Kienthuctieuduong.vn được Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản đưa tin

Cỡ chữ:
A A

Phiên bản Việt của “Trang thông tin về bệnh tiểu đường” đã được ra mắt tại Việt Nam. Mặc dù số bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam đang gia tăng bùng nổ nhưng số lượng các cơ sở y tế có thể điều trị bệnh tiểu đường vẫn còn rất hạn chế và cũng còn thiếu những kiến thức chính xác về bệnh tiểu đường. “Trang thông tin về bệnh tiểu đường” đóng vai trò như một biện pháp giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng của Việt Nam về điều trị bệnh tiểu đường.

(Theo Viện Nghiên Cứu Thông Tin Y Tế Nhật Bản)

Dân số bệnh tiểu đường ở Việt Nam tăng gấp đôi trong 10 năm

Bệnh tiểu đường là căn bệnh đem lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Gánh nặng của bệnh tiểu đường đang ngày càng mở rộng không chỉ ở Nhật Bản. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, tăng gấp đôi trong 10 năm qua.

Số bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam năm 2017 là 3,54 triệu người (tỷ lệ 5,5%). Số người bị rối loạn dung nạp glucose (IGT) được coi là nhóm tiền tiểu đường là 4,79 triệu người (7,4%). Như vậy cứ trong 7,5 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường hoặc trong nhóm tiền tiểu đường. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam được dự đoán ​​sẽ tăng lên 7,7% vào năm 2045.

Bối cảnh mà bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam là do nhận thức về bệnh tiểu đường còn mờ nhạt và kiến ​​thức đầy đủ về bệnh chưa được lan rộng. Ở Việt Nam, hơn một nửa số người bị tiểu đường, 1,89 triệu người (53%) chưa tiến hành khám và điều trị bệnh tiểu đường.

“Ba phút học về bệnh tiểu đường” được lan tỏa tại Việt Nam

Trang web có tên gọi “Kiến thức tiểu đường” là trang web được thực hiện và công khai bởi công ty Omi Medical với mục đích cung cấp và mở rộng trên toàn quốc những kiến ​​thức về bệnh tiểu đường đang thiếu tại Việt Nam.

Bằng việc sử dụng nội dung của “Trang thông tin về bệnh tiểu đường” của Nhật bản và dịch sang Tiếng Việt, trang web đã mang lại những kiến thức bổ ích về các vấn đề như ▼ triệu chứng bệnh tiểu đường, ▼ các xét nghiệm, ▼ biến chứng bệnh tiểu đường, ▼ điều trị và phòng ngừa,▼ cải thiện lối sống,…

Điểm đáng chú ý là chuyên mục Ba phút học về bệnh tiểu đường cũng được đánh giá cao trong “Trang thông tin về bệnh tiểu đường của Nhật Bản”. Nội dung của chuyên mục này là những video học tập về bệnh tiểu đường dưới dạng mới, tóm tắt những kiến ​​thức về bệnh tiểu đường mà bệnh nhân muốn biết trong khoảng ba phút theo từng chủ đề. Với điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân,…,mọi người có thể dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi và tìm hiểu kiến ​​thức đa dạng về bệnh tiểu đường.

Những video “ba phút học về bệnh tiểu đường” với nội dung tiêu biểu về bệnh thường có số lượt xem vượt quá 2,4 triệu lần ở Nhật Bản được cho là sẽ ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.

Trang thông tin về bệnh tiểu đường đã xuất hiện tại Việt Nam 1
Trang thông tin về bệnh tiểu đường của Viện Nghiên Cứu Thông Tin Y Tế Nhật Bản
Trang thông tin về bệnh tiểu đường đã xuất hiện tại Việt Nam 2
Trang thông tin về bệnh tiểu đường đã xuất hiện phiên bản Việt Nam 

Các biện pháp đối với bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Khi bệnh tiểu đường tiến triển lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh thận, mất thị giác do bệnh võng mạc, cắt chân do loét và hoại thư bàn chân, bệnh tim mạch, đột quỵ,…Trung bình trong một năm có đến 50.000 người trở lên ở Việt Nam tử vong do bệnh tiểu đường.

Việt Nam hiện đã đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và rất nhiều phong cách sống phương Tây đang du nhập và ngày càng phổ biến. Bữa ăn truyền thống của người Việt Nam thường có gia vị nhạt, ít calo và có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên trong 10 năm qua bữa ăn của người Việt đã biến đổi với xu hướng với hàm lượng calo cao, giàu chất béo. Đô thị hóa ngày càng được đẩy mạnh và tình trạng thiếu vận động của người Việt cũng tăng lên.

Sự chênh lệch về y tế cũng đang ngày càng mở rộng. Các cơ sở y tế thường tập trung ở các khu vực đô thị và các khu vực nông thôn không được nhận sự khám và điều trị đầy đủ. Ngoài ra, phần lớn các nhân viên y tế không được đào tạo đầy đủ về điều trị bệnh tiểu đường.

Để khắc phục tình trạng liên quan đến bệnh tiểu đường, Việt Nam cần tăng cường việc giám sát bệnh, nâng cao hệ thống bảo hiểm y tế, tăng cường công tác phòng ngừa bệnh ở giai đoạn chưa bị bệnh. Chính phủ Việt Nam đã triển khai một chiến lược toàn quốc từ năm 2015 để ngăn ngừa các bệnh không truyền nhiễm (NCD) bao gồm cả bệnh tiểu đường.

Nâng cao kiến thức y tế về bệnh tiểu đường của các nước đang phát triển ở châu Á

Bộ Y tế Việt Nam đã nỗ lực tăng số lượng cơ sở y tế tại các vùng để mọi bệnh nhân tiểu đường có thể được điều trị và bắt đầu chiến dịch nâng cao nhận thức về sức khỏe để thúc đẩy lối sống lành mạnh của nhân dân, tuy nhiên cho đến nay, kết quả thu được vẫn chưa thực sự cao.

Gánh nặng do bệnh tiểu đường là rất nghiêm trọng. Theo báo cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), thiệt hại kinh tế do bệnh tiểu đường của một bệnh nhân ở Việt Nam trong 1 năm là 18.000 yên (162,7 USD). Để giảm bớt gánh nặng do bệnh tiểu đường, việc phòng ngừa bệnh tiểu đường từ giai đoạn chưa bị bệnh là cần thiết và để thực hiện điều này thì không thể thiếu những kiến ​​thức thích hợp về bệnh.

Dân số của bệnh tiểu đường ở khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam là 159 triệu người và được dự đoán sẽ tăng lên 183 triệu người vào năm 2045. “Trang thông tin về bệnh tiểu đường” được kỳ vọng ​​sẽ giúp nâng cao kiến thức y tế về bệnh tiểu đường của các nước đang phát triển ở châu Á.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Hầu hết mọi người khi nhận được thông tin mình bị tiểu đường tuýp...
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Harvard, Hoa kỳ khẳng định...
Phát hiện protein “Activin E” hỗ trợ điều trị tiểu đường và béo phì
Nhóm nghiên cứu của Đại học Kitasato, Đại học Kyoto và Đại học Khoa...
Phát hiện Osteocalcin – loại protein sinh ra từ xương giúp giảm lượng đường trong máu
Phát hiện của nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản về loại protein Osteocalcin sinh...
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu...
Một phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng chế độ “ăn thực dưỡng” điều trị tiểu đường
Một phụ nữ 59 tuổi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng để điều...
Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Phát hiện protein “Activin E” hỗ trợ điều trị tiểu đường và béo phì
Phát hiện Osteocalcin – loại protein sinh ra từ xương giúp giảm lượng đường trong máu
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Một phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng chế độ “ăn thực dưỡng” điều trị tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường