Tìm hiểu về insulin là gì? Vai trò, Tác dụng, Cơ chế

Cỡ chữ:
A A

insulin là gì? Insulin là một hormon được tiết ra từ tuyến tụy và có vai trò chuyển hóa đường hấp thụ từ việc ăn uống thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Do đó insulin có hiệu quả giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.

1. Tác dụng của insulin là gì?

Insulin là gì? Insulin là một loại hormon có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Khi insulin ở trong tình trạng bị thiếu, cần bổ sung insulin từ bên ngoài bằng cách tiêm insulin để hạ đường huyết.

2. Cơ chế giảm lượng đường trong máu

Insulin là một hormon được tạo ra trong các tế bào beta của tuyến tụy. Đường trong thực phẩm sẽ được phân giải thành glucose bởi các enzym tiêu hóa và được hấp thụ vào máu từ ruột non. Khi việc ăn uống làm tăng glucose trong máu, insulin được tiết ra từ tuyến tụy hoạt động để giúp chuyển glucose đến các cơ và sử dụng làm năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Vì vậy, insulin có chức năng điều chỉnh lượng đường trong máu. Tiêm Insulin là một liệu pháp bổ sung insulin có chức năng này từ bên ngoài.

Tìm hiểu về insulin 6
Tiêm insulin là một phương pháp bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể

3. Trường hợp cần điều trị bằng insulin

Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, việc điều trị bằng tiêm insulin là cần thiết vì đây là bệnh do insulin gần như không được tiết ra từ tuyến tụy.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, khi insulin trở nên khó hoạt động hiệu quả trong cơ, gan và việc tiết insulin giảm, việc điều trị sẽ là bổ sung insulin bằng cách tiêm và phục hồi chức năng của insulin trong cơ thể.

Ngoài ra, khi tình trạng đường huyết cao tiếp tục tiếp diễn, khi có một vòng luẩn quẩn “glucotoxicity”, trong đó tuyến tụy bị tổn thương và suy giảm chức năng tiết insulin thì cũng điều trị tiêm insulin. Bằng cách này, chức năng của tuyến tụy sẽ hồi phục và bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường huyết mà không cần sử dụng insulin.

Tìm hiểu về insulin 1
Vòng luẩn quẩn “glucotoxicity”

4. Thực hiện điều trị insulin

Trong 1 ngày, tuyến tụy sẽ tiết một lượng insulin nhất định gọi là “tiết cơ bản” và sẽ tiết thêm lượng để đáp ứng với sự gia tăng lượng đường trong máu khi ăn gọi là “tiết bổ sung”.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, cả 2 loại tiết “tiết cơ bản” và “tiết bổ sung” này đều bị suy giảm. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, chủ yếu là việc “tiết bổ sung” bị suy giảm và nếu tình trạng này tiến triển hơn nữa có thể gây việc “tiết cơ bản” cũng bị suy giảm.

Tìm hiểu về insulin 2
Mô hình tiết insulin của bệnh nhân tiểu đường và người khỏe mạnh

Liệu pháp insulin với mục đích nhằm tái tạo mô hình tiết insulin như một người khỏe mạnh bao gồm “tiết cơ bản” và “tiết bổ sung”, do đó cần tiêm một loại và lượng insulin thích hợp vào một thời điểm thích hợp. Tùy theo đường huyết và tình trạng tiết insulin của từng bệnh nhân mà chỉ định tiêm một hoặc hai loại insulin trong 1~4 lần một ngày để cải thiện tình trạng kiểm soát đường huyết tốt.

Tìm hiểu về insulin 3
Tái tạo mô hình tiết insulin nhờ liệu pháp insulin

5. Liệu pháp insulin giai đoạn đầu

Liệu pháp insulin là một phương pháp để có thể tái tạo mô hình tiết insulin lý tưởng như một người khỏe mạnh. Gần đây, thuốc tiêm insulin được sử dụng từ giai đoạn đầu để loại bỏ glucotoxicity (ngộ độc glucose), và thuốc tiêm insulin cũng được sử dụng trong trường hợp bệnh tiểu đường tương đối nhẹ.

Vì vậy, liệu pháp insulin không phải là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh tiểu đường.

Trong trường hợp của bệnh tiểu đường tuýp 2, có một sự hiểu sai là nếu một khi bắt đầu điều trị bằng liệu pháp insulin, bệnh nhân phải duy trì cả đời.

Hãy tích cực tiếp nhận điều trị bằng insulin nếu được bác sĩ khuyến khích.

6. Cách tiêm insulin là gì?

Liệu pháp insulin ngày nay thường sử dụng ống tiêm loại bút là chủ yếu, với mũi kim tiêm mỏng, ngắn và ít gây đau cho người sử dụng.

Vị trí tiêm

① Vùng bụng (bụng) ② Phần ngoài cánh tay phía trên ③ Phần mông (mông) ④ Phần ngoài bắp đùi (đùi). Hãy tiêm insulin vào vị trí được hướng dẫn bởi bác sĩ.
Nếu bệnh nhân luôn tiêm insulin cùng một chỗ, da phần tiêm có thể bị rát hoặc ngược lại bị sưng, vì vậy hãy tiêm cách 2~3 cm từ chỗ tiêm trước đó.

Tìm hiểu về insulin 4
Vị trí tiêm insulin và các loại chế phẩm insulin

cta kiến thức tiểu đườngNhững lưu ý về vị trí tiêm insulin mà người bệnh tiểu đường đang điều trị bằng liệu pháp tiêm cần ghi nhớ

7. Những điều cần chú ý

Hạ đường huyết

Khi tiến hành tiêm insulin, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến tình trạng hạ đường huyết, tuy nhiên ngay cả khi hạ đường huyết xảy ra, nếu có biện pháp xử lý hợp lý, có thể hồi phục hiệu quả. Bệnh nhân không được tự ý giảm lượng insulin tiêm hoặc ngừng dùng vì sợ bị hạ đường huyết.

8. Hỏi & đáp về liệu pháp insulin

Câu hỏi 1: Nếu bắt đầu điều trị bằng liệu pháp insulin thì sẽ phải duy trì suốt đời?

Trả lời: Sẽ không có hiện tượng nếu bắt đầu điều trị bằng insulin sẽ khiến “insulin không được tiết ra từ tuyến tụy của bệnh nhân”. Nếu việc tiêm insulin được thực hiện một cách chính xác sẽ giúp điều chỉnh tăng đường huyết, tuyến tụy có thể nghỉ ngơi để phục hồi chức năng tiết insulin, và trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường huyết chỉ bằng thuốc uống.

Câu hỏi 2: Liệu việc tiêm insulin có đau không?

Trả lời: Kim được sử dụng để tiêm insulin mỏng hơn nhiều so với kim được sử dụng để lấy mẫu máu nên dường như người bệnh không cảm thấy đau khi sử dụng.

Câu hỏi 3: Vì đã bắt đầu điều trị bằng insulin nên có thể không duy trì chế độ ăn uống và chế độ tập luyện không?

Trả lời: Bệnh nhân điều trị insulin vẫn cần duy trì thực hiện chế độ ăn uống và chế độ tập luyện. Nếu bệnh nhân không thực hiện tốt theo chế độ ăn uống, sẽ xuất hiện tình trạng béo phì, và do tình trạng glucotoxicity, một vòng luẩn quẩn trong đó lượng tiêm insulin dần tăng lên.

Liệu pháp insulin chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân duy trì chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài ra có thể tiếp tục duy trì chế độ tập luyện như trước đây. Tuy nhiên, khi điều trị bằng insulin và việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên tốt hơn, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra, vì vậy cần chú ý đến hạ đường huyết.

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện phù hợp.

Câu hỏi 4: Có thể tiêm insulin khi bị bệnh khác không?

Trả lời: Khi bệnh nhân bị bệnh khác, dù là cảm nhẹ thì lượng đường trong máu có xu hướng dễ tăng cao. Vì lý do này, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần tiêm insulin, trừ trường hợp chưa ăn gì. Bệnh nhân không được tự ý ngừng tiêm insulin. Trong một số trường hợp, cần tăng hoặc giảm lượng insulin, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước tình trạng bệnh để có biện pháp phù hợp. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 không nên ngừng tiêm insulin.

9. Lịch sử của insulin là gì?

Tìm hiểu về insulin 5
Lịch sử insulin

Hình 1: Banting cùng với Best và thử nghiệm trên chó

Insulin được phát hiện ra bởi Banting và Best vào năm 1921. Kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng khi tiêm chiết xuất từ tuyến tụy vào chó Marjorie, lượng đường trong máu giảm xuống 50% trong 2 giờ. Chú chó này sống sót trong 90 ngày sau đó.

Hình 2: Iretin

Eli Lilly đã thành công trong việc tạo thành insulin vào tháng 5 năm 1922, một năm sau khi phát hiện ra insulin. Sau đó, vào năm 1923 đã tung ra thị trường chế phẩm insulin đầu tiên trên thế giới. Chế phẩm insulin tại thời điểm đó có tên gọi là iretin.

Hình 3: Bệnh nhân J.L

Hình 3 là J.L trước khi điều trị bằng insulin và sau khi điều trị insulin cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 (loại phụ thuộc insulin). Hình ảnh bên trái là vào ngày bắt đầu điều trị bằng insulin, nhưng do sự bất thường trong trao đổi chất đường nên bệnh nhân nhìn rất gầy. Bệnh tiểu đường lúc bấy giờ luôn được coi là một căn bệnh chết người. Bên phải là hình ảnh J.L hai tháng sau khi bắt đầu điều trị bằng insulin. Vào thời điểm đó insulin là một loại thuốc quan trọng được cho là phép lạ (một loại thuốc kỳ diệu).

Hình 4: Núi tụy của gia súc và chai bột khối lớn insulin

Là một núi tụy của gia súc được thu thập để sản xuất iretin tại thời điểm đó. Cần rất nhiều tuyến tụy để chiết xuất một chai insulin ở phía trước trong hình.

Hình 5: Quảng cáo của Lily’s insulin vào thời điểm đó

Hình 6: Quảng cáo Insulin được đăng lên lần đầu tiên tại Nhật Bản trong cuốn sách điều trị bệnh tiểu đường.

Vào thời điểm đó, cửa hàng Shionogi (nay là Shionogi Pharma, Inc.) đã bán loại insulin này. Trong quảng cáo có ghi rằng giá tiền insulin lúc này là 100 đơn vị 8 yên (tương đương với khoảng 80.000 yên khi chuyển đổi sang mệnh giá tiền hiện nay), tại thời điểm đó đây là một loại thuốc rất đắt tiền.

Hình 7: Dụng cụ tiêm tại thời điểm insulin được tung ra thị trường

Hình 8: Thiệp Giáng sinh được gửi từ Joslin được gọi là “cha đẻ của bệnh tiểu đường” cho công ty Lilly và Tiến sĩ Banting

Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về insulin là gì? Điều trị insulin như thế nào? tại chuyên mục thuốc insulin 

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Block tim là một dạng rối loạn nhịp tim gây ảnh hưởng đến sức...
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Trên thế giới, trung bình cứ khoảng 10 giây có một người chết vì...
Đái tháo đường và bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất hiện...
Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi không?
Đối với bệnh tiền tiểu đường, mức đường huyết có thể được phục hồi...
Phương pháp chữa bệnh tiểu đường thông qua giảm tích lũy chất béo dư thừa
Bệnh tiểu đường type 2 là “kẻ giết người thầm lặng”, căn bệnh này...
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Những loại thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ cho người...
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Đái tháo đường và bệnh tim mạch
Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi không?
Phương pháp chữa bệnh tiểu đường thông qua giảm tích lũy chất béo dư thừa
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường