Đường huyết
Thông tin trong phần Hỏi & Đáp chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng kiểm tra tình trạng bệnh kĩ càng với bác sĩ điều trị trực tiếp để biết thêm chi tiết. Website Kiến thức Tiểu đường không chịu trách nhiệm cho bất cứ trường hợp nào không tìm hiểu kĩ thông tin. Các thông tin tại mục này được đăng tải với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Không dùng để thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.Đường huyết (đường trong máu) là năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể. Cơ thể con người là tổng hợp của 60 nghìn tỉ đơn vị tế bào, mỗi một tế bào đều cần oxy và chất dinh dưỡng (glucose) để giữ cho hoạt động sống hằng ngày. Và máu đảm nhận vai trò vận chuyển hai yếu tố quan trọng này đến tế bào để nuôi dưỡng cơ thể.
Lượng carbohydrate từ bữa ăn được hấp thu và chuyển hóa thành glucose từ ruột và hòa tan trong máu. Một phần glucose được sử dụng ngay lập tức tạo năng lượng cho các tế bào cơ và não.
Phần còn lại được chuyển thành glycogen ở gan (dạng dự trữ đường trong cơ thể). Khi bạn di chuyển, hoạt động tiêu thụ năng lượng, lượng đường trong máu sẽ giảm, gan sẽ phá vỡ glycogen thành glucose và vận chuyển vào máu. Lượng glucose cao trong máu sẽ được lưu trữ trong gan trở thành chất béo và tích tụ ở các bộ phận khác nhau trên toàn bộ cơ thể. Chu kỳ của đường được thực hiện trong cơ thể, về mặt y học gọi đó là sự chuyển hóa glucose.
Lượng đường trong máu cao ở khoảng 200 mg/dL hầu hết chưa xuất hiện triệu chứng. Nếu lượng đường huyết tăng cao hơn (khoảng 300 ~ 400 mg/dL) thì trong người sẽ có cảm giác khát nước, đi tiểu nhiều hơn, và cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, cũng xuất hiện các triệu chứng phổ biến như mất tập trung, xuất hiện mảng da tối màu, hay đói, giảm cân…Tuy nhiên, các triệu chứng này không phải là những dấu hiệu bất thường để cảnh báo tới người bệnh rằng mình đang ở mức đường huyết cao, ngay cả những người khỏe mạnh cũng thường xuyên gặp các triệu chứng kể trên, vì vậy bệnh nhân không biết mình mắc bệnh tiểu đường do tâm lý chủ quan. Chính vì thế, nhiều người phát hiện mắc bệnh tiểu đường khi kiểm tra sức khỏe ở nơi làm việc.
Khi lượng đường trong máu ở mức cao hơn nữa (> 500 mg/dL) sẽ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như buồn nôn, ói mửa, mất ý thức và hôn mê sâu.
Lượng đường trong máu tăng và giảm do các ảnh hưởng khác nhau, nhưng yếu tố quan trọng nhất là chế độ ăn uống. Khi bạn ăn uống, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và sau đó sẽ giảm dần theo thời gian. Ngay cả trong bệnh tiểu đường, cũng có trường hợp lượng đường trong máu có thể không quá cao trong khoảng thời gian đói trước bữa ăn. Trong trường hợp đó, nếu kiểm tra đường huyết khi đói có thể không phát hiện và chẩn đoán bệnh tiểu đường, do đó bệnh nhân nên được kiểm tra lượng đường trong máu trong 2 giờ sau khi dung nạp glucose. Dung nạp glucose có nghĩa là đưa cơ thể về trạng thái giống như đã ăn. Để duy trì ổn định điều kiện kiểm tra, bệnh nhân sẽ uống 75 g glucose thay vìăn một bữa ăn phụ thuộc vào lượng và thành phần.
Tình trạng lượng đường trong máu cao do tiểu đường có thể giảm xuống mức bình thường nếu bệnh nhân điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hiệu quả của insulin là do sự lão hóa và lối sống đã có từ lâu, vì vậy nếu bệnh nhân ngừng điều trị, tình trạng tăng đường huyết có thể trở lại. Hơn nữa, vì tăng đường huyết hầu như không có triệu chứng, bản thân bệnh nhân có thể không biết. Nếu được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, cần thường xuyên đến bệnh viện và tiếp tục kiểm tra tình trạng bệnh, kể cả những người đã điều trị tốt và chỉ số đường huyết được kiểm soát ở mức bình thường. Do đó, lượng đường trong máu giảm không có nghĩa là kết thúc điều trị.
Kiểm tra đường huyết sẽ cho thấy lượng đường trong máu tại thời điểm lấy mẫu máu. Lượng đường trong máu là một giá trị cho thấy nồng độ glucose trong máu, và giá trị tiêu chuẩn trước khi ăn (khoảng thời gian mà giá trị đường huyết thấp) là 60~110 mg/dL , 2 giờ sau ăn (khoảng thời gian mà giá trị đường huyết cao) là 100~140 mg/dL. Trong kiểm tra đường huyết, kết quả này được hiểu là “giá trị tạm thời” của chỉ số đường huyết đang thay đổi từng lúc. Sau khi thực hiện kiểm tra đường huyết, nếu kết quả cao hơn nhiều so với 140 mg/dL, bệnh nhân có thể biết rằng việc điều trị của bản thân chưa tốt. Ngược lại, nếu giá trị này cao hơn hoặc thấp hơn 140 mg/dL một chút thì cũng chưa thể khẳng định việc điều trị đã thực hiện tốt.
Không hẳn như vậy, điều này còn phụ thuộc vào tần suất kiểm tra đường huyết của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tự đo đường huyết và thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, việc này rất có ý nghĩa trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chỉ tiếp nhận kiểm tra đường huyết khi nhập viện, có lẽ tần suất thăm khám của bệnh nhân là khoảng một lần một tháng, thì bệnh nhân không thể biết được tình trạng điều trị một cách chính xác. Vì vậy, cần phải thực hiện kiểm tra có thể giúp nắm được tình trạng kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài, chẳng hạn như kiểm tra HbA1C.
Việc bệnh nhân tự đo lượng đường trong máu được gọi là tự đo đường huyết. Việc tự đo đường huyết này giúp bệnh nhân có thể hiểu được sự biến động đường huyết của bản thân trong cuộc sống hàng ngày, từ đó biết được những vấn đề trong biện pháp điều trị của mình và thúc đẩy điều trị tốt hơn. Thông thường bệnh nhân bị huyết áp cao thường tự đo huyết áp của mình, tuy nhiên hiện nay ở những bệnh nhân tiểu đường, việc tự đo lượng đường trong máu bắt đầu trở nên phổ biến. Bởi chỉ số đường huyết thường biến đổi nhiều hơn so với huyết áp, có thể nói rằng tự đo lường có giá ưu điểm lớn hơn.
Tự đo đường huyết có những ưu điểm sau:
(1) Có thể nhận biết bệnh tiểu đường vốn có ít triệu chứng cơ năng bằng các giá trị số và hiểu hơn về bệnh.
(2) Có thể đo chỉ số đường huyết vào bất cứ lúc nào và có thể nắm bắt sự biến động lên và xuống của lượng đường trong máu theo thời gian, chứ không phải chỉ một thời điểm.
(3) Có thể biết được tình trạng tăng đường huyết ẩn.
(4) Hiểu rõ về sự biến động đường huyết và phương pháp điều trị của bản thân, do đó có thể thúc đẩy điều trị tích cực hơn.
(5) Có thể cảm nhận hiệu quả điều trị và do đó có động lực để điều trị.
(6) Có thể nhận biết tình trạng hạ đường huyết
(7) Hiểu biết về mối quan hệ giữa cuộc sống hàng ngày và sự biến đổi lượng đường trong máu do đó có nhiều kiến thức hữu ích cho việc điều trị.
(8) Những người không có nhiều kiến thức về chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường có thể cải thiện chế độ ăn trong khi quan sát kết quả đo đường huyết.
(9) Nếu bệnh nhân có thể tự mình quản lý chặt chẽ, có thể tự tin về việc điều trị của bản thân và mở rộng phạm vi sống của mình. Cũng có thể giảm số lần đến bệnh viện.
(10) Hiệu quả tự quản lý có thể được cải thiện bằng cách kết hợp tự đo lượng đường trong máu trong đo đường trong nước tiểu.
Nhận thức về bệnh là “bản thân bệnh nhân tự nhận thức về tình trạng bệnh của mình”. Các bệnh có triệu chứng cơ năng rõ ràng như sốt và đau rất dễ nhận biết, nhưng các bệnh có triệu chứng cơ năng không rõ ràng như tiểu đường hầu như bệnh nhân không nhận thức được mình bị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi bệnh nhân không nhận thấy bệnh tiểu đường hoặc chỉ phát hiện bệnh tiểu đường khi khám sức khỏe,…cũng có rất nhiều bệnh nhân đã bỏ mặc bệnh tiến triển.
Ngay cả khi không có triệu chứng chủ quan nhưng nếu xét nghiệm và kết quả nhận được nằm ngoài giá trị tiêu chuẩn, có thể bệnh đã tiến triển âm thầm mà bệnh nhân không nhận thúc được. Và khi lặp lại các xét nghiệm và chỉ số đường huyết vẫn ở mức cao, mọi người sẽ nhận thức được bệnh của bản thân.
Đối với bệnh tiểu đường, việc tự đo đường huyết sẽ có hiệu quả tăng nhận thức của bệnh nhân về bệnh. Vì lý do này, có một số lượng ngày càng nhiều các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh sớm, áp dụng việc tự đo đường huyết để có động cơ điều trị. Trước khi hiểu biết về mối quan hệ giữa chức năng insulin và lượng đường trong máu, điều quan trọng là phải nhận thức được thực tế rằng “đó là bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu tăng cao”.
Chỉ số đường huyết luôn thay đổi từ 70~140 trong một ngày ngay cả đối với những người khỏe mạnh, và đối với những người bị bệnh tiểu đường, phạm vi biến động sẽ lớn hơn nhiều. Mọi người không thể biết chính xác mức độ biến động của đường huyết thường như thế nào nếu chỉ dựa trên giá trị kiểm tra được đo tại thời điểm khám bệnh tại bệnh viện. Tuy nhiên, nếu tự đo đường huyết của bản thân nhiều lần trong ngày, bệnh nhân sẽ thu nhận được thông tin để có thể nắm bắt sự biến động của chỉ số đường huyết.
Sự biến động của chỉ số đường huyết sẽ khác nhau tùy mỗi người nên không thể nói nên đo đường huyết bao nhiêu lần một ngày, nhưng nếu duy thực hiện 7 lần đo trước, sau ba bữa ăn và trước khi đi ngủ trong vài ngày, bệnh nhân có thể nắm được mô hình biến động của đường huyết. Một khi biết được mô hình của sự biến động của đường huyết và quyết định được việc điều trị, bệnh nhân không cần phải đo đường huyết thường xuyên. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về tần suất đo thực tế của bản thân và quyết định số lần đo phù hợp.
Khi cố gắng giảm lượng đường trong máu bằng liệu pháp điều trị bằng thuốc, tình trạng hạ đường huyết có thể dễ xảy ra. Do đó, nếu bệnh nhân không tự đo đường huyết, có một vấn đề là khó uống và tiêm đủ lượng thuốc cần thiết để kiểm soát đường huyết tốt hơn và để tránh hạ đường huyết. Nếu bệnh nhân tự đo lượng đường trong máu và nắm được khoảng thời gian và mức độ đường huyết tăng cao, bệnh nhân có thể kết hợp thêm các phương pháp điều trị tích cực tập trung vào khoảng thời gian đó.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh có ít triệu chứng cơ năng. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân cần duy trì điều trị hàng ngày trong một tình huống mà rất khó để nhận ra những lợi ích thu được bằng cách điều trị. Mọi người sẽ không biết cho đến khi có một kiểm tra như HbA1C trong lần khám tiếp theo để xem liệu việc điều trị bằng chế độ ăn uống và luyện tập có thực sự hiệu quả hay không. Hơn nữa, ngay cả khi bệnh nhân đã cố gắng duy trì điều trị trong một vài ngày, nhưng nếu có vài ngày lười biếng, hiệu quả điều trị từ những ngày trước sẽ biến mất và bệnh nhân cũng không thể xác nhận hiệu quả điều trị bệnh của bản thân. Tuy nhiên, tự đo lượng đường trong máu làm cho bệnh nhân có thể biết những nỗ lực điều trị hàng ngày thông qua những giá trị số.
Thực tế là khi có mục tiêu cụ thể trước mặt thì mọi người sẽ có nhiều động lực để thách thức hơn so với việc đặt ra mục tiêu mơ hồ và không chỉ giới hạn trong điều trị bệnh tiểu đường mà việc tự đo đường huyết còn giúp bệnh nhân nhân thức được nhiều điều khác.
Thật vậy, uống quá nhiều thuốc thường không gây hạ đường huyết nhiều như khi điều trị bằng insulin. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp hạ đường huyết xảy ra ngay cả khi chỉ dụng thuốc uống. Vì vậy, nếu bệnh nhân đang hướng đến cố gắng kiểm soát đường huyết tốt hơn, ngay cả khi chỉ uống thuốc, bệnh nhân cũng nên biết về tình trạng hạ đường huyết. Tuy nhiên, chỉ những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin được áp dụng bảo hiểm y tế cho chi phí cần thiết để tự đo đường huyết .
Lấy ví dụ bệnh nhân đang điều trị bằng chế độ ăn uống, ngay cả với cùng một lượng năng lượng (calorie), chỉ số đường huyết tăng sau bữa ăn phụ thuộc vào loại chất dinh dưỡng, trường hợp lượng carbohydrate lớn, lượng đường trong máu bắt đầu tăng nhanh, trường hợp nhiều chất béo và protein, lượng đường trong máu tăng chậm. Nếu bệnh nhân duy trì tự đo đường huyết, bệnh nhân sẽ dần chú ý đến sự liên quan của chế độ ăn uống và lượng đường trong máu. Thông tin để bệnh nhân có thể vừa thử nghiệm vừa sửa như kiến thức về mối quan hệ giữa ăn uống và đường huyết trong chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc, việc xác nhận kết quả và sửa đổi thêm phương pháp điều trị chỉ có thể đạt được bằng phương pháp tự đo đường huyết.
Cho đến nay, bệnh nhân tiểu đường đã được hướng dẫn điều trị y tế như nhớ làm thế nào để thực hiện chế độ ăn uống điều trị bênh. Tuy nhiên trong thực tế, việc hiểu cách thức điều trị theo chế độ ăn uống một cách chính xác và để duy trì thực hiện hàng ngày là một gánh nặng đối với bệnh nhân.
Do đó, một phương pháp hướng dẫn bệnh nhân là cố gắng ghi nhớ việc tự đo đường huyết trước và điều chỉnh chế độ ăn dựa vào kết quả đo đã được thử nghiệm. Nếu bệnh nhân đo lượng đường trong máu sau bữa ăn và kết quả nằm trong mục tiêu kiểm soát, điều này có nghĩa là chế độ ăn đã được thực hiện tốt. Nếu kết quả đo vượt qua mục tiêu kiểm soát, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về việc cải thiện lượng và thực phẩm trong chế độ ăn uống.
Bệnh nhân có thể thu nhân những kiến thức một cách tự nhiên thông qua trải nghiệm mà không cần phải cố ghi nhớ. Tuy nhiên, khi điều trị các bệnh về lối sống khác ngoài bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tăng lipid máu và tăng huyết áp, không thể đánh giá liệu lượng bữa ăn có tốt hay không chỉ bằng đường huyết. Vì những người mắc bệnh tiểu đường thường đồng thời bị các bệnh này, cần phải có kiến thức cơ bản về chế độ ăn uống để thúc đẩy thực hiện chế độ ăn uống đúng cách bao gồm cả việc điều trị.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang thực hiện chế độ ăn uống chỉ dựa trên lượng đường trong máu, trong trường hợp điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể ăn quá nhiều. Vì vậy, điều quan trọng hơn là kiểm tra việc ăn uống bằng cách đo cân nặng.
Ăn bao nhiêu thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên, nên vận động khi nào và như thế nào phù hợp với tình trạng đường huyết của bản thân, tất cả những điều này bệnh nhân đều có thể biết bằng cách tự đo đường huyết. Mặc dù bệnh nhân có thể không nhận thấy rằng bản thân có lo lắng về tăng đường huyết (hoặc hạ đường huyết) mà không tự đo đường huyết, nhưng họ có thể nhận thấy phạm vị cuộc sống của mình bị thu hẹp. Việc tự đo đường huyết sẽ hỗ trợ hiệu quả điều trị hàng ngày, loại bỏ sự lo lắng không cần thiết đối với bệnh tiểu đường, và từ đó dẫn đến khả năng tự quản lý cao hơn và cuộc sống thoải mái hơn.
Mặc dù tự đo đường huyết không có nghĩa là bệnh nhân có thể giảm số lần đến bệnh viện ngay lập tức, nhưng bệnh nhân có thể nhận thấy tình trạng tăng đường huyết của chính bản thân bằng cách tự đo đường huyết và có thể nắm vững cách xử lý tình trạng này, do đó tình trạng kiểm soát dài hạn như kiểm tra HbA1C cũng sẽ trở nên tốt hơn. Nếu kiểm soát lượng đường trong máu đạt đến mục tiêu điều trị và ổn định, bệnh nhân không cần phải thay đổi phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ cho bệnh nhân cũng sẽ ít hơn, do đó có thể giảm số lần đến bệnh viện. Tất nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy, cần thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ về tần suất đến bệnh viện định kỳ.
Trường hợp những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc, đặc biệt là liệu pháp insulin, việc tự đo đường huyết là vấn đề quan trọng, nhưng đối với những bệnh nhân không điều trị bằng thuốc hoặc chỉ điều trị bằng thuốc uống, việc tự đo đường huyết cho đến nay không phải là quá phổ biến, và phần lớn thường đo đường đường trong nước tiểu.
Để sử dụng việc đo đường trong nước tiểu làm mục tiêu kiểm soát đường huyết, có một vài điểm và thông tin cần chú ý sẽ được nêu cụ thể trong các câu hỏi tiếp theo. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp tự đo đường huyết trong đo đường trong nước tiểu, có thể bù đắp các điểm này. Ví dụ, có thể đo lượng đường trong máu chỉ trong các khoảng thời gian mà kiểm tra đường nước tiểu có khả năng dương tính và sau đó sử dụng các cách đo đường trong nước tiểu một cách riêng biệt.
Trong nhóm bệnh tiền tiểu đường và người bị bệnh tiểu đường tương đối nhẹ, nếu đường trong nước tiểu sau khi thức dậy và trước khi ăn duy trì kết quả âm tính, bằng cách kết hợp tự đo đường huyết trên cơ sở đo đường trong nước tiểu, bệnh nhân có thể nhận đủ thông tin về tình trạng của bản thân. Trong những năm gần đây, không phải phương pháp sử dụng giấy quỳ, đường trong nước tiểu có thể đo chính xác một cách dễ dàng bằng máy đo đường trong nước tiểu (trong kỹ thuật số (máy đo kỹ thuật số KK Tanita- Phát hành tháng 6 năm 2004).
Do để tiến hành đo chính xác, cần phải nhờ bác sĩ hoặc y tá hướng dẫn phương pháp đo đúng. Ngoài ra, phải mất thời gian và công sức để bệnh nhân làm quen với phương pháp đo. Đó còn do chi phí mua dụng cụ đo lường và cảm biến đo lường. Do những hiện trạng như vậy, hiện tại, người áp dụng phương pháp tự đo đường huyết chủ yếu giới hạn ở những bệnh nhân đang được bảo hiểm y tế chi trả và bệnh nhân đang điều trị bằng insulin, do đó rất khó để việc tự đo đường huyết trở nên phổ biến.
Những đồ dùng nên chuẩn bị là máy đo đường huyết, “kim đâm (lưỡi chích)” lấy máu cần để đo, dụng cụ chuyên dụng “dụng cụ đâm” được sử dụng khi đâm kim trên da, cảm biến đo,…Những dụng cụ này được bán tại các hiệu thuốc lớn, nhưng nếu bệnh nhân đến bệnh viện điều trị bệnh tiểu đường, trước tiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua. Bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi phí cần thiết để đo đường huyết của bệnh nhân đang thực hiện liệu pháp insulin.
Bệnh nhân tiểu đường nên tiến hành tự đo đường huyết như sau. Gắn kim chích máu sạch vào bút chích và gắn cảm biến đo vào thân của dụng cụ đo. Tiếp theo, đâm kim vào da (chủ yếu là đầu ngón tay) bằng kim đâm, lấy ra một lượng máu nhỏ và chạm cảm biến đo vào đó. Sau đó, máu được tự động hút vào dụng cụ đo và bắt đầu đo. Mặc dù thời gian đo dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào dụng cụ đo, tuy nhiên thông thường, lượng đường trong máu sẽ được hiển thị trong khoảng 15 giây, vì vậy hãy ghi lại, sau đó làm sạch kim chích và cảm biến đo.
Ngoài ra, có một số khác biệt tùy thuộc vào loại dụng cụ đo và thời gian cần thiết để đo. Để biết chi tiết, hãy lòng xem hướng dẫn sử dụng của các loại dụng cụ đo trước khi đo. Mặt khác, không vứt bỏ kim chích hoặc cảm biến đo lường lẫn với các loại rác khác, hãy mang đến cơ sở y tế hoặc nhà thuốc để các dụng cụ này được xử lý phù hợp.
https://kienthuctieuduong.vn
Nếu vứt kim chích và cảm biến đo lường cùng với các loại rác thông thường thì có khả năng người lao công trong quá trình thu gom rác có thể bị thương hoặc các bệnh truyền nhiễm. Để ngăn chặn điều này, vui lòng giữ kim đâm và cảm biến đo trong chai,…và vứt bỏ chúng riêng biệt với các loại rác thông thường. Tốt nhất là đem đến một cơ sở y tế, bệnh viện hoặc một hiệu thuốc tại thời điểm mua dụng cụ mới để được xử lý phù hợp.
https://kienthuctieuduong.vn
Vị trí lấy máu khi tự đo đường huyết phụ thuộc vào loại dụng cụ đo. Trong trường hợp dụng cụ đo cần một lượng máu lớn để đo, nên lấy máu ở đầu ngón tay- vị trí có thể lấy một lượng máu tương đối lớn, nhưng trong trường hợp dụng cụ đo có thể đo được với một lượng máu rất nhỏ, có thể lấy máu ở phần thịt của lòng bàn tay, bên ngoài cánh tay, bụng, đùi,…Có những vị trí máu có xu hướng dễ chảy ra và có những vị trí không như vậy. Mọi người có thể điều chỉnh độ sâu của kim đâm để lấy lượng máu phù hợp bằng cách sử dụng một dụng cụ có thể thay đổi độ sâu của vết đâm.
https://kienthuctieuduong.vn
Khi lấy máu ở đầu ngón tay, dù đều được động viên là “không đau chút nào”, nhưng thực tế sẽ có cảm giác đau nhói. Trường hợp quá đau, nếu làm cho độ sâu đâm lấy máu nông hơn thì sẽ làm giảm cơn đau. Ngoài ra, vì các vị trí như ở cánh tay và bụng sẽ ít đau hơn so với đầu ngón tay nên lấy máu ở vị trí này sẽ không đau. Tuy nhiên, khi nhận thấy chỉ số đường huyết đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là khi xác nhận rằng đó là hạ đường huyết, hãy lấy mẫu máu ở đầu ngón tay và tiến hành đo đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Vì sự biến động của chỉ số đường huyết khi đo bằng mẫu máu lấy ở đầu ngón tay sẽ xuất hiện sớm nhất so với khi đo bằng mẫu máu được lấy ra từ cánh tay,…Khi bị hạ đường huyết, chỉ số đường huyết giảm trong một thời gian rất ngắn, vì vậy nếu bệnh nhân tiểu đường đánh giá bằng cách lấy mẫu máu ở cánh tay và đo giá trị thì sẽ không phát hiện ra dù đã bắt đầu bị hạ đường huyết, ngoài ra còn có khả năng bỏ lỡ thời gian bổ sung bữa ăn.
https://kienthuctieuduong.vn
Một bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin có thể cần đo đường huyết 4-5 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày cho đến khi kiểm soát đường huyết được ổn định. Tuy nhiên, khi kiểm soát đường huyết ổn định, có thể đo đường huyết 2-3 lần một ngày. Nếu bệnh nhân đến bệnh viện, hãy nhận được hướng dẫn từ bác sĩ về số lần đo đường huyết phù hợp.
https://kienthuctieuduong.vn
Việc quyết định khi nào cần đo đường huyết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Các thời điểm để đo đường huyết hiệu quả sẽ khác nhau tùy thuộc vào lộ trình điều trị và lối sống của bệnh nhân tiểu đường.
Những người thuộc nhóm tiền tiểu đường chưa tiếp nhận điều trị tại bệnh viện, nên đo đường huyết sau khi ăn khoảng 2 giờ. Thông thường lượng đường trong máu tại khoảng thời gian này sẽ cao nhất, vì vậy người thuộc nhóm tiền tiểu đường có thể phát hiện sớm bệnh đã tiến triển thành bệnh tiểu đường chưa.
Ngoài ra, đôi khi không cần phải duy trì đo đường huyết theo một thời điểm cố định, tốt hơn là nên thay đổi thời điểm đo khi thay đổi phương pháp điều trị. Ngoài ra, ngay cả khi bệnh nhân tiểu đường không thay đổi phương pháp điều trị, nếu thực hiện đo đường huyết ở một khoảng thời gian khác, bệnh nhân có thể phát hiện tình trạng tăng đường huyết ẩn và hạ đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Kết quả thu được sẽ khác nhau nếu thời gian đo đường huyết khác nhau. Ở nhóm tiền tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nhẹ, tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn là dễ nhận thấy. Vì vậy, nếu đo đường huyết trước bữa ăn, bệnh nhân không thể đánh giá liệu việc điều trị đã thực hiện tốt hay không. Ngoài ra, hãy cẩn thận vì việc đo như thế này có thể dẫn đến phán đoán sai lầm rằng “Chỉ số đường huyết nằm trong giá trị tiêu chuẩn nên không cần lo lắng về bệnh tiểu đường”. Vì vậy sẽ tốt hơn để đo đường huyết sau bữa ăn.
Ngoài ra, lượng đường trong máu trước bữa ăn thường phản ánh mức độ bất thường chuyển hóa glucose và kết quả điều trị thông thường. Khi lượng insulin tự tiết ra suy giảm, lượng đường trong máu trước bữa ăn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp như vậy, nếu việc điều trị hàng ngày tốt, lượng đường trong máu trước bữa ăn cũng sẽ giảm.
https://kienthuctieuduong.vn
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về mục tiêu điều trị cụ thể và đặt ra giá trị đường huyết tiêu chuẩn. Bác sĩ sẽ đặt mục tiêu điều trị riêng cho từng bệnh nhân bằng cách xem xét toàn diện các khả năng khác nhau như sự có hay không của các biến chứng và tình trạng hạ đường huyết, tuổi tác, sự hỗ trợ điều trị mà bệnh nhân có thể nhận được (như sự phối hợp của gia đình,…). Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản đã đề xuất các mục tiêu quản lý bệnh tiểu đường. Trong số đó, để đạt được “HbA1c dưới 7,0% để phòng ngừa biến chứng”, lượng đường trong máu thường được kiểm soát ở mức dưới 130 mg/dL khi đói, dưới 180 mg/dL sau khi ăn.
Mục tiêu kiểm soát đường huyết
Mục tiêu hướng đến bình thường hóa đường huyết: HbA1c dưới 6.0%
Mục tiêu của trường hợp bệnh nhân tiểu đường có thể đạt được mà không có tác dụng phụ như hạ đường huyết
Mục tiểu để phòng ngừa các biến chứng: HbA1c dưới 7.0%
Chỉ số đường huyết tương ứng với mục tiêu là dưới 130 mg/dL khi đói, dưới 180 mg/dL sau khi ăn 2 giờ
Mục tiêu khi khó tăng cường điều trị: HbA1c dưới 8.0%
Mục tiêu khi khó tăng cường điều trị bởi nguyên nhân như hạ đường huyết
https://kienthuctieuduong.vn
Trường hợp bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin và đã được bác sĩ hướng dẫn biện pháp xử lý tình trạng tăng đường huyết, hãy làm theo hướng dẫn đó. Nếu bệnh nhân đang thực hiện một phương pháp điều trị khác ngoài liệu pháp insulin, không cần phải quá lo lắng về tình trạng tăng đường huyết, tuy nhiên nếu bệnh nhân bị bệnh như các bệnh truyền nhiễm thì sẽ có lượng đường trong máu cao đáng ngạc nhiên. Nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài hơn hai ngày và lượng đường trong máu vượt quá 300, hãy đến khám tại cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. Ngoài ra, trong trường hợp như vậy, hãy chú ý về lượng nước và uống nhiều nước hơn.
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng thuốc sẽ thường được hướng dẫn cách đối phó khi chỉ số đường huyết giảm quá thấp (hạ đường huyết), vì vậy hãy làm theo những hướng dẫn đó. Những bệnh nhân tiểu đường không điều trị bằng thuốc không cần phải lo lắng về việc đường huyết giảm quá thấp.
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng là như vậy, nhưng nếu bệnh nhân tiểu đường không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết, cũng như đối phó với các vấn đề ngay sau khi phát hiện tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết, lợi ích của việc tự đo đường huyết sẽ giảm đi một nửa.
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh nhân tiểu đường nên ghi lại giá trị tự đo đường huyết và lượng ăn uống/ tập luyện trong ngày, sau đó tạo thói quen suy nghĩ về lý do tại sao lượng đường trong máu lại tăng hay giảm như vậy.
https://kienthuctieuduong.vn
Hầu hết các dụng cụ đo đường huyết gần đây đều có chức năng ghi nhớ. Nhờ đó giúp bệnh nhân tiểu đường không cần ghi chép lại kết quả đo, tránh trường hợp ghi nhầm, tuy nhiên nếu lệ thuộc vào chức năng này, chính bệnh nhân sẽ không ý thức suy nghĩ về kết quả đo.
Mặc dù bệnh nhân phải mất thời gian để viết kết quả đo vào ghi chú, nhưng nếu ghi lại kết quả của nhiều lần đo trước, bệnh nhân sẽ tự nhiên nhận thấy những biến động của chỉ số đường huyết và điều này sẽ có ích cho việc điều trị.
https://kienthuctieuduong.vn
Tùy vào từng loại dụng cụ đo đường huyết mà chi phí tự đo đường huyết của bệnh nhân tiểu đường sẽ khác nhau. Bệnh nhân đang điều trị bằng insulin sẽ được hỗ trợ từ bảo hiểm.
https://kienthuctieuduong.vn
Người có tính cách dễ chán nản khi bị tăng đường huyết hoặc những người bị căng thẳng tinh thần khi phải tiếp tục đo đường huyết có lẽ không nên cố tự đo đường huyết. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tiểu đường thay đổi suy nghĩ tích cực hơn, hãy thử tự đo đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin, những người muốn việc điều trị tốt hơn, muốn kiểm soát đường huyết tốt hơn, phụ nữ đang mang thai, những người mong muốn mang thai,…nên tự đo đường huyết thì tốt. Ngoài ra, lượng đường trong máu trở nên dễ bị xáo trộn khi bệnh nhân mắc bệnh ngoài bệnh tiểu đường như cảm lạnh, vì vậy việc tự đo đường huyết rất hữu ích.
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh nhân tiểu đường nên massage tốt phần sẽ lấy máu trước khi đâm kim. Việc massage sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và làm cho máu đi ra dễ dàng hơn, và bệnh nhân có thể giảm sự khác biệt trong kết quả đo do các vị trí lấy mẫu máu.
Lượng máu cần thiết để đo phụ thuộc vào dụng cụ đo, và trong những năm gần đây, dụng cụ đo có thể đo chính xác với một lượng máu rất nhỏ đã xuất hiện khá phổ biến.
https://kienthuctieuduong.vn
Vì các loại máy đo đường huyết khác nhau sẽ có nguyên lý vận hành khác nhau, nên sẽ có một sự khác biệt nhỏ về các kết quả đo. Tuy nhiên, vì tất cả các dụng cụ đo đường huyết có bán trên thị trường đều được phê duyệt là dụng cụ y tế và có độ tin cậy cao, sẽ không có sự khác biệt nào trở thành vấn đề trong việc kiểm soát đường huyết. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy đem dụng cụ đo đến kiểm tra tại cơ sở y tế trong lần đi khám bệnh.
https://kienthuctieuduong.vn
Nguyên tắc và độ chính xác của việc đo đường huyết khác nhau giữa các dụng cụ được sử dụng trong các cơ sở y tế và các dụng cụ được sử dụng để tự đo đường huyết. Ví dụ, các cơ sở y tế sẽ đo nồng độ glucose trong máu dựa trên huyết tương máu tĩnh mạch, nhưng dụng cụ tự đo đường huyết sẽ đo từ máu bình thường (ở trạng thái không tách huyết tương và tế bào máu) rồi chuyển thành giá trị huyết tương máu tĩnh mạch và hiển thị. Về độ chính xác, dụng cụ tự đo đường huyết không khớp với các dụng cụ vẫn được sử dụng trong các cơ sở y tế. Tuy nhiên, kết quả tự đo đường huyết có thể được sử dụng như một mục tiêu để kiểm soát đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Những triệu chứng và bệnh như cảm lạnh, cúm, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn,…sẽ gây gánh nặng cho cơ thể. Trong những trường hợp như vậy, hormone căng thẳng được tiết ra trong cơ thể để đối phó với các tình trạng bất thường này. Hormone căng thẳng có ảnh hưởng làm tăng lượng đường trong máu bằng cách thúc đẩy hoạt động của gan giải phóng glucose vào máu hoặc ức chế bài tiết insulin từ tuyến tụy. Ngoài ra, khi bệnh nhân tiểu đường bị các bệnh truyền nhiễm, tác dụng của insulin giảm dần (tình trạng kháng insulin trở nên mạnh hơn), do đó lượng đường trong máu sẽ tăng thêm.
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng vậy, chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường thường có xu hướng cao hơn trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ngược lại, bệnh nhân có thể bị hạ đường huyết nếu lượng ăn uống giảm hoặc không thể ăn vì tình trạng thể chất kém.
https://kienthuctieuduong.vn
Vì tình trạng mất nước là có ít lượng nước trong cơ thể, máu ngày càng đặc hơn. Do đó lượng đường trong máu cũng tăng cao.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân tiểu đường không ở trạng thái mất nước, glucose dư thừa trong máu sẽ được bài tiết qua nước tiểu khi bị tăng đường huyết và đi ra khỏi cơ thể dưới dạng đường trong nước tiểu. Tuy nhiên, khi lượng nước tiểu giảm do mất nước, lượng đường bài tiết qua nước tiểu giảm. Điều này thúc đẩy tăng đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng vậy. Hạ đường huyết là tình trạng chỉ số đường huyết giảm xuống dưới mức bình thường.
https://kienthuctieuduong.vn
Mặc dù không có định nghĩa, tuy nhiên lượng đường trong máu khoảng 60 mg/dL hoặc thấp hơn thường được gọi là hạ đường huyết. Trường hợp người khỏe mạnh, lượng đường trong máu không giảm xuống dưới 60 mg/dL.
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà bệnh nhân có lượng đường trong máu cao, vì vậy để điều trị, hãy hạ thấp lượng đường trong máu và giữ mức bình thường nhất có thể. Có các phương pháp điều trị tiểu đường là chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và liệu pháp dùng thuốc để giúp giảm đường huyết (không tăng), nhưng khi thực hiện các phương pháp điều trị này, lượng đường trong máu giảm quá mức cần thiết, có thể gây hạ đường huyết. Khi bắt đầu điều trị bằng thuốc với bệnh tiểu đường, hãy nhớ chắc chắn làm thế nào để đối phó với tình trạng hạ đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng vậy. Chế độ ăn uống và chế độ tập luyện điều trị tiểu đường đơn thuần sẽ không dẫn đến hạ đường huyết. Tuy nhiên, mặc dù tần suất không quá cao, nhưng có một số bệnh làm giảm đường huyết không liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường, trong trường hợp đó tình trạng hạ đường huyết xảy ra.
https://kienthuctieuduong.vn
Ví dụ như u tế bào beta bài tiết insulin (insulinoma) và hội chứng tự miễn insulin, việc tiết quá nhiều insulin sẽ gây hạ đường huyết. Ngoài ra khi bị suy gan, ngay cả khi lượng đường trong máu giảm, vì glucose không được tạo ra nhiều trong gan nên cũng gây hạ đường huyết. Bên cạnh đó, sự bất thường của bài tiết hormone,…có thể làm giảm mức đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Ở trạng thái không uống thuốc trị tiểu đường, khi mức đường huyết giảm và đạt đến giới hạn dưới của phạm vi bình thường, lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy sẽ giảm trước tiên. Ở gan, quá trình phân giải glycogen để tạo glucose được kích hoạt và glucose bắt đầu được giải phóng vào máu. Ngoài ra, trái với insulin, adrenergic và glucagon (được gọi là hormone đối kháng insulin),…có tác dụng tăng đường huyết sẽ bắt đầu được bài tiết ra. Điều này ngăn chặn lượng đường trong máu giảm quá mức cần thiết.
https://kienthuctieuduong.vn
Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, ngay cả khi lượng đường trong máu đã giảm xuống, người bệnh cũng không thể loại bỏ các loại thuốc đã có trong cơ thể. Do đó, hoạt động của insulin vẫn tiếp tục và lượng đường trong máu giảm hơn nữa. Ngoài ra, insulin có chức năng ức chế hoạt động của gan để phân giải glycogen và tạo glucose, vì vậy nếu có nhiều insulin trong máu, glucose sẽ không được cung cấp cho máu ngay cả khi lượng đường trong máu giảm. Vì lý do này, lượng đường trong máu giảm xuống dưới của phạm vi bình thường.
Đó là tình trạng hạ đường huyết gây ra bởi thuốc điều trị tiểu đường.
https://kienthuctieuduong.vn
Khi đường huyết quá thấp, các triệu chứng của hệ thần kinh tự trị sẽ xuất hiện đầu tiên. Đó là các triệu chứng như đổ mồ hôi, run chân tay, đánh trống ngực, tim đập nhanh hơn, cảm giác khó chịu,…Ngoài ra, cảm giác đói dữ dội, buồn nôn,…cũng có thể xảy ra. Đây là các triệu chứng cảnh báo mà cơ thể phát ra thông qua hệ thống thần kinh tự trị khi lượng đường trong máu giảm quá nhiều.
Khi chỉ số đường huyết hạ quá thấp so với chỉ số đường huyết mà tại đó các triệu chứng cảnh báo trên xuất hiện, các triệu chứng gọi là triệu chứng của hệ thần kinh trung ương sẽ xuất hiện. Các triệu chứng đó là mắt mờ, hoa mắt, đau đầu, mất tập trung, cơ thể không còn sức lực, buồn ngủ, mất ý thức,…Những triệu chứng này là do tình trạng hạ đường huyết khiến các tế bào não không hoạt động đúng và nếu bệnh nhân không tăng đường huyết nhanh chóng thì có thể bị rối loạn ý thức, hôn mê.
Tuy nhiên, những triệu chứng này không xuất hiện giống nhau ở tất cả mọi người. Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy từng người. Khi bị hạ đường huyết, hãy nhớ đặc điểm của các triệu chứng hạ đường huyết của bản thân để có thể xử lý kịp thời khi lại bị hạ đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi lượng insulin trong cơ thể vượt quá lượng insulin mà cơ thể cần vào thời điểm đó. Cụ thể như sau:
★ Những trường hợp dễ gây hạ đường huyết
◇ Liên quan đến chế độ ăn uống
+ Khi khoảng thời gian giữa các bữa ăn lớn hơn
+ Khi lượng ăn uống ít dần
+ Khi có sự chênh lệch về chế độ ăn uống
◇ Liên quan đến chế độ tập luyện
+ Khi vận động trong một thời gian dài hơn bình thường
+ Khi tập luyện với cường độ mạnh hơn bình thường
◇ Liên quan đến thuốc điều trị
+ Khi dùng sai lượng tiêm insulin và liều thuốc uống
+ Khi sử dụng nhầm loại insulin
+ Khi lượng insulin tiêm không phù hợp
+ Khi dùng thuốc khác có tác dụng tăng cường tác dụng hạ đường huyết của thuốc điều trị tiểu đường
◇ Khi uống rượu
◇ Khi tập thể dục hoặc tắm trước bữa ăn
◇ Trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường
◇ Khi kiểm soát đường huyết đã được cải thiện
◇ Người cao tuổi
◇ Người có biến chứng bệnh thần kinh tiểu đường
◇ Người có các biến chứng bệnh thận tiểu đường
◇ Liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
◇ Người có các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường
https://kienthuctieuduong.vn
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự gia tăng chỉ số đường huyết. Do đó, nếu lượng bữa ăn ít hơn bình thường, lượng đường trong máu không tăng như bình thường, do đó người bệnh có xu hướng bị hạ đường huyết. Tương tự như vậy, nguy cơ hạ đường huyết cũng tăng khi khoảng thời gian giũa các bữa ăn quá dài. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống của bệnh nhân bị mất cân bằng, tình trạng hạ đường huyết có thể dễ xảy ra hơn.
https://kienthuctieuduong.vn
Trong số các loại thực phẩm, chỉ có carbohydrate và đường làm tăng mức đường trong máu. Protein và lipid không làm tăng lượng đường trong máu trực tiếp. Vì vậy, ví dụ, nếu một người ăn uống đều đặn tham gia vào các bữa tiệc và chỉ ăn thịt thì có thể bị hạ đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Các loại thịt thường chứa nhiều calo, nhưng chủ yếu là protein và lipid, thịt không chứa nhiều carbohydrate. Do đó, lượng đường trong máu không trở nên quá cao. Khi bệnh nhân tiểu đường tham gia một bữa tiệc, nếu không ăn thực phẩm chứa carbohydrate như bánh mì mà chỉ ăn thịt thì có thể bị hạ đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Chế độ tập luyện là phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh tiểu đường, tập luyện giúp làm giảm lượng đường trong máu. Điều này là do tập luyện giúp cải thiện tính nhạy cảm với insulin và tiêu thụ glucose trong các tế bào cơ. Chính vì vậy, tình trạng hạ đường huyết có xu hướng xảy ra trong khi tập luyện và sau khi tập luyện, nếu bệnh nhân tiểu đường tập luyện trong thời gian dài hoặc tập luyện với cường độ cao hơn bình thường, nên cẩn thận về tình trạng hạ đường huyết.
Đặc biệt là khi tập luyện trong một thời gian dài như đi bộ đường dài, glucose được lưu trữ dưới dạng glycogen trong cơ và gan sẽ được tiêu thụ. Sau đó, nếu ăn một bữa ăn sau khi tập luyện, glucose hấp thụ từ bữa ăn đó sẽ được lưu trữ dưới dạng glycogen và nồng độ glucose trong máu (lượng đường trong máu) không dễ dàng tăng lên. Do đó, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra trong vòng 10 giờ hoặc hơn sau khi bài tập kết thúc hoặc vào ngày hôm sau.
https://kienthuctieuduong.vn
Khi bệnh nhân tiểu đường nhầm lẫn trong việc tiêm insulin hoặc liều thuốc uống thì tất nhiên nguy cơ hạ đường huyết sẽ xảy ra. Ngay cả khi bệnh nhân đang sử dụng hai loại insulin, nếu nhầm lẫn cũng có thể xảy ra hạ đường huyết. Ngoài ra, những bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn trước có thể tự thay đổi lượng tiêm insulin theo đánh giá của bản thân, nhưng nếu đánh giá của bệnh nhân không chính xác, tình trạng hạ đường huyết cũng có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ hạ đường huyết khi dùng thuốc có tác dụng tăng cường hiệu quả giảm đường huyết trong điều trị các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Trong số đó, một số loại thuốc có tác dụng gây khó khăn cho bệnh nhân tiểu đường nhận thấy tình trạng hạ đường huyết. Vì vậy, khi bệnh nhân bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, hãy nói cho bác sĩ biết tên và số lượng thuốc tiểu đường thường uống/ tiêm để được chỉ định thuốc phù hợp.
https://kienthuctieuduong.vn
Thuốc chẹn beta, thường được kê đơn để điều trị đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp, là thuốc ức chế sự hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực và hạ huyết áp. Các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết biểu hiện qua các hoạt động của hệ thần kinh tự trị (giao cảm và đối giao cảm), và hệ thống thần kinh tự trị cũng liên quan đến việc tiết hormone đối kháng insulin. Vì vậy, dùng thuốc chẹn beta có thể gây ra các triệu chứng để che giấu và gây khó khăn để bệnh nhân tiểu đường nhận thấy tình trạng hạ đường huyết hoặc trì hoãn sự phục hồi tình trạng hạ đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Phương pháp tiêm insulin và thuốc uống đều có tác dụng giảm đường huyết, nhưng tác dụng của từng loại là khác nhau. Tiêm insulin có tác dụng trực tiếp làm giảm lượng đường trong máu, trong khi thuốc uống tác động lên tuyến tụy, gan hoặc toàn bộ cơ thể, gián tiếp làm giảm mức đường huyết. Vì lý do này, tiêm insulin có xu hướng gây hạ đường huyết nhanh hơn và khi sử dụng thuốc uống, tần suất hạ đường huyết không quá cao. Tuy nhiên, khi hạ đường huyết xảy ra với thuốc uống, các triệu chứng hạ đường huyết có xu hướng kéo dài và có xu hướng dễ tái phát sau một thời gian hồi phục.
https://kienthuctieuduong.vn
Thuốc làm giảm chỉ số đường huyết bằng cách thúc đẩy bài tiết insulin có thể coi là loại thuốc dễ gây hạ đường huyết. Cụ thể, đó là nhóm thuốc sulfonylurea (SU). Thuốc thúc đẩy tiết insulin tác dụng nhanh cũng là một loại thuốc thúc đẩy bài tiết insulin, nhưng vì thời gian tác dụng rất ngắn, nhưng nếu bệnh nhân không nhầm lẫn thời gian dùng thuốc (ngay trước bữa ăn) thì không có nhiều lo lắng về tình trạng hạ đường huyết. Nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế α-glucosidase khác, thuốc biguanide (BG), thuốc cải thiện tính kháng insulin thì không phải lo lắng về lượng đường trong máu quá nhiều. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với thuốc SU. Đặc biệt, những người dùng thuốc ức chế α – glucosidase khi bị hạ đường huyết nên bổ sung đường glucose, không nên sử dụng đường trắng.
https://kienthuctieuduong.vn
Rượu làm giảm hoạt động của gan làm glucose không được giải phóng khỏi gan ngay cả khi chỉ số đường huyết giảm, dễ gây hạ đường huyết và trì hoãn sự phục hồi sau khi bị hạ đường huyết. Hơn nữa, nếu hoạt động của gan bị ức chế bởi rượu thì các thành phần của thuốc hạ đường huyết có xu hướng bị lưu lại trong cơ thể. Ngoài ra, khi bệnh nhân say rượu sẽ thường khó nhận thấy ngay các triệu chứng hạ đường huyết. Trong trường hợp xấu hơn, ngay cả khi bệnh nhân đã bị mất ý thức do hạ đường huyết nhưng người xung quanh có thể sẽ hiểu nhầm rằng bệnh nhân đang say rượu nên không hỗ trợ kịp thời, từ đó có thể nguy hiểm đến tính mạng.
https://kienthuctieuduong.vn
Thông thường trước bữa ăn, chỉ số đường huyết thường thấp, vì vậy bệnh nhân không nên tập thể dục trong khoảng thời gian đó vì sẽ khiến đường huyết hạ thấp hơn nữa. Việc tập thể dục nên được thực hiện trong khoảng 1 giờ sau bữa ăn và trong thời gian đường huyết cao (tập thể dục ngay sau bữa ăn sẽ cản trở hoạt động tiêu hóa, vì vậy vui lòng tập ít nhất 30 phút sau bữa ăn).
Tắm cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy tốt hơn là tránh tắm vào khoảng thời gian chỉ số đường huyết hạ thấp.
https://kienthuctieuduong.vn
Khi bệnh nhân tiểu đường mắc các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu thường dễ tăng cao, tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể bị hạ đường huyết do không thể ăn uống vào khoảng thời gian bị bệnh khác này.
https://kienthuctieuduong.vn
Điều trị bệnh tiểu đường dựa trên chế độ ăn uống và thuốc, nhưng nếu chỉ số đường huyết cao đến một mức độ nhất định tại thời điểm chẩn đoán, điều trị bằng thuốc sẽ được chỉ định ngay từ đầu. Khi kiểm soát đường huyết được cải thiện đôi chút sau khi bắt đầu điều trị, tình trạng glucotoxicity (đường huyết cao làm tăng tính kháng insulin và ảnh hưởng xấu đến việc tiết insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn nữa) không xuất hiện, bệnh nhân có thể dễ dàng để kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Do đó, tình trạng hạ đường huyết có xu hướng xảy ra nếu bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc điều trị như trước đây. Trong trường hợp như vậy, bệnh nhân có thể giảm lượng thuốc hoặc ngừng điều trị bằng thuốc.
https://kienthuctieuduong.vn
Đối với người cao tuổi, thuốc có xu hướng tích lũy trong cơ thể, do đó cần thận trọng với liều lượng thuốc điều trị tiểu đường. Ngoài ra, người cao tuổi có xu hướng không nhận thức được về các triệu chứng hạ đường huyết.
Ngoài ra, nếu không xử lý kịp thời tình trạng hôn mê do hạ đường huyết nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Những trường hợp như vậy thường xảy ra ở người cao tuổi (đặc biệt là những người sống một mình).
https://kienthuctieuduong.vn
Khi có rối loạn thần kinh tự trị, các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết (triệu chứng biểu hiện qua các dây thần kinh tự trị) sẽ ít xuất hiện hơn. Vì lý do này, các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương đột nhiên xuất hiện, bệnh nhân không có thời gian để tự xử lý và rơi vào rối loạn ý thức ngay lập tức. Đây được gọi là tình trạng hạ đường huyết không nhận thức, làm giảm QOL (chất lượng cuộc sống) của bệnh nhân và cũng là một tình trạng rất nguy hiểm. Bệnh nhân nên tự đo đường huyết thường xuyên, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ có thể gây hạ đường huyết và đặt mục tiêu điều trị kiểm soát đường huyết lên cao hơn một chút để ngăn ngừa hạ đường huyết.
Ngoài ra nếu có rối loạn hệ thần kinh tự trị do bệnh thần kinh tiểu đường, hoạt động tiêu hóa bị xáo trộn, tốc độ tiêu hóa và hấp thu thức ăn không ổn định, và mức đường huyết có thể hạ thấp mặc dù sau bữa ăn.
https://kienthuctieuduong.vn
Thận là cơ quan lọc máu để tạo nước tiểu. Khi biến chứng bệnh thận tiểu đường phát triển, chức năng lọc máu của thận sẽ suy giảm. Vì uống thuốc sẽ gây gánh nặng cho thận, bệnh nhân nên chuyển sang điều trị bằng insulin, nhưng insulin cũng có xu hướng bị lưu lại trong cơ thể nên nếu bệnh nhân tiểu đường không giảm lượng tiêm từng chút một, tình trạng hạ đường huyết có xu hướng xảy ra.
https://kienthuctieuduong.vn
Nữ giới là bệnh nhân sẽ có lượng đường trong máu tăng cao trước khi có kinh nguyệt do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi bài tiết hormone. Dù vậy nhưng khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, chỉ số đường huyết sẽ giảm, do đó có xu hướng gây hạ đường huyết cho bệnh nhân.
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung ngay loại thực phẩm và đồ uống có chứa đường. Điểm cần chú ý nhất để không làm tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng là tốc độ xử lý từ khi triệu chứng xuất hiện cho đến khi bổ sung đường.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không chắc chắn liệu có bị hạ đường huyết hay không, vui lòng tự đo đường huyết và kiểm tra nó. Khi kiểm soát lượng đường trong máu không tốt, các triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện mặc dù nó không phải là hạ đường huyết. Ngoài ra, các triệu chứng tương tự như hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay cả khi huyết áp thấp. Do đó bệnh nhân cần chú ý.
https://kienthuctieuduong.vn
Loại tốt nhất là glucose. Nếu đó là hạ đường huyết nhẹ, bệnh nhân tiểu đường có thể phục hồi sau khoảng 10 phút nếu dùng glucose. Glucose ở dạng viên nén và thạch được bán phổ biến ở các hiệu thuốc và đây là loại đường có trong đồ uống thể thao. Tuy nhiên, những loại được làm từ các chất tạo ngọt nhân tạo như đồ uống dành cho người ăn kiêng, không chứa đường ngay cả khi hương vị ngọt, vì vậy sẽ không có hiệu quả với tình trạng hạ đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn
Nếu bệnh nhân tiểu đường khi bị hạ đường huyết không thể tìm thấy glucose, bệnh nhân có thể sử dụng đường ăn. Bệnh nhân nên sử dụng đường đường đóng trong gói nhỏ thuận tiện cho việc mang theo. Và bệnh nhân nên để trong túi để có thể lấy ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Không biết khi nào tình trạng hạ đường huyết sẽ xảy ra, do đó bệnh nhân nên luôn mang theo bên mình.
Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế α-glucosidase (Glucobay hoặc Basen), hãy mang theo glucose thay vì đường ăn.
https://kienthuctieuduong.vn/
Glucose được cơ thể hấp thụ ngay lập tức vì đó là một loại đường đơn, nhưng đường ăn là một loại đường đôi, do đó mất thời gian để được tiêu hóa và hấp thụ thành glucose. Và thuốc ức chế α-glucosidase là thuốc ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột ngột sau bữa ăn bằng cách làm chậm tốc độ tiêu hóa đường đa và đường đôi như đường ăn. Vì vậy, ngay cả khi bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế α-glucosidase bổ sung đường ăn khi bị hạ đường huyết, lượng đường trong máu của bệnh nhân cũng không dễ dàng tăng lên. Vì lý do này, những bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc ức chế α-glucosidase cần mang theo glucose để phòng hạ đường huyết.
Tuy nhiên, vì đường ăn không hoàn toàn không có hiệu quả, nếu bệnh nhân không có glucose và không tìm được đồ uống có chứa glucose hoặc glucose khi bị hạ đường huyết, hãy sử dụng đường ăn trước.
https://kienthuctieuduong.vn/
Sự chậm trễ trong việc đối phó với tình trạng hạ đường huyết, hoặc hạ đường huyết nghiêm trọng do bệnh nhân không nhận thức được hạ đường huyết có thể khiến bệnh nhân không thể cử động hay làm được gì. Trong những trường hợp như vậy, bệnh nhân cần sự giúp đỡ của những người xung quanh. Gia đình của những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường nên ghi nhớ những điều phải làm trong những trường hợp như vậy. Bệnh nhân cũng nên nói với giáo viên trường học, bạn bè, mọi người tại nơi làm việc,…về tình trạng bệnh của mình và yêu cầu sự giúp đỡ khi bị hôn mê do hạ đường huyết.
https://kienthuctieuduong.vn/
Hãy cho nước đường và mật ong vào miệng bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết. Nếu bệnh nhân không uống được hoặc không hồi phục sau khi uống, hãy tiêm glucagon. Các thành viên trong gia đình nên học cách tiêm glucagon trước.
https://kienthuctieuduong.vn/
Khi ý thức bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết được phục hồi, hãy ăn nhẹ đồ ăn có chứa carbohydrate. Sau khi hồi phục, tình trạng hạ đường huyết có thể tái phát do tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường vẫn còn trong cơ thể.
https://kienthuctieuduong.vn/
Hãy gọi xe cứu thương hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Thông báo cho cán bộ cấp cứu (hoặc bác sĩ) rằng bệnh nhân có thể bị tiểu đường và hôn mê do hạ đường huyết cung với những biện pháp xử lý đã được thực hiện.
https://kienthuctieuduong.vn/
Để chuẩn bị cho trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết khi đang đi ra ngoài và không có ai xung quanh biết về bệnh tiểu đường của bệnh nhân, hãy để một tờ note hoặc dấu hiệu nào đó cho biết về bệnh tiểu đường của bản thân trong túi quần, áo hay túi xách. Bệnh nhân nên để thêm một ghi chú (như thẻ ID) ghi rằng bản thân muốn gọi 119 khi bị hôn mê, mất ý thức. Bệnh nhân nên viết địa chỉ nhà và thông tin liên lạc của bác sĩ trên ghi chú. Ngoài ra, một phương pháp đối phó cơ bản cho hạ đường huyết là bệnh nhân nên luôn luôn phải đem theo đường bên mình.
https://kienthuctieuduong.vn
Dù bệnh nhân bị mất ý thức do hạ đường huyết nhưng điều này không có nghĩa là không có glucose trong cơ thể, một số lượng glucose vẫn còn trong chính các tế bào não. Do đó sẽ không có di chứng ngay lập tức. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện ra rằng hạ đường huyết nghiêm trọng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh sẽ làm suy giảm khả năng phát triển của trẻ. Ở người trưởng thành, khi tình trạng hôn mê do hạ đường huyết nghiêm trọng xảy ra liên tục nhiều lần thì cũng có thể sẽ có một số di chứng, nhưng hiện vẫn chưa có kết luận rằng rõ ràng.
Ngoài ra, triệu chứng phù nề sẽ xảy ra trong não nếu tình trạng hôn mê kéo dài. Nếu việc điều trị bị trì hoãn, di chứng có thể xuất hiện và đe dọa tính mạng bệnh nhân tiểu đường. Để tránh những nguy hiểm như vậy, điều quan trọng là phải đối phó ngay lập tức với tình trạng hạ đường huyết để không chuyển biến nặng thêm.
https://kienthuctieuduong.vn
Hạ đường huyết có thể xảy ra ngay cả trong khi ngủ. Đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm không phải là hiếm. Nếu bệnh nhân bị đổ mồ hôi đêm, hay gặp ác mộng hoặc bị tăng đường huyết trước khi ăn sáng, bệnh nhân nên nghi ngờ tình trạng hạ đường huyết xảy ra trong khi ngủ. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần thức dậy và đo lượng đường trong máu một lần trong khi ngủ. Sau đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy rằng bản thân bị hạ đường huyết khi ngủ để có thể nhận hướng dẫn về việc điều chỉnh đúng loại và số lượng tiêm insulin.
https://kienthuctieuduong.vn
Nếu tình trạng hạ đường huyết xảy ra trong khi ngủ, phản ứng có thể gây ra sự bài tiết hormone (hormone đối kháng insulin) làm tăng mức đường huyết, từ đó dẫn đến làm tăng mức đường huyết sau khi thức dậy. Trong những trường hợp như vậy, nếu bệnh nhân tăng lượng insulin trước khi đi ngủ mà không xác định cẩn thận nguyên nhân gây tăng đường huyết vào sáng sớm, nguy cơ hạ đường huyết trong khi ngủ sẽ còn cao hơn.
https://kienthuctieuduong.vn
Có hai nguyên nhân gây hạ đường huyết không nhận thức. Một trong số đó là do tổn thương thần kinh tiểu đường. Một nguyên nhân nữa là khi bệnh nhân bị hạ đường huyết từ trung bình đến nặng.
Nếu bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết từ trung bình đến nặng, các triệu chứng của hệ thần kinh tự trị về hạ đường huyết có thể trở nên ít rõ rệt hơn và các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương có thể đột nhiên xuất hiện. Điều này là do ngưỡng phát hiện của các triệu chứng thần kinh tự trị (độ cao của mức đường huyết mà tại đó các triệu chứng xuất hiện) được hạ xuống nằm dưới ngưỡng phát hiện của các triệu chứng thần kinh trung ương. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không bị hạ đường huyết trong vài tuần, ngưỡng phát hiện của các triệu chứng thần kinh tự trị sẽ quay trở lại và bệnh nhân sẽ có thể nhận thức được các triệu chứng.
https://kienthuctieuduong.vn
Không phải ai bị hạ đường huyết không nhận thức cũng không thể lấy bằng lái xe ô tô. Nếu bệnh nhân tiểu đường không biết về dấu hiệu hạ đường huyết nghiêm trọng như suy giảm ý thức, không thể tự kiểm soát lượng đường trong máu và không có khả năng cải thiện tình hình trong vòng 6 tháng, bệnh nhân sẽ không thể xin giấy phép hoặc tước giấy phép. Bệnh nhân nên tham khảo thông tin chi tiết tại quầy tư vấn về cấp bằng lái xe tại địa phương.
https://kienthuctieuduong.vn
Một thực tế rõ ràng là việc bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt có thể làm giảm các biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đối phó với tình trạng hạ đường huyết ngay lập tức, tình trạng này sẽ phục hồi nhanh chóng mà không trở nên nghiêm trọng. Bệnh nhân nên hiểu rõ cách làm thế nào để đối phó với hạ đường huyết tốt và tiếp tục kiểm soát đường huyết tốt hơn cùng với phòng ngừa hạ đường huyết.
>> Xem thêm câu hỏi: Nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết không nhận thức thì không thể có bằng lái xe ô tô đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn một bữa ăn nhẹ như bánh kẹo khi cảm thấy có khả năng bị hạ đường huyết. Phương pháp này được gọi là “bữa ăn bổ sung”. Ngoài ra, có một phương pháp khác là giảm lượng tiêm insulin một chút để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin. Các phương pháp phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm kiếm phương pháp tốt nhất.
>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý về tình trạng hạ đường huyết đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Trước khi tập luyện, khi tập thể dục trong thời gian dài hoặc trước khi đi ngủ nhận thấy rằng bản thân bị hạ đường huyết trong khi ngủ…bệnh nhân tiểu đường hãy cân nhắc ăn bổ sung và giảm lượng tiêm insulin. Nếu thời gian giữa các bữa ăn dài hơn dự kiến, không nên tiêm insulin mà nên ăn bổ sung.
>> Xem thêm câu hỏi: Có phương pháp nào để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết không?
https://kienthuctieuduong.vn
Khi ăn bổ sung, sử dụng thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu từ từ trong một thời gian dài là phù hợp. Vì vậy, các loại thực phẩm không chỉ chứa carbohydrate mà còn protein và lipid được khuyến khích sử dụng bởi những loại thực phẩm này cần nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thu hơn. Cụ thể, đó là các loại thực phẩm như bánh sandwich có trứng, phô mai, giăm bông, bánh quy và pizza…Tất nhiên, khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết, cần phải bổ sung đường để tăng lượng đường trong máu ngay lập tức.
>> Xem thêm câu hỏi: Khi nào bệnh nhân tiểu đường nên ăn bổ sung và điều chỉnh lượng tiêm insulin?
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh nhân tiểu đường nên điều chỉnh trong phạm vi từ 1~2 đơn vị (80~160 kcal). Khi tập thể dục trong một thời gian dài, bệnh nhân cần phải đo lượng đường trong máu bất cứ lúc nào và ăn bổ sung nhiều lần trong khi tập thể dục. Ngoài ra, nếu bệnh nhân ăn quá nhiều để phòng ngừa hạ đường huyết, lượng đường trong máu sẽ tăng cao nên cần chú ý.
>> Xem thêm câu hỏi: Khi ăn bổ sung, bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?
https://kienthuctieuduong.vn
Có một phương pháp để phòng ngừa hạ đường huyết khi tập thể dục là giảm lượng tiêm insulin hơn bình thường để lượng đường trong máu không giảm nhiều. Tuy nhiên, lượng tiêm insulin trước khi tập thể dục có thể giảm tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng bệnh nhân và loại hình tập thể dục của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1 không đủ lượng bài tiết insulin cơ bản, tiêm quá ít insulin có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết và ketosis. Vì phương pháp điều chỉnh lượng tiêm insulin này thường khó hơn phương pháp ăn bổ sung, điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường nên ăn bổ sung với lượng như thế nào?
https://kienthuctieuduong.vn
Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường cần tìm ra nguyên nhân mỗi khi bị hạ đường huyết. Hãy nhớ càng nhiều càng tốt về tình trạng thể chất trước khi hạ đường huyết xảy ra và ghi chú lại. Ngoài ra, nên cho bác sĩ biết ghi chép tự theo dõi đường huyết của bản thân khi đến bệnh viện khám. Từ đó cùng tìm ra nguyên nhân gây hạ đường huyết với bác sĩ và suy nghĩ về các biện pháp hợp lý.
Ngoài ra, nhưng điều quan trọng trong phòng ngừa hạ đường huyết phải hiểu rõ về bệnh tiểu đường. Và bệnh nhân nên cố gắng không thay đổi mô hình cuộc sống của bản thân càng nhiều càng tốt.
>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để bệnh nhân tiểu đường thay đổi lượng tiêm insulin để ngăn ngừa hạ đường huyết?
https://kienthuctieuduong.vn
Nếu bệnh nhân tiểu đường hiểu được những vấn đề như: Loại thức ăn nào ăn làm tăng lượng đường trong máu và mức độ tăng đường huyết (tốc độ và phạm vi tăng của lượng đường trong máu), loại thuốc nào tiêm và lượng đường trong máu giảm bao nhiêu (tác dụng giảm đường huyết và thời gian kéo dài tác dụng đó), tập thể dục với cường độ như thế nào và mức đường huyết sẽ là bao nhiêu, bệnh nhân sẽ có thể phòng ngừa hạ đường huyết một cách chủ động.
Liên quan đến vấn đề này, bệnh nhân không hẳn cần thiết phải hiểu chi tiết về bệnh tiểu đường mà trước mắt có thể dựa trên sự biến động đường huyết để thay đổi lượng ăn uống hoặc tiêm insulin bằng việc tự đo đường huyết.
>> Xem thêm câu hỏi: Có phương pháp nào khác tốt để phòng ngừa hạ đường huyết?
https://kienthuctieuduong.vn
Nếu bệnh nhân thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tiêm (uống) cùng một loại thuốc và duy trì đều đặn một chế độ ăn uống, tập thể dục, sự biến động lượng đường trong máu khó thay đổi đáng kể và người ta cho rằng tình trạng hạ đường huyết khó có thể xảy ra. Tất nhiên, bệnh nhân không thể duy trì nhịp sống chính xác như vậy mỗi ngày, nhưng nếu có thể suy trì nhịp sống ổn định, việc duy trì kiểm soát lượng đường trong máu cũng như phòng ngừa tăng đường huyết, hạ đường huyết sẽ dễ dàng hơn.
>> Xem thêm câu hỏi: Hiểu rõ về bệnh tiểu đường nghĩa là gì?
https://kienthuctieuduong.vn
Hạ đường huyết được biết đến như một trở ngại điều trị sau khi insulin được tìm thấy và có thể điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng trong thời đại mà mục đích điều trị bệnh tiểu đường là để loại bỏ các triệu chứng tăng đường huyết thì hạ đường huyết chưa phải là một vấn đề lớn. Mặt khác, những người mắc bệnh tiểu đường có tuổi thọ ngắn hơn những người không mắc bệnh tiểu đường và không thể tránh khỏi các biến chứng thường xảy ra.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của các phương pháp điều trị, bằng cách kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu hiện nay, bệnh nhân tiểu đường có thể có cuộc sống bình thường giống như những người không mắc bệnh tiểu đường mà không có biến chứng. Đồng thời, hạ đường huyết đã được cho là một rối loạn điều trị.
Tuy nhiên, không phải là không phương pháp gì để phòng ngừa hạ đường huyết và một loại insulin tác dụng dài (insulin loại tác dụng kéo dài) không gây biến động đường huyết quá nhiều và có hiệu quả trong một thời gian dài. Mặt khác, việc cân bằng kiểm soát đường huyết và phòng ngừa hạ đường huyết trở nên dễ dàng hơn nhờ sự xuất hiện của insulin loại tác dụng cực nhanh, loại có ít khả năng gây hạ đường huyết giữa các bữa ăn do thời gian tác dụng ngắn.
>> Xem thêm câu hỏi: Không thay đổi mô hình cuộc sống có nghĩa là gì?
https://kienthuctieuduong.vn
Điểm lưu ý đầu tiên là cần đối phó nhanh với tình trạng hạ đường huyết. “Nếu đó là hạ đường huyết nhẹ, tình trạng sẽ hồi phục theo thời gian mà không cần làm gì” hoặc “Khi bị hạ đường huyết, cần bổ sung đường để tránh mất khả năng phán đoán trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, nếu cảm thấy bị hạ đường huyết khi lái xe, hãy kiểm tra ngay sự an toàn xung quanh và dừng xe lại.
Một điểm lưu ý khác là “tìm ra nguyên nhân gây hạ đường huyết”. Luôn có một nguyên nhân gây hạ đường huyết, vì vậy hãy tìm ra nó và thực hiện các biện pháp để phòng ngừa hạ đường huyết lặp đi lặp lại do cùng một nguyên nhân.
>> Xem thêm câu hỏi: Có vẻ như rất khó để bệnh nhân kết hợp phòng ngừa hạ đường huyết và điều trị bệnh tiểu đường đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Các triệu chứng cơ năng của tăng đường huyết thường rất khó để phán đoán không chỉ ở người cao tuổi, tuy nhiên một số triệu chứng tiêu biểu là khát nước, uống nhiều nước, đi vệ sinh nhiều và mệt mỏi bất thường. Đây là những triệu chứng chủ quan thường thấy khi có lượng đường trong máu cao, nhưng ở người cao tuổi, họ có xu hướng không cảm thấy khát và họ thường nghĩ rằng đi vệ sinh nhiều, mệt mỏi về thể chất là “do tuổi tác” và bệnh tiểu đường. Do đó, họ thường dễ dàng để bỏ qua mà không nhận thức nếu kết quả của điều trị tiểu đường không tốt (tăng đường huyết).
>> Xem thêm câu hỏi: Có bất kỳ lời khuyên nào khác về hạ đường huyết không?
https://kienthuctieuduong.vn
Khi glucose (đường) có nhiều trong máu, đường trong nước tiểu sẽ trở nên dương tính vì thận bài tiết đường dư thừa. Mỗi bệnh nhân tiểu đường sẽ có sự khác nhau trong ngưỡng bài tiết glucose trong nước tiểu (lượng đường trong máu cao mà glucose nước tiểu trở nên dương tính), nhưng trung bình là khoảng 170 mg/dL. Tuy nhiên, với sự lão hóa, chức năng thận của mọi người sẽ giảm dần, do đó, mặc dù lượng đường trong máu cao, đường tiết niệu có thể âm tính. Vì lý do này, bệnh nhân tiểu đường cao tuổi cần chú ý về xét nghiệm glucose nước tiểu.
>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, các triệu chứng đường huyết cao thường không hiện rõ?
https://kienthuctieuduong.vn
Khi tình trạng hạ đường huyết xảy ra thường xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi lạnh, đánh trống ngực và run ở tay chân, nhưng ở người cao tuổi, các triệu chứng này thường khó nhận biết, do đó việc điều trị bị trì hoãn và tình trạng hạ đường huyết trở nên nghiêm trọng hơn. Có những lúc người ta hiểu nhầm rằng những triệu chứng này là do bệnh lý thần kinh tự trị liên quan đến tuổi già.
Các triệu chứng của hạ đường huyết ở người cao tuổi thường chủ yếu giống như các triệu chứng của tuổi già như buồn ngủ, run, đầy hơi…nên rất khó để đánh giá có phải bị hạ đường huyết không. Cũng có một mối nguy hiểm là nếu người cao tuổi cố gắng đứng dậy khi những triệu chứng này xuất hiện, họ có thể ngã và đập đầu hoặc gãy cổ.
>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao lại nói rằng ngay cả khi bệnh nhân tiểu đường cao tuổi bị tăng đường huyết thì tình trạng dương tính với đường trong nước tiểu sẽ khó xảy ra?
https://kienthuctieuduong.vn
Bệnh nhân tiểu đường cao tuổi nên cố gắng cố gắng tránh tình trạng hạ đường huyết. Cụ thể, khi dùng một loại thuốc thúc đẩy bài tiết insulin hoặc dùng liệu pháp insulin, mục tiêu kiểm soát đường huyết được đặt ra cao hơn một chút so với trường hợp bệnh nhân không cao tuổi. Ngoài ra, những người xung quanh bệnh nhân tiểu đường cao tuổi (như người nhà) cần nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết khi họ nhìn vào bệnh nhân và cảm thấy rằng “có gì đó không ổn” hoặc “tình hình khác với bình thường” để có biện pháp kịp thời.
>> Xem thêm câu hỏi: Trong trường hợp của bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, cần những biện pháp phòng ngừa nào cho tình trạng hạ đường huyết?
https://kienthuctieuduong.vn
Để phòng ngừa các biến chứng mãn tính, tốt hơn hết là bệnh nhân tiểu đường cao tuổi nên kiểm soát đường huyết ở mức độ giống như người khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thường có sự khác biệt cá nhân lớn về tình trạng y tế, do đó không có mục tiêu điều trị thống nhất nào có thể được thiết lập và các mục tiêu điều trị được xác định có tính đến các yếu tố khác. Nhìn chung, mục tiêu điều trị của lượng đường trong máu và HbA1c thường sẽ cao hơn một chút so với bệnh nhân tiểu đường thông thường.
>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường cao tuổi nên đối phó với hạ đường huyết như thế nào khi các triệu chứng không rõ ràng?
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng là như vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp của trẻ em, ngay cả với cùng bệnh tiểu đường tuýp 1, lượng đường trong máu dao động nhiều hơn và thường xuyên hơn so với người lớn và lượng đường trong máu có thể cao hơn dự kiến.
>> Xem thêm câu hỏi: Mục tiêu kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường cao tuổi là gì?
https://kienthuctieuduong.vn
Lượng đường trong máu thường tăng và giảm cân bằng, chẳng hạn như lượng glucose được tiêu thụ bởi các tế bào trong toàn cơ thể, lượng insulin cần thiết để đưa glucose vào tế bào và lượng glycogen trong gan, cơ bắp cung cấp glucose vào máu. Mặc dù chỉ số đường huyết luôn biến động, nhưng trẻ em có vóc dáng nhỏ hơn nhiều so với người lớn, vì vậy nếu sự tăng giảm đường huyết nếu mất cân bằng một chút, trẻ sẽ rơi vào tình trạng tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết.
>> Xem thêm câu hỏi: Cũng giống như bệnh tiểu đường ở người lớn, trẻ em bị tiểu đường cũng cần chú ý đến tình trạng tăng đường huyết nguy hiểm và nhiễm toan ceton đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Nên chia chế độ ăn hàng ngày của trẻ thành 4~5 bữa để giảm lượng dao động đường huyết trước và sau bữa ăn và có thể thay đổi lượng tiêm insulin với một lượng rất nhỏ mỗi lần. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận những tư vấn, hướng dẫn phù hợp. Ngoài ra, nên đo đường huyết của trẻ liên tục để theo dõi sự biến động (nếu trẻ có thể tự đo đường huyết sẽ rất tốt để hiểu về bệnh tiểu đường hơn).
>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao trẻ em dễ bị biến động lượng đường trong máu?
https://kienthuctieuduong.vn
Cũng như người lớn, trẻ bị tiểu đường cần chú ý tình trạng ketoacidosis khi bị các bệnh viêm nhiễm. Không nên ngừng tiêm insulin ngay cả khi không thể ăn.
>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng tăng đường huyết ở trẻ em bị tiểu đường?
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng như vậy. Trẻ em bị tiểu đường thường có sự biến động đường huyết cao nên dễ bị hạ đường huyết. Đôi khi chính trẻ có thể không nhận ra bản thân bị hạ đường huyết nên cần đặc biệt chú ý về những biểu hiện bất thường ở trẻ. Người ta cũng chỉ ra rằng tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm lặp đi lặp lại trong thời thơ ấu có thể làm giảm sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Vì lý do này, giá trị mục tiêu cho kiểm soát đường huyết ở bệnh tiểu đường trẻ em có thể được đặt cao hơn một chút cho đến khi trẻ lớn hơn một chút.
>> Xem thêm câu hỏi: Khi nào trẻ mắc tiểu đường dễ bị ketoacidosis?
https://kienthuctieuduong.vn
Tất nhiên là không nên đặt mục tiêu ở một mức cao ngay, nhưng trẻ em nên nâng các mục tiêu điều trị theo quá trình trưởng thành. Trẻ bị tiểu đường không cần phải lo lắng ngay lập tức về các biến chứng. Điều quan trọng là trẻ cần duy trì điều trị nghiêm ngặt từ khi bệnh khởi phát cho đến khi trẻ có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà không gây hạ đường huyết nghiêm trọng.
>> Xem thêm câu hỏi: Những lưu ý đối với trẻ bị tiểu đường để “không xảy ra hạ đường huyết nguy hiểm” cũng giống như người lớn bị tiểu đường đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Nên chia chế độ ăn thành 4~5 lần/ ngày để giảm phạm vi biến động của lượng đường trong máu và nên tìm hiểu những biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa tăng đường huyết cũng như hạ đường huyết. Trẻ bị tiểu đường có thể cần ăn một lượng nhỏ thức ăn bổ sung trước khi đi ngủ để dự phòng tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm.
Nếu trẻ đang ở trong độ tuổi chưa thể nhận thức và phàn nàn về việc hạ đường huyết, cha mẹ nên chú ý quan sát nếu thấy tình trạng bất thường ở trẻ, cần đo đường huyết để có biện pháp xử lý kịp thời. Cha mẹ nên chăm sóc và dạy trẻ từng chút một về bệnh tiểu đường để trẻ có thể nhớ và nhận biết được các triệu chứng hạ đường huyết một cách nhanh chóng.
>> Xem thêm câu hỏi: Nếu trẻ bị tiểu đường đặt mục tiêu kiểm soát đường huyết cao hơn, các biến chứng có xảy ra không?
https://kienthuctieuduong.vn
Cho đến khi trẻ bị tiểu đường có thể tự mình đối phó với tình trạng hạ đường huyết, trẻ vẫn cần sự quan tâm, giúp đỡ của cha mẹ (hoặc các thành viên khác trong gia đình /người xung quanh). Sẽ an toàn hơn khi có càng nhiều người ở gần trẻ biết cách xử lý tình trạng hạ đường huyết. Các thành viên trong gia đình nên nhớ cách tiêm glucagon. Ngoài ra, hãy cho giáo viên ở nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường tiểu học biết thông tin liên lạc khẩn cấp (nhà và địa điểm làm việc của cha mẹ, tên và số điện thoại của các bác sĩ điều trị…) đẻ dự phòng trường hợp trẻ bị hạ đường huyết.
>> Xem thêm câu hỏi: Có những phương pháp nào để phòng ngừa hạ đường huyết ở trẻ em?
https://kienthuctieuduong.vn
Nếu trẻ bị tiểu đường có thể tự tiêm insulin thì cũng sẽ có thể tự đo lượng đường trong máu. Nếu trẻ không nhớ việc phải đo lượng đường trong máu thì sẽ không thể tự mình đối phó với tình trạng hạ đường huyết. Để tăng cường kiểm soát đường huyết có mục tiêu và hướng đến đạt được mục tiêu đó, điều cần thiết là trẻ bị tiểu đường có thể tự thực hiện tiêm insulin và tự đo đường huyết.
>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để đối phó với tình trạng hạ đường huyết ở trẻ em?
https://kienthuctieuduong.vn
Việc đầu tiên cần chú trong là biện pháp để trẻ có thể tự nhận biết về tình trạng hạ đường huyết. Bởi vì trẻ nhỏ thường không biết và không phàn nàn về hạ đường huyết nên tình trạng hạ đường huyết có thể trở nên nặng hơn. Nếu trẻ học cách tự mình nhận biết và đối phó với hạ đường huyết như tự đo đường huyết khi thấy có dấu hiệu sau đó nghỉ ngơi và bổ sung glucose, trẻ có thể tự mình xử lý khi bị hạ đường huyết.
>> Xem thêm câu hỏi: Trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể tự đo đường huyết?
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng vậy. Bằng cách tự trau dồi kiến thức về cách thức và mức độ lượng đường trong máu thay đổi, trẻ bị tiểu đường tuýp 1 có thể ngăn ngừa hạ đường huyết, tăng đường huyết và hướng đến mục đích kiểm soát tốt hơn. Đây không phải chỉ là mục tiêu điều trị cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 mà còn là mục tiêu điều trị phổ biến cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường.
>> Xem thêm câu hỏi: Biện pháp đối phó với tình trạng hạ đường huyết ở trẻ bị bệnh tiểu đường là gì?
https://kienthuctieuduong.vn
Không cần thiết phải xác định vị trí trước vì bệnh nhân tiểu đường có thể tiêm và đo đường huyết ở bất cứ nơi nào khi có nhu cầu. Tuy nhiên trong trường hợp học sinh tiểu học lớp dưới, trẻ cần được chăm sóc bởi người có chuyên môn trong phòng y tế ở trường. Tất nhiên, nếu trẻ có thể tự tiêm insulin và tự đo đường huyết, trẻ hoàn toàn có thể thực hiện trong lớp học. Nhưng cha mẹ, giáo viên, bác sĩ cần hướng dẫn trẻ cách xử lý đúng cách kim và cảm biến sau khi tiêm và đo lượng đường trong máu.
>> Xem thêm câu hỏi: Tầm quan trọng của việc hiểu về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống, tập luyện và sự biến động lượng đường trong máu là không đổi đối với trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Ở trường học nên có những đồ ăn bổ sung cho trẻ ở lớp học, phòng y tế, phòng giáo viên…để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết ở trẻ. Ngoài ra, cha mẹ hãy nhờ giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bán trú giúp đối phó khi trẻ bị hạ đường huyết (cách uống đường và glucose, và gọi xe cứu thương khi trẻ bất tỉnh). Sẽ an toàn hơn khi trẻ bị tiểu đường có những người bạn thân và bạn cùng lớp biết các triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết là như thế nào.
>> Xem thêm câu hỏi: Trẻ bị tiểu đường nên thực hiện tiêm insulin và đo đường huyết ở đâu?
https://kienthuctieuduong.vn
Việc trẻ không xử lý ngay mà cố chịu tình trạng hạ đường huyết là rất nguy hiểm. Nếu trẻ nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị hạ đường huyết, hãy đo đường huyết ngay lập tức ngay cả trong lớp và nếu đùng bị hạ đường huyết, trẻ nên nói với giáo viên để được hướng dẫn đối phó như ăn bổ sung, uống glucose…
>> Xem thêm câu hỏi: Nên làm gì khi trẻ bị hạ đường huyết ở trường học?
https://kienthuctieuduong.vn
Tất nhiên, kết quả đo đường huyết không phải lúc nào cũng nằm trong giá trị tiêu chuẩn ở mỗi lần đo. Tuy nhiên, trên thực tế, thường thì tình trạng tăng đường huyết xuất hiện nhiều hơn. Trong trường hợp như vậy, điều quan trọng nhất là không cảm thấy thất vọng hay chán nản mà nên lấy kết quả đó là động lực để kiểm soát đường huyết bằng cách tìm nguyên nhân gây tăng đường huyết. Trẻ không nên cảm thấy lo lắng về lượng đường trong máu hàng ngày của bản thân, hãy duy trì theo dõi và dần dần tiếp cận phương pháp điều trị phù hợp.
>> Xem thêm câu hỏi: Khi trẻ bị hạ đường huyết trong giờ học, trẻ có nên cố chịu cho đến giờ nghỉ giải lao không?
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng như vậy. Tuy nhiên, về việc mang thai của phụ nữ bị bệnh tiểu đường, điều quan trọng không phải chỉ là kiểm soát đường huyết sau khi biết đang mang thai. Kiểm soát đường huyết trước khi mang thai cũng rất quan trọng.
>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao trẻ bị tiểu đường không cần thiết phải quá nhạy cảm với biến động đường huyết?
https://kienthuctieuduong.vn
Phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai nên kiểm soát đường huyết chặt chẽ tương tự như những người khỏe mạnh không mắc bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát cần được bắt đầu khi phụ nữ có ý định mang thai, sinh con chứ không phải từ thời điểm biết mình có thai.
>> Xem thêm câu hỏi: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt hơn trong thai kỳ và những người chưa bị tiểu đường trước khi mang thai cũng cần lưu ý về lượng đường trong máu đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Để phòng ngừa những bất thường xảy ra với thai nhi, điều rất quan trọng là phụ nữ bị tiểu đường phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu từ khi muốn có em bé ở giai đoạn trước khi mang thai.
Các bộ phận của cơ thể em bé sẽ hình thành cơ bản trong giai đoạn đầu của thai kỳ (khoảng 8 tuần). Nếu thai phụ có lượng đường trong máu cao trong thời gian này, tần suất dị tật ở trẻ sẽ rất cao. Và phụ nữ thường nhận thấy bản thân mang thai sớm nhất là vào tuần thứ tư sau khi mang thai. Vì vậy, có thể nói rằng việc bắt đầu cải thiện kiểm soát đường huyết sau khi nhận thấy mang thai là quá muộn để có thể sinh một em bé khỏe mạnh.
>> Xem thêm câu hỏi: Phụ nữ bị tiểu đường nên kiểm soát đường huyết như thế nào thì tốt khi mang thai?
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng vậy. Khi một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường muốn có thai, việc kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt là cần thiết bất kể loại tiểu đường (tuýp 1 hoặc tuýp 2 hoặc bất kỳ loại nào khác). Phụ nữ bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết, các biến chứng đúng cách và thực hiện biện pháp tránh thai cho đến khi bác sĩ xác định rằng có thể mang thai an toàn. Kiểu mang thai có kế hoạch cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường được gọi là “mang thai có kế hoạch”.
>> Xem thêm câu hỏi: Có muộn không nếu phụ nữ bị tiểu đường bắt đầu kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt sau khi biết mình có thai?
https://kienthuctieuduong.vn
HbA1c (giá trị NGSP) lý tưởng là dưới 6.2% và dù trong trường hợp xấu nhất, giá trị HbA1c không được vượt quá 7%.
>> Xem thêm câu hỏi: Phụ nữ bị tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu khi muốn mang thai đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Điều cần xem xét đầu tiên là liệu người mẹ có thể tiếp tục mang thai hay không và sẽ có những nguy hiểm nào có thể xảy ra với em bé được sinh ra, đặc biệt là về dị tật. Đối với người mẹ bị tiểu đường, nếu kiểm soát đường huyết không tốt nhưng không có biến chứng tiểu đường thì có thể tiếp tục mang thai. Ngược lại, nếu người mẹ có bệnh võng mạc không ổn định hoặc bệnh thận tiểu đường, việc tiếp tục mang thai có thể không dễ dàng và bác sĩ có thể đề nghị phá thai để giảm nguy cơ đối với mẹ và bé.
Theo cách này, quyết định được ưu tiên hơn của bác sĩ là làm thế nào để đối phó với các nguy cơ ảnh hưởng đến thai phụ. Đúng là có khả năng cao thai nhi bị dị tật nếu phụ nữ bị tiểu đường mang thai mà không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, nhưng điều đó không có nghĩa là dị tật thai nhi chắc chắn sẽ xảy ra và theo thống kê, tần suất là ở mức vài phần trăm. Nói cách khác, ngay cả khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai với lượng đường trong máu cao, việc sinh con khỏe mạnh là có thể xảy ra. Ngược lại, tình trạng dị tật cũng có thể xuất hiện ở thai nhi ngay cả khi phụ nữ bị tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hoặc không có bệnh tiểu đường.
>> Xem thêm câu hỏi: Giá trị kiểm soát đường huyết khi mang thai là bao nhiêu thì tốt?
https://kienthuctieuduong.vn
Khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai mà không kiểm soát đường huyết tốt và không có kế hoạch cụ thể, có nhiều thai phụ cũng xem xét việc nạo phá thai nhân tạo, nhưng nếu phá thai ngay lập tức vì lo lắng về dị tật thai nhi thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và khiến thai phụ hối hận về sau. Trong trường hợp này, thai phụ và người thân nên nhận tư vấn từ người có chuyên môn để đưa ra quyết định hợp lý.
>> Xem thêm câu hỏi: Cần làm gì nếu phụ nữ bị tiểu đường biết mình có thai khi kiểm soát đường huyết không tốt?
https://kienthuctieuduong.vn
Đúng như vậy. Kiểm soát đường huyết tốt trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ có tác động tốt trong việc ngăn ngừa dị tật thai nhi. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu cao ở nửa sau thai kỳ, các tác động lên thai nhi sẽ xuất hiện. Đặc biệt, xác suất thai nhi to quá mức là rất cao. Ngoài ra, đường huyết cao sẽ khiến các biến chứng ở thai phụ phát triển và những tình trạng như trầm cảm và nhiễm toan ceton có nhiều khả năng xảy ra.
>> Xem thêm câu hỏi: Nạo phá thai không thể được coi là một phương pháp đối phó khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai mà không kiểm soát đường huyết tốt và không có kế hoạch cụ thể?
https://kienthuctieuduong.vn
Hiện nay đã có những loại thuốc mới như insulin tác dụng cực nhanh nên phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể dễ dàng kiểm soát đường huyết tốt hơn trước đây. Gần đây, CSII (phương pháp truyền insulin dưới da liên tục) đã được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ bị tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết đơn giản và chặt chẽ hơn. Và trên hết, việc mang thai mang đến cho phụ nữ bị tiểu đường một động lực mạnh mẽ để kiểm soát đường huyết như “muốn sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh”…
>> Xem thêm câu hỏi: Phụ nữ bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt trước khi mang thai, nhưng trong thai kỳ cũng cần thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Việc chú ý đến sự biến đổi về đường huyết nhằm mục đích để giảm phạm vi chênh lệch giữa mức đường huyết cao nhất và thấp nhất trong ngày. Một phương pháp để làm điều này là chia chế độ ăn uống thành 6 bữa một ngày (3 bữa chính vào buổi sáng, trưa và tối, và 3 bữa ăn nhẹ giữa mỗi bữa ăn chính). Hơn nữa, việc thực hiện SMBG (tự theo dõi lượng đường trong máu) cẩn thận là điều cần thiết với phụ nữ bị bệnh tiểu đường trước và trong khi mang thai.
>> Xem thêm câu hỏi: Không quá khó để phụ nữ bị tiểu đường duy trì kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt trong thai kỳ đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Tất nhiên phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai cần cẩn thận về tình trạng tăng đường huyết, nhưng cũng cần chú ý tới tình trạng hạ đường huyết. Khi mang thai, thai phụ thường có xu hướng dễ bị hạ đường huyết hơn.
>> Xem thêm câu hỏi: Ý nghĩa của việc chú ý đến sự biến đổi về đường huyết trong ngày với phụ nữ bị bệnh tiểu đường là gì?
https://kienthuctieuduong.vn
Đường huyết của thai phụ được sử dụng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi và khi mang thai, thai phụ thường bị giảm lượng hấp thụ thực phẩm do ốm nghén.
>> Xem thêm câu hỏi: Có phải phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai thường được khuyên “Hãy cẩn thận với tình trạng tăng đường huyết”?
https://kienthuctieuduong.vn
Phụ nữ bị tiểu đường nên kiểm soát đường huyết với mục đích bình thường hóa biến động lượng đường trong máu. Nói cách khác, bệnh nhân cần đặt mục tiêu đạt được mức đường huyết gần như tương đương với người khỏe mạnh, cụ thể là dưới 110 mg/dL khi đói, dưới 120 mg/dL vào 2 giờ sau bữa ăn và HbA1c dưới 6,2% (giá trị NGSP).
HbA1C là một chỉ số cho thấy tình trạng kiểm soát đường huyết trong 1~2 tháng qua kể từ thời điểm kiểm tra, vì vậy chỉ số này có thể quá dài để trở thành mục tiêu kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt trong khi mang thai và nên sử dụng chỉ số ngắn hạn hơn như glycoalbumin.
>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao phụ nữ dễ bị hạ đường huyết khi mang thai?
https://kienthuctieuduong.vn
Như mọi người đều biết mang thai sẽ gây ra tình trạng kháng insulin. Điều này xảy ra với tất cả phụ nữ mang thai. Ở một người khỏe mạnh, nếu tình trạng kháng insulin xảy ra, lượng insulin cần thiết sẽ được tiết ra tương ứng và đường huyết được giữ ở mức bình thường. Tuy nhiên, nếu sự gia tăng bài tiết insulin không thể theo kịp thì sẽ trở thành tình trạng tiểu đường thai kỳ.
>> Xem thêm câu hỏi: Phụ nữ bị tiểu đường nên kiểm soát đường huyết là bao nhiêu khi mang thai?
https://kienthuctieuduong.vn
Kiểm soát đường huyết cao hơn vào cuối thai kỳ, lượng đường trong máu được truyền đến thai nhi qua nhau thai nhiều hơn bình thường. Bởi vì điều này, nhiều insulin được tiết ra từ tuyến tụy của thai nhi và việc cung cấp glucose trong máu của mẹ đến trẻ bị mất đi khi trẻ được sinh ra dẫn đến trẻ bị hạ đường huyết. Ngoài ra, tình trạng hạ đường huyết ở trẻ cũng liên quan đến thực tế là trẻ sơ sinh không có nhiều glycogen được lưu trữ trong gan. Tuy nhiên, các nhân viên y tế sẽ có phương pháp xử lý hiệu quả cho những trường hợp này nên thai phụ bị tiểu đường không cần quá lo lắng.
>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao mang thai làm tăng lượng đường trong máu?
https://kienthuctieuduong.vn
Thông thường, phụ nữ bị tiểu đường sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát đường huyết khi mang thai. Tuy nhiên, nhiều thai phụ sau khi sinh cảm thấy đã giảm bớt được gánh nặng và kiểm soát đường huyết trở nên không tốt. Tình trạng này có thể liên quan đến việc người mẹ thiếu thời gian để lo lắng về việc kiểm soát đường huyết của chính bản thân do sự bận rộn của việc nuôi dạy con cái. Nếu người mẹ đã quen với một cuộc sống mới một thời gian sau khi sinh, hãy kiểm tra lại xem liệu việc kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng của bản thân đã trở lại mức giống như trước khi mang thai hay chưa.
>> Xem thêm câu hỏi: Đứa trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết ngay sau khi được sinh ra đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nghĩa là lượng đường trong máu của phụ nữ dễ có khả năng tăng cao. Nếu lượng đường trong máu hoàn toàn bình thường sau khi sinh, việc điều trị là không cần thiết trong thời gian này, nhưng hãy cẩn thận về việc ăn quá nhiều và thiếu tập thể dục sau khi sinh. Ngoài ra, một vài thống kê đã chỉ ra rằng nhiều phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường nhiều năm sau khi sinh vì vậy phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh cần luôn chú ý đến bệnh tiểu đường. Đặc biệt, nếu phụ nữ có kế hoạch sinh thêm con, hãy chắc chắn kiểm soát tốt lượng đường trong máu cho đến lần mang thai tiếp theo.
>> Xem thêm câu hỏi: Việc phụ nữ bị tiểu đường kiểm tra việc kiểm soát đường huyết ngay cả sau khi sinh có nghĩa là gì?
https://kienthuctieuduong.vn
Khẳng định trên là sai. Chỉ số đường huyết sau ăn (sau khi dung nạp glucose) có liên quan mật thiết đến sự tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch chứ không phải chỉ số đường huyết trước khi ăn. Ngay cả khi chỉ số đường huyết trước khi ăn ở giá trị tiêu chuẩn, nếu chỉ số đường huyết sau ăn cao, thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch sẽ cao hơn nhiều lần. Mặt khác, nguy cơ bị xơ vữa động mạch sẽ không cao trong trường hợp ngược lại.
>> Xem thêm câu hỏi: Nếu thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì có phải tiếp tục điều trị bệnh tiểu đường ngay cả khi mức đường huyết trở nên bình thường sau khi sinh không?
https://kienthuctieuduong.vn/
Đúng như vậy. Ngoài ra, khi chỉ số đường huyết sau ăn cao ở nhóm tiền tiểu đường, xác suất chuyển sang bệnh tiểu đường sẽ cao hơn nhiều, vì vậy kiểm soát đường huyết sau ăn cũng rất quan trọng.
>> Xem thêm câu hỏi: Chỉ số đường huyết sau ăn (đường huyết sau khi nạp glucose) không liên quan nhiều đến sự tiến triển của xơ vữa động mạch đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn/
Các xét nghiệm máu trong kiểm tra y tế thường được thực hiện tại thời điểm nhịn ăn vì sự cân bằng với các hạng mục xét nghiệm khác. Sẽ tốt hơn nếu lấy máu sau bữa ăn khi chỉ xem xét chi tiết lượng đường trong máu, nhưng phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để tìm ra một căn bệnh có số lượng rất lớn bệnh nhân như hội chứng chuyển hóa.
Ngoài ra, nếu chỉ số đường huyết lúc đói là 110 mg/dL trở lên khi kiểm tra y tế thì sẽ nghi ngờ bệnh tiểu đường và cần kiểm tra lại (kiểm tra dung nạp glucose).
>> Xem thêm câu hỏi: Điều quan trọng là phải kiểm soát chỉ số đường huyết sau ăn để giảm sự tiến triển của xơ vữa động mạch đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn/
Phương pháp hiệu quả là nên tập luyện thể dục sau bữa ăn từ 1-2 tiếng. Vì trong khoảng thời gian này, lượng đường huyết đạt mức cao nên rất khó để hạ đường huyết. Hơn nữa, trước khi tập luyện thể thao và trong khoảng thời gian tập luyện kéo dài, bệnh nhân cần có 1 bữa ăn bổ sung để tránh tình trạng hạ đường huyết. Bệnh nhân cần cân bằng giữa luyện tập thể dục và bổ sung ăn uống phù hợp.
>> Xem thêm câu hỏi: Vậy tại sao không có tiêu chuẩn chỉ số đường huyết sau ăn trong các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa?
https://kienthuctieuduong.vn/
Người bệnh đã có thành công đáng kể trong việc giảm cân và giảm lượng đường trong máu chỉ trong 5 tháng. Dù trong câu hỏi, bệnh nhân không đưa ra mức đường huyết sau ăn, tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã kiểm tra chẩn đoán bệnh tiểu đường thì tại thời điểm hiện tại “xét nghiệm dung nạp glucose” thì được chẩn đoán thuộc “loại ranh giới”.
Nếu bệnh nhân cứ duy trì mức đường huyết ở mức 100 và cân nặng ổn định sẽ không cần lo lắng xảy ra các biến chứng bệnh tiểu đường khác. Tuy vậy, có một điều chắc chắn là chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân đã vượt mức 200 là một xu hướng dễ mắc bệnh tiểu đường và chỉ số đường huyết có thể sẽ tăng cao trở lại. Nếu tình trạng này lặp lại một lần nữa, bệnh nhân cần tới bệnh viện chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu cảm thấy không yên tâm về loại thuốc điều trị, bệnh nhân có thể yêu cầu tư vấn thêm từ bác sĩ.
>> Xem thêm câu hỏi: Làm cách nào để phòng ngừa hạ đường huyết?
https://kienthuctieuduong.vn/
Có thể bệnh nhân đã mắc chứng Uy tụy nội tiết insulin (insulinoma). Insulinoma là tình trạng bệnh xảy ra khi insulin được bài tiết quá mức, do có một khối u (lành tính hoặc ác tính) được tạo ở bộ phận tiết insulin trong tủy.
Bệnh này không phổ biến ở các đối tượng dưới 20 tuổi. Tuy nhiên, trong câu hỏi bệnh nhân có nói các triệu chứng insulinoma đã xuất hiện từ cấp 2, vậy có nghĩa là ngoài yếu tố hạ đường huyết, còn có một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng insulinoma. Vì vậy, bệnh nhân cần đến bệnh viện để nói chuyện với bác sĩ và khám tổng quát cơ thể.
https://kienthuctieuduong.vn/
Bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt vẫn có thể bị rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, càng kiểm soát đường huyết tốt thì nguy cơ xuất hiện bệnh càng thấp. Về vấn đề thời gian: nếu thời gian mắc bệnh càng dài, nguy cơ rối loạn thần kinh càng cao. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, do thời gian tiền tiểu đường khác nhau và mức độ bệnh khác nhau, nên không thể nói rằng việc xuất hiện rối loạn thần kinh là do thời gian mắc bệnh tiểu đường kéo dài. Cũng không thể nói rằng rối loạn thần kinh là biến chứng đầu tiên của bệnh nhân tiểu đường.
https://kienthuctieuduong.vn/
Không ít người có chỉ số đường huyết cao vào buổi sáng. Nguyên nhân có thể nghĩ đến là do sự căng thẳng của dây thần kinh giao cảm vào sang sớm. Tình trạng này có ảnh hưởng đến quá trình trị liệu hay không sẽ phụ thuộc vào huyết áp và khả năng kiểm soát đường huyết trong một ngày.
Nếu chỉ số HbA1c dưới mức 6 thì sẽ không có vấn đề gì. Nếu đường huyết tăng cao vào buổi sáng đúng là do sự căng thẳng của dây thần kinh giao cảm thì huyết áp vào buổi sáng và ban đêm có khả năng tăng cao. Vì vậy, bệnh nhân cần đo đường huyết cũng như huyết áp tại nhà để có thể theo dõi tình trạng bệnh của bản thân.
https://kienthuctieuduong.vn/