cao trở lại.
Người ta không gọi bệnh tiểu đường là “bệnh có thể phục hồi” hoặc “bệnh không thể phục hồi”. Nếu bạn tiếp tục điều trị tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu với phạm vi mục tiêu, ổn định thì bệnh nhân tiểu đường có thể ở tình trạng tương tự như một người khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.

Chia sẻ

Những biến chứng hầu như không xảy ra nếu kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu. Một cuộc khảo sát được tiến hành ở cả Nhật Bản và nước ngoài đã chứng thực thông tin trên. DDCT (kiểm tra bệnh tiểu đường và thử nghiệm biến chứng) cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và nghiên cứu ở Kumamoto cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Cả hai đều cho kết quả theo chiều hướng tích cực để khuyến khích những bệnh nhân tiếp tục điều trị với bằng chứng rõ ràng là: “Người bệnh sẽ gặp ít biến chứng hơn khi họ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu”.

Chia sẻ

Hãy dần dần tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường, làm thế nào để tăng đường huyết, hạ đường huyết, tham khảo những lời khuyên về liệu pháp ăn uống, liệu pháp tập luyện. Kết quả điều trị bệnh tiểu đường chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết của bệnh nhân đó về bệnh mình đang mắc phải.
Không cần phải sốt ruột, lo lắng khi điều trị, cần thiết để thực hành chắc chắn từng chút một, hiểu rõ những gì bạn đang thực hiện cho sức khỏe của mình.

Chia sẻ

Khi bạn ở tình trạng béo phì hoặc thừa cân, bạn sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu của mình, lượng đường huyết sẽ không giảm nhiều như mục tiêu. Ngoài ra, béo phì và thừa cân cũng có thể gây ra các bệnh về lối sống khác ngoài bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tăng huyết áp và tăng lipid máu, và tăng nguy cơ gặp các biến chứng. Khi bệnh nhân tiểu đường bị béo phì/ thừa cân giảm trọng lượng, lượng đường trong máu của họ thường giảm.

Chia sẻ

Chắc chắn một người đàn ông tốt sẽ có vẻ nhìn phải khỏe mạnh từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, béo phì không phải một tình trạng khỏe mạnh. Con người cần ăn thức ăn để sống và bổ sung năng lượng (calo). Tuy nhiên, tình trạng “béo phì” là tích tụ nhiều năng lượng hơn mức cần thiết trong cơ thể.

Chia sẻ

Béo phì là tình trạng dư thừa mỡ trong cơ thể, không quan trọng là bạn có đang nặng cân hay không. Tuy nhiên, không thể đo lường chính xác được lượng mỡ trong cơ thể, không thực tế về mặt thời gian hay chi phí, do đó người ta thường chẩn đoán béo phì bằng chỉ số BMI (hay chỉ số khối cơ thể) dựa vào trọng lượng và chiều cao của người đó.
.

Chia sẻ

BMI tính bằng trọng lượng cơ thể (kg) chia cho chiều cao (m) bình phương.
Ví dụ trong trường hợp một người nặng 75kg, cao 170cm thì BMI = 75 : (1,7 x 1,7) = 25,95 làm tròn đến dấu thập phân hai con số gần nhất => BMI của người đó sẽ là 26.

Chia sẻ

BMI từ 25 trở lên được đánh giá là béo phì. Người có BMI ≥ 25, tăng nguy cơ gặp các bệnh về lối sống như tăng huyết áp, tăng lipid máu, không chỉ là bệnh tiểu đường.
Người bình thường có BMI từ 18,5 đến dưới 25.

Chia sẻ

Theo thống kê, BMI ≥ 25 xuất hiện tình trạng tăng huyết áp, và tăng lipid máu, triglyceride cao, HDL cholesterol thấp. BMI ≥ 27 ở người bị tiểu đường. BMI ≥ 28, tăng gấp đôi nguy cơ cholesterol trong máu.

Chia sẻ

Không thể nói rằng bạn giảm cân thì bạn sẽ không bị tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh liên quan chặt chẽ tới lối sống, do đó những người béo phì, có lối sống không khoa học thường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Trong thực tế, có tới 70 đến 80 % bệnh nhân tiểu đường hiện đang bị béo phì hoặc từng bị béo phì trước đây (những người hiện tại đã giảm cân).
Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển không tương quan với trọng lượng cơ thể của bạn.

Chia sẻ

Trọng lượng tiêu chuẩn tương ứng với BMI = 22. Bằng cách bình phương chiều cao (m) nhân với 22, bạn có thể biết được trọng lượng lý tưởng của bạn. Ví dụ, nếu bạn cao 170 cm, tính trọng lượng lý tưởng là 1,7 x 1,7 x 22 = 63,58. Như vậy cân nặng 64 kg là lý tưởng.

Chia sẻ

Lý tưởng để giảm cân cho đến khi bạn đạt trọng lượng tiêu chuẩn, nhưng sẽ khá khó khăn để giải quyết tình trạng béo phì đã xảy ra trong nhiều năm khi sống không khoa học trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải việc giảm cân này là không có ý nghĩa, đối với người béo phì giảm một lượng nhỏ cũng mang lại sự tích cực trong sức khỏe. Trừ trường hợp cần giảm cân nhanh chóng để điều trị, mục tiêu giảm 3 -5 phần trăm trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian từ hai đến ba tháng ( nghĩa là một người nặng 80kg thì cần giảm 2 -4 kg), cần có một mục tiêu nhất định để giảm cân dễ dàng hơn. Khi giảm cân cần chú ý tới lượng đường máu và huyết áp.

Chia sẻ

Khi những người tiểu đường bị thừa cân và béo phì giảm cân, mức đường trong máu sẽ giảm, vì vậy họ đều nghĩ rằng mình đã chữa khỏi bệnh tiểu đường. Ngay sau khi trở lại lối sống trước khi giảm cân, lượng đường trong máu sẽ tăng trở lại. Nếu bạn giảm cân và lượng đường trong máu đã giảm, hãy tiếp tục kiểm soát cân nặng để duy trì trạng thái ổn định này.

Chia sẻ

Nó mang đến hiệu quả như một động lực để duy trì sức khỏe. Tốt nhất nên có thói quen kiểm tra trọng lượng cơ thể thường xuyên. Bạn có thể sử dụng nó để kiểm tra việc giảm cân có hiệu quả hay không (kiểm tra lượng giảm mỡ và không giảm cơ).

Chia sẻ

Cân đo lượng mỡ cơ thể phân tích trở kháng điện sinh học (BIA), đo lường sự trở kháng của cơ thể với một dòng điện, và sử dụng để ước tính chính xác lượng chất béo là trên cơ thể của bạn. Vì lý do này, kết quả đo sẽ thay đổi do độ ẩm trong cơ thể và tư thế tại thời điểm đo. Hãy cố gắng đo lường trong cùng một thời điểm mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta nên theo dõi kết quả trong thời gian dài tuần hoặc tháng, không nên suy nghĩ về sự thay đổi trong cơ thể trong một lần đo.

Chia sẻ

Chất béo tích tụ trong mô dưới da được gọi là “mỡ dưới da” và chất béo bao bọc quanh các cơ quan nội tạng trong dạ dày được gọi là “mỡ nội tạng”. Chất béo nội tạng có hại cho cơ thể và liên quan chặt chẽ tới sự khởi phát của các bệnh về lối sống. Hơn nữa, sự tích tụ của mỡ nội tạng khó phát hiện ra, diễn biến âm thầm và nguy hiểm cho sức khỏe.

Chia sẻ

Cách đo chính xác là thông qua việc chụp CT, nhưng cũng có thể đo vòng eo để đánh giá sơ bộ. Đối với Người Nhật, những người có nguy cơ tích tụ chất béo nội tạng là BMI 25 trở lên, eo 85 cm ở nam giới và 90 cm đối với nữ giới.

Chia sẻ

Đúng vậy, khi chức năng của tế bào beta của tuyến tụy suy giảm, giảm tiết insulin, khả năng hấp thụ glucose trong máu vào tế bào kém hơn. Năng lượng cần thiết cho cơ thể sẽ được bài tiết dưới dạng đường trong nước tiểu, cơ thể sẽ sử dụng chất béo như một nguồn năng lượng thay vì glucose, vì thế trọng lượng cơ thể bị giảm đột ngột.

Chia sẻ

Khi bệnh tiểu đường khởi phát và người bệnh đột ngột giảm cân, bệnh nhân không nên kiểm soát bằng giảm cân, thay vào đó bạn phải bắt đầu chữa trị càng sớm càng tốt.

Chia sẻ

Việc kiểm tra bệnh tiểu đường được chia thành(1) kiểm tra để phát hiện bệnh tiểu đường, (2) kiểm tra để chẩn đoán, (3) kiểm tra xác nhận hiệu quả điều trị, (4) kiểm tra các biến chứng và bệnh đồng khởi phát, (5) kiểm tra chi tiết các nguyên nhân gây tăng đường huyết và các loại bệnh tiểu đường, (6) những kiểm tra bệnh nhân có thể tự thực hiện. Những người bị nghi ngờ có bệnh tiểu đường trong kiểm tra (1) nên tiếp nhận việc kiểm tra (2), nếu được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, sẽ bắt đầu tiến hành điều trị, kiểm tra (3) và (4) sẽ giúp xác nhận hiệu quả điều trị và việc bệnh nhân có biến chứng không để tiếp tục điều trị, trong khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ thực hiện các kiểm tra (5) và (6) để có thể điều chỉnh việc điều trị phù hợp.

Chia sẻ

Bởi vì bệnh tiểu đường có ít triệu chứng cơ năng nên đây là một căn bệnh thường được phát hiện khi bệnh nhân khám bệnh tại nơi sinh sống và tại nơi làm việc. Nếu lượng đường trong máu cao khi xét nghiệm máu và khi kiểm tra nước tiểu có kết quả dương tính về lượng đường trong nước tiểu (trong nước tiểu có đường) thì có thể nghi ngờ đó là bệnh tiểu đường, do đó cần có kiểm tra thứ cấp (kiểm tra chi tiết).

Chia sẻ

Trong xét nghiệm máu, thông thường sẽ lấy máu trong tình trạng đói, chỉ số đường huyết dưới 110 mg/dL là mức tiêu chuẩn bình thường không phải bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu chỉ số đường huyết là ≥110 mg/dL, khả năng có thể nghi ngờ bị bệnh tiểu đường, nếu chỉ số này ≥126 mg/dL khả năng bị bệnh tiểu đường khá cao.

 

Chia sẻ

Trường hợp nghi ngờ bệnh tiểu đường, thực hiện “thử nghiệm dung nạp glucose đường uống” để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp chắc chắn là bệnh tiểu đường như khi chỉ số đường huyết rất cao, hoặc phát hiện biến chứng vốn có của bệnh tiểu đường, điều trị có thể được tiến hành ngày mà không cần kiểm tra thêm.

Chia sẻ

“Xác nhận hiệu quả điều trị” của bệnh tiểu đường là để kiểm tra “trong thời gian điều trị, lượng đường trong máu có được kiểm soát gần với giá trị bình thường không”. Các kiểm tra sau đây được sử dụng để xác nhận hiệu quả điều trị. Ngoài kiểm tra đường trong nước tiểu, tất cả đều là xét nghiệm máu.

Mục kiểm tra                       Điều cần biết từ kết quả kiểm tra

Đường huyết                      Chỉ số đường huyết tại thời điểm kiểm tra

Đường trong nước tiểu      Tiêu chuẩn chung về tăng đường huyết sau khi đi vệ sinh lần cuối

HbA1c                                Tình trạng kiểm soát đường huyết trong 1~2 tháng qua

1,5-AG                                Tình trạng kiểm soát đường huyết trong vài ngày qua

Glycoalbumin                     Tình trạng kiểm soát đường huyết trong 2 tuần~1 tháng qua

Fructosamine                     Tình trạng kiểm soát đường huyết trong 2 tuần~1 tháng qua

Chia sẻ

Sự khác biệt lớn nhất là bệnh nhân có thể biết được tình trạng kiểm soát đường huyết trong bao lâu. Kiểm tra HbA1c có thể giúp bệnh nhân nắm bắt tình trạng kiểm soát đường huyết trong thời gian dài nhất, tiếp theo lần lượt giảm dần là kiểm tra glycoalbumin (fructosamine), 1,5-AG, đường trong nước tiểu, chỉ số đường huyết là giá trị tức thời tại thời điểm kiểm tra.
Trong số các kiểm tra này, kiểm tra đường trong nước tiểu có thể dễ thực hiện mà không cần lấy máu, nhưng bệnh nhân chỉ có thể phán đoán được lượng đường trong máu cao hay không cao. Bên cạnh đó, 1,5-AG phản ứng tương đối nhạy khi chỉ số đường huyết cao nhẹ, rất phù hợp để nhận biết trường hợp những người có chỉ số đường huyết cao sau khi ăn mà không dễ thấy.
Mặt khác, nếu xem xét lần tần số đến viện của bệnh nhân, kiểm tra HbA1c giúp bệnh nhân biết được tình trạng kiểm soát đường huyết trong một thời gian dài khoảng 1~2 tháng qua, trong kiểm tra 1,5-AG chỉ cho biết tình trạng kiểm soát của một vài ngày, nếu bệnh nhân chỉ đến viện 1 lần trong 1 tháng, thời gian quá dài và kết quả kiểm tra có thể không chính xác. Tuy nhiên, để bệnh nhân có thể nhận biết được những thay đổi và ảnh hưởng tại những thời điểm như ngay sau khi bắt đầu điều trị tiểu đường, ngay sau khi thay đổi loại và số lượng thuốc, ngay sau khi thay đổi mô hình và môi trường sống, các loại kiểm tra như 1,5-AG và glycoalbumin có hiệu quả tốt.
Bệnh nhân nên tự xem xét các vấn đề của bản thân và thực hiện loại kiểm tra phù hợp nhất. Nhìn chung, kiểm tra HbA1c thường được thực hiện hơn.

Chia sẻ

HbA1c còn được đọc là Hemoglobin A1C (hoặc HBA). Đôi khi còn được gọi là GHb (glycohemoglobin). HbA1c là chỉ số kiểm tra lượng hemoglobin, Hb (hemoglobin) chứa trong hồng cầu được liên kết với glucose. Hb (hemoglobin) là thành phần chính của tế bào hồng cầu trong máu, đóng vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể qua dòng máu. Hemoglobin có đặc tính là dễ dàng ràng buộc với glucose (đường trong máu), hiện tương này gọi là “glycosyl hóa”. Nếu tình trạng của lượng đường trong máu cao, tỷ lệ hemoglobin glycated trên toàn bộ Hemoglobin (Hb) cao, tức là giá trị của chỉ số HbA1c cao. Xét nghiệm HbA1c được sử dụng để đánh giá tình hình điều trị của bệnh tiểu đường thông qua hiện tượng này.

Chia sẻ

Cho thấy chu kỳ bán rã (thời gian cần thiết để giảm một nửa) số lượng hồng cầu được tạo ra trong cơ thể trong khoảng một tháng. Từ đó, HbA1c sẽ hiện thị tình trạng kiểm soát đường huyết trong khoảng từ 1 – 2 tháng kể từ thời điểm kiểm tra. Vì kết quả được biểu thị bằng tỷ lệ hemoglobin glycated trên toàn bộ Hb (hemoglobin) nên đơn vị là %.

Chia sẻ

Giá trị tham chiếu của HbA1c là 4,6 đến 6,2% (giá trị NGSP).
Ký hiệu giá trị JDS được sử dụng trước đó là 4,3 đến 5,8%.

Chia sẻ

Tuy nhiên, giá trị mục tiêu điều trị có thể được quyết định tùy từng tình trạng bệnh nhân: tuổi tác, hạ đường huyết, biến chứng mà người bệnh gặp phải,…

Chia sẻ

Hemoglobin bị glycosyl hóa không xảy ra ngay lập tức khi các tế bào hồng cầu được hình thành, phải mất một thời gian sau đó. Bên cạnh đó glycated hemoglobin cũng không ngay lập tức bị loại bỏ khi kiểm soát đường huyết tốt hơn, nó sẽ tiếp tục tồn tại trong máu tới khi các tế bào hồng cầu kiệt sức (tuổi thọ tế bào hồng cầu thường từ khoảng 60 đến 120 ngày). Do đó, khi thay đổi kiểm soát trong một thời gian ngắn trước khi kiểm tra, sự thay đổi sẽ không được phản ánh nhiều trong giá trị HbA1c. Những thay đổi trong giá trị HbA1c sẽ được xác nhận chính xác trong đợt kiểm tra tiếp theo.

Bên cạnh đó, nếu tuổi thọ của tế bào hồng cầu ngắn hơn bình thường, tỷ lệ các tế bào hồng cầu bị đường hóa sẽ thấp hơn do tế bào hồng cầu mới tăng, do đó,giá trị của HbA1c thấp hơn so với tình trạng lượng đường trong máu thực sự. Những trường hợp cụ thể có thể xảy ra bao gồm thiếu máu, chảy máu, kỳ thuật thẩm tách trong chạy thận nhân tạo, xơ gan, mang thai,…Ngược lại trong suy thận (uremia),…giá trị HbA1c có thể cao hơn so với tình trạng đường huyết thực tế

Chia sẻ

1,5-AG là một thành phần rất giống với glucose có chứa trong thực phẩm. 1,5-AG gần như không có chức năng như một chất dinh dưỡng, nhưng giống với glucose, chất này luôn tồn tại trong máu với một lượng nhất định.
Khi lượng đường trong máu cao, lượng đường huyết dư thừa (glucose trong máu) ở thận được bài tiết trong nước tiểu, vì vậy có đường xuất hiện trong nước tiểu. Đồng thời lúc đó 1,5-AG- một chất rất giống với glucose cũng được bài tiết qua nước tiểu. Do đó, 1,5-AG trong máu giảm dần mỗi khi đường xuất hiện trong nước tiểu. Kiểm tra 1,5-AG là nhằm đánh giá tình hình điều trị bệnh tiểu đường bằng cách tận dụng tính chất của 1,5-AG và kiểm tra nồng độ 1,5-AG trong máu.

Chia sẻ

Giá trị của 1,5-AG giảm cùng với sự bài tiết của đường trong nước tiểu. Tuy nhiên, khi chỉ số đường huyết tăng cao sau khi ăn và đường xuất hiện trong nước tiểu, giá trị kiểm tra 1,5-AG không giảm xuống ngay mà được phản ánh trong kết quả kiểm tra phần được bài tiết trong vài ngày qua trên tổng số. Nói cách khác, kiểm tra 1,5-AG, bạn sẽ cho thấy tình trạng kiểm soát đường huyết của vài ngày trở lại từ thời điểm kiểm tra. Kết quả kiểm tra biểu thị nồng độ 1,5-AG trong máu và đơn vị là “μg/mL”.

Chia sẻ

Giá trị tiêu chuẩn là ≥14,0 μg/mL, khi việc kiểm soát lượng đường trong máu không tốt và lượng đường được bài tiết nhiều trong nước tiểu thì giá trị 1,5-AG càng thấp. Tuy nhiên, đối với những người bị glucose niệu do bệnh thận, giá trị kiểm tra này sẽ thấp ngay cả khi không phải là bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, giá trị 1,5-AG có thể giảm trong trường hợp suy thận hoặc mang thai, hoặc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường acarbose (một loại chất ức chế α-glucosidase giúp cải thiện tăng đường huyết sau bữa ăn, tên sản phẩm: glucobay).

Chia sẻ

“Glyco” của glycoalbumin giống như “glyco” của glycohemoglobin (cùng nghĩa là GHb.HbA1C) và nó biểu thị sự “glycosyl hóa”. Albumin là một loại protein (albumin là protein có nhiều trong máu). Vì vậy, glycoalbumin có nghĩa là albumin trong máu được glycosyl hóa. Nếu tình trạng lượng đường trong máu cao tiếp tục tiếp diễn, glycosyl hóa của albumin cũng sẽ tiến triển giống như hemoglobin. Kiểm tra glycoalbumin là để đánh giá tình hình điều trị bệnh tiểu đường bằng cách kiểm tra có bao nhiêu albumin được glycosyl hóa.

Chia sẻ

Chu kỳ bán rã của albumin là 2 tuần hoặc lâu hơn, do đó bệnh nhân có thể biết được tình trạng kiểm soát đường huyết trong khoảng 2 tuần~1 tháng kể từ thời điểm kiểm tra. Kết quả kiểm tra biểu thị bằng tỷ lệ albumin được glycosyl hóa trên toàn bộ albumin trong máu, nên đơn vị là “%”.

Chia sẻ

Giá trị tiêu chuẩn là khoảng 11~16%. Nếu việc kiểm soát lượng đường trong máu không tốt, giá trị này sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu albumin có chu kỳ bán rã ngắn (do hội chứng thận hư hoặc bệnh cường giáp), albumin sẽ được tái sinh trước khi nó được glycosyl hóa, vì vậy giá trị kiểm tra glycoalbumin sẽ thấp hơn. Ngược lại, các tình trạng như viêm gan, xơ gan, suy giáp,…có thể làm giảm albumin mới, do đó giá trị kiểm tra sẽ cao hơn.

Chia sẻ

Fructosamine là một chất được sản xuất bằng cách glycosyl hóa các protein trong máu bằng đường huyết (glucose). Tất nhiên, albumin đã được glycosyl hóa (glycoalbumin) cũng bao gồm trong đó. Khi tình trạng của lượng đường trong máu cao liên tục kéo dài, quá trình glycosyl hóa protein tiến triển, do đó có thể xác định tình trạng điều trị bệnh tiểu đường bằng cách kiểm tra lượng protein đã glycosyl hóa.

Chia sẻ

Giống với glycoalbumin, bệnh nhân có thể biết được tình trạng kiểm soát đường huyết từ khoảng 2 tuần~1 tháng kể từ thời điểm kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy nồng độ lượng fructosamine trong máu và đơn vị là “μmol/L”.

Chia sẻ

Giá trị tiêu chuẩn là khoảng 210~290 μmol/L. Nếu việc kiểm soát lượng đường trong máu không tốt, giá trị sẽ cao hơn. Tuy nhiên, giống như glycoalbumin, nếu tuổi thọ của protein biến đổi, kết quả kiểm tra cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi lượng protein trong máu thấp (giảm protein huyết), lượng fructosamine sẽ ít đi, do đó kết quả kiểm tra thấp hơn so với tình trạng kiểm soát đường huyết thực tế. Tình trạng giảm protein huyết ngoài xảy ra ở những người bị các bệnh như thận và gan, còn phổ biến ở trẻ em và phụ nữ mang thai.

Bạn đang xem giải đáp câu hỏi: Giá trị kiểm tra fructosamine bình thường là bao nhiêu? Tại Ngân hàng câu hỏi cho người bệnh tiểu đường

Chia sẻ

Có nhiều biến chứng trong bệnh tiểu đường. Do đó, để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị hợp lý, cần rất nhiều bài kiểm tra. Kiểm tra để phát hiện và quản lý các biến chứng sẽ được đưa ra tùy vào từng biến chứng khác nhau.

Chia sẻ

Thể ketone có liên quan đến các biến chứng cấp tính trong các biến chứng bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người bị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (chủ yếu là tiểu đường tuýp 1). Mặt khác, những giá trị kiểm tra AST và ALT sẽ tăng cao khi gan bị tổn thương mà không liên quan trực tiếp đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vì nhiều người mắc bệnh tiểu đường có bệnh gan như gan nhiễm mỡ nên cũng cần ghi nhớ về những kiểm tra này.

Chia sẻ

Thể Ketone là những chất được tạo ra bằng cách biến đổi chất béo trong cơ thể và được sử dụng làm nguồn năng lượng. Thể ketone cũng tồn tại trong máu của những người khỏe mạnh, nhưng số lượng không quá nhiều. Tuy nhiên, khi hiệu quả của insulin không tốt ở những người bị bệnh tiểu đường, đường hấp thụ vào cơ thể sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng, tăng tỷ lệ chất béo được sử dụng thay thế nguồn năng lượng, do đó thể ketone cũng sẽ tăng lên. Tình trạng số lượng thể ketone trong máu tăng lên được gọi là “ketosis”. Vì thể ketone có tính axit nên khi số lượng thể ketone tăng lên, máu trở nên có tính axit (máu vốn có tính kiềm yếu). Trạng thái trong đó máu có tính axit được gọi là “nhiễm toan”, nhưng nếu nguyên nhân là ketosis, nó được gọi là “nhiễm toan ketone”. Trong tình trạng nhiễm toan ketone sẽ xuất hiện các hiện tượng như đau bụng, buồn nôn, thở sâu và nhanh,…sẽ xuất hiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bị suy giảm ý thức, rơi vào tình trạng hôn mê và có thể nguy hiểm đến tinh mạng, đây được cho là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường cần phải điều trị kịp thời.

Chia sẻ

Kiểm tra thể keton là cần thiết để chẩn đoán ketosis và nhiễm toan ketone. Để biết chính xác tình trạng bệnh cần đo chỉ số thể ketone có trong máu, nhưng cũng có thể đánh giá bằng kiểm tra liệu thể ketone trong nước tiểu là dương tính hay âm tính. Thông thường, chỉ số thể ketone trong nước tiểu là âm tính. Đối với những người bị tiểu đường phụ thuộc insulin (chủ yếu là tiểu đường tuýp 1), sự tăng thể ketone tỷ lệ với chỉ số đường huyết khi đói tăng cao.

Chia sẻ

GOT · GPT (gần đây còn được gọi là AST · ALT) là các enzym có nhiều trong gan. Khi gan bị quá tải và các tế bào gan bị phá vỡ, các enzym này sẽ xuất hiện trong máu. Kiểm tra GOT · GPT là kiểm tra số lượng enzym này bằng xét nghiệm máu. Giới hạn trên của giá trị tiêu chuẩn là 40~50 IU/L, và nếu giá trị này cao thì điều đó có nghĩa là rất nhiều tế bào gan đã bị phá hủy trước khi kiểm tra. Ngoài ra, do tế bào gan sẽ tái tạo nhanh chóng dù chúng bị phá hủy, nên giá trị GOT · GPT và tình trạng nghiêm trọng của bệnh gan không nhất thiết tương đương nhau. Mặt khác, nếu chức năng gan suy giảm do xơ gan,…GOT · GPT sẽ giảm xuống. Vì vậy, để biết chính xác mức độ tiến triển của bệnh gan như thế nào, cần thực hiện một cuộc kiểm tra khác.

Chia sẻ

Có 2 nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu (gây tăng đường huyết) là: (1) lượng insulin tiết ra ít, (2) độ nhạy của tế bào với tác dụng của insulin giảm (tính kháng insulin ). Bằng cách kiểm tra mức độ của từng nguyên nhân (1) và (2), có thể tiến hành điều trị chính xác hơn (như thay đổi thuốc).

Xét nghiệm để kiểm tra nguyên nhân (1) thì ngoài xét nghiệm đo kiểm tra insulin, C-peptide trong máu và C-peptide trong nước tiểu thì còn có thử nghiệm dung nạp glucose, và test dung nạp glucagon. Về nguyên nhân (2), các loại xét nghiệm như test dung nạp insulin, phương pháp kẹp glucose, chỉ số HOMA – 2,…được thực hiện. Trong những năm gần đây, các gen và kháng thể gây tăng đường huyết và bệnh tiểu đường đang trở nên rõ ràng. Đôi khi xét nghiệm các yếu tố này có thể giúp đánh giá loại bệnh tiểu đường.

Chia sẻ

Insulin được tiết ra từ tuyến tụy và là một loại hoóc-môn duy nhất có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Bằng cách đo nồng độ insulin trong máu, chúng ta có thể suy ra tình trạng làm việc của tuyến tụy.

Chia sẻ

Khi insulin được tiết ra, nó được sử dụng trong một thời gian rất ngắn, vì vậy giá trị kiểm tra thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thời điểm đo lường. Đối với những người khỏe mạnh, sau khi ăn uống, nồng độ insulin sẽ sớm tăng lên, nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, nồng độ insulin sẽ mất thời gian khá dài để bắt đầu tăng lên và lượng tăng lên cũng không đủ. Đặc biệt trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1 trước khi bắt đầu điều trị, mức insulin lúc đói là thấp và vẫn thấp sau khi ăn. Nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị insulin ngay lập tức trong tình trạng như vậy, sau đó nồng độ insulin lên xuống tùy thuộc vào số lượng tiêm insulin (Điều này cũng đúng trong trường hợp bệnh tiểu đường khác ngoài bệnh tiểu đường tuýp 1 đang điều trị bằng insulin).

Do đó nồng độ insulin thường thấp trong bệnh tiểu đường, nhưng nồng độ insulin không quá thấp hoặc khá cao trong bệnh tiểu đường khác ngoài bệnh tiểu đường tuýp 1 (chủ yếu là tuýp 2). Trong trường hợp đó, tình trạng tăng đường huyết là do tính kháng insulin.

Ngoài ra, có thể không đo chính xác được nồng độ insulin ở những người bị kháng insulin, kết quả nhận được sẽ là nồng độ insulin cao (kháng thể insulin, ngoài trường hợp được tạo ra bất thường ở những người đang tiến hành điều trị bằng insulin còn có ở những người không điều trị bằng insulin).

Chia sẻ

Tiền chất (tiền thân) có thể tạo nên insulin được gọi là “proinsulin”. C-peptide là một phần của proinsulin này. Khi insulin phân tách ra từ proinsulin và được tiết vào trong máu, cùng một lượng C-peptid cũng sẽ đồng thời xuất hiện trong máu. Vì vậy, bằng cách đo nồng độ C-peptide trong máu, mọi người có thể biết được lượng insulin tiết ra.

Tuy nhiên hiện nay, chức năng của chính C-peptide chưa được hiểu rõ. Nhưng người ta cho rằng C-peptide không đóng một vai trò quá lớn.

Chia sẻ

Việc đo C-peptide trong máu được sử dụng để điều tra chức năng của tuyến tụy của một bệnh nhân có xét nghiệm nồng độ insulin trong máu không hiệu quả như trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Ngoài ra, không giống như insulin, C-peptide không được sử dụng trong gan nên nó ở lại trong máu trong một thời gian dài (chu kỳ bán rã của insulin là khoảng 4 phút, trong khi đó của C-peptide là khoảng 30 phút). Do đó, đây cũng là một khía cạnh thuận lợi để kiểm tra khả năng tiết insulin của tuyến tụy so với việc đo nồng độ insulin trong máu thay đổi về số lượng trong một thời gian ngắn.

Chia sẻ

C-peptide, không giống như insulin, được bài tiết lẫn trong nước tiểu mà không được sử dụng trong cơ thể. Vì vậy, cũng có thể đo lượng C-peptide trong xét nghiệm nước tiểu. Trong xét nghiệm nước tiểu, nước tiểu được tích trữ trong một thời gian nhất định (chủ yếu là 24 giờ) và đo lượng C-peptide chứa trong nước tiểu này.

Do xét nghiệm C- peptide trong máu có thể cho thấy nồng độ của C-peptide tại thời điểm lấy máu nên từ đó có thể kiểm tra sự chênh lệch trước và sau bữa ăn, biết được phản ứng của việc tiết insulin, tuy nhiên lại không biết được tổng lượng C-peptide (được cho là gần giống như tổng lượng insulin được tiết ra). Mặt khác, xét nghiệm C- peptide trong nước tiểu không thể cho thấy sự thay đổi theo thời gian của lượng insulin tiết ra, nhưng có thể ước tính được bao nhiêu lượng insulin được tiết ra trong 1 ngày.

Trường hợp bị bệnh thận, C-peptide trong máu có thể cao hơn, C-peptidetrong nước tiểu có thể thấp hơn.

Chia sẻ

Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống là một trong những xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Thử nghiệm được tiến hành bằng cách cho người được kiểm tra hấp thụ dung dịch chứa 75 g glucose và sau đó đánh giá xem người đó có bị bệnh tiểu đường hay không dựa trên sự thay đổi giá trị glucose trong máu sau đó. Đồng thời, khi đo nồng độ insulin (hoặc C-peptide) trong máu, có thể biết được tuyến tụy có khả năng bài tiết insulin không.

Trong trường hợp này, phép tính sau đây được thực hiện bằng cách chia sự khác biệt giữa nồng độ insulin trong máu trước khi uống glucose và nồng độ insulin trong máu 30 phút sau khi uống glucose với sự khác biệt về biến động chỉ số đường huyết xảy ra trong cùng một thời điểm. Người ta đánh giá rằng kết quả phép tính này càng thấp thì khả năng tiết insulin và khả năng phản ứng của insulin càng suy giảm. Đây được gọi là chỉ số tiết insulin (Insulinogenic Index: I I) và trong bệnh tiểu đường, giá trị này thường thấp dưới 0,4.

I I = Δ I R I (30 ‘- 0’) U / mL / PG (30 ‘- 0’) mg / dL

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Glucagon là một loại hormone được tiết ra từ các tế bào alpha tuyến tụy, có tác dụng phá vỡ glycogen trong gan để tăng mức đường huyết và kích thích bài tiết insulin. Test dung nạp glucagon là để kiểm tra khả năng bài tiết insulin của tuyến tụy dựa trên mức đường huyết và nồng độ insulin trong máu (hoặc C-peptide) sau khi tiêm glucagon. Test dung nạp glucagon tương tự như xét nghiệm dung nạp glucose, nhưng glucagon kích thích trực tiếp các tế bào beta trong tuyến tụy để thúc đẩy bài tiết insulin, vì vậy đây là một thử nghiệm tốt để nhằm mục tiêu tăng khả năng tiết insulin.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đây là một phương pháp để điều tra mức độ tính kháng insulin. Sau khi tiêm insulin từ tĩnh mạch, hãy đo mức đường huyết cứ sau vài phút. Nếu không có tính kháng insulin, nồng độ glucose trong máu sẽ giảm do tác dụng của insulin được tiêm, nhưng nếu có tính kháng insulin thì tốc độ giảm của chỉ số đường huyết sẽ chậm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đây cũng là một phương pháp để kiểm tra mức độ tính kháng insulin. Trong khi tiêm insulin, tiếp tục tiêm glucose cùng một lúc để lượng đường trong máu trở nên không đổi. Nếu lượng glucose cần thiết để duy trì lượng đường trong máu không đổi càng nhiều, độ nhạy insulin tốt (tính kháng insulin thấp), nếu không đủ lượng glucose thì cho thấy độ nhạy insulin thấp (tính kháng insulin cao).

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đây là một chỉ số chỉ ra mức độ kháng insulin thu được theo công thức tính toán dưới đây từ chỉ số đường huyết lúc đói và nồng độ insulin. Việc tính toán chỉ số này thường được sử dụng như một phương pháp để xác định tình trạng tính kháng insulin của bệnh nhân tiểu đường mức độ nhẹ có lượng bài tiết insulin được duy trì tương đối tốt. Chỉ số này càng lớn, khả năng tính kháng insulin càng mạnh. Chỉ số bình thường là 2 hoặc ít hơn.

HOMA-R = chỉ số đường huyết lúc đói × nồng độ insulin lúc đói ÷ 405

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Phần lớn bệnh tiểu đường ở Nhật Bản là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 được gọi là “bệnh lối sống”, nhưng dù có cùng lối sống nhưng có người lại không bị bệnh tiểu đường và có người lại bị bệnh tiểu đường, trường hợp này được lý giải là do liên quan đến các vấn đề gen di truyền. Cụ thể, loại gen nào gây ra bệnh tiểu đường thì hiện vẫn chưa rõ ràng. Một số gen được cho là khiến cho bệnh tiểu đường dễ xảy ra gần đây mới bắt đầu được tìm thấy.

Liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân do các yếu tố di truyền đã được cho là ít hơn bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng mối quan hệ gen di truyền cũng được nhìn thấy trong bệnh tiểu đường tuýp 1. Ngoài ra, tại thời điểm khởi phát bệnh, dù được chẩn đoán là bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng cũng có trường hợp khả năng bài tiết insulin suy giảm và bệnh nhân cần phụ thuộc vào insulin hay còn có thể nói rằng bệnh tiểu đường đã trở thành bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển chậm. Trường hợp này được cho là có liên quan đến sự tồn tại của một số kháng thể, và việc kiểm tra sự có hay không của các kháng thể có thể giúp chẩn đoán đúng loại bệnh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường có thể tự đo trọng lượng cơ thể, mỡ cơ thể, đường nước tiểu, protein nước tiểu, thể ketone trong nước tiểu, huyết áp, đường huyết,…tại nhà.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Việc kiểm tra cân nặng là một cách mà bệnh nhân tiểu đường có thể nhanh chóng kiểm tra xem liệu chế độ ăn uốngtập luyện hàng ngày có được thực hiện đúng cách hay không. Đặc biệt vì bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh có liên quan sâu sắc đến tình trạng béo phì, bệnh nhân hãy cố gắng duy trì cân nặng phù hợp nhất có thể. Hãy quyết định khoảng thời gian kiểm tra cân nặng (ví dụ sau khi thức dậy) để các điều kiện kiểm tra không thay đổi.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nguyên nhân phổ biến nhất của việc tăng cân là ăn quá nhiều và thiếu tập luyện. Khi kiểm soát đường huyết trở nên ổn định, bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy an tâm và có xu hướng bỏ bê chế độ ăn uống và tập luyện. Hãy luôn nhớ tình trạng khi bắt đầu điều trị để không chủ quan, lơ là điều trị.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nguyên nhân của việc giảm cân có thể do việc hạn chế lượng năng lượng hấp thụ không phù hợp với lượng vận động (khối lượng công việc). Nếu chỉ xem xét kiểm soát đường huyết, cân nặng thấp hơn một chút là tốt, tuy nhiên có thể gây ra vấn đề là người bệnh trở nên suy dinh dưỡng. Nên hấp thụ lượng năng lượng không quá nhiều cũng không quá ít, điều quan trọng là phải tuân thủ lượng thích hợp.

Một nguyên nhân khác của việc giảm cân là do những gì bệnh nhân ăn vào có thể không được sử dụng làm chất dinh dưỡng do bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn (giảm bài tiết insulin). Ngoài ra việc giảm cân cũng có thể là do ảnh hưởng của các bệnh khác như ung thư và bệnh lao. Trong mọi trường hợp, điều trị sớm là cần thiết, vì vậy trường hợp cân nặng cơ thể bệnh nhân giảm không rõ nguyên do, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra nguyên nhân.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Chất béo đóng vai trò là nguồn dự trữ năng lượng, tuy nhiên chất béo cũng làm tăng nồng độ lipid trong máu gây tăng lipid máu hoặc giải phóng các chất gây cản trở chức năng của insulin, tăng tính kháng insulin và gây bệnh tiểu đường. Việc duy trì tỷ lệ mỡ cơ thể thích hợp cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vì lượng glucose trong máu (đường huyết) rất cần thiết cho cơ thể nên glucose không được bài tiết với số lượng lớn qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, chẳng hạn như sau bữa ăn, một lượng đường nhỏ (50 mg/dL trở xuống) ở người bình thường và một lượng đường lớn (100 mg/dL trở lên) ở bệnh nhân tiểu đường sẽ đi qua thận và xuất hiện trong nước tiểu. Đó là đường trong nước tiểu. Từ kết quả kiểm tra đường trong nước tiểu âm tính hay dương tính, trường hợp kết quả dương tính, mọi người có thể nắm bắt được lượng đường trong máu một cách khái quát.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân có thể dễ dàng đo lượng đường trong nước tiểu bằng cách sử dụng giấy thử. Lấy nước tiểu và cho vào lọ đựng, ngâm giấy thử trong đó sau đó lấy ra ngay lập tức và xem màu sắc của giấy thử dựa theo bảng hướng dẫn đánh giá kết quả kiểm tra. So sánh màu sắc của giấy thử với bảng tông màu và đánh giá xem kết quả là âm tính hay dương tính và mức độ như thế nào trong trường hợp kết quả dương tính.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Cần phải hiểu rõ việc đo lượng đường trong nước tiểu, chẳng hạn như tuân thủ phương pháp đo chính xác và không thể khẳng định rằng bệnh tiểu đường được điều trị tốt do kết quả lượng đường trong nước tiểu là âm tính.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Chỉ số đường huyết mà lượng đường trong nước tiểu trở nên dương tính (100 mg/dL trở lên) trên giấy thử là từ khoảng 170 mg/dL trở lên (Ở người cao tuổi, dù chỉ số đường huyết tăng cao thì lượng đường trong nước tiểu vẫn âm tính). Mặt khác, giá trị tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường khi đói là 126 mg/dL. Nói cách khác, ngay cả khi đó là chỉ số đường huyết được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, nó sẽ bị bỏ qua trong việc đo lượng đường trong nước tiểu khi đói.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đầu tiên nên thực hiện theo phương pháp đã ghi trong sách hướng dẫn. Một số điểm nhầm lẫn phổ biến khi đo lượng đường trong nước tiểu là đổ nước tiểu trực tiếp vào giấy thử, hộp đựng nước tiểu không sạch (hoặc chất tẩy rửa vẫn còn), giấy thử được ngâm lâu mà không lấy ra ngay, thời gian cho đến khi xác nhận màu sắc giấy thử không chính xác.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tên của bệnh tiểu đường là một cái tên được đặt dựa trên thực tế là nước tiểu có vị ngọt (đường được trộn trong nước tiểu) khi người ta chưa biết rằng bệnh tiểu đường là do tình trạng lượng đường trong máu cao “tăng đường huyết“. Mặt khác, hiện nay người ta biết rằng kết quả kiểm tra lượng đường trong nước tiểu trở nên dương tính là do lượng đường trong máu cao.

Và bệnh tiểu đường là một căn bệnh có các biến chứng đáng sợ. Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng các biến chứng tiểu đường xảy ra ở những người có chỉ số đường huyết lúc đói là 126 mg/dL trở lên và lượng đường trong máu sau ăn là 200 mg/dL trở lên. Dựa trên những khảo sát và thống kê đó, hiện nay đã có các tiêu chuẩn chẩn đoán đối với bệnh tiểu đường và sự khác biệt liệu đường có được bài tiết trong nước tiểu hay không cũng có ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường, nhưng không hẳn mang ý nghĩa quyết định.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân chỉ có thể nắm bắt sơ lược được mức độ tăng đường huyết cao mà không nắm rõ được tình trạng tăng đường huyết nhẹ, không thể nắm bắt được tình trạng hạ đường huyết, chỉ biết được thông tin khái quát khi có biến chứng của bệnh thận hoặc rối loạn thần kinh tự trị, lượng đường trong nước tiểu khi uống vitamin C thực tế là dương tính nhưng lại cho kết quả âm tính. Đó là những điểm mà bệnh nhân cần biết khi cố gắng kiểm soát bệnh tiểu đường từ lượng đường trong nước tiểu. Tất nhiên, ngược lại, việc đo lượng đường trong nước tiểu cũng có ưu điểm là có thể đo lường dễ dàng.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nên đo lượng đường trong nước tiểu ngay sau khi ngủ dậy, các thời điểm đo thích hợp là sau khi ngủ dậy, ba lần trước và hai giờ bữa ăn, trước khi đi ngủ.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi bệnh nhân muốn xác nhận xem có phải bị bệnh tiểu đường không hay khi bệnh nhân muốn kiểm soát đường huyết tốt hơn thì sẽ tiến hành đánh giá từ kết quả đo đường trong nước tiểu khoảng 2 giờ sau bữa ăn. Thông thường chỉ số đường huyết sẽ cao nhất trong khoảng thời gian đó, vì vậy nếu kết quả kiểm tra lượng đường trong nước tiểu là âm tính vào thời điểm đó, khả năng mắc bệnh tiểu đường có thể được cho là thấp và dù bị bệnh tiểu đường thì có thể xác định rằng việc kiểm soát đường huyết đã được thực hiện tốt.

Tuy nhiên, khi đo lượng đường trong nước tiểu, người bệnh phải đi vệ sinh ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn và làm rỗng bàng quang. Nếu không thực hiện theo như vậy, nước tiểu được tạo ra tại thời điểm khi chỉ số đường huyết trước bữa ăn thấp và nước tiểu được tạo ra tại thời điểm chỉ số đường huyết tăng cao sau bữa ăn sẽ trộn lẫn trong bàng quang, và trên thực tế bệnh nhân có thể không nhận biết rõ được tình trạng tăng đường huyết sau ăn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Kết quả đo lượng đường trong nước tiểu ngay sau khi ngủ dậy sẽ phản ánh lượng đường trong nước tiểu được tạo ra trong khoảng thời gian ngủ. Nếu đi vệ sinh trước khi đi ngủ và phát hiện có đường trong nước tiểu ngay sau khi ngủ dậy thì có thể dự đoán đường huyết tăng cao về đêm và việc điều trị bệnh tiểu đường chưa được thực hiện tốt.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thông thường, khoảng thời gian trước khi ăn sáng là thời điểm mà chỉ số đường huyết thấp nhất trong ngày. Nếu đi vệ sinh 1 lần sau khi thức dậy và kết quả đo lượng đường trong nước tiểu trước khi ăn sáng là dương tính thì có thể cho thấy rằng việc kiểm soát đường huyết chưa được thực hiện tốt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và xem xét lại phương pháp điều trị bệnh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Protein niệu thường là âm tính. Khi biến chứng bệnh thận tiểu đường tiến triển đến một mức độ nào đó, protein sẽ bị lẫn trong nước tiểu. Đối với các bệnh thận nói chung bao gồm bệnh thận tiểu đường, lượng protein trộn trong nước tiểu là một chỉ số quan trọng để biết tình trạng của bệnh.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thật không may, không thể phát hiện bệnh thận ở giai đoạn đầu bằng cách đo protein niệu bằng giấy thử. Cần thực hiện một xét nghiệm gọi là xét nghiệm microalbumin niệu để có thể phát hiện một lượng protein rất nhỏ trong nước tiểu.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thể ketone là những chất được tạo ra do sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng khi hoạt động của insulin không đủ và năng lượng không thể được tạo ra từ glucose, thể ketone có trong nước tiểu và máu. Nếu lượng thể ketone trong cơ thể trở nên quá nhiều có thể gây tình trạng nguy hiểm như hôn mê do cetoacidosis, vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần chú ý cẩn thận.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi bệnh nhân tiểu đường tuýp 1– bệnh do thiếu hoàn toàn hoạt động của insulin có tình trạng bệnh không tốt hoặc khi tình trạng tăng đường huyết vẫn liên tục kéo dài, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của thể ketone trong nước tiểu. Nếu kết quả đo liên tục là dương tính, bệnh nhân nên tiếp nhận kiểm tra y tế sớm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh với những biến chứng đáng sợ. Phần lớn các biến chứng khởi phát từ tổn thương ở các mạch máu nhỏ (vi mạch). Nguyên nhân lớn nhất gây tổn thương vi mạch ở bệnh nhân tiểu đường là do tình trạng tăng đường huyết, tuy nhiên ảnh hưởng của hiện tượng tăng huyết áp cũng không nhỏ. Duy trì chỉ số đường huyết ở mức bình thường nhất có thể và kiểm soát huyết áp ở mức thấp hơn là chìa khóa để giảm nguy cơ bị biến chứng bệnh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vì huyết áp thay đổi liên tục từ thời điểm này đến thời điểm khác nên bệnh nhân tiểu đường có thể thu được nhiều thông tin hơn bằng cách tự đo huyết áp tại nhà thay vì chỉ đo khi đến khám định kỳ tại bệnh viện. Việc tự đo huyết áp sẽ mang lại lợi ích lớn trong việc quản lý huyết áp phù hợp hơn. Ngoài ra, việc tự đo huyết áp sẽ khuyến khích việc điều trị bệnh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường phải thực hiện đúng phương pháp đo, không nên tự ý tăng lượng thuốc mà không được phép vì đó có thể là nguyên nhân làm tăng huyết áp và ngược lại. Nếu bệnh nhân có lo lắng về việc huyết áp tăng quá cao, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và làm theo hướng dẫn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường nên thư giãn, thả lỏng ít nhất 5 phút trước khi đo và ngồi lên ghế để đo. Ngoài ra, hãy chắc chắn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vì bệnh nhân không thể đo đường huyết chính xác nếu cách quấn dây đeo (vị trí, độ lỏng chặt của vòng quấn,…) không đúng. Ngồi yên trong quá trình đo, nếu có thể nên đo ba lần liên tiếp và ghi lại giá trị trung bình thứ hai và thứ ba (vì kết quả đầu tiên thường là kết quả cao hơn).

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường nên đo tổng cộng 2 lần một ngày, một lần trước khi đi ngủ và một lần trong khoảng thời gian từ lúc đi về sinh sau khi ngủ dậy đến trước khi ăn sáng. Tất nhiên, không giống như đo lượng đường trong nước tiểu và đo đường huyết cần giấy xét nghiệm, huyết áp có thể được đo bất cứ lúc nào, do đó, bệnh nhân có thể đo huyết áp thường xuyên hơn cũng không có vấn đề gì.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có những thiết bị có thể đo huyết áp bằng cổ tay hoặc đầu ngón tay, nhưng về độ tin cậy, bệnh nhân tiểu đường được khuyên nên chọn thiết bị đo huyết áp trên phần bắp tay. Trên thị trường cũng có những loại máy đo huyết áp có thể in kết quả đo lường hay kết nối với máy tính để quản lý dữ liệu về kết quả đo, tuy nhiên nếu mua loại thiết bị đo huyết áp có nhiều tính năng hiện đại, người dùng sẽ mất nhiều thời gian để có thể làm quen và việc đo có thể không được duy trì. Hãy kiểm tra chức năng và giá cả của các loại thiết bị để chọn loại phù hợp với bản thân.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trong phòng khám của bệnh viện, vì xung quanh bệnh nhân tiểu đường có rất nhiều các bác sĩ, y tá,…,huyết áp có thể cao hơn huyết áp đo được ở nhà do lo lắng, hiện tượng này được gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng. Đặc biệt ở lần khám đầu tiên, huyết áp có xu hướng cao và khi số lần đến bệnh viện nhiều hơn, sự khác biệt so với huyết áp đo tại nhà sẽ nhỏ hơn một chút.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân không thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường chỉ bằng cách kiểm tra thông thường từng ngày. Bệnh nhân cần duy trì kiểm tra để phản ánh kết quả trong điều trị. Để làm như vậy, điều quan trọng là ghi lại kết quả kiểm tra mỗi ngày và báo cho bác sĩ tại thời điểm thăm khám bệnh.

Nếu bệnh nhân tiểu đường thực hiện mỗi ngày thì sẽ trở nên nhạy bén hơn với những thay đổi trong tình trạng thể chất của mình và có thể phát hiện những chuyển biến bệnh mới ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, có một lợi thế trong việc duy trì tự kiểm tra là bệnh nhân có thể xác nhận hiệu quả nhất định của chế độ ăn uống, tập luyện điều trị và phương pháp điều trị bằng thuốc. Đặc biệt, việc tự đo đường huyết sẽ cho thấy rõ rằng những ưu nhược điểm của việc điều trị hàng ngày. Những kết quả đo lường này phải là một động lực mới để thúc đẩy bệnh nhân tiếp tục điều trị.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Từ “sick” có nghĩa là ốm, bị bệnh, từ “day” có nghĩa là ngày. Nói cách khác, “sick day” có nghĩa là ngày bị ốm, ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Những hiện tượng dưới đây có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường trong ngày “sick day” nên ngay cả những người có thể kiểm soát mức đường huyết bình thường, trong những ngày này cũng cần biện pháp đối phó thích hợp. Người ta gọi các biện pháp đối phó này là “sick day rule”.

(1) Chỉ số đường huyết trở nên dễ bị xáo trộn (đặc biệt là bệnh nhân có xu hướng bị tăng đường huyết)

(2) Bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường thường lâu khỏi hơn

(3) Nguy cơ nhiễm ketoacidosis cao

(4) Hôn mê tăng thẩm thấu

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thường là các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cúm, viêm phổi, túi mật, viêm bàng quang, tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, cần cẩn thận khi bị thương, bị bỏng, hoặc khi điều trị nha khoa. Việc có thể để vượt qua ngày “sick day” một cách tốt đẹp trong một khoảng thời gian ngắn là một điểm chính ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh tiểu đường cũng như phòng ngừa và đối phó với tình trạng hạ đường huyết.

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Khi bị tăng đường huyết, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống. Do đó, sự phục hồi của bệnh có thể bị trì hoãn hoặc tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra trước khi lành bệnh, và bệnh thường có xu hướng kéo dài lâu khỏi hơn. Ngoài ra, tình trạng mất nước do tăng đường huyết cũng ảnh hưởng làm lượng đường trong máu tăng cao hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà “hiệu quả của insulin bị suy giảm và không hiệu quả”. Và hiệu quả của insulin giảm hơn nữa trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Nói cách khác, vào ngày “sick day”, mức độ của bệnh tiểu đường tạm thời trở nên nghiêm trong hơn.

Insulin là một hormone thiết yếu giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng, do đó, nó sẽ không thể tạo ra năng lượng khi hiệu quả hoạt động thấp hơn bình thường do bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Vì vậy, cơ thể tạo ra năng lượng thiết yếu cho các hoạt động sống chủ yếu bằng cách phân giải chất béo. Khi tạo ra năng lượng từ chất béo, một chất hóa học gọi là thể ketone được tạo ra. Thể ketone dần dần sẽ được bài tiết qua nước tiểu, nhưng nếu số lượng thể ketone tăng quá nhiều, nó sẽ tích tụ trong máu và tình trạng này gọi là ketosis. Vì thể ketone là một chất có tính axit, máu ban đầu có tính kiềm yếu sẽ dần trở nên có tính axit. Tình trạng này được gọi là nhiễm ketoacidosis.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi bị tình trạng ketosis sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng,…,nhưng các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng gây ra khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường (sick day) và bệnh nhân có thể không nhận thấy tình trạng ketosis. Khi tình trạng ketosis tiến triển thành nhiễm ketoacidosis, bệnh nhân tiểu đường sẽ trong tình trạng nguy hiểm cần điều trị khẩn cấp như rối loạn ý thức và hôn mê.

Trong tình trạng ketosis và nhiễm ketoacidosis, hơi thở (hơi thở ra) có thể có mùi acetone, mùi giống như trái cây ngay trước khi bị thối hỏng. Acetone là một loại thể ketone, vì nó có tính chất dễ bay hơi nên sẽ lẫn với thở ra và đi ra khỏi cơ thể. Nếu bệnh nhân tiểu đường cảm thấy mùi acetone từ hơi thở ra thì có khả năng bị nhiễm ketoacidosis, vì vậy hãy đi khám và điều trị ngay lập tức.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bị mất khả năng tự bài tiết insulin cần chú ý. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ không bị nhiễm ketoacidosis vì khả năng tự bài tiết insulin không bao giờ mất ngay cả trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin nếu gián đoạn việc tiêm insulin thì tình trạng nhiễm ketoacidosis sẽ có thể xuất hiện.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tăng đường huyết làm mất lượng nước trong cơ thể, chỉ số đường huyết tăng cao, tình trạng mất nước và tăng đường huyết cũng được tăng tốc, áp suất thẩm thấu máu tăng đáng kể và dẫn đến hôn mê.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Hôn mê tăng thẩm thấu cao thường xảy ra ở người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này là bởi người cao tuổi thường khó cảm nhận cảm giác khô cổ họng và lượng nước trong cơ thể đang giảm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có các triệu chứng khát nước vì mất nước, nhưng người cao tuổi thường không nhận ra triệu chứng này.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhân hướng dẫn về các biện pháp cần chú ý khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Các điểm cần chú ý là (1) tự nắm bắt tình trạng bệnh của bản thân, (2) giữ ấm cơ thể, duy trì bổ sung nước và carbohydrate, (3) thử giảm lượng thuốc điều trị.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân nên đo nhiệt độ cơ thể, đường huyết (hoặc đường trong nước tiểu), thể ketone trong nước tiểu (hoặc máu), nhịp tim, cân nặng, chế độ ăn uống,…và ghi lại kết quả đo nếu có thể.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các biện pháp đối phó sẽ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động liên lạc với bác sĩ khi thấy các chỉ số kiểm tra bất thường. Trước hết, bệnh nhân nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có các tình trạng sau đây:

+ Tăng đường huyết đáng kể (khoảng 350 mg/dL trở lên)

+ Chỉ số đường huyết không giảm từ khoảng 250 mg/dL

+ Thân nhiệt trên 39 độ

+ Sốt trên 38 độ kéo dài

+ Thể ketone trong nước tiểu dương tính mạnh

+ Thể ketone dương tính liên tục

+ Không thể ăn cả bữa.

+ Các triệu chứng như đau tức ngực và khó thở, tiêu chảy, buồn nôn kéo dài liên tục

+ Các triệu chứng bệnh dần dần trở nên tồi tệ hơn

+ Không thể thấy dấu hiệu cải thiện bệnh

Ngoài ra, tại thời điểm khám bệnh, nếu có ghi chú gì trong quá trình điều trị bệnh, hãy mang theo.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trong trường hợp như vậy, bệnh nhân tiểu đường hãy đến một cơ sở y tế gần nhà.

Bệnh nhân cần chú ý đến ba điểm sau đây khi đến khám, điều trị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường tại một tổ chức y tế khác

(1) Nói với bác sĩ tại cơ sở y tế đó về bệnh tiểu đường của bản thân.

(2) Nói về loại và số lượng thuốc điều trị đang sử dụng. Nếu không biết tên thuốc, nên đem theo thuốc đang sử dụng.

(3) Nếu có sổ y tế về bệnh tiểu đường, hãy cho bác sĩ tại cơ sở y tế này xem.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường là bệnh cần xem xét kỹ về chỉ số đường huyết, và cũng cần cẩn thận về tình trạng nhiễm trùng (người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn khi bị tăng đường huyết). Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường có tác dụng phụ làm tăng mức đường huyết, vì vậy nếu bác sĩ không biết rằng bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, có thể chỉ định loại thuốc như vậy.

Chắc chắn khi đến khám, điều trị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, các bác sĩ, y tá sẽ luôn hỏi bệnh nhân liệu có bị bệnh đặc biệt nào cần chú ý không, tuy nhiên bệnh nhân cũng cần luôn nhớ nói về tình trạng bệnh của mình.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu nhận thấy tình trạng bệnh không quá nguy hiểm, bệnh nhân nên cố gắng giữ ấm cơ thể và bổ sung đủ nước và carbohydrate. Bằng cách làm như vậy, bệnh nhân có thể phòng ngừa sự suy giảm sức đề kháng do bệnh tật.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Ngay cả ở những người không bị tiểu đường, các chức năng của cơ thể sẽ dần suy giảm theo tuổi tác và sẽ trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh lớn bất ngờ. Những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ có những biến đổi lớn trong tình trạng thể chất của họ, đặc biệt là ở người cao tuổi. Ngoài ra, khi chúng ta già đi, các biến chứng của bệnh tiểu đường và các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường sẽ tăng lên, vì vậy cần phải điều trị kỹ càng, cẩn thận đối với bệnh nhân cao tuổi.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Người cao tuổi thường nói đến những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, không thể nói rõ rằng “bao nhiêu tuổi thì cần sự chú ý đặc biệt”. So với những người ở độ tuổi 40 hoặc 50, một trong những đặc điểm của người cao tuổi là ngay cả ở những người cùng độ tuổi cũng có sự khác biệt cá nhân lớn về thể lực và tình trạng bệnh. Do đó cần phải tiến hành các phương pháp điều trị riêng lẻ theo sự khác biệt về sức mạnh thể chất và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân cao tuổi. Do sự già hóa của dân số, sự gia tăng số lượng bệnh nhân tiểu đường và sự tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường, số bệnh nhân duy trì tuổi thọ trong khi mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng, sự khác biệt về thể lực và tình trạng bệnh ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi sẽ ngày càng lớn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đầu tiên, có thể nói rằng thời gian bị bệnh tiểu đường (thời gian từ khi bắt đầu bệnh tiểu đường đến hiện tại) ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Những người mắc bệnh ở tuổi 60 đến năm 65 tuổi là khoảng 5 năm bị bệnh, vì vậy có thể nói rằng họ không quá quan tâm đến các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong trường hợp một người mắc bệnh ở tuổi 40, tính đến năm 65 tuổi là đã qua 25 năm bị bệnh và tần suất các biến chứng xuất hiện sẽ nhiều hơn.

Ngoài ra, bất kể đó có phải là bệnh tiểu đường hay không, sự khác biệt về thể chất sẽ trở nên lớn hơn khi già đi. Nói một cách đơn giản, trong khi một số người sống trẻ hơn so với tuổi thực tế thì ngược lại có những người trông già hơn so với tuổi thật của do họ thường bị bệnh tật.

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Một số điểm cần chú ý trong điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

◇ Về tăng đường huyết

+ Các triệu chứng của tăng đường huyết rất khó xuất hiện

+ Đường nước tiểu có thể không xuất hiện ngay cả khi bị tăng đường huyết

◇ Về chế độ ăn uống

+ Ngay cả khi được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, người cao tuổi thường khó thay đổi lối sống như chế độ ăn uống,…quen thuộc trong nhiều năm

+ Sự thèm ăn giảm và đôi khi thiếu dinh dưỡng

◇ Về chế độ tập luyện

+ Có thể khó tập thể dục trị liệu đầy đủ do đau khớp.

+ Tai nạn có khả năng xảy ra trong quá trình tập luyện, vì vậy hãy cẩn thận

Điều trị bằng thuốc

+ Quên uống thuốc, dễ uống nhầm thuốc

+ Thuốc chuyển hóa chậm, cần chú ý tùy thuộc vào cách sử dụng thuốc

+ Ngay cả trong trường hợp bắt buộc phải điều trị bằng insulin, có những trường hợp bệnh nhân không thể nhớ cách tiêm, không thể tự tiêm một mình do suy giảm thị lực, run tay,…

◇ Về hạ đường huyết

+ Triệu chứng cơ năng của hạ đường huyết rất khó xuất hiện

+ Có xu hướng bị ngã và gãy xương tại thời điểm co giật hạ đường huyết

◇ Về các biến chứng mạn tính và các bệnh đồng khởi phát

+ Thường bị biến chứng tiểu đường.

+ Thường bị những bệnh phức tạp khác ngoài bệnh tiểu đường và đôi khi bệnh nhân không nhận thấy

◇ Về các biến chứng cấp tính

+ Do biến chứng cấp tính và các bệnh viêm nhiễm,…tình trạng cơ thể có khả năng thay đổi đột ngột

+ Đặc biệt, cần chú ý đến đột quỵ do mất nước và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

◇ Về mục tiêu điều trị

+ Xem xét tuổi tác và thời gian mắc bệnh, cần đặt ra các mục tiêu điều trị riêng theo tình trạng y tế của từng bệnh nhân

◇ Khác

+ Bệnh nhân cao tuổi cần có thời gian để ghi nhớ thông tin cần thiết cho việc điều trị và động lực để ghi nhớ chúng có thể thấp

+ Có những trường hợp cả bệnh nhân và những người xung quanh (gia đình, v.v.) coi những vấn đề xảy ra với bệnh nhân là do tuổi già

+ Có nhiều trường hợp bệnh nhân cao tuổi cần sự hỗ trợ của gia đình do những khuyết tật về cơ thể.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Cần xem xét mối quan hệ giữa tuổi tác, thời gian mắc bệnh tiểu đường và chất lượng cuộc sống (QOL).

Càng lớn tuổi, mọi người thường có ý nghĩ tuổi thọ còn ngắn, do đó, ý nghĩa của việc kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt nhằm ngăn ngừa các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường thường mất thời gian dài để phát triển thường không quá lớn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường khi còn trẻ và có thời gian mắc bệnh lâu, khả năng biến chứng xảy ra sẽ cao hơn, vì vậy bệnh nhân sẽ cần đặt ra các mục tiêu điều trị nghiêm ngặt hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

QOL (quality of life) được dịch là “chất lượng cuộc sống”. Ý nghĩa của từ này có thể khác nhau một chút tùy thuộc vào cách sử dụng. Nói rộng ra, QOL không chỉ nói đến vấn đề thể chất như “bản thân có thể tự làm mọi thứ mà không gặp vấn đề về thể chất và có thể sống mà không gặp bất tiện” mà còn nói đến các vấn đề tinh thần như “bản thân có thể sống để cảm nhận niềm vui khi sống và tận hưởng cuộc sống”.

Trong điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, việc điều trị sẽ được thực hiện chú trọng vào QOL hơn là phòng ngừa các biến chứng mãn tính có thể xảy ra sau 10 hoặc 20 năm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu bệnh nhân tiểu đường cao tuổi không hiểu đầy đủ sự cần thiết của việc điều trị và thực hiện chế ăn uống, tập luyện, dùng thuốc để kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt giống như bệnh nhân tiểu đường chưa cao tuổi thì sẽ thường dẫn đến giảm QOL. Và điều quan trọng nhất bệnh nhân tiểu đường cao tuổi cần lưu ý là tình trạng hạ đường huyết. Vì các triệu chứng hạ đường huyết ở người cao tuổi thường không rõ ràng, bệnh nhân có thể không nhận thức được vì tuổi cao dẫn đến suy giảm QOL, gãy xương do ngã và lượng đường trong máu hạ thấp nghiêm trọng. Do đó, trong điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, nên chú ý đến tình trạng hạ đường huyết.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường cao tuổi cần có sự hỗ trợ của gia đình vì bệnh nhân thường có tổn thương về thể chất. Việc chuẩn bị chế độ ăn uống, kiểm tra xem bệnh nhân đã uống thuốc chưa, có bị chấn thương ở chân không, tiêm insulinđo lượng đường trong máu,…đều cần sự hỗ trợ từ người thân bệnh nhân. Sự hợp tác của các thành viên trong gia đình (hoặc cộng đồng) thường ảnh hưởng đến cuộc sống điều trị bệnh tiểu đường của bệnh nhân. Bản thân bệnh nhân, cũng như những người xung quanh, nên cùng nhau nỗ lực điều trị mà không từ bỏ với lý do là tuổi già.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các tên gọi “bệnh tiểu đường ở người lớn (tiểu đường ở người trưởng thành)” và “bệnh tiểu đường ở trẻ em (tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên)” không phải là tên để phân loại các loại bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bệnh tiểu đường ở người lớn và bệnh tiểu đường ở trẻ em sẽ có những điểm khác nhau nhất định.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Không có sai lầm khi nghĩ như vậy. Nhưng tất nhiên, bệnh tiểu đường ở người trưởng thành bao gồm những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khi còn nhỏ rồi lớn lên cùng bệnh và những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sau khi trưởng thành.

Mặt khác, bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh liên quan đến lối sống và hiện nay bệnh này đang dần gia tăng ở trẻ tiểu học, trẻ trung học. Vì lý do này, hiện nay không thể nói rằng bệnh tiểu đường của trẻ em là bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh và trẻ tiểu học học lớp thấp hơn, khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là không thể.

Ngoài bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, còn có một phân loại dựa trên “cơ chế khởi phát và tình trạng bệnh khác”, trong số loại bệnh tiểu đường được phân loại như vậy cũng có bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường do cơ chế khởi phát và tình trạng bệnh khác là những trường hợp lượng đường trong máu cao do tác dụng của thuốc dùng để điều trị bệnh khác (một loại bệnh tiểu đường thứ phát) và bệnh tiểu đường do bất thường di truyền. Cho đến nay, mọi người đã biết đến bệnh tiểu đường do bất thường trong yếu tố di truyền về insulin, thụ thể insulin, ty thể và bệnh tiểu đường ở người trưởng thành khởi phát ở tuổi vị thành niên được gọi là MODY. Khi tiến hành nghiên cứu di truyền, người ta cho rằng nhiều bệnh nhân tiểu đường rơi vào những loại này.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường tuýp 1 không bao giờ chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, tại một số thời điểm sau khi khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1, nhu cầu tiêm insulin dần giảm đáng kể nên nhiều bệnh nhân nghĩ rằng có vẻ như bệnh đã chuyển sang tiểu đường tuýp 2 hoặc nghĩ rằng bệnh đã được chữa khỏi. Đây được gọi là thời gian thuyên giảm (honeymoonperiod) của bệnh tiểu đường tuýp 1 và không phải là kết quả của việc thay đổi loại bệnh tiểu đường từ tuýp 1 sang tuýp 2. Thời gian thuyên giảm kéo dài vài tuần đến vài tháng và sau đó bệnh nhân vẫn cần điều trị tiêm insulin.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đây là trường hợp có khả năng xảy ra.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh liên quan đến lối sống. Những người được di truyền thể trạng dễ mắc bệnh tiểu đường có thể bị bệnh do ăn uống quá nhiều, thiếu tập thể dục và căng thẳng tinh thần. Mặc dù chưa xác định được gen di truyền gây ra bệnh tiểu đường, nhưng trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng có xác suất bị tiểu đường tuýp 2 gần giống như những đứa trẻ khác, vì vậy nếu gánh nặng cho cơ thể do thói quen sinh hoạt bị tích lũy, trẻ bị tiểu đường tuýp 1 có thể bị đồng thời bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 không rõ rệt như bệnh tiểu đường tuýp 1, vì vậy bệnh nhân khó nhận thấy các triệu chứng cơ năng ngay cả khi hai loại bệnh đồng khởi phát. Tuy nhiên, lý do khiến chỉ số đường huyết tăng cao trong bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng liên quan đến tình trạng kháng insulin (hiệu quả của insulin trở nên tồi tệ hơn), do đó, lượng tiêm insulin cần thiết tăng lên và tình trạng xơ vữa động mạch (bệnh tim và đột quỵ) dễ xảy ra. Nếu duy trì tốt việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, người ta cho rằng những vấn đề ảnh hưởng không tốt cho cơ thể như ăn quá nhiều chắc chắn sẽ không xảy ra quá thường xuyên. Nói cách khác, miễn là bệnh nhân chú trọng vào việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 thì không cần phải quá lo lắng về việc đồng khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu nghĩ rằng đó là bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng thực sự tình trạng lại giống với bệnh tiểu đường tuýp 1, hiện tượng tương tự như câu hỏi có thể xảy ra. Đây là một loại bệnh tiểu đường được gọi là bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển chậm và có xu hướng phổ biến ở người lớn hơn trẻ em. Trong một thời gian sau khi khởi phát bệnh, tình trạng bệnh giống như tiểu đường tuýp 2 (tình trạng không cần uống thuốc hay tiêm insulin, hoặc ngay cả khi điều trị bằng thuốc là cần thiết nhưng không cần bắt buộc điều trị để duy trì sự sống mà cần duy trì kiểm soát đường huyết). Sau đó, lượng bài tiết insulin giảm dần, cuối cùng bệnh trở thành tình trạng phụ thuộc vào insulin (tình trạng bắt buộc phải điều trị bằng insulin).

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường là một bệnh phổ biến ở người lớn, trong khi bệnh tiểu đường ở trẻ em (tuýp 1 hoặc tuýp 2) là một bệnh hiếm gặp với một số ít bệnh nhân, đây là một sự khác biệt lớn được nhắc đến đầu tiên. Và việc điều trị phải được thực hiện bởi một chuyên gia bệnh tiểu đường (đặc biệt là một bác sĩ hiểu rõ về bệnh tiểu đường ở trẻ em).

Các yếu tố khởi phát bệnh là sự khác biệt lớn giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Do đó, liệu pháp insulin là rất cần thiết cho bệnh tiểu đường tuýp 1 và phương pháp cải thiện lối sống như chế độ ăn uốngchế độ tập luyện là phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh tiểu đường tuýp 2.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tại Nhật Bản, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là 1.5~2 người trong 100.000 người mỗi năm. Con số này là rất ít so với thế giới. Ví dụ, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở Phần Lan tăng lên hơn 36 người trong 100.000 người mỗi năm. Vì ở Nhật Bản có rất ít trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nên có một vấn đề là thông tin về điều trị bệnh khó được lan truyền rộng rãi và sự hiểu biết về căn bệnh này trong toàn xã hội còn thấp.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Sự khác biệt về chủng tộc được coi là nguyên nhân quan trọng nhất. Có nhiều bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường và có sự khác biệt về chủng tộc ở tỷ lệ khởi phát bệnh. Khi nói đến bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em, có xu hướng có nhiều bệnh nhân người da trắng và ít bệnh nhân người da màu, nhiều bệnh nhân ở khu vực vĩ độ cao và ít bệnh nhân ở khu vực vĩ độ thấp.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có một giới hạn về độ tuổi khởi phát bệnh tiểu đường ở trẻ em là từ khoảng trước sau 10 tuổi đến tuổi thiếu niên, nhưng bệnh tiểu đường cũng có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi mà không có giới hạn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thật không may, do nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 là các tế bào beta tiết ra insulin bị phá vỡ nên rất khó để điều trị khỏi bệnh ngay cả khi bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1 loại tiến triển chậm, người ta chỉ ra rằng nếu điều trị bằng insulin được bắt đầu sớm sau khi bệnh khởi phát, lượng tiêm insulin để điều trị có thể giảm trong một thời gian dài.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đúng là như vậy. Tuy nhiên, y học gần đây đang ngày càng tiến bộ nhanh chóng và cũng có những trường hợp bệnh tiểu đường gần như được chữa khỏi hoàn toàn, chẳng hạn như cấy ghép tiểu đảo (cấy các tiểu đảo Langerhans trong tuyến tụy có chứa tế bào beta tiết ra insulin). Hiện tại, trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 (hoặc người trẻ tuổi) có thể không cần khẳng định rằng đây là “một căn bệnh không thể chữa khỏi suốt đời”. Nói cách khác, có khả năng một phương pháp chữa trị hoàn toàn bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện khi bạn còn sống.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu trẻ bị tăng đường huyết nghiêm trọng hoặc bị nhiễm toan ceton, nếu trẻ bị hôn mê, cần phải cho trẻ nhập viện để được cấp cứu và điều trị tích cực. Trẻ sẽ ở lại bệnh viện cho đến khi cải thiện được tình trạng nguy hiểm và học cách tiêm insulinđo lượng đường trong máu cùng với gia đình cũng như tìm hiểu kiến thức về bệnh tiểu đường tuýp 1. Ngoài ra, trẻ có thể bắt đầu điều trị ngoại trú mà không cần nhập viện trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1 được phát hiện sớm trong lần kiểm tra sức khỏe ở trường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có nhiều nguyên nhân vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng cho đến nay, người ta đã chỉ ra rằng nhiều trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát là do bệnh tự miễn dịch. Bệnh tự miễn dịch là bệnh trong đó chức năng miễn dịch- hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và vi rút xâm nhập từ bên ngoài cơ thể lại hoạt động chống lại các tế bào và mô bình thường của chính nó. Khi các tế bào tiết insulin được gọi là tế bào beta trong tuyến tụy bị tấn công bởi khả năng tự miễn dịch và mất khả năng tạo ra insulin, bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ phát triển.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vì nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường không rõ ràng nên không cụ thể rằng trẻ như thế nào có khả năng dễ bị loại bệnh này. Thống kê về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em cho thấy đây là bệnh phổ biến hơn ở trẻ gái so với trẻ nam. Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 1 còn do các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

>> Xem thêm câu hỏi: Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là khác nhau về chủng tộc và một số xu hướng gia đình (bệnh tiểu đường tuýp 1 phổ biến hơn ở trẻ em có gia đình đã từng bị bệnh tiểu đường tuýp 1 so với trẻ em không có gia đình đã từng bệnh tiểu đường tuýp 1). Tuy nhiên, có nhiều loại gen di truyền có liên quan và người ta loại gen nào là yếu tố nguyên nhân. Ngoài ra, điều đó không có nghĩa là căn bệnh này sẽ luôn xảy ra do yếu tố gen được di truyền, bệnh còn khởi phát do yếu tố môi trường. Ngoài ra, xác suất cha mẹ và con cái mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thấp hơn nhiều so với khả năng cha mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

>> Xem thêm câu hỏi: Trẻ em như thế nào thì dễ bị tiểu đường tuýp 1?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều này vẫn chưa được làm rõ ràng, nhưng một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tự miễn là do nhiễm một số virus. Các bệnh dịch như cảm lạnh, rubella và quai bị có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em bởi khi bị các bệnh nhiễm virus như vậy có thể khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công chính tế bào β của có thể. Tuy nhiên, về mặt phân loại bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường do nhiễm virus không được phân loại thành bệnh tiểu đường tuýp 1 mà là các bệnh tiểu đường do cơ chế cụ thể khác.

>> Xem thêm câu hỏi: Các yếu tố di truyền liên quan đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được làm rõ và có thể nói rằng đó là một căn bệnh khó phòng ngừa. Về cơ bản, mọi người đều có khả năng bị bệnh. Điểm này có thể nói là một sự khác biệt lớn với bệnh tiểu đường tuýp 2, một bệnh liên quan đến lối sống. Vì vậy, việc trẻ bị khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1 không phải do lỗi của cha mẹ. Ngay sau khi trẻ bị phát bệnh, cha mẹ không nên nghĩ tiêu cực và đổ lỗi cho bản thân mà nên chấp nhận tích cực bệnh tiểu đường của con mình để có phương pháp điều trị hiệu quả.

>> Xem thêm câu hỏi: Các yếu tố môi trường liên quan đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Về cơ bản, nó giống như bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường khác. Điều này có nghĩa là duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng do tăng đường huyết. Các mục tiêu điều trị chính của bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em như sau.

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em

+ Không bị tăng đường huyết hoặc nhiễm toan ceton nguy hiểm

+ Không bị hạ đường huyết nặng

+ Chiều cao của trẻ vẫn phát triển đúng theo độ tuổi

+ Cân nặng trẻ đang tăng theo độ tuổi và chiều cao

+ Trẻ có thể tự tiêm insulin

+ Trẻ có thể đo lượng đường trong máu và tự mình đối phó với tình trạng hạ đường huyết

+ Hiểu rõ mối quan hệ giữa chế độ ăn uống, tập luyện và sự thay đổi lượng đường trong máu

>> Xem thêm câu hỏi: Khi trẻ bị bệnh tiểu đường tuýp 1, có phải do cha mẹ đã chăm sóc sai cách?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bởi vì insulin cũng hoạt động như một hormone tăng trưởng, bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh trong đó việc tự bài tiết insulin gần như không còn, do đó sẽ ngăn chặn sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nếu việc điều trị bằng insulin không được thực hiện tốt. Vai trò của insulin không chỉ là làm giảm lượng đường trong máu, nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng của trẻ.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một bệnh khó chữa ngay tại thời điểm khởi phát, nhưng mục tiêu của việc duy trì điều trị là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Người ta đã chỉ ra rằng trẻ em không mắc bệnh tiểu đường cũng có trẻ cao và trẻ thấp. Vì vậy, ngay cả đối với trẻ em mắc bệnh tiểu đường, cũng có trẻ cao và trẻ thấp. Sự khác biệt về chiều cao xuất hiện ở trẻ khi điều trị bệnh tiểu đường không phải là do bệnh tiểu đường mà do sự khác biệt về gen của từng trẻ.

>> Xem thêm câu hỏi: Mục tiêu điều trị là “Chiều cao của trẻ vẫn phát triển đúng theo độ tuổi”. Có mối liên quan gì giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và chiều cao ở trẻ em không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi nói đến cân nặng, cần chú ý về cả tình trạng quá gầy và thừa cân ở trẻ. Khi tình trạng tăng đường huyết tiếp tục kéo dài do lượng tiêm insulin nhỏ, glucose không được sử dụng nên dù trẻ có ăn uống nhưng cân nặng vẫn sẽ giảm.

Mặt khác, nếu trẻ ăn và tiêm nhiều insulin để ức chế lượng đường trong máu tăng cao, trẻ sẽ dần trở nên béo hơn. Khi trẻ trở nên béo hơn, insulin hoạt động kém ở các mô ngoại biên, do đó cần nhiều insulin hơn và không chỉ bệnh tiểu đường tuýp 1 mà cả bệnh tiểu đường liên quan đến lối sống (bệnh tiểu đường tuýp 2) cũng cần chú ý.

>> Xem thêm câu hỏi: Trẻ em bị tiểu đường không thể phát triển chiều cao đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn