Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Cỡ chữ:
A A
Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng các liệu pháp ăn uống và liệu pháp tập thể dục. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về việc bệnh tiểu đường có chữa được không và điểm lưu ý phù hợp với bệnh tiểu đường.

1. Không có khái niệm “chữa khỏi” bệnh tiểu đường

Bạn nên lưu ý rằng bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, đây là tình trạng đường huyết không đủ insulin làm giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ gây ra biến chứng và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu não do xơ cứng động mạch.

Khi bị bệnh tiểu đường, nếu chỉ số đường huyết tương đối thấp trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn kiêng và liệu pháp tập thể dục.

Tiểu đường có chữa được không? Chắc chắn là bệnh sẽ cải thiện nếu bệnh nhân tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Theo The Japan Diabetes Society, bệnh tiểu đường được mô tả như sau: “Một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc trưng là tình trạng chỉ số đường huyết cao mãn tính do thiếu hụt insulin”.

Bệnh tiểu đường có chữa được không? 1
Không có khái niệm chữa khỏi bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Bệnh nhân phải luôn duy trì điều trị thích hợp và tự quản lý tốt sinh hoạt cá nhân, về cơ bản là không chữa khỏi hoàn toàn. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào của tuyến tụy tiết ra insulin vì một số lý do bị phá hủy và insulin gần như không được tiết ra nên bệnh nhân cần duy trì tiêm insulin để điều trị.

2. Duy trì điều trị là cần thiết để ngăn ngừa sự phát triển và phòng ngừa xuất hiện các biến chứng

Nếu tình trạng của lượng đường trong máu cao liên tục mà bệnh nhân không tiếp nhận điều trị, các mạch máu của toàn bộ cơ thể bị hư hại, gây ra các biến chứng khác nhau liên quan đến tính mạng.

Các biến chứng thường gặp là:

  • Bệnh thần kinh tiểu đường: Các mạch máu ngoại biên ở bàn tay, bàn chân bị tổn hại, rối loại thần kinh thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác, thần kinh tự trị.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường: Các mạch mao mạch ở võng mạc bị tổn thương, gây nguy cơ đục thủy tinh thể và mù lòa.
  • Bệnh thận do tiểu đường: Chức năng thận giảm khi một mạch máu nhỏ gọi là cầu thận có vai trò là chức năng lọc của thận bị hư hỏng.

Khi bệnh tiểu đường tiến triển, thúc đẩy sự xơ cứng động mạch, không chỉ làm lưu thông máu kém đi, mà còn làm giảm miễn dịch và trong một số trường hợp, nó có thể phát bệnh “hoại tử”- tình trạng mà các mô bị thối và chết ở ngón chân.

3. Có liên tục điều trị bằng thuốc không?

3.1. Điều trị bằng insulin là điều cần thiết cho bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Các tế bào beta trong tuyến tụy bị phá hủy vì một số lý do và insulin không được tiết ra. Insulin có chức năng làm giảm lượng đường trong máu và cần thiết cho sự sống của cơ thể. Nếu insulin không được tiết ra không giảm được lượng đường trong máy sẽ dẫn đến tăng đường huyết. Các triệu chứng như khát và suy nhược cơ thể xuất hiện và bệnh nhân có thể bị mất ý thức. Vì không thể chữa lành tế bào tụy bị phá hủy nên việc điều trị bằng insulin là cần thiết.

Bệnh tiểu đường có chữa được không? 2
Điều trị thiếu hụt insulin là điều cần thiết (Ảnh: Internet)

3.2. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, cần kiểm soát tốt đường trong máu bằng việc cải thiện lối sống

Có 3 liệu pháp điều trị tiểu đường tuýp 2: Liệu pháp ăn uống, liệu pháp tập thể dục và điều trị bằng thuốc, nhưng tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường, có thể không cần điều trị bằng thuốc, mà có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng việc nỗ lực cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục.

Nếu bệnh nhân có thể cải thiện tốt lối sống và có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt, họ có thể giảm dần lượng thuốc điều trị.

4. Những điểm cần lưu ý

  • Bệnh tiểu đường đòi hỏi phải điều trị lâu dài hoặc suốt đời.

Chính vì điều đó, việc duy trì liệu pháp ăn uống và liệu pháp tập thể dục trở thành điểm lưu ý phù hợp với bệnh tiểu đường. Nếu làm quá khả năng, bệnh nhân có thể từ bỏ giữa chừng. Điều quan trọng là tiếp tục duy trì, vì vậy hãy nỗ lực và chọn phương pháp, phương tiện dễ dàng cho bản thân thực hiện.

  • Nỗ lực điều trị với mục tiêu

Mục đích điều trị bệnh tiểu đường là làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng. Để có thể tiếp tục điều trị hiệu quả, việc biết giá trị mục tiêu cũng là một điểm cần lưu ý. Theo hướng dẫn của The Japan Diabetes Society, giá trị mục tiêu cụ thể để phòng ngừa biến chứng là “HbA1c <7.0″, giá trị mục tiêu chỉ mức bình thường của lượng đường trong máu bằng việc cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục là “HbA1c<6.0” (HbA1c là mức đường huyết trung bình trong khoảng 2 tháng).

Ngoài ra, điều cần lưu ý trong bệnh tiểu đường không phải chỉ là lượng đường trong máu. Giá trị mục tiêu cũng được đặt ra cho cân nặng và lượng cholesterol.

*Giá trị mục tiêu

  • HbA1c “nhỏ hơn 6.0”
  • Duy trì cân nặng tiêu chuẩn trên dưới “BMI22”

(BMI là giá trị số biểu thị mức độ béo phì tính theo công thức [cân nặng (kg)] ÷ [bình phương chiều cao (m)])

  • Huyết áp dưới 130/80 mmHg (huyết áp khi ở nhà dưới 125/75 mmHg)
  • LDL cholesterol dưới 120 mg/dL (dưới 100 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)
  • HDL cholesterol 40 mg/dL hoặc cao hơn
  • Chất béo trung tính (khi bụng đói vào buổi sáng sớm) dưới 150 mg/dL
  • Non-HDL cholesterol dưới 150 mg/dL (dưới 130 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)

Các giá trị mục tiêu này chỉ là giá trị mục tiêu chung được mô tả trong hướng dẫn điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường và việc có các bệnh khác không, giá trị mục tiêu có thể khác nhau. Kết hợp nhận tư vấn từ bác sĩ phụ trách, điều quan trọng là duy trì cải thiện lối sống và điều trị bằng thuốc với các mục tiêu phù hợp với bản thân.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường có chữa được không?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tác dụng phụ của insulin
Insulin là loại thuốc đặc hiệu giúp giảm lượng đường trong máu. Có thể...
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Bệnh tiểu đường tại Việt Nam đang trở nên phổ biến. Số bệnh nhân...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng không...
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Béo phì kèm teo cơ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi...
Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi không?
Đối với bệnh tiền tiểu đường, mức đường huyết có thể được phục hồi...
Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị
Trước thực trạng điều trị quá mức cho bệnh nhân tiểu đường, khuyến cáo...
Tác dụng phụ của insulin
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi không?
Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường