Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được giá đỗ không?

Cỡ chữ:
A A
Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, nhiều bệnh nhân dù chưa nhận được lời khuyên của bác sĩ vẫn lo sợ rằng phải kiêng khem nhiều thực phẩm, thậm chí là hiểu sai về các loại đồ được ăn và không được ăn khi mắc bệnh trong đó các loại quen thuộc hằng ngày. Bài viết ngày hôm nay sẽ chỉ đề cập tới một loại thực phẩm đó là giá đỗ có hại hay có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, tiểu đường có ăn được giá đỗ không?

1. Lời khuyên của bác sĩ dành cho bệnh nhân tiểu đường

Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường có được ăn giá đỗ không, bệnh nhân cần phải hiểu rõ chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân cụ thể như thế nào?

Theo tư vấn của bác sĩ phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, mỗi bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý chế độ ăn uống như sau:

– Lượng thức ăn phải rải rác trong ngày, không nên ăn quá nhiều, vì như vậy dễ làm tăng đường huyết. Có thể chia thành 3 bữa chính và kèm thêm các bữa phụ nhỏ, tùy vào sức khỏe của bệnh nhân để lên kế hoạch về giờ giấc, lịch ăn, tuyệt đối không được bỏ bữa cho dù cảm thấy mệt.

Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được giá đỗ không? 1
                                        Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ (ảnh: Internet)

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều mỡ, đặc biệt là nội tạng.

– Tránh hấp thụ các loại thực phẩm nhiều đường như mật ong, mứt, quả chín khô, socola, nước ngọt.

– Bổ sung thường xuyên các loại chất béo tốt như đậu phụ, vừng, lạc, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, hạn chế các món xào quá nhiều dầu mỡ hoặc món rán.

– Tránh ăn quá nhiều muối, gia vị, nên giảm bớt liều lượng vì bệnh tiểu đường thường kéo theo huyết áp tăng.

– Không nên uống các đồ uống có cồn, rượu bia…

Nắm rõ được các điều cơ bản trong chế độ ăn uống, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể cân đối được các món ăn dinh dưỡng, từ đó chọn lựa được các loại thực phẩm cần thiết. Đồng thời cũng hiểu rõ được tiểu đường có ăn được giá đỗ không?

2. Giá đỗ có các giá trị dinh dưỡng gì?

Phải hiểu về giá trị chữa bệnh của giá đỗ chúng ta mới biết được tiểu đường có ăn được giá đỗ không. Dưới đây là một số giá trị dinh dưỡng mà giá đỗ có đối với một cơ thể bình thường:

Chất đạm

Lượng đạm có trong giá đỗ ở mức trung bình, cứ 100g giá sẽ có khoảng 5,3 protein tương đương với 11% giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người nữ và 9% với nam giới.

Vitamin

Giá đỗ chứa các loại vitamin B, riboflavin, axit pantothenic, vitamin B6, thiamin, niacin, vitamin C. Đặc biệt vitamin C có trong 100g giá đỗ tương đương khoảng 22% giá trị dinh dưỡng của cơ thể nữ và 26% với cơ thể nam giới.

Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được giá đỗ không? 2
                                                   Giá đỗ là món ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể (ảnh: Internet)

Carbohydrate

Một người trưởng thành cần 2.000 calo, trong khi đó giá đỗ đảm bảo cung cấp đến 4 – 5,7% carbohydrate. Bên cạnh đó giá đỗ còn chứa 2,4g chất xơ trong 100g giá đỗ, khoảng 7 – 8,5% cơ thể con người.

Khoáng chất

Giá đỗ có nhiều chất đồng, trung bình một người hấp thu khoảng 0,9mg thì giá đỗ có thể đáp ứng 35% giá trị dinh dưỡng này. Ngoài ra với 100g giá đỗ, nữ giới sẽ được hấp thu gần 30% chất sắt trong nhu cầu dinh dưỡng cần thiết và với nam giới sẽ là 13%.

3. Giá đỗ có các lợi ích gì cho sức khỏe?

Bệnh tiểu đường có ăn được giá đỗ không chỉ là một trong số những câu hỏi về cách chữa bệnh của giá đỗ. Trước khi biết được việc giá đỗ là món ăn lợi hay hại với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, chúng ta nên biết giá đỗ là loại thực phẩm có rất nhiều giá trị cho một người bình thường. Chẳng hạn như:

Giúp dễ tiêu

Giá đỗ có lượng calo thấp, từ đỗ thành giá là một quá trình kích hoạt tinh bột thành đường, trong men giá có nhiều lactic, một tác nhân thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn có lợi cho quá trình tiêu hóa. Thành phần chất béo có trong thực phẩm này không gây đầy bụng, điều trị chứng thừa cholesterol máu. Đối với người phải thường xuyên hoạt động nhiều về trí óc thì giá đỗ sẽ cung cấp axit béo cần thiết cho tế bào não.

Giải độc

Đây là công dụng đặc biệt của giá đỗ mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được, có thể giải nhiều loại chất độc trong quá trình ăn uống, sinh hoạt mà con người thu nạp phải., kể cả thạch tín. Bởi vì trong giá đỗ có chưa các hoạt chất khử gốc tự do.

Điều trị nhiều bệnh lý

Giá đỗ có thể dùng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, cholesterol máu, ung thư (đặc biệt là ung thư vú và ung thư trực tràng), thoái hóa khớp, parkinson, alzheimer…

Đặc biệt tốt cho phụ nữ

Giá đỗ có giá trị lớn với những phụ nữ dễ bị sảy thai, sử dụng hằng ngày giá sống sẽ mang lại nhiều giá trị. Trong thành phần của giá đỗ còn có vitamin E cần thiết cho cơ thể trong trường hợp thiểu năng sinh dục và khó đẻ. Còn đối với phụ nữ sau sinh bị ít sữa, giá đỗ sẽ làm tăng khả năng tiết sữa.

Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được giá đỗ không? 3
                                                       Giá đỗ rất có lợi cho phụ nữ nếu được sử dụng hằng ngày (ảnh: Internet)

Người Nhật dùng giá đỗ như một món ăn truyền thống, phụ nữ vùng Kyodo có tỷ lệ nội tiết tố sinh dục nữ cao hơn so với phụ nữ phương Đông nói chung. Giá đỗ còn giúp giảm chứng rối loạn kinh nguyệt, làm chậm quá trình mãn kinh và kéo dài tuổi xuân.

Ngoài ra giá đỗ có tính năng thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thực, sinh tân dịch nên dùng để giải khát rất tốt.

4. Vậy bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có ăn được giá đỗ không?

Người tiểu đường có ăn được giá đỗ không là một băn khoăn lớn đối với nhiều người vì tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng cao. Như trên đã trình bày, giá đỗ chứa rất nhiều dinh dưỡng, đồng thời có khả năng chữa được các bệnh như tiêu hóa, giải độc, thanh nhiệt… Vậy tiểu đường có được ăn giá đỗ không khi mà chỉ số đường huyết có nhiều khác biệt so với người bình thường.

Đối với giá sống do có quá trình kích hoạt tinh bột thành đường nên nếu sử dụng sẽ không tốt cho cơ thể những người đang mắc bệnh. Tuy nhiên giá đỗ đã qua chế biến như xào lại có tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường. Bổ sung hằng ngày sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, chống suy nhược. Tuy nhiên trước khi dùng, nên ngâm giá đỗ trong nước muối trước khi chế biến để đảm bảo độ an toàn.

Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được giá đỗ không? 4
                                                      Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên ăn giá đỗ sống (ảnh: Internet)

Có một kiến nghị quan trọng đó là giá đỗ có tác dụng giải độc nhưng cũng có khả năng giải tác dụng của thuốc vì vậy không nên ăn quá gần khoảng thời gian trước hoặc sau khi uống thuốc.

Những kiến thức được cung cấp ở trên chính là cầu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi tiểu đường có ăn được giá đỗ không mà hầu hết các bệnh nhân tiểu đường băn khoăn. Tuy nhiên cần dựa vào tư vấn của bác sĩ để sử dụng hợp lý loại thực phẩm này, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Bạn đang xem bài viết: Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được giá đỗ không?tại Chuyên mụcNgân hàng câu hỏi”.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ
Bệnh tiểu đường là một trong các yếu tố nguy cơ gây tai biến...
Cải thiện bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống theo ‘kiểu tập trung bữa sáng’
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có thể cải thiện bệnh tiểu đường...
Hạ đường huyết
Bệnh tiểu đường là một bệnh mà lượng đường trong máu luôn ở mức...
Tại sao “ăn đêm muộn” không tốt cho người tiểu đường? Nên ăn gì khi đói vào ban đêm thì tốt?
Tại sao “ăn vào giờ đêm muộn” không tốt cho người tiểu đường? Khi...
Phân loại bệnh tiểu đường
Theo nguyên nhân, người ta phân loại bệnh tiểu đường thành 4 loại: bệnh...
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Harvard, Hoa kỳ khẳng định...
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ
Cải thiện bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống theo ‘kiểu tập trung bữa sáng’
Hạ đường huyết
Tại sao “ăn đêm muộn” không tốt cho người tiểu đường? Nên ăn gì khi đói vào ban đêm thì tốt?
Phân loại bệnh tiểu đường
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường