Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Cỡ chữ:
A A
Tình trạng tử vong của nhiễm toan ceton do đái tháo đường (tiểu đường) chiếm 5 – 10 % từ nhiều năm nay, tỉ lệ này tăng theo tuổi của bệnh nhân và phụ thuộc nhiều vào bệnh lý phối hợp. Người bệnh nhiễm toan ceton do tiểu đường kiểm soát bệnh thế nào là đúng cách?

1. Nhiễm toan ceton là gì?

Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì 1
Nhiễm toan ceton là gì?

Người nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sản sinh quá nhiều acid trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để hấp thụ glucose vào tế bào cơ thể để tạo ra năng lượng cho hoạt động hàng ngày.

2. Triệu chứng thường gặp ở người nhiễm toan ceton

Người bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường thường gặp những triệu chứng phổ biến như:

– Luôn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, tiểu với lượng lớn

– Cơ thể khó chịu, mệt mỏi, trong trạng thái muốn bị bệnh

Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì 2
Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi

– Hơi thở ngắn, đứt quãng

– Gia tăng lượng đường hoặc mức ceton trong máu, có thể tiến hành xét nghiệm tại nhà

3. Dấu hiệu cần đi khám bác sĩ?

Người bị tiểu đường nên đi khám bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu dưới đây, đây là những triệu chứng nặng hơn của nhiễm toan ceton:

– Người luôn trong trạng thái muốn nôn mửa, không chịu được mùi thức ăn và chất lỏng

– Mức nhiễm ceton trong nước tiểu người bệnh ở mức trung bình hoặc cao

– Mức đường trong máu cũng cao hơn so với giới hạn cho phép, những biện pháp xử lý tại chỗ không có hiệu quả

– Luôn trong tình trạng khó chịu, căng thẳng

Phải gọi cấp cứu ngay lập tức, nếu:

– Lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức 300mg/dL hoặc 16,7 mmol/L

– Mức nhiễm ceton trong nước tiểu không thể giảm tới giới hạn cho phép

Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì 3
Xét nghiệm nước tiểu ở người bị tiểu đường để chẩn đoán có nhiễm toan ceton do tiểu đường hay không?

– Người bệnh gặp nhiều hơn một triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường, chẳng hạn như buồn nôn, đau bụng, hơi thở ngắn, khát nước, hay lú lẫn,…

4. Nguyên nhân nhiễm toan ceton do tiểu đường

Khi bị thiếu insulin, cơ thể sẽ thiếu năng lượng, luôn ở tình trạng mệt mỏi, do lượng đường huyết sẽ bị ngăn chặn không được hấp thụ vào tế bào. Nhiễm toan ceton do tiểu đường được gây ra bởi tình trạng thiếu insulin này:

– Bệnh tật hoặc nhiễm trùng có thể làm cơ thể sản xuất ra một số hormone khác như adrenaline hoặc cortisol, ảnh hưởng đến hoạt động của insulin và gây ra hiện tượng nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

– Khi người bệnh chữa trị bằng insulin hay dùng những loại thuốc kích thích sự tiết insulin ở tuyến tụy, thường bị giảm lượng insulin trong cơ thể cũng là một nguyên nhân.

– Người bệnh bị rối loạn thể chất và tâm thần.

– Uống nhiều rượu và lạm dụng ma túy.

 Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì 4
Người bệnh nên có một chế độ ăn uống và hoạt động lành mạnh

– Thường xuyên dùng một số thuốc như corticoid và một số thuốc lợi tiểu.

5. Nguy cơ nhiễm bệnh toan ceton ở người tiểu đường

– Những người thường bị nhiễm toan ceton do tiểu đường: Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (tiểu đường) thường ảnh hưởng đến những người bị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tất nhiên cũng ảnh hưởng đối với những người chưa biết mình bị bệnh tiểu đường. Trẻ em và thanh niên cũng có nguy cơ mắc bệnh.

– Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh: Người bị tiểu đường tuýp 1 thường có nhiều nguy cơ bị nhiễm toan ceton do tiểu đường. Người bệnh thường bỏ qua những buổi điều trị insulin cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.

cta kiến thức tiểu đườngLời khuyên: Người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề điều trị tiểu đường bằng insulin

6. Điều trị nhiễm toan ceton như thế nào?

Người bệnh luôn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những phương hướng chữa trị hiệu quả cho tình trạng bệnh của mình.

– Chẩn đoán nhiễm toan ceton do tiểu đường dùng những kỹ thuật y tế sau:

+ Xét nghiệm máu để đo mức độ glucose, mức ceton và acid trong máu

 Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì 5
Xét nghiệm máu là một cách để chẩn đoán bệnh

+ Điện giải đồ cho bệnh nhân

+ Xét nghiệm nước tiểu

+ Chụp X- quang

+ Điện tâm đồ: đo hoạt động điện của tim

Những phương pháp dùng để chữa trị nhiễm toan ceton do tiểu đường mà bác sĩ thường dùng điều trị bệnh như: điện giải, dung dịch bù nước, và tiêm insulin vào tĩnh mạch để bù cho lượng insulin bị giảm.

7. Chế độ ăn uống và hoạt động lành mạnh

Những người nhiễm toan ceton nên có những lối sống và biện pháp khắc phục dưới đây để đối phó với bênh:

– Người bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh và kết hợp với chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường hàng ngày, đồng thời phải uống thuốc theo chỉ định và  hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Kiểm soát lượng đường và mức độ ceton trong máu thường xuyên hơn nếu bạn đang bị ốm hoặc stress.

– Kiểm soát liều lượng insulin sử dụng.

– Hãy chuẩn bị tâm lý cho trường hợp nhiễm toan ceton do tiểu đường nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi đột ngột nào về hàm lượng đường và mức ceton trong máu.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì 6
Người bệnh nên có một chế độ ăn uống và hoạt động lành mạnh

Tần suất tử vong do nhiễm toan ceton tiểu đường đã giảm rõ rệt nhờ cải thiện việc điều trị tiểu đường cho người trẻ, nhưng biến chứng này vẫn mang nguy cơ đáng kể ở người già và bệnh bệnh nhân bị hôn mê sâu do chữa trị chậm. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và có những phương pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh một cách tốt nhất.

Bạn đang đọc bài viết: Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) tại Chuyên mục Biến chứng tiểu đường.

https://Kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ yếu xương khớp?
Có phải bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ yếu xương khớp? Nguyên...
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Béo phì kèm teo cơ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi...
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Bệnh tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư...
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực là...
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tình trạng kiểm soát đường...
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Block tim là một dạng rối loạn nhịp tim gây ảnh hưởng đến sức...
Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ yếu xương khớp?
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer