Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Để kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, người bệnh nên thực hiện và duy trì chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng khi tập thể dục, không phải tập luyện thể thao đều mang lại hiệu quả và tốt cho bệnh nhân tiểu đường, có chế độ tập luyện, vận động đúng cách mới mang lại hiệu quả. 

1. Tại sao bệnh nhân tiểu đường cần vận động?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm hơn 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) tại Nhật Bản, ngoài nguyên nhân do yếu tố di truyền thì nguyên nhân chính là xuất phát từ việc người bệnh có những thói quen sinh hoạt không tốt như ăn quá nhiều và không tập thể dục. Ngoài ra, cũng vì sự phát triển của các phương tiện đi lại và phủ sóng mạnh mẽ của Internet và truyền hình nên con người ít vận động thể thao hơn trước.

Vì thế, điều quan trọng là mọi người cần ý thức rèn luyện thân thể mỗi ngày. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, các hiệu quả dưới đây có thể được mong đợi bằng cách tập thể dục sau bữa ăn.

– Hiệu quả tức thì mà tập thể dục đem lại

(Hiệu quả ngay lập tức)

Tập thể dục giúp tiêu thụ glucose trong máu như một nguồn năng lượng và có tác dụng giảm lượng đường huyết, đặc biệt nếu vận động sau bữa ăn sẽ có hiệu quả ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu sau ăn và giảm lượng đường huyết.

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường 1
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường mang lại hiệu quả giảm lượng đường máu sau khi ăn (ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

– Hiệu quả lâu dài của tập thể dục

(Hiệu quả xuất hiện theo thời gian)

Nếu bệnh nhân duy trì tập luyện thể thao trong vài tháng, người bệnh sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng sự trao đổi chất cơ bản cũng như cải thiện hiệu quả của insulin, nhờ đó tác động tới việc chỉ số đường huyết khó tăng cao, giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

– Tác dụng khác

Ngoài ra, việc tập luyện thể thao còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống (QOL) của bệnh nhân tiểu đường.

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường 2
Chế độ vận động cho người đái tháo đường còn mang lại nhiều hiệu quả khác cho cuộc sống (ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

Những người không có thói quen tập thể dục có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi bắt đầu tập luyện, ví dụ như leo cầu thang cũng cảm thấy đau đớn, nhưng vì sức mạnh thể chất sẽ được cải thiện khi họ tiếp tục tập thể dục, nên việc tập luyện sẽ dễ dàng hơn và bệnh nhân sẽ thích nghi dần dần. Khi thể lực của bệnh nhân được cải thiện, họ có thể tập luyện các bộ môn thể thao, và tạo ra lối sống khoa học.

2. Những điều cần chú ý trước khi bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường, nếu không được thực hiện chính xác, không những không mang lại hiệu quả mà còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường. Do đó, khi bắt đầu chế độ tập thể dục cho người đái tháo đường, người bệnh phải tham khảo và nhận tư vấn của bác sĩ điều trị.

Việc bệnh nhân có nên tập thể dục hay không sẽ được bác sĩ quyết định qua “kiểm tra y tế”. Việc kiểm tra y tế được tiến hành để kiểm tra mức độ tiến triển của các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh nhân có hay không có các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường và mức độ như nào, làm rõ khả năng vận động của người bệnh, thể chất, điểm cần lưu ý khi tập thể dục.

Những người bệnh có các triệu chứng sau đây hoặc đang được chẩn đoán/điều trị có thể bị cấm hoặc hạn chế tập thể dục. Hãy luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ điều trị trước khi tập luyện.

– Những người đang tiến triển biến chứng về mắt do tiểu đường (bệnh võng mạc tiền tăng sinh và bệnh võng mạc tăng sinh)

– Những người bị suy giảm chức năng thận

– Người đang bị biến chứng về thần kinh (rối loạn thần kinh tự trị, rối loạn thần kinh ngoại biên ở bàn chân,…)

– Những người đang bị đau và tê ở bàn tay và bàn chân do bệnh động mạch ngoại biên

– Những người có lượng đường trong máu rất cao và kiểm soát kém lượng đường huyết của mình

– Người bị biến chứng chân do tiểu đường (loét và hoại thư)

– Những người bị bệnh tim như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

– Người có huyết áp cao

– Người bệnh bị đau khớp (đầu gối, hông)

Chế độ tập luyện cho bệnh tiểu đường 4
Người bệnh tiểu đường biến chứng tim mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện (ảnh: Internet)

– Những người đang bị bệnh như cảm cúm và viêm phổi

3. Các loại và cường độ vận động cho người đái tháo đường

Sau khi kiểm tra y tế và bác sĩ quyết định rằng bệnh nhân có thể tập thể dục, người bệnh hãy suy nghĩ lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp với bản thân. Để tập thể dục hiệu quả và an toàn, điều quan trọng là phải biết loại bài tập nào phù hợp với bản thân, cường độ tập luyện, và tập bao nhiêu lần mỗi tuần là tốt. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tìm ra hướng luyện tập mang lại hiệu quả tốt cho bản thân.

3.1 Loại bài tập nào là tốt?

Tập thể dục có loại thể dục nhịp điệu và bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp).

Bài tập thể dục nhịp điệu là bài tập lấy oxy vào cơ thể và tiêu thụ năng lượng bằng cách sử dụng oxy đó, ví dụ như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội,… Tập bài tập này giúp tiêu thụ năng lượng, ngăn chặn sự gia tăng đường huyết, có thể cải thiện chức năng của insulin nếu duy trì trong thời gian dài.

Bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp) là bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bắp như tập tạ, tập với dây tập kháng lực,…Khi sức mạnh cơ bắp tăng, sức mạnh thể chất cũng tăng, sự trao đổi chất cơ bản được cải thiện và cơ thể sẽ dễ dàng đốt cháy chất béo.

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường đạt hiệu quả khi kết hợp thành công hai bài tập: bài tập nhịp điệu và tập kháng lực.

3.2 Tiêu chuẩn về tần suất và thời gian tập luyện (lượng vận động) cho các bài tập thể dục

Dưới đây là những hướng dẫn tập luyện cho bệnh nhân, nhưng vì có sự khác biệt về thể chất và tình trạng của mỗi người nên người bệnh phải biết cách tăng dần cường độ luyện tập phù hợp với khả năng chịu đựng của bản thân mà không cố tập luyện quá sức.

Bài tập thể dục nhịp điệu

– 3 ngày trở lên/ tuần – Tổng cộng hơn 150 phút mỗi tuần

( Khuyến khích tập luyện 3 ngày trở lên)

– Dành thời gian mỗi lần tập luyện khoảng 10 đến 30 phút mỗi ngày (những người có sức mạnh thể chất tốt có thể tập 60 phút mỗi lần)

– Số lượng bài tập mỗi ngày: Khoảng 10.000 bước đi bộ, tương ứng với tiêu thụ năng lượng khoảng từ 160 đến 240 kcal.

Chế độ tập luyện cho bệnh tiểu đường 5
Người tiểu đường có thể chọn chế độ tập luyện bằng các bài tập nhịp điệu (ảnh: Internet)

Bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp)

– Tập ít nhất 2 ngày/tuần

– Tập các bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,…

– Người bệnh có thể tập với quả tạ, tập với dụng cụ tập, tập với máy tập để mang lại hiệu quả hơn

Chú ý không được nín thở khi tập và tập luyện với dụng cụ quá nặng, huyết áp có thể tăng đột ngột.

Chế độ tập luyện cho bệnh tiểu đường 6
Ngoài ra,  người bệnh nên tập thiết lập chế độ vận động cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách đan xen bài tập kháng lực và bài tập nhịp điệu (ảnh: Internet)

3.3 Tiêu thụ năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày

Trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh nên rèn luyện thân thể nhiều nhất có thể, điều này cũng giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường trong máu. Hãy tìm hiểu thói quen rèn luyện thân thể theo hướng dẫn trong bảng dưới đây.

Các hoạt động hằng ngày tiêu thụ 100 kcal – Tập thể dục và thời gian (trong trường hợp một người nặng 60 kg)

Năng lượng tiêu thụ trong tập thể dục và các hoạt động hàng ngày như sau:

Sinh hoạt/ Tập thể dục Thời gian
Tập thể dục bằng xe đạp điện (50 watt), dọn dẹp nhà cửa, lau dọn đồ gia dụng, bước đi (địa hình bằng phẳng, 67m/ phút) , chơi bowling, chơi ném đĩa, bóng chuyền, nâng tạ (cường độ vừa phải) Khoảng 32 phút
Đi bộ nhanh (địa hình bằng phẳng, 95 -100m/ phút), đi xe đạp (ít hơn 16 km/h), chơi với trẻ em/chơi với động vật (đi bộ/chạy, cường độ trung bình), thể thao dưới nước, dọn tuyết trên mái nhà, bóng bàn, thái cực quyền, bơi lội Khoảng 24 phút
Đi bộ nhanh (địa hình bằng phẳng, 107m / phút), chơi với trẻ em/chơi với động vật (đi bộ/chạy, hoạt động sôi nổi), chơi bóng mềm, bóng chày Khoảng 19 phút
Vận chuyển đồ nội thất, gia dụng, xúc tuyết, kết hợp chạy bộ và đi bộ (chạy bộ dưới 10 phút), nhảy Jazz, bóng rổ, bơi lội (bơi sải từ từ) Khoảng 16 phút

3.4 Cường độ luyện tập như thế nào?

Ngay cả khi tập cùng một bài tập, tác động trên cơ thể cũng khác nhau đối với mỗi người. Vì lý do đó, điều quan trọng là chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường phải phù hợp với bệnh nhân, nhưng nếu cường độ luyện tập quá yếu, chẳng hạn thời gian đi bộ ít, hiệu quả tập thể dục sẽ không tăng và ngược lại nếu cường độ tập luyện quá mạnh, sẽ tác động mạnh lên tim và điều đó rất nguy hiểm. Người bệnh nên áp dụng chế độ vận động với cường độ luyện tập khi bản thân vẫn cảm giác rằng “có thể tiếp tục nói chuyện”. Cường độ tập luyện phù hợp có thể đánh giá dựa trên số nhịp tim. Hãy tham khảo tiêu chuẩn về số nhịp tim dưới đây.

Tiêu chuẩn số nhịp tim thích hợp trong chế độ vận động cho người tiểu đường

Độ tuổi Số nhịp tim tiêu chuẩn
60 tuổi trở lên 100 nhịp/phút
59 tuổi trở xuống 120 nhịp/phút

Lưu ý thêm về đo nhịp tim

Đo nhịp tim, đo động mạch phía trong cổ tay ở phía đối diện bằng cách ấn ba ngón tay (ngón đeo nhẫn, ngón giữa, ngón trỏ) vào phần động mạch này trong 10 giây và sau đó nhân giá trị lên 6 lần, kết quả sẽ là nhịp mỗi phút.

Hiện nay, có nhiều máy đo nhịp tim có sẵn hiển thị kết quả trên màn hình, việc sử dụng các thiết bị này đo lường dễ dàng, thuận tiện, chính xác hơn.

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường 7
Người bệnh có thể tự đo nhịp tim ở cổ tay (ảnh: Internet)

4. Những điều cần chú ý khi vận động

Nếu bệnh nhân tập thể dục 30 phút đến 2 giờ sau bữa ăn, sẽ mang lại hiệu quả để ngăn ngừa tăng đường huyết sau bữa ăn, nhưng nếu điều đó khó thực hiện, hãy chọn thời gian phù hợp nhất với bản thân.

Để hạn chế chấn thương và tai nạn do tập thể dục, bệnh nhân nên dừng luyện tập khi tình trạng thể chất xấu, ngay cả khi bắt đầu tập thể dục, nếu cảm thấy cơ thể yếu trong khi tập thể dục, hãy ngừng tập thể dục.

Thận trọng khi tập thể dục

– Để tránh chấn thương và tai nạn, bệnh nhân hãy tập những bài tập giãn cơ trước và sau khi tập thể dục

– Trước, trong và sau khi tập luyện, đảm bảo cơ thể đủ nước

– Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh trường hợp hạ đường huyết khi đang tập thể dục

Đặc biệt, những người đang điều trị bằng thuốc có thể bị hạ đường huyết khi tập thể dục, sau khi tập thể dục và vào ngày hôm sau nên bệnh nhân cần chú ý hơn. Hãy suy nghĩ về các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Chọn giày phù hợp để tập thể dục

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường 3
Người bệnh nên chọn giày phù hợp để tập luyện thể thao (ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

– Những trường hợp dưới đây, bệnh nhân nên ngừng tập thể dục:

+ Khi thời tiết xấu (quá lạnh hoặc quá nóng)

+ Khi cơ thể không khỏe (lạnh, sốt, mệt mỏi, thiếu ngủ, người nôn nao,…)

+ Huyết áp cao hơn bình thường

+ Khi nhịp tim bị gián đoạn, không đều

+ Đau cơ, khớp đầu gối và hông

+ Kiểm soát lượng đường trong máu kém

– Tránh tập thể dục khi:

+ Khi đói

+ Sáng sớm (nghỉ ngơi) trước bữa sáng

+ Đêm khuya

+ Nhiệt độ cao hoặc thấp

– Nếu các triệu chứng sau xuất hiện trong khi tập thể dục, hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức:

+ Đánh trống ngực và khó thở

+ Chóng mặt, nhức đầu, ra mồ hôi lạnh, run rẩy, tê bàn tay và ngón tay

+ Cảm thấy đau và tức ngực, đau bụng

+ Đau ở các khớp đầu gối, hông

5. Chế độ tập luyện cho người đái tháo đường

Với chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường, sẽ không đạt hiệu quả nếu bệnh nhân thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Hãy vui vẻ luyện tập với mục tiêu dài hạn và làm theo khả năng của riêng bản thân người bệnh.

Điều quan trọng là áp dụng thành công bài tập vào cuộc sống hàng ngày, rèn luyện cơ thể nhiều nhất có thể, duy trì tập luyện với những công việc đơn giản như làm việc nhà,….

Dưới đây là những lời khuyên giúp người bệnh tiếp tục tập thể dục.

5.1 Bệnh nhân hãy tập thể dục theo chu kỳ cuộc sống của mình

Ngay cả khi bệnh nhân muốn tập thể dục, nhưng nhiều khi khó giữ được thói quen này thường xuyên vì có nhiều công việc, bận rộn. Điều quan trọng là phải vận động cơ thể thường xuyên ngay cả trong những khoảng thời gian ngắn nếu bệnh nhân không thể có thời gian để tập thể dục. Hãy kết hợp tập luyện vào cuộc sống hàng ngày. Vào các ngày trong tuần, nếu bệnh nhân quá bận rộn không có thời gian tập luyện, hãy cố gắng tăng rèn luyện cơ thể dù chỉ một chút, đi bộ vào một thời điểm nhất định những ngày cuối tuần, tham gia vào các câu lạc bộ thể thao,… Bệnh nhân hãy tự lên kế hoạch tập thể dục cho riêng mình.

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường 8
Người tiểu đường nên vận động thế nào để cân bằng với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày (ảnh: Internet)

Lời khuyên kết hợp tập thể dục vào cuộc sống hàng ngày

Người làm việc cho một công ty

Quá trình tới công ty

– Đi bộ tới trạm xe lửa hoặc xe buýt

– Tại nhà ga nên sử dụng cầu thang bộ hơn thang máy và thang cuốn

– Đỗ xe tại vị trí xa lối vào

Tại nơi làm việc

– Nếu vị trí công ty dưới 3 tầng, thay vì sử dụng thang máy người bệnh nên đi bộ

– Nên di chuyển càng nhiều càng tốt, tránh nhờ những người khác, chẳng hạn như khi đi in giấy tờ

– Khi ngồi ở bàn làm việc, đôi khi có thể duỗi chân cách sàn nhà vài cm và giữ trong khoảng 5 giây

– Đi bộ để ăn trưa và sau bữa trưa

– Tập thể dục duỗi thẳng chân tay đơn giản

Người nội trợ có nhiều thời gian ở nhà

Công việc nhà

– Lau dọn sàn nhà và cửa sổ bằng khăn

– Khi hút bụi, có thể tập luyện cơ đùi

– Khuyến khích nên giặt bằng tay

– Khi nấu ăn hoặc rửa bát, thỉnh thoảng nhón chân và giữ khoảng 5 giây

Mua sắm

– Có thể đi bộ khi mua sắm

– Đi xe đạp và đi bộ đến các cửa hàng cách xa một chút so với thường lệ

Khi xem TV

– Trong khi xem TV, có thể tập luyện các bài tập cơ bắp và duỗi cơ

5.2 Tạo một bản ghi chú quá trình người bệnh làm theo chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường (lịch tập thể dục mỗi ngày)

Bản ghi chú cũng giúp theo dõi kết quả của bài tập. Nếu người bệnh đặt mục tiêu và ghi lại kết quả, bản thân sẽ có động lực tập thể dục. Hãy in ra và sử dụng ghi chú trong tập “lịch tập thể dục mỗi ngày”.

5.3 Tận dụng lợi thế của thiết bị hỗ trợ tập thể dục

Các thiết bị khác nhau hỗ trợ các bài tập như máy đo bước chân, máy đo lượng hoạt động , máy đo nhịp tim,…. Với những chức năng này, vì người tập có thể thấy tiêu chuẩn về số lượng bài tập trong ngày và hiệu quả của bài tập một cách trực quan, bản thân sẽ có thêm động lực tập luyện: “tôi đã đạt được mục tiêu của mình hôm nay” hoặc “tôi không thể tập thể dục nhiều vào ngày hôm nay, tôi sẽ cố gắng tập vào ngày mai”.

Tính năng chính của các thiết bị hỗ trợ tập thể dục

Tên thiết bị Máy đo bước chân/ máy đo lượng hoạt động Máy đo nhịp tim đeo ở ngực Máy đo nhịp tim ở tay Đồng hồ đeo tay
Phương pháp đo lường Tính toán số bước/ calo khi di chuyển Đo nhịp tim bằng điện cực Đo nhịp tim bằng cảm quang Đo nhịp tim bằng điện cực
Vị trí đeo Eo, túi Ngực + cổ tay Cổ tay Cổ tay
Tính năng khi sử dụng – Có thể cài vào túi hoặc gắn vào phần thân

– Có thể đo lường trong khi tập luyện (tùy thuộc vào bài tập thể dục)

– Gặp một vài khó khăn khi cài thiết bị này ở vòng ngực

– Có thể đo lường trong khi tập luyện

(đo lường không chuẩn khi da khô)

– Dễ dàng đeo giống như một chiếc đồng hồ đeo tay

– Có thể tính toán lượng calo và đo bước chân

–  Có thể đo lường trong khi tập luyện (tùy thuộc vào bài tập thể dục)

– Dễ dàng đeo giống như một chiếc đồng hồ đeo tay

– Chỉ đo được khi không hoạt động thể chất (không đo được khi tập luyện thể thao)

5.4 Hãy tập luyện với thiết bị tập thể dục tốt

Ngay cả khi thời tiết xấu với mưa hoặc tuyết, hoặc thời tiết quá nóng và quá lạnh, người bệnh có thể dễ dàng tập thể dục trong nhà bằng cách sử dụng thiết bị tập thể dục. Các thiết bị phù hợp cho gia đình ngoài các loại thiết bị tập thể dục nhịp điệu như tập bằng xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ. Còn có một thiết bị tập thể dục kiểu cưỡi ngựa mà bệnh nhân có thể dễ dàng rèn luyện cơ bắp.

Đặc biệt, trong trường hợp những người già có nguy cơ đau khớp, chẳng hạn như đau hông và đầu gối, những người béo phì được khuyến khích tập thể dục bằng cách sử dụng xe đạp thể dục và thiết bị thể dục kiểu cưỡi ngựa, sẽ không đặt áp lực cho các khớp.

5.5 Tìm người đồng hành tập thể dục

Để duy trì tập thể dục, gia đình bệnh nhân nên cùng nhau luyện tập, tập thể dục một nhóm sẽ dễ dàng hơn là tập thể dục một mình. Giao tiếp với bạn bè thông qua các môn thể thao, khuyến khích, tạo động lực cho nhau là một cách duy trì luyện tập. Thật dễ dàng để tìm bạn bè qua các câu lạc bộ thể thao, trung tâm văn hóa và các nhóm sinh hoạt trong khu vực,…Ngoài ra, có người hướng dẫn tập luyện sẽ cho mọi người phương hướng luyện tập.

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường 9
Người bệnh nên tìm những người đồng hành để cùng thực hiện và duy trì chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường (ảnh: Internet)

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường cũng như chế độ ăn uống là một trong những điểm quan trọng trong điều trị tiểu đường để cải thiện đường huyết và cải thiện bệnh tiểu đường. Nếu bệnh nhân không kiên nhẫn, sẽ không thể duy trì tập luyện lâu dài và sẽ gây gánh nặng tinh thần, áp lực lên quá trình chữa bệnh. Việc tập thể dục dù chỉ đổ mồ hôi một chút cũng giúp người bệnh có tinh thần phấn khởi và thoải mái. Khuyến khích bệnh nhân tiểu đường luyện tập thể chất, ban đầu có thể tập luyện nhẹ nhàng, điều quan trọng là phải duy trì tập luyện thường xuyên.

Bạn đang xem bài viết:Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt?
Tập thể dục với các môn thể thao lành mạnh mang lại nhiều lợi...
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của tiếng cười, các...
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sáng đầy đủ không chỉ có...
Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường
Cả Gout và tiểu đường đều là 2 căn bệnh khó chữa, 2 bệnh...
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một cuộc khảo sát theo dõi khoảng 86.000 người Nhật trong 20 năm đã...
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Béo phì là nguyên nhân làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt?
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường