Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc
Danh mục nội dung
- 1. Một trong sáu bệnh nhân tiểu đường trả lời “Bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc”
- 2. Hiểu sai về bệnh tiểu đường gây căng thẳng thần kinh
- 3. Tạo môi trường nơi những người bị bệnh tiểu đường có thể nhận được sự hỗ trợ
- 4. Phân biệt đối xử trong công việc là trái luật
- 5. Không công bằng khi sa thải nhân viên vì bệnh tiểu đường
- 6. Để cân bằng giữa công việc và việc điều trị bệnh tiểu đường
- 7. Có nên công khai bệnh tiểu đường của bản thân không?
- 8. Dám công khai bệnh tiểu đường của bản thân tại nơi làm việc
- 9. Sự giúp đỡ từ xung quanh là cần thiết khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết
- 10. Tuyệt đối tránh gián đoạn việc điều trị
- 11. Hãy trao đổi với công ty về lịch khám bệnh
1. Một trong sáu bệnh nhân tiểu đường trả lời “Bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc”
Nếu kiểm soát lượng đường trong máu tốt và không có biến chứng nghiêm trọng nào xảy ra, trong nhiều trường hợp bệnh tiểu đường không gây cản trở công việc. Vẫn có những người hoạt động như vận động viên chuyên nghiệp và có người làm phi công máy bay dù vẫn đang điều trị bệnh tiểu đường. Thủ tướng Anh cũng là bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.
Mặc dù bị bệnh tiểu đường nhưng nếu kiểm soát tốt cũng có thể duy trì mọi hoạt động như người bình thường.
Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) đang triển khai các chiến dịch để nâng cao sự thấu hiểu về bệnh tiểu đường tại nơi làm việc, thiết lập sự cân bằng giữa công việc và việc điều trị bệnh.
Theo khảo sát của Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK), 1/3 số người đang sống với bệnh tiểu đường cảm thấy rằng “Thiếu sự thấu hiểu và hỗ trợ tại nơi làm việc” đối với bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cứ 6 người thì có 1 người trả lời “bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc” vì bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, tỷ lệ người nói rằng “Sẽ không công khai bệnh tiểu đường của mình tại nơi làm việc” đã tăng lên 7%. Và cứ trong 4 người thì có 1 người trả lời “cần nghỉ ngơi định kỳ để xét nghiệm và điều trị.
2. Hiểu sai về bệnh tiểu đường gây căng thẳng thần kinh
Tiểu đường là một căn bệnh phức tạp với nhiều triệu chứng đa dạng, do đó việc điều trị cũng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Một số người cần đo đường huyết nhiều lần trong ngày, một số người khác cần tiêm insulin thường xuyên.
Helen Dickens- Giám đốc chiến dịch, Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) đã cho biết “Những người đang bị bệnh tiểu đường cần được tạo một môi trường có thể trao đổi tại nơi làm việc về tình trạng sức khỏe, tuy nhiên hiện nay, tại nơi làm việc, bệnh tiểu đường vẫn chưa được hiểu rõ”.
Ví dụ, Megan là một nhà tư vấn kinh doanh 27 tuổi và bị bệnh tiểu đường tuýp 1 từ 14 năm trước đã quyết định nghỉ việc do không nhận được sự thấu hiểu của đồng nghiệp tại nơi làm việc với căn bệnh tiểu đường của mình.
Megan nói rằng “Có rất nhiều những hiểu biết sai về bệnh tiểu đường. Do đó đem đến cho người bệnh nhiều căng thẳng tinh thần trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường hàng ngày. Và thật sự khó khăn để đối phó với sự căng thẳng tinh thần trong cuộc sống”.
3. Tạo môi trường nơi những người bị bệnh tiểu đường có thể nhận được sự hỗ trợ
Tại Anh, khoảng hơn 2,2 triệu bệnh nhân tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và việc điều trị bệnh tiểu đường. Có rất nhiều người cho rằng việc thiếu sự thấu hiểu về bệnh tiểu đường tại nơi làm việc không chỉ tăng mệt mỏi và căng thẳng cho người bệnh mà còn trở thành một trở ngại trong điều trị bệnh và tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Dickens cho rằng “Nguyên nhân của vấn đề phân biệt đối xử phát sinh tại nơi làm việc là do thiếu kiến thức về bệnh tiểu đường. Do đó cần phải thay đổi môi trường để những người bị bệnh tiểu đường có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết”.
Chính phủ Anh đã nỗ lực giải quyết các vấn đề mang tính chính trị như sự bất bình đẳng xã hội, vấn đề lao động nghèo và thiết lập “Luật Bình đẳng” vào năm 2010. Cấm phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, khuyết tật, hôn nhân, tôn giáo / tín ngưỡng, giới tính, khuynh hướng tình dục. Mục tiêu cơ bản là tạo ra một xã hội kinh tế công bằng và hướng đến sự phát triển trong tương lai.
4. Phân biệt đối xử trong công việc là trái luật
Nhiều người đang sống với bệnh tiểu đường có thể không coi bệnh tiểu đường là một trở ngại, tuy nhiên việc có “rối loạn thể chất hoặc tinh thần” gây ảnh hưởng lâu dài đối với khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày được coi là “trở ngại”.
Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) chủ trương là “trường hợp bệnh nhân tiểu đường xuất hiện các biến chứng đặc biệt sẽ được coi là trở ngại” và việc phân biệt đối xử trong công việc được coi là “vi phạm pháp luật”. Đồng thời, cần hỗ trợ xã hội cho những người đang bị bệnh tiểu đường.
5. Không công bằng khi sa thải nhân viên vì bệnh tiểu đường
Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) cho rằng việc các công ty đơn phương sa thải vì nhân viên bị tiểu đường trong khi nhân viên đó thực sự có khả năng tiếp tục công việc là không công bằng.
Bệnh nhân tiểu đường sử dụng insulin và một số loại thuốc hạ đường huyết dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, tuy nhiên hiện nay phương pháp điều trị để kiểm soát lượng đường trong máu đồng thời ức chế hạ đường huyết đang ngày càng phát triển.
Bệnh nhân tiểu đường không thích hợp làm một số nghề nghiệp như cảnh sát, nhân viên chữa cháy, nhân viên dịch vụ y tế cấp cứu, nhưng ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường có khả năng làm hầu hết các nghề khác.
Tuy nhiên, ví dụ trong trường hợp các công việc có thời gian làm việc không cố định như làm việc theo ca, do những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ không đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe của công việc này nên cũng có trường hợp những bệnh nhân tiểu đường cần sự hỗ trợ như điều chỉnh thời gian linh hoạt tại nơi làm việc.
6. Để cân bằng giữa công việc và việc điều trị bệnh tiểu đường
Ở Anh, khi tham gia phỏng vấn xin việc, rất khó cho ứng viên trong việc có nên tiết lộ về bệnh tiểu đường của bản thân không.
Mục đích cơ bản của luật bình đẳng là cải thiện cơ hội việc làm cho người bị bệnh, tuy nhiên nếu tình trạng sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng khi làm việc, người quản lý phải phân chia công việc hợp lý và cần đảm bảo rằng người bệnh sẽ an toàn khi thực hiện các công việc được giao.
Luật pháp cấm phân biệt đối xử với người lao động vì lý do bệnh tật trong trường hợp người lao động đó vẫn có thể làm việc tốt dù bị bệnh. Mặt khác, trường hợp người lao động không tiết lộ về bệnh tiểu đường của mình khi phỏng vấn, sau khi được tuyển dụng, bệnh tiểu đường trở thành một trở ngại trong công việc, trường hợp bị phân biệt đối xử bởi lý do này sẽ không nhận được sự bảo vệ của pháp luật.
Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) khuyên rằng “Khi một người bị bệnh tiểu đường và trường hợp trong phỏng vấn xin việc không được hỏi về bệnh tiểu đường, người đó nên chờ đến khi có yêu cầu nộp các giấy tờ của công ty rồi nộp thông tin về tình trạng bệnh tiểu đường của mình”.
Ở giai đoạn này, các nhà tuyển dụng đang xem xét ứng viên có phù hợp với công việc hay không và thông tin về các bệnh như tiểu đường có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng.
7. Có nên công khai bệnh tiểu đường của bản thân không?
Để cân bằng giữa công việc và việc điều trị tiểu đường, Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) khuyên những điều sau đây.
Phần lớn những người bị tiểu đường thường băn khoăn liệu có nên công khai việc bị bệnh tiểu đường tại nơi làm việc không. Về vấn đề này, nên linh hoạt tùy vào môi trường của nơi làm việc.
Trường hợp bệnh nhân tiểu đường đang tiếp nhận điều trị ít gây hạ đường huyết và bệnh tiểu đường gần như không ảnh hưởng đến công việc, có thể không cần nói về bệnh của mình tại nơi làm việc.
Mặt khác, tùy vào tình trạng của bệnh tiểu đường (việc sử dụng insulin, tần suất hạ đường huyết), có thể là tốt hơn khi công khai bệnh tại nơi làm việc. Bởi nếu chia sẻ về bệnh tiểu đường của bản thân có thể dễ nhận được sự hỗ trợ từ nơi làm việc hơn.
8. Dám công khai bệnh tiểu đường của bản thân tại nơi làm việc
Số người bị bệnh tiểu đường đang gia tăng và trở thành một vấn đề xã hội trên toàn thế giới. Hiện tại có rất nhiều người biết rõ về bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, do vẫn còn thiếu những kiến thức chính xác về bệnh tiểu đường nên có thể gây phản ứng sai lầm từ sự thiếu hiểu biết hoặc sợ hãi.
Nếu công ty không có người bị bệnh tiểu đường thì bản thân cần phải tự mình tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Nếu một người không chia sẻ về bệnh tiểu đường của bản thân thì sẽ không nhận được sự quan tâm của đồng nghiệp.
Nếu một người dám chia sẻ về bệnh tiểu đường của mình sẽ nhận được sự thông cảm từ người khác. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh tiểu đường, có thể nói với những người đáng tin cậy ở nơi làm việc về bệnh tiểu đường của mình.
9. Sự giúp đỡ từ xung quanh là cần thiết khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết là do insulin và một số thuốc hạ đường huyết gây ra. Khi hạ đường huyết, bệnh nhân sẽ bị rối loạn ý thức và không thể làm bất cứ điều gì một mình lúc đó, vì vậy sự giúp đỡ của những người xung quanh là cần thiết.
Những người thường bị hạ đường huyết nên nói với những người xung quanh nguyên nhân và yêu cầu sự giúp đỡ khi bị hạ đường huyết.
10. Tuyệt đối tránh gián đoạn việc điều trị
Việc điều trị bệnh tiểu đường đã đạt được những tiến bộ lớn trong những thập kỷ qua. Nếu duy trì điều trị, có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Mặt khác, bệnh tiểu đường sẽ chuyển biến xấu hơn nếu bệnh nhân ngừng điều trị.
Phần lớn bệnh nhân tiểu đường thường đến bệnh viện để điều trị định kỳ. Các bệnh viện và phòng khám thường làm việc vào các ngày trong tuần nên gây khó khăn cho người đi làm nếu muốn điều trị.
Tuy nhiên, nếu việc điều trị bị gián đoạn, bệnh nhân cũng sẽ ngừng sử dụng thuốc, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu hơn và có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
11. Hãy trao đổi với công ty về lịch khám bệnh
Nếu không chia sẻ về bệnh của mình ở nơi làm việc, rất khó xin kỳ nghỉ để “khám bệnh/ điều trị”, và có nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường không thể đi khám chữa bệnh.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh cần phải điều trị lâu dài và sẽ rất khó để duy trì kiểm soát đường huyết. Vào thời điểm đó, nếu có thể trao đổi với cấp trên hoặc đồng nghiệp để tạm thời điều chỉnh giờ làm thêm hoặc việc công tác – những việc có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân.
Bệnh nhân cần xem lại tần suất của bữa ăn và việc vận động tại nơi làm việc, thời gian sử dụng thuốc điều trị, tham khảo ý kiến bác sĩ và suy nghĩ về phương pháp phù hợp với tình hình công việc của bản thân.
Tham khảo ý kiến bác sĩ và y tá về ngày giờ và khoảng thời gian thuận tiện cho việc khám bệnh. Ngoài ra, cần chia sẻ nội dung công việc, tiến độ công việc với cấp trên để nhận hỗ trợ và điều chỉnh việc điều trị phù hợp với cuộc sống của cá nhân.
Gợi ý – tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)