Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Khi bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt kéo dài trong 10-15 năm, sẽ xuất hiện các biến chứng như bệnh võng mạc do tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, bệnh thần kinh tiểu đường. Ngoài ra, tổn thương thần kinh và hoại thư có nhiều khả năng xảy ra ở chi dưới (bàn chân). Bài viết này sẽ viết về một số tổn thương chân do bệnh tiểu đường.

1. Hãy chú ý đến những bất thường ở chân

Tình trạng đường huyết cao của bệnh tiểu đường làm hiện tượng xơ vữa động mạch tiến triển theo tuổi tác chuyển biến xấu đi, tế bào nội mô trong các mạch máu dày lên do những mảng cholesterol bám chặt vào thành mạch và các mảng xơ cholesterol thu hút bạch cầu và các tế bào miễn dịch xâm nhập, tiếp cận vị trí xơ hóa, tiến hành thực bào các lipoprotein, cuối cùng có thể gây tắc nghẽn mạch máu.

Vì các chi dưới ở xa tim hơn và chịu ảnh hưởng của trọng lực mạnh hơn, lưu lượng máu có xu hướng bị trì trệ, và hiện tượng xơ vữa động mạch dễ có khả năng xảy ra.

Ngoài ra, nếu các mao mạch trong toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng bởi tăng đường huyết, các hoạt động như cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, vận chuyển chất thải,…cũng sẽ bị cản trở.

Tế bào vỏ bao thần kinh ứng với một sợi thần kinh của hệ thần kinh trong toàn bộ cơ thể rất mỏng và dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn về tuần hoàn máu. Một hoặc hai tế bào vỏ bao thần kinh mất chức năng thì cũng sẽ mất hình dạng.

Do đó, chức năng truyền dẫn của dây thần kinh sụt giảm, và các triệu chứng của bệnh thần kinh tiểu đường thường bắt đầu xuất hiện trước các biến chứng khác. Hệ thần kinh nằm xa trung tâm (đầu) và dễ bị ảnh hưởng nhanh hơn các sợi thần kinh dài, triệu chứng đầu tiên là cảm lạnh và tê xuất hiện ở bàn chân.

Do đó các biến chứng của bệnh tiểu đường thường dễ xuất hiện ở chân, đặc biệt là ngón chân, khớp chân, kẽ chân, lòng bàn chân, gót chân nên bệnh nhân cần phải chú ý một cách thường xuyên. Việc chăm sóc bàn chân trở thành một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường ở chân - Bệnh thần kinh tiểu đường
Biến chứng tiểu đường ở chân biểu hiện như thế nào? (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu cách “Chăm sóc bàn chân tiểu đường” để phòng ngừa các biến chứng tiểu đường ở chân

2. Bệnh thần kinh tiểu đường

Mặc dù nhiều người đã bắt đầu phát hiện và điều trị tình trạng tăng huyết áp sớm hơn bệnh tiểu đường, nhưng người ta nói rằng bệnh thần kinh tiểu đường đã tiến triển trước khi được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, chẩn đoán bệnh thần kinh tiểu đường phổ biến là xét nghiệm cảm giác rung ở chi dưới để kiểm tra sự rung động của âm thoa, phản xạ Achilles nhìn vào sự mất phản xạ gân ở phần mắt cá chân vì rối loạn thần kinh đã tiến triển đáng kể.

Biến chứng tiểu đường ở chân - Bệnh thần kinh tiểu đường 1
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường (ảnh: Internet)

Bệnh thần kinh tiểu đường phát sinh do tình trạng tăng đường huyết (nồng độ glucose trong máu và dịch cơ thể cao), vì vậy bệnh có đặc trưng là các triệu chứng thường xuất hiện đối xứng ở cả hai bên của cơ thể.

Điển hình là bệnh lý đa thần kinh. Các triệu chứng như cảm giác nóng, đau đớn, cảm giác rung, bất thường về xúc giác, độ dẫn truyền của dây thần kinh giảm, mất phản xạ gân được nhìn thấy và hướng về phía trung tâm theo thứ tự từ các ngón chân và bàn chân đến cẳng chân.

Đau tự phát (đau như bị châm chích, đau như điện giật,…) và cảm giác bất thường (râm ran, tê, cảm giác nóng rát,…) có khả năng xảy ra, ngoài ra còn có triệu chứng đau không thể chịu được, đau dai dẳng, lo âu mất ngủ, chán ăn, thậm chí có thể rơi vào trạng thái trầm cảm.

Tình trạng đau có thể trầm trọng vào thời điểm cải thiện bằng cách điều trị, vì vậy việc hợp tác với bác sĩ điều trị là điều cần thiết.

Ngoài ra, trong bệnh thần kinh tiểu đường còn có các rối loạn khác nhau như đau đơn phát, chóng mặt, buồn nôn, ngất, tiêu chảy, táo bón, rối loạn chức năng cương dương, liệt cơ mắt và mặt.

3. Loét và hoại thư chân

Khi bệnh thần kinh tiểu đường tiến triển, chức năng dẫn truyền của dây thần kinh giảm/ biến mất, sự tê liệt/ mất tri giác, sự bất ổn cân bằng cơ thể làm biến dạng bàn chân, gây cục chai ở chân và trạng thái bất tiện khi đi lại.

Chứng liệt dạ dày, không tự chủ, hạ đường huyết không nhận thức hoặc việc bị thương, bị bỏng cũng có thể xảy ra mà bệnh nhân không biết.

Sau đó, chân có thể xuất hiện hoại thư mà các mô bị hoại tử đen cùng với loét và bốc mùi do tình trạng tắc mạch máu và nhiễm trùng ở chi dưới. Các biến chứng khác có thể xảy ra vào lúc này.

Hãy chú ý đến tình trạng của chân mỗi ngày.

Duy trì việc điều trị bệnh tiểu đường phù hợp cũng ngăn chặn sự tiến triển đồng thời của tổn thương võng mạc, suy giảm chức năng thận và dẫn đến giảm nguy cơ khởi phát tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim do bệnh tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường ở chân - Bệnh thần kinh tiểu đường 2
Người bệnh tiểu đường nên có biện pháp chăm sóc chân phù hợp (ảnh: Internet)

Bạn đang xem bài viết:Biến chứng tiểu đường ở chân- Bệnh thần kinh tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch suy giảm, vì thế việc tiêm...
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị gãy xương và tần suất cao gấp...
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? Liệu buồn ngủ sau...
Nữ giới bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch
Bệnh tiểu đường gây ra một loạt các biến chứng mãn tính và nghiên...
Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần
Ba trong số năm người mắc bệnh tiểu đường có kinh nghiệm gặp phải...
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Theo báo cáo mới nhất, có rất nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm...
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Nữ giới bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch
Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường