Bệnh thần kinh do tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Bệnh thần kinh do tiểu đường là một trong 3 biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Bài viết này sẽ làm rõ tại sao khi lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng xấu tới thần kinh của con người, những lưu ý cần nhớ và hướng điều trị thích hợp.

1. Bệnh thần kinh do tiểu đường là gì?

Bệnh thần kinh, cùng với bệnh thận và bệnh võng mạc, là một trong ba biến chứng lớn của bệnh tiểu đường xảy ra do tình trạng lượng đường trong máu cao kéo dài. Các triệu chứng của bệnh thần kinh thường xuất hiện trên toàn bộ cơ thể như tê đau chân tay, mất cảm giác, tiêu chảy hoặc táo bón nhiều lần, chóng mặt, mất vị giác, đổ mồ hôi bất thường, dòng tiểu chậm và yếu, rối loạn chức năng cương dương,…

Ngoài ra, so với bệnh thận và bệnh võng mạc tiến triển chậm trong 5-10 năm mà không có triệu chứng cơ năng, bệnh nhân thường nhận ra khi bệnh chuyển biến xấu, thì các triệu chứng cơ năng của bệnh thần kinh tiểu đường như tê ở chân tay thường xuất hiện từ giai đoạn đầu.

Nếu bệnh thận và bệnh võng mạc do tiểu đường là biến chứng lớn khiến bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo và bị mất thị giác, gây trở ngại tới sinh hoạt hàng ngày thì biến chứng thần kinh cũng rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân để bệnh thần kinh tiếp tục tiến triển, bệnh nhân sẽ đau nhức chân tay đến mức không thể tự tắm và mặc quần áo, thậm chí bị tê liệt dây thần kinh, gây hoại tử chân và đột tử. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh không chỉ là tê hoặc đau chân tay nên bệnh nhân cần có đủ kiến ​​thức về bệnh tiểu đường để không bỏ qua những dấu hiệu của bệnh.

Bệnh thần kinh có thể được cải thiện bằng cách kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu ở giai đoạn đầu của bệnh. Việc cải thiện này có thể mất hơn một năm, nhưng hãy duy trì điều trị với hy vọng có thể cải thiện bệnh.

Bệnh thần kinh do tiểu đường
Bệnh thần kinh do tiểu đường (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCẢNH BÁO: Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường mà người bệnh nên tìm hiểu để chữa trị kịp thời

2. Tại sao hệ thần kinh ở người tiểu đường lại bị tấn công?

2.1 Chức năng của hệ thần kinh

Vậy phần nào của hệ thần kinh bị tổn thương trong bệnh tiểu đường?

Hệ thần kinh có chức năng truyền đạt các lệnh do não bộ đưa ra hoặc truyền gửi thông tin đến não. Cấu tạo hệ thần kinh gồm hệ thần kinh trung ương gồm não, tủy sống và hệ thần kinh ngoại biên phân nhánh từ hệ thần kinh trung ương, đi khắp cơ thể, phần dễ bị tổn thương trong bệnh tiểu đường là hệ thần kinh ngoại biên có cấu tạo mỏng hơn.

Trong hệ thần kinh ngoại biên có dây thần kinh cảm giác, dây thần kinh vận động, thần kinh tự trị, mỗi loại này có vai trò điều tiết theo phản xạ cảm giác lạnh, nóng, đau đớn, di chuyển chân tay, nói, hoạt động của cơ quan trong cơ thể, đổ mồ hôi, nhiệt độ cơ thể,…Khi có tổn thương thần kinh, sự điều khiển này không thể thực hiện trơn tru, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dù không chạm vào bất cứ thứ gì và ngược lại sẽ không còn cảm giác đau, các cơ nhỏ không cử động, nhịp tim biến mất, hệ tiêu hóa suy yếu.

2.2 Những tổn thương ở tế bào thần kinh do tăng đường huyết

Nếu tình trạng tăng đường huyết do bệnh tiểu đường vẫn tiếp tục lâu dài, cơ chế hoạt động của tế bào bị sai lệch do glucose dư thừa trong cơ thể và một chất được gọi là sorbitol tích lũy trong tế bào thần kinh (bất thường chuyển hóa polyol), cuối cùng dây thần kinh bị tổn thương.

Hơn nữa, bệnh thần kinh tiểu đường xảy ra còn do tình trạng tăng đường huyết làm giảm lưu lượng máu trong mạch máu nhỏ (vi mạch), oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào thần kinh không được chuyển đến.

Ngoài ra, người ta cho rằng nguyên nhân của bệnh thần kinh trong bệnh tiểu đường có liên quan đến các yếu tố dinh dưỡng thần kinh, yếu tố di truyền,..

cta kiến thức tiểu đườngCảnh báo về những triệu chứng đường huyết cao ở bệnh nhân

3. Bệnh thần kinh là căn bệnh liên quan đến toàn cơ thể

Bệnh thần kinh tiểu đường được phân loại như bảng dưới tùy thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân.

Bệnh thần kinh do tiểu đường 1
Bệnh thần kinh là căn bệnh ảnh hưởng đến toàn cơ thể (ảnh: Internet)

3.1 Bệnh đa dây thần kinh

Trước hết, người ta nói rằng bệnh đa dây thần kinh có nhiều triệu chứng rất đa dạng. Bệnh này là do sự tổn thương dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh vận động. Đầu tiên sẽ xuất hiện cảm giác đau và tê ở đầu ngón tay, ngón chân. Sau đó tình trạng này dần dần lan rộng từ ngón chân đến đầu gối, từ bàn tay đến khuỷu tay về phía trung tâm của cơ thể.

Đặc biệt là vì ngón chân là điểm đầu cuối của dây thần kinh, những triệu chứng này sẽ xuất hiện ở ngón chân sớm hơn. Cảm giác đau tăng ở phần còn lại vào ban đêm và có đặc trưng là các triệu chứng xuất hiện trên cùng một phần đối xứng hai bên ở tay và chân. Trong một số trường hợp, chức năng vận động có thể bị suy giảm do tê liệt khớp và có thể cần phục hồi chức năng.

3.2 Tổn thương thần kinh tự trị

Thần kinh tự trị là hệ thần kinh điều chỉnh các chức năng khác nhau cần thiết trong cuộc sống của con người, ví dụ như hoạt động của cơ quan nội tạng, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng việc toát mồ hôi, duy trì huyết áp,…

Khi hệ thần kinh tự trị bị tổn thương và không thể thực hiện những điều chỉnh trên thì các triệu chứng sẽ xuất hiện ở tất cả các vùng liên quan đến thần kinh tự trị như tiêu chảy, táo bón, rối loạn nhịp tim, trong đó nhịp tim đột nhiên biến mất, đổ mồ hôi bất thường, chỉ đổ mồ hôi ở một vài vị trí trên cơ thể hoặc không đổ mồ hôi, muốn đi tiểu nhưng không thể đi tiểu dù nước tiểu tập trung khiến bụng căng lên, tụt huyết áp, rối loạn chức năng cương dương,…

3.3 Bệnh đơn dây thần kinh

Là tổn thương chỉ xuất hiện ở một bộ phận khi một mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh bị tắc nghẽn với một khối huyết nhỏ, máu không đi qua dây thần kinh. Các triệu chứng của bệnh là tê liệt thần kinh mặt và một mắt không chuyển động được,…

Phân loại và triệu chứng chính của bệnh thần kinh tiểu đường

Phân loại Nguyên nhân chính Triệu chứng
Bệnh thần kinh đối xứng phạm vi rộng Bệnh đa dây thần kinh (tổn thương dây thần kinh cảm giác – vận động) Bất thường chuyển hóa bắt đầu từ lộ trình polyol Cảm giác bất thường (tê, cảm giác đau, cảm giác lạnh), đau tự phát, đau dây thần kinh, tê liệt cảm giác, co giật
Tổn thương thần kinh tự trị Bất thường chuyển hóa bắt đầu từ lộ trình polyol Đổ mồ hôi bất thường (lúc thì đổ nhiều mồ hôi, lúc không đổ mồ hôi), tụt huyết áp, suy giảm chức năng dạ dày, bất thường trong bài tiết (táo bón, tiêu chảy), suy giảm chức năng túi mật, tổn thương bàng quang, rối loạn chức năng cương dương, hạ đường huyết không nhận thức,…
Bệnh đơn dây thần kinh Tắc nghẽn mạch máu Bệnh thần kinh của các dây thần kinh não (liệt dây thần kinh mặt, liệt cơ ngoài mắt, liệt dây thần kinh thính giác,…), bệnh thần kinh tứ chi.

cta kiến thức tiểu đườngTheo nghiên cứu khoa học: “Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%” 

4. Khi bệnh thần kinh chuyển biến xấu

Bệnh thần kinh tiểu đường ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể, nhưng nếu bệnh tiến triển nhanh, bệnh nhân có nguy cơ rơi vào tình trạng nghiêm trọng sau đây.

4.1 Tê liệt thần kinh/hoại thư

Dây thần kinh bị tê liệt sẽ làm mất cảm giác như đau và nóng. Kết quả là các vết thương và bỏng vô tình bị sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, có thể tiến triển thành loét và hoại thư. Đặc biệt là chân dễ bị hoại thư, trong một số trường hợp, buộc phải cắt phần hoại thư đó.

Bệnh thần kinh do tiểu đường 2
Người bệnh có thể phải cắt bỏ ngón chân do hoại thư (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngBiến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”. TÌM HIỂU NGAY

4.2 Hạ đường huyết không nhận thức

Ngay cả khi bị hạ đường huyết, cơ thể không phản ứng với tình trạng này và hormon làm tăng lượng đường trong máu không được tiết ra. Ngoài ra, các triệu chứng hạ đường huyết như đổ mồ hôi lạnh, tay chân run thường khó xuất hiện nên bản thân bệnh nhân không thể tự nhận thức tình trạng hạ đường huyết. Bởi vì không có triệu chứng cảnh báo tình trạng hạ đường huyết và bệnh nhân có thể bị mất ý thức nên đây là tình trạng rất nguy hiểm.

cta kiến thức tiểu đườngTình trạng hạ đường huyết thường xảy ra đối với những người đang điều trị bằng insulin, các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin thường gặp là gì?

4.3 Lặp lại tình trạng hạ đường huyết và tăng đường huyết

Nếu nhịp điệu của hoạt động tiêu hóa bị xáo trộn bởi rối loạn thần kinh tự trị, việc hấp thụ ăn không ổn định và trường hợp tiêm insulin, thời gian lượng đường trong máu tăng và thời gian tác dụng của insulin không trùng khớp sau khi ăn nên sẽ lặp lại tình trạng hạ đường huyết và tăng đường huyết. Đồng thời, gây cảm giác chán ăn và việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn.

cta kiến thức tiểu đườngĐiều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường như thế nào? Tìm hiểu TẠI ĐÂY

4.4 Thiếu máu cơ tim không đau

Nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực thường có triệu chứng là bệnh nhân đau ngực nghiêm trọng, nhưng khi dây thần kinh ở tim bị tổn thương thì sẽ không cảm thấy đau (thiếu máu cơ tim không đau). Kết quả là, bệnh nhân không biết, chậm trễ trong điều trị và có nguy cơ bệnh đột nhiên chuyển biến xấu dẫn đến tử vong.

4.5 Đột tử

Khi bị bệnh thần kinh, ngoài gây ra tình trạng mất ý thức do hạ đường huyết không nhận thức, tình trạng thiếu máu cơ tim không đau thì bệnh còn gây loạn nhịp tim, ngừng thở và gây nguy cơ đột tử cao.

cta kiến thức tiểu đườngBiến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường gây nguy cơ tử vong cao

4.6 Trầm cảm

Những đau đớn do bệnh thần kinh gây ra sẽ khiến bệnh nhân thiếu ngủ, tâm trạng chán nản và có thể dẫn đến trầm cảm.

Bệnh thần kinh do tiểu đường 3
Bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái trầm cảm (ảnh: Internet)

Sau khi được chẩn đoán bị bệnh thần kinh tiểu đường:

– Vì bệnh dễ gây hạ đường huyết, tăng đường huyết, do đó bệnh nhân nên thường xuyên đo đường huyết và cố gắng cải thiện kiểm soát đường huyết.

–  Để tránh tình trạng bị chóng mặt, khi thức dậy không nên bật dậy ngay, nên ngồi dậy trước và hít thở đều. Không tắm quá lâu. Ngoài ra, tránh hiểu nhầm giữa sự chóng mặt và triệu chứng hạ đường huyết.

–  Bệnh nhân thần kinh tiểu đường dễ bị hoại thư chân, do đó nên tạo thói quen kiểm tra chân tay hàng ngày xem có các vết thương hoặc vết bỏng nào không.

–  Khi rối loạn vị giác xuất hiện, người bệnh có xu hướng ăn món ăn có gia vị mạnh. Cần thận trọng vì các món ăn có gia vị mạnh làm gia tăng các biến chứng và các bệnh về lối sống khác ngoài bệnh tiểu đường.

– Thuốc lá là một nguyên nhân làm tình trạng rối loạn lưu lượng máu trở nên trầm trọng hơn. Và cũng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, do đó nên bỏ thuốc lá.

cta kiến thức tiểu đườngNgười đọc có thể tìm hiểu thêm về Bệnh tiểu đường và “Điều trị bệnh trầm cảm”

5. Kiểm tra và điều trị

5.1 Cần kiểm tra tùy theo các triệu chứng bệnh

Phòng ngừa là cách tốt nhất để bệnh thần kinh tiểu đường không khởi phát. Vì lý do đó điều quan trọng là phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Ngoài ra, nếu các triệu chứng cụ thể xuất hiện, bệnh nhân sẽ được kiểm tra chi tiết để xác nhận xem các triệu chứng có thực sự do bệnh thần kinh hay một căn bệnh khác.

Một phương pháp có thể dễ dàng thực hiện trong kiểm tra bệnh thần kinh là xem sự phản xạ của đầu gối và gân gót chân. Phương pháp này là để xác nhận khả năng truyền dẫn kích thích từ dây thần kinh. Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra nhiều phần có thể bị tổn thương như sử dụng máy đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, dùng điện tâm đồ để xác định xem có bất thường trong hoạt động của tim không, đo lượng nước tiểu còn lại khi siêu âm để xem chức năng của bàng quang.

5.2 Cải thiện kiểm soát đường huyết là điều quan trọng nhất

Nên có phương pháp điều trị như thế nào nếu được chẩn đoán bị bệnh thần kinh tiểu đường?

Điều cơ bản trong điều trị bệnh thần kinh là loại bỏ sorbitol tích lũy trong các tế bào thần kinh, làm lưu lượng máu tốt hơn và giúp oxy, dinh dưỡng có thể đi đến các tế bào thần kinh. Để đạt được mục tiêu đó, việc cải thiện kiểm soát đường huyết là ưu tiên hàng đầu. Kiểm soát chặt chẽ đường huyết sẽ giúp cải thiện bệnh thần kinh.

5.3 Điều trị bằng thuốc

Ngoài việc kiểm soát đường huyết, phương pháp điều trị bằng thuốc chữa bệnh thần kinh cũng được thực hiện. Thuốc giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thần kinh bao gồm nhóm thuốc ức chế aldose reductase (ari) ngăn chặn sorbitol tích lũy trong tế bào (bất thường chuyển hóa polyol), phòng ngừa suy giảm chức năng của tế bào thần kinh và thuốc giúp máu lưu thông tốt trong mạch máu, mang oxy, dinh dưỡng đến tế bào thần kinh.

Ngoài ra, với mục đích cải thiện từng triệu chứng của bệnh, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc tăng huyết áp, thuốc hỗ trợ tiêu hóa,…được sử dụng tùy theo tình trạng bệnh.

Bệnh thần kinh do tiểu đường 4
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh (ảnh: Internet)

5.4 Khi được điều trị

Do bệnh thần kinh có nhiều triệu chứng khác nhau, do đó tùy theo từng triệu chứng, cần có sự điều trị từ chuyên gia của lĩnh vực đó. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và tiếp nhận điều trị sớm, phù hợp với từng triệu chứng.

Ngoài ra, trong điều trị bệnh thần kinh, cơn đau có thể tồi tệ hơn ở giai đoạn cải thiện kiểm soát đường huyết. Mặc dù hiện tượng đau này được cho là một rối loạn thần kinh sau điều trị, nhưng thực tế vẫn chưa có lý do chính xác. Người ta cho rằng đó là sự hồi phục của hệ thần kinh, bệnh nhân có cảm giác đau mà trước đó không cảm thấy.

Các triệu chứng có thể tạm thời trở nên tồi tệ hơn trong quá trình điều trị, tuy nhiên bệnh nhân không nên ngừng điều trị giữa chừng vì cảm thấy quá đau đớn. Ngược lại, hãy cẩn thận vì có thể nhầm lẫn giữa việc không cảm thấy đau đớn do bệnh thần kinh tiến triển và tình trạng hết đau nhờ điều trị.

cta kiến thức tiểu đường Đọc bài viết cách điều trị bệnh tiểu đường chi tiết và đầy đủ

6. Hãy hiểu rõ về bệnh

Như đã nêu ở trên, bệnh thần kinh có rất nhiều các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, dù có các triệu chứng tương tự bệnh thần kinh tiểu đường nhưng đôi khi đó không phải là bệnh này.

Có nhiều người không nhận biết được bệnh thần kinh, nghĩ rằng tình trạng đau là do tuổi tác đã cao nên sử dụng thuốc giảm đau có sẵn trên thị trường, điều này có thể khiến bệnh thần kinh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh thần kinh do tiểu đường 5
Cần hiểu rõ về bệnh thần kinh và chú ý những dấu hiệu của cơ thể (ảnh: Internet)

Bệnh thần kinh là một căn bệnh liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Cần hiểu về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh và điều quan trọng là cố gắng duy trì tốt việc kiểm soát đường huyết hàng ngày. Đồng thời, cố gắng nhận biết các triệu chứng sớm để tiến hành kiểm tra và điều trị thích hợp.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh thần kinh do tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của tiếng cười, các...
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực là...
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin do nhiều yếu tố khác nhau như...
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Béo phì kèm teo cơ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi...
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm, nếu không kiểm soát...
Điều trị bệnh nha chu và cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường. Giảm nguy cơ mắc biến chứng
Các nghiên cứu của Vương quốc Anh đã chứng minh rằng nếu tích cực...
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh nha chu và cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường. Giảm nguy cơ mắc biến chứng
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường