Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường và bệnh gout là hai bệnh đang ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội hiện đại. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gout ở người lớn tuổi. Mặt khác bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao dễ mắc bệnh gout.

1. Điểm chung giữa sự gia tăng bệnh gout và bệnh tiểu đường

Ở Nhật Bản trước chiến tranh, bệnh gout là một căn bệnh rất hiếm, nhưng sau chiến tranh, xã hội ổn định đầy đủ, chất lượng thực phẩm tốt hơn dẫn đến số bệnh nhân bị gout đột nhiên tăng mạnh. Vì lý do này, nhiều người có xu hướng gọi bệnh gout là “bệnh nhà giàu”, nhưng trên thực tế, đây là bệnh có nền tảng do di truyền, ngoài ra còn một vài yếu tố gây bệnh khác như thói quen ăn uống và căng thẳng kéo dài.

Bệnh gout - bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường 1
Bệnh gout còn được gọi là “bệnh nhà giàu” (ảnh: Internet)

Tình trạng này tương tự như bệnh tiểu đường, xã hội càng hiện đại càng có nhiều người bị bệnh gout và bệnh tiểu đường. Hiện nay, số người bị bệnh gout ở Nhật là khoảng 300~500 nghìn người và những người có hàm lượng axit uric là cao nhưng không phải là bệnh gout “bệnh tăng axit uric máu không triệu chứng gout” được ước tính là khoảng 5 triệu người.

2. Bệnh tăng axit uric máu là một căn bệnh có các biến chứng đáng sợ

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh trong đó nồng độ glucose trong máu “lượng đường trong máu” duy trì ở mức cao, nhưng đặc trưng của bệnh gout/ tăng acid uric máu là tình trạng nồng độ axit uric trong máu “hàm lượng axit uric máu” duy trì ở mức cao.

Tình trạng hàm lượng axit uric cao được gọi là “bệnh tăng axit uric máu”. Bệnh này không có triệu chứng cơ năng, nhưng nếu không tiến hành điều trị có thể gây bệnh gout hoặc gây khởi phát và tiến triển các biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh tăng axit uric máu cũng giống như bệnh tiểu đường, nếu không tiến hành điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Các biến chứng chính bao gồm rối loạn thận, sỏi tiết niệu, xơ vữa động mạch,…Liên quan đến bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch cũng là một biến chứng cần quan tâm. Xơ vữa động mạch là một biến chứng nguy hiểm gây ra bệnh tim, rối loạn mạch máu não đe dọa đến tính mạng và là nguyên nhân gây rối loạn cho cơ thể. Bởi vì bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch nên những người có hàm lượng axit uric cao và lượng đường trong máu cao cần chú ý.

So sánh bệnh tiểu đường và bệnh tăng axit uric máu

Bệnh tiểu đường (bệnh tiểu đường tuýp 2) Bệnh tăng axit uric máu
Đặc trưng Nồng độ glucose trong máu “lượng đường trong máu” duy trì ở mức cao. Nồng độ axit uric trong máu “hàm lượng axit uric máu” duy trì ở mức cao
Nguyên nhân khởi phát Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (lối sống)
Lý do tăng đường huyết và axit uric Sự bất thường trong chuyển hóa đường do thiếu hoạt động của insulin. Sự sản sinh quá nhiều purin do bất thường trong chuyển hóa purin và giảm lượng bài tiết axit uric trong thận.
Mục đích điều trị Kiểm soát lượng đường trong máu và phòng ngừa biến chứng. Kiểm soát lượng axit uric máu và phòng ngừa biến chứng.
Phương pháp điều trị Cải thiện lối sống và điều trị bằng thuốc
Triệu chứng cơ năng Lượng đường trong máu tăng cao gây khát nước và khi tình trạng đường huyết quá cao có thể gây hôn mê. Nếu bệnh tăng axit uric máu tiến triển lâu dài có thể gây bệnh gout
Biến chứng 3 biến chứng lớn: bệnh thần kinh tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận tiểu đường. Ngoài ra còn có các biến chứng khác như xơ vữa động mạch, bệnh viêm nhiễm. Rối loạn thận, sỏi tiết niệu, xơ vữa động mạch,…

3. Bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường dễ đồng thời khởi phát

Bệnh tăng axit uric máu là căn bệnh khởi phát ở những người có di truyền thể trạng dễ bị tăng axit uric máu và do sự thay đổi trong lối sống. Lối sống dễ làm tăng hàm lượng axit uric là ăn quá nhiều, uống quá nhiều rượu, thiếu vận động và do đó dẫn đến béo phì và căng thẳng thần kinh.

Có thể nói những điều nêu trên cũng tương tự với nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Thực tế, người bị tiểu đường thường là những người có hàm lượng axit uric cao, mặt khác, người mắc bệnh tăng axit uric máu cũng dễ bị tiểu đường và rối loạn chức năng dung nạp đường. Nói cách khác, điều trị bệnh tăng axit uric máu sẽ liên quan đến việc điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường, liệu pháp ăn uống và vận động trong điều trị bệnh tiểu đường cũng sẽ ảnh hưởng tốt đến hàm lượng axit uric máu.

Bệnh gout - bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường 2
Bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường dễ đồng thời khởi phát (ảnh: Internet)

4. Chú ý bệnh tiền tiểu đường nếu hàm lượng axit uric cao

Bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường dễ đồng thời khởi phát, tuy nhiên trên thực tế, hàm lượng axit uric thường giảm nhẹ nếu việc kiểm soát bệnh tiểu đường kém và lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế mà không có nhiều bệnh nhân bị bệnh gout nguy hiểm hay có lượng đường trong máu cao. Gần đây, có rất nhiều người có gen di truyền dễ bị bệnh gút và gen di truyền dễ bị bệnh tiểu đường, tuy nhiên hai loại gen này khác nhau.

Vì những lý do này, bệnh gout thường xảy ra đồng thời với thời gian rối loạn chức năng dung nạp đường giai đoạn trước khi bị bệnh tiểu đường. Khi bị rối loạn chức năng dung nạp đường, dù các biến chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường (ba biến chứng lớn) ít xuất hiện, nhưng tình trạng xơ vữa động mạch có xu hướng tiến triển, và nếu tình trạng này xảy ra đồng thời với bệnh tăng axit uric máu thì có thể chuyển biến nhanh hơn nữa.

Nếu một người được chẩn đoán có hàm lượng axit uric máu cao, dù là nhóm bệnh tiền tiểu đường chứ không phải bệnh tiểu đường thì việc quản lý tích cực hàm lượng axit uric và lượng đường trong máu là rất quan trọng.

5. Kiểm soát axit uric và đường huyết bằng việc ăn uống và vận động

Điểm nổi bật nhất về bệnh nhân tiểu đường và tăng axit uric máu là phần lớn đều bị béo phì. Người mắc bệnh tiểu đường béo phì thường có thể giảm lượng đường trong máu nếu giảm cân, cũng giống như vậy, nếu người béo có hàm lượng axit uric cao giảm cân, hàm lượng axit uric sẽ được giảm. Nếu một người béo phì có axit uric và lượng đường trong máu cao, cách điều trị cơ bản đầu tiên là giảm cân.

5.1. Trong ăn uống, điều đầu tiên là giảm lượng calo

Ăn uống là nền tảng của việc loại bỏ béo phì. Điều cơ bản trong việc ăn uống làm giảm hàm lượng axit uric là có chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt với lượng calo phù hợp với vóc dáng và lượng hoạt động thể chất. Điều này giống với liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường. Nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng và thực hiện chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, nếu giảm lượng calo hấp thụ quá mức bằng cách nhịn ăn,cân nặng sẽ sụt giảm nhanh, chất béo được sử dụng như một nguồn năng lượng trong cơ thể và sản sinh ra thể ketone. Nếu nồng độ thể ketone trong máu tăng lên, việc bài tiết axit uric trở nên khó hơn và hàm lượng axit uric trong máu tăng ngược lên. Ngoài ra, cân nặng giảm nhanh sẽ khiến các tế bào bị phá vỡ, purin được giải phóng khỏi axit nucleic khiến hàm lượng axit uric tăng lên.

Bệnh gout - bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường 3
Điều đầu tiên cần làm để kiểm soát lượng axit uric và đường huyết là giảm lượng calo hấp thụ (ảnh: Internet)

5.2. Không hấp thụ quá nhiều purin

Trước đây nhiều người thường nghĩ rằng nếu hàm lượng axit uric cao thì không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều purin là quan trọng nhất, tuy nhiên gần đây điều quan trọng nhất là hạn chế lượng calo hấp thụ rồi có thể hạn chế lượng purin hấp thụ. Lượng purin ngoài được tạo ra trong cơ thể thì phần lớn được bổ sung từ thực phẩm.

Tuy nhiên, sẽ không tốt nếu ăn nhiều các loại thực phẩm giàu purin. Nên hạn chế ăn trứng cá và nội tạng động vật. Trong trường hợp các món thịt đã chế biến, purin sẽ có trong nước hầm thịt vì vậy không nên ăn nước hầm thịt.

Phân loại Tên thực phẩm và lượng của 1 phần ăn Lượng purin trong 1 phần ăn
Thực phẩm không thường ăn chứa rất nhiều purin Gan (hấp rượu sake)  50g

Tinh dịch cá   50g

Gan bò nướng  120g

199.6  

152.8  

122.2

Thực phẩm chứa nhiều purin Thịt bò phi lê bít tết 200 g

Thịt lợn thăn bít tết 200 g

Cá ngừ phi lê  80 g

Tôm càng    80g

Cá sòng khô  60g

Cá thu đao phi lê miếng 80g

Cá thu ngừ phi lê miếng 80g

Cua bể vua  100g

Cá bơn phi lê miếng  80g

Bạch tuộc  80g

84.6  

79.8  

72.2  

68.6  

65.3  

54.4  

53.8  

47.4  

46.0  

45.8

5.3. Uống nhiều nước

Khi uống nhiều nước, lượng nước tiểu tăng lên và axit uric sẽ bị bài tiết cùng với nước tiểu. Nếu không bị giảm chức năng thận hoặc không bị bệnh tim, hãy uống nước để có thể bài tiết hơn 2 lít nước tiểu mỗi ngày. Có thể uống nước hoặc trà.

5.4. Hạn chế tối đa việc uống rượu

Có rất nhiều người nghĩ rằng nếu muốn tăng lượng nước tiểu có thể uống rượu cũng được, nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Rượu có tác dụng làm tăng sản sinh axit uric và cũng làm tăng lượng axit lactic trong máu, làm giảm bài tiết axit uric.

Uống rượu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tăng axit uric máu. Đặc biệt bia là loại đồ uống có hại nhất bởi trong bia có chứa rất nhiều purin. Tất nhiên, nếu bị bệnh tiểu đường và muốn uống rượu thì cần sự cho phép của bác sĩ.

Bệnh gout - bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường 4
Uống rượu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tăng axit uric máu nên cần hạn chế (ảnh: Internet)

5.5. Cố gắng ăn nhiều loại rau

Ăn nhiều rau giúp nước tiểu có tính kiềm làm axit uric dễ tan trong nước tiểu và ngăn ngừa sự hình thành sỏi tiết niệu. Các loại rau củ cũng có hiệu quả tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường, vì vậy hãy tích cực thêm rau vào thực đơn ăn uống.

5.6. Duy trì vận động vừa phải

Vận động giúp loại bỏ béo phì và có vai trò quan trọng trong kiểm soát axit uric. Tuy nhiên, trong bài vận động hô hấp kị khí, do ATP (adenosine triphosphate) để tạo ra năng lượng không được tái sinh và trở thành axit uric, nên hàm lượng axit uric sẽ tăng lên. Liệu pháp vận động cũng giống như trong điều trị bệnh tiểu đường, điều quan trọng là duy trì ở mức độ vừa phải mỗi ngày.

5.7. Tuy nhiên nếu hàm lượng axit uric cao thì cần dùng thuốc

Trong trường hợp dù đã rất chú ý về chế độ ăn uống, vận động nhưng axit uric không giảm và dẫn đến bị bệnh gout thì nên tiến hành điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, nếu không bị gout nhưng hàm lượng axit uric ≥9mg/dL cũng nên bắt đầu điều trị bằng thuốc để phòng ngừa bệnh gout và các biến chứng. Trường hợp có bệnh tiểu đường, rối loạn chức năng dung nạp đường, suy thận, sỏi tiết niệu, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu (tăng lipid máu), bệnh tim thiếu máu cục bộ, nên điều trị bằng thuốc.

Thuốc giúp giảm lượng axit uric có hai loại là loại hạn chế sự sản sinh axit uric và loại thúc đẩy sự bài tiết axit uric, được kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Mục tiêu của việc kiểm soát axit uric là duy trì một trạng thái trong đó axit uric là dưới giới hạn (7mg/dL) được hòa tan trong máu, tiêu chuẩn là ≤6 mg/dL.

6. Kiểm tra các bệnh lối sống khác và ngăn ngừa xơ cứng động mạch

Bệnh nhân bị bệnh gout thường đồng thời bị các bệnh lối sống khác nhau (tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn chức năng dung nạp đường,…) và chỉ có 4% người bị bệnh gout mà không mắc thêm bệnh lối sống nào. Các bệnh này có chung các biến chứng là bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch.

Trong những năm gần đây, người ta cho rằng tính kháng insulin khiến insulin hoạt động không hiệu quả có liên quan đến sự khởi phát của các bệnh về lối sống này, và tính kháng insulin cũng có thể liên quan đến sự khởi phát của bệnh tăng axit uric máu. Yếu tố lớn gây ra tính kháng insulin là yếu tố di truyền về thể trạng.

Các yếu tố di truyền hiện không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể từng bước cải thiện lối sống. Những người có hàm lượng axit uric cao, để phòng ngừa xơ cứng động mạch đồng thời chú ý bệnh gout, suy thận, sỏi đường tiết niệu, hãy cố gắng cải thiện lối sống và kiểm soát ổn định về huyết áp, lượng mỡ trong huyết thanh và lượng đường trong máu.

Bệnh gout - bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường 5
Mối quan hệ giữa bệnh gout và các bênh lối sống khác (ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

7. Bệnh gout và bệnh tăng axit uric máu là gì?

7.1. Axit uric là gì?

Axit uric là thuật ngữ chuyên ngành chỉ “sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin”. Purin tồn tại như một thành phần cấu tạo của axit nucleic, DNA và RNA trong mỗi tế bào. Trong cơ thể, sự trao đổi chất của tế bào được lặp đi lặp lại liên tục, nhưng theo chu kỳ, khi tế bào chết, axit nucleic cũng bị phân hủy. Sau đó, các purin cấu tạo nên axit nucleic cuối cùng sẽ trở thành axit uric không thay đổi.

Purin cũng tồn tại trong các chất có năng lượng cao được gọi là ATP (adenosine triphosphate). ATP được tiêu hao trong tất cả các hoạt động thể chất, nhưng thường sau đó sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, khi vận động hô hấp kị khí, chất này không trở về trạng thái ban đầu mà trở thành axit uric.

7.2. Bệnh tăng axit uric máu

Hàm lượng axit uric máu trung bình là 5,5 mg/dL ở nam giới và 4,5 mg/dL ở nữ giới. Giới hạn hòa tan trong máu của axit uric lên đến 7,0 mg/dL và trong nồng độ trên, axit uric không hòa tan sẽ tích lũy trong cơ thể dưới dạng tinh thể. Tình trạng nồng độ axit uric cao như thế này được gọi là bệnh tăng axit uric máu. Các tinh thể axit uric dễ được hình thành trong thận, mang tai, khớp tay chân.

7.3. Nguyên nhân lượng axit uric tăng cao

Nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng axit uric là (1) axit uric được tạo ra quá nhiều, (2) hiệu quả bài tiết axit uric giảm.

Nguyên nhân (1) liên quan đến sự rối loạn của quá trình chuyển hóa purin đã giải thích ở trên và liên quan đến lượng purin hấp thụ vào cơ thể dưới dạng thực phẩm nhiều, nguyên nhân (2) liên quan đến việc chức năng của thận trong bài tiết axit uric giảm. Ngoài ra các yếu tố về lối sống và di truyền cũng liên quan đến tình trạng này.
Bệnh tăng axit uric máu là bệnh thường gặp ở nam giới (95~99% trong bệnh gout) và có những đặc điểm riêng biệt. Khi nhìn vào độ tuổi, trước đây người mắc bệnh phần lớn là trong độ tuổi 50, nhưng gần đây, độ tuổi khởi phát bệnh là 30 và đang dần xuất hiện nhiều ở những người trẻ.

Ngoài ra, mặc dù tần suất không nhiều nhưng có những người có hàm lượng axit uric cao chỉ do yếu tố di truyền mà không liên quan đến lối sống. Ngoài ra, lượng axit uric có thể tăng cao do thuốc lợi tiểu nhóm hạ huyết áp- một loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

Các yếu tố làm tăng hàm lượng axit uric
Tăng tạm thời Tăng lâu dài
Purin trong chế độ ăn

Fructose

Uống rượu

Vận động cường độ cao

Mất nước

Căng thẳng

Thuốc (như thuốc lợi tiểu nhóm hạ huyết áp)

Yếu tố di truyền

Béo phì

Thói quen uống rượu

Suy giảm chức năng thận

Bất thường hormone

7.4. Bệnh gout

Nếu để tình trạng tăng axit uric máu tiếp diễn, các tinh thể axit uric sẽ tăng dần. Vì axit uric là chất sẽ tan trong cơ thể và không tồn tại dưới dạng tinh thể, do đó bạch cầu cố gắng thực bào (hoạt động bao quanh và tiêu diệt vi khuẩn và vật chất lạ). Tinh thể axit uric được thực bào có tác dụng phá hủy bạch cầu. Do đó, gây tình trạng viêm và đem lại cảm giác đau đớn, sưng đỏ.

Bệnh thường xảy ra ở các khớp ngón chân cái (70% khi phát bệnh ban đầu), và không có nhiều trường hợp trong đó 2 hoặc nhiều khớp bị đau. Bệnh nhân dễ bị khởi phát bệnh gút khi hàm lượng axit uric đột nhiên biến động hoặc thay đổi lối sống.

Bệnh gout - bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường 6
Dấu hiệu của bệnh hút thường xuất hiện ở các khớp bàn chân đầu tiên (ảnh: Internet)

Khi bệnh khởi phát, có thể làm giảm các triệu chứng đau bằng thuốc giảm đau và Colchicine (một loại thuốc ức chế sự hoạt động của bạch cầu). Ngoài ra, có thể giảm bớt đau đớn nếu làm lạnh phần bị đau. Điều cần chú ý là, việc điều trị bệnh gout chỉ giảm bớt tình trạng viêm do xung đột của các tinh thể axit uric và bạch cầu, không có tác dụng giảm axit uric trong máu. Cần thiết phải duy trì điều trị bệnh tăng axit uric máu để phòng ngừa các biến chứng dù có bị khởi phát bệnh gout hay không.

7.5. Các biến chứng chính của bệnh tăng axit uric máu

a. Rối loạn thận

Các tinh thể axit uric tích tụ trong thận và làm giảm chức năng của thận. Do nếu bệnh càng tiến triển, hiệu quả bài tiết axit uric của thận càng giảm và sẽ gây ra tình trạng axit uric trong máu tăng cao. Khi chức năng thận giảm, cần phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.

b. Sỏi tiết niệu

Axit uric là chất dễ tan trong kiềm và khó tan trong axit. Những người có hàm lượng axit uric cao thường có độ axit trong nước tiểu mạnh (độ ph thấp), điều này làm cho axit uric dễ dàng kết tinh thể không chỉ trong máu mà còn trong nước tiểu. Trong thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tinh thể axit uric trong nước tiểu tập hợp cùng với các chất khác và hình thành sỏi tiết niệu. Tỷ lệ bị sỏi tiết niệu ở những người mắc bệnh gout nhiều gấp hàng trăm lần so với những người không bị bệnh gout.

c. Xơ vữa động mạch

Những người bị tăng axit uric máu thường đồng thời bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường và rối loạn chức năng dung nạp đường. Khi các bệnh này đồng thời xảy ra, tình trạng xơ vữa động mạch sẽ tiến triển với tốc độ nhanh, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và rối loạn mạch máu não. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ngay cả khi chỉ bị bệnh tăng axit uric máu, tỉ lệ tử vong do bệnh tim và rối loạn mạch máu não cũng rất cao.

Bệnh gout - bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường 7
Biến chứng xơ vữa động mạch của bệnh tăng axit uric máu là nguyên nhân gây bệnh tim mạch (ảnh: Internet)

7.6. Điều trị bằng 3 bước

Điều trị bệnh gout/ bệnh tăng axit uric máu được chia thành ba bước.

Trước hết, xác nhận chỗ đau do bệnh gout. Thứ hai điều trị tăng axit uric máu, ngăn ngừa bệnh gout, đồng thời phòng ngừa các biến chứng như sỏi tiết niệu và rối loạn thận. Thứ ba là quản lý và điều trị thích hợp các bệnh lối sống như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, rối loạn chức năng dung nạp đường dễ xảy ra đồng thời với bệnh tăng axit uric máu, phòng ngừa bệnh tim và các rối loạn mạch máu não do xơ vữa động mạch.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh gout- bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản thông báo rằng từ ngày 1 tháng 6...
Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm
Huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh tiến...
Nhóm thuốc Thiazolidine
Nhóm thuốc Thiazolidine là một loại thuốc uống làm giảm lượng đường trong máu bằng...
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Những loại thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ cho người...
Làm thế nào để giúp trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có một cuộc sống học đường tốt hơn?
Tại Tokyo vào ngày 21 tháng 7, Nippon Medtronic đã tổ chức một cuộc...
Phương pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn
Nhiều người hiểu nhầm rằng điều trị insulin là phương pháp chỉ dành cho...
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm
Nhóm thuốc Thiazolidine
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Làm thế nào để giúp trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có một cuộc sống học đường tốt hơn?
Phương pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường