Tiền tiểu đường

Nên cải thiện lối sống, chế độ ăn uống, vận động, phòng ngừa tiền tiểu đường và giảm thiểu nguy cơ tiểu đường – căn bệnh đang trở thành mối hiểm họa của toàn xã hội.

1. Tiền tiểu đường là gì?

1.1 Tiền tiểu đường là nhóm tiền thân của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát khi lượng đường trong máu dần dần tăng lên do các yếu tố lối sống như ăn quá nhiều, thiếu vận động và béo phì. Trong quá trình phát triển bệnh tiểu đường, “tiền tiểu đường” nằm giữa giai đoạn cơ thể bình thường và giai đoạn bị bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu của bệnh nhân tiền tiểu đường cao hơn giá trị bình thường. Mặc dù bệnh tiểu đường vẫn chưa phát triển, nếu bệnh nhân tiếp tục duy trì lối sống như thế, có khả năng cao bị tiểu đường.

Tiền tiểu đường
Bệnh tiền tiểu đường

1.2 Bệnh tiền tiểu đường có nguy cơ đe dọa tính mạng cao

Theo “Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản thực hiện năm 2009, có khoảng 10 triệu người thuộc nhóm tiền thân của tiểu đường không được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường ở Nhật Bản.

Bệnh nhân không nên có ý nghĩ an tâm rằng “Tiền tiểu đường không phải là bệnh tiểu đường nên không sao cả”. Bệnh tiền tiểu đường không chỉ có nguy cơ khiến bệnh tiểu đường khởi phát ở người khỏe mạnh lên cao. Mà hiện tượng “xơ cứng động mạch” cũng bắt đầu tiến triển từ giai đoạn nhóm tiền thân của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiền tiểu đường 1
Người bệnh có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim

1.3 Các bệnh liên quan đến tính mạng do xơ cứng động mạch gây ra

Xơ cứng động mạch là trạng thái trong đó chất béo gọi là mảng xơ bám trên thành mạch máu và trở nên dày hơn.

Những người bị đường huyết cao có nhiều khả năng phát triển mảng xơ và dần dần các mạch máu của toàn bộ cơ thể bị rách vỡ. Xơ cứng động mạch tiến triển sẽ làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh do xơ cứng động mạch như “đau thắt ngực”, “nhồi máu cơ tim”, “nhồi máu não” và “xơ cứng động mạch tắc nghẽn”. Vì xơ cứng động mạch tiến triển chậm theo thời gian nên điều quan trọng là bệnh nhân cần chú ý để phòng ngừa sự khởi phát và tiến triển của bệnh.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiền tiểu đường

2.1 Chỉ số đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói, như tên gọi của nó, là một xét nghiệm để đo chỉ số đường huyết sau khi lấy mẫu máu của bệnh nhân trong tình trạng đói.

Bệnh nhân phải nhịn bữa sáng vào ngày xét nghiệm và lượng nước hấp thụ chỉ được giới hạn là nước và trà không chứa đường. Xét nghiệm này là một mục lấy mẫu máu trong khám sức khỏe tổng quát.

Trong hướng dẫn điều trị năm 2016 của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản đã phân loại những người có chỉ số đường huyết lúc đói là “110~126mg/dL” là bệnh tiền tiểu đường. Tuy nhiên, những người có chỉ số “100~109mg/dL” được phân loại là “giá trị cao bình thường” và được phân biệt với “giá trị bình thường” vì bệnh tiền tiểu đường có thể được phát hiện bằng xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT).

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) có thể được thực hiện khi chỉ số đường huyết lúc đói được phân loại là “bệnh tiền tiểu đường” và “giá trị cao bình thường”.

Bệnh tiền tiểu đường 2
Tiến hành lấy máu của bệnh nhân trong lúc đói

Tiêu chuẩn chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh tiền tiểu đường:

Phân loại Chỉ số đường huyết lúc đói
Bệnh tiểu đường ≥ 126mg/dL
Bệnh tiền tiểu đường 110~126mg/dL
Giá trị cao bình thường 100~109mg/dL
Giá trị bình thường ≤ 100mg/dL

2.2 Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT)

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) là một phương pháp xét nghiệm không được thực hiện trong khám sức khỏe tổng quát. Xét nghiệm này thực hiện khi bệnh nhân nhịn ăn hơn 10 giờ từ sau bữa tối ngày hôm trước và tiến hành lấy mẫu máu ở trạng thái đói. Sau đó, bệnh nhân được hấp thụ glucose hòa tan trong nước, tiến hành lấy mẫu máu nhiều lần cách từng khoảng thời gian nhất định rồi kiểm tra xem có sự tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn không và sau đó lượng đường trong máu giảm xuống giá trị bình thường không. Trong xét nghiệm này, có thể phát hiện “bệnh tiểu đường tiềm ẩn” của đối tượng có lượng đường trong máu chỉ tăng sau khi ăn dù lượng đường trong máu thông thường ở mức bình thường.

<Quy trình xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống (OGTT)>

– Bệnh nhân cần nhịn ăn trong hơn 10 giờ từ sau bữa tối ngày hôm trước.

– Lấy mẫu máu ở trạng thái đói vào buổi sáng ngày hôm sau (khuyến khích khoảng 9 giờ sáng).

– Uống dung dịch glucose 75g hòa tan trong nước.

– Ngay sau khi uống glucose, lấy mẫu máu sau 30 phút, sau 1 giờ, sau 2 giờ.

Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường năm 2016 xác định rằng trường hợp chỉ số trong 2 giờ xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) là 140~200mg/dL, bệnh nhân được chẩn đoán “bệnh tiền tiểu đường”. Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống chỉ được thực hiện khi bác sĩ nhận thấy cần thiết. Do đó, bệnh nhân lo ngại về tăng đường huyết sau bữa ăn, hãy đến khám tại “Khoa nội” hoặc “Khoa nội về bệnh tiểu đường” và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh tiền tiểu đường 3
Người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm glucose đường uống

Tiêu chuẩn chỉ số xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) của bệnh tiền tiểu đường:

Phân loại Chỉ số trong 2 giờ xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT)
Bệnh tiểu đường ≥ 200mg/dL
Bệnh tiền tiểu đường 140~200mg/dL
Giá trị bình thường < 140mg/dL

Đối tượng cần xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT)

Xét nghiệm dung nạp clucose đường uống (OGTT) là một xét nghiệm không được thực hiện trong việc khám sức khỏe bình thường. Trong chẩn đoán bệnh tiểu đường, xét nghiêm này sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chỉ khi cần thiết.

Trong hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường năm 2016, trường hợp bệnh nhân có “chỉ số đường huyết lúc đói từ 110~125 mg/dL” và “giá trị HbA1c là 6.0~6.4”, nên tiến hành xét nghiệm OGTT và ngay cả trường hợp bệnh nhân có “chỉ số đường huyết lúc đói từ 100~109 mg/dL”, “giá trị HbA1c là 5.6~5.9”, trường hợp gia đình có người mắc bệnh tiểu đường hoặc bản thân là người béo phì, xét nghiệm OGTT được khuyến khích tiến hành.

<Trường hợp nên xét nghiệm OGTT>

Khuyến cáo mạnh mẽ Nên tiến hành
Chỉ số đường huyết khi đói 110~125mg/dL 110~125mg/dL
HbA1c 6.0~6.4 5.6~5.9
Các yếu tố khác Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên 110~125mg/dL Gia đình có người bị tiểu đường, bản thân bị béo phì

3. Những người bị tiền tiểu đường nên nhanh chóng cải thiện lối sống

3.1 Cải thiện lối sống có thể cải thiện lượng đường trong máu

Nếu bệnh nhân tiếp tục duy trì lối sống không lành mạnh như ăn quá nhiều và thiếu vận động với suy nghĩ “Vì bản thân không bị bệnh tiểu đường nên bây giờ không cần quan tâm bất kỳ điều gì”, dần dần sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường hầu như không có triệu chứng cơ năng, và sẽ khó chữa khỏi khi phát bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiền tiểu đường, bệnh nhân có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách chú ý đến lối sống lành mạnh.

3.2 Phương pháp cải thiện lượng đường trong máu

Để không bị bệnh tiểu đường, điều quan trọng cần phải chú ý về việc ăn uống hàng ngày.

Mặc dù phần lớn mọi người đều biết rằng việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến sự gia tăng lượng đường trong máu, nhưng cũng có rất nhiều người không thực sự biết chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp với bản thân.

Để phòng ngừa việc ăn quá nhiều, trước hết người bệnh cần phải biết “cân nặng phù hợp” và “lượng hoạt động thể chất” của bản thân.

– Cân nặng phù hợp

Cân nặng phù hợp được tính là “22×bình phương chiều cao (m) “.

Ví dụ, cân nặng tiêu chuẩn của người cao 170 cm là 1.7 m × 1.7 m × 22=63,58 kg.

– Lượng hoạt động thể chất

Lượng hoạt động thể chất sẽ thay đổi lượng calo có thể tiêu thụ mỗi ngày theo nội dung công việc.

Công việc nhẹ (phần lớn là công việc văn phòng) 25〜30kcal/kg
Công việc thông thường (phần lớn công việc thường phải đứng) 30〜35kcal/kg
Công việc nặng (phần lớn là công việc lao động chân tay) 35〜 kcal/kg

– Lượng calo hấp thụ phù hợp

Lượng calo hấp thụ thích hợp được tính bằng “cân nặng phù hợp × lượng hoạt động thể chất”.

Trường hợp một nhân viên văn phòng cao 170cm, lượng calo sẽ được tính bằng 30 kcal x 63.58 kg = 1907 kcal/ngày.

Bệnh tiền tiểu đường 4
Tính toán lượng calo hấp thụ mỗi ngày

3.3 Phương pháp cải thiện lượng đường trong máu ②: vận động

Vận động có thể làm giảm lượng đường trong máu đã tăng cao, những người mắc bệnh tiểu đường sẽ áp dụng điều trị bằng “liệu pháp vận động”. Vận động có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, và việc thường xuyên thực hiện bài “tập aerobic” và “tập sức bền” được khuyến cáo trong e-healthnet của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản.

– Tập aerobic

Hãy cố gắng thực hiện các bài tập aerobic như “đi bộ”, “chạy bộ”, “đi xe đạp”, “bơi”,…ít nhất 3-5 lần một tuần. Việc tập aerobic được cho là có hiệu quả đối với vấn đề tăng đường huyết nếu thực hiện bài tập với mức độ mà bản thân cảm thấy “vừa đủ” trong 20-60 phút một ngày.

– Tập sức bền

Ngoài tập aerobic, nếu thực hiện “tập sức bền” để rèn luyện cơ bắp, sẽ có hiệu quả hơn trong việc cải thiện lượng đường trong máu. Có thể tập các bài tập như “cơ bụng”, “squat”, “chống đẩy”, “bài tập tạ” cùng với bài tập aerobic 2-3 lần một tuần.

Bệnh tiền tiểu đường 5
Tập aerobic mỗi ngày tốt cho sức khỏe

Các giá trị mục tiêu khác

Bên cạnh chỉ số đường huyết, việc quản lý cân nặng và cholesterol cũng rất quan trọng. Phần dưới đây giới thiệu các giá trị mục tiêu chung được mô tả trong “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường 2016 – 2017”.

HbA1c < 6.0
Duy trì cân nặng tiêu chuẩn Trên dưới 22 BMI (BMI là một giá trị số biểu thị mức độ béo phì, được tính bằng [cân nặng (kg)] ÷ [bình phương chiều cao (m)] )
Huyết áp < 130/80 mmHg (huyết áp đo tại nhà <125/75 mmHg)
LDL cholesterol <120 mg/dL (<100 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)
HDI cholesterol ≥40mg/dL
Chất béo trung tính (khi đói bụng vào sáng sớm) <150mg/dL
Non-HDL Cholesterol <150 mg/dL (<130 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)
Bệnh tiền tiểu đường 6
Biết cách quản lý cân nặng của cơ thể

4. Kết luận

Bệnh tiểu đường (type 2) được cho là khởi phát do sự tăng đường huyết mãn tính. Bệnh tiền tiểu đường nằm giữa giai đoạn cơ thể bình thường và giai đoạn bị bệnh tiểu đường, còn được gọi là “nhóm tiền thân của bệnh tiểu đường”. Ở giai đoạn của bệnh tiền tiểu đường, nếu bệnh nhân cải thiện toàn diện lối sống của bản thân, có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn chặn sự khởi phát của bệnh tiểu đường. Một khi bệnh tiểu đường phát triển, bệnh nhân phải tiếp tục điều trị để giảm lượng đường trong máu. Nguy cơ xuất hiện biến chứng tiêu biểu của bệnh tiểu đường giảm đáng kể thì chất lượng cuộc sống cũng sẽ tăng lên. “Phòng ngừa” trước khi bệnh tiểu đường phát triển là điều quan trọng nhất để có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

Chia sẻ