Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch. Tuy nhiên bệnh nhân tử vong thường không phải do chính bệnh tiểu đường mà do các biến chứng khác khởi phát bởi bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường tuýp 2 liệu có phải là nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ khi về già? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này!

Tăng nguy cơ nhồi máu não đối với bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 ở tuổi trung niên

Giáo sư Rongrong Yang và cộng sự từ Đại học Y Thiên Tân (Trung Quốc) đã thực hiện nghiên cứu bệnh chứng trên các đối tượng song sinh Thụy Điển và chỉ ra rằng: “Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở tuổi trung niên có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não ở tuổi già”.

Những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 ở thời điểm từ 40 – 50 tuổi có nguy cơ cao bị nhồi máu não và tắc động mạch não sau 60 tuổi. Chi tiết nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí “Diabetoligia” của Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu (European Association for the Study of Diabetes, EASD).

Đột quỵ có thể được chia thành hai loại: “nhồi máu não” và “xuất huyết não”. Trong đó, 80% bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não, các mạch máu não tắc và giảm lưu lượng tuần hoàn máu dẫn đến não bị tổn thương, 20% còn lại là tình trạng bệnh nhân bị xuất huyết não (chảy máu não), các mạch máu trong não bị vỡ và máu chảy ra nhu mô não.

Theo Giáo sư Yang, bệnh tiểu đường tuýp 2 từ lâu đã được cho là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ khi về già, nhưng nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ là do bệnh tiểu đường hay các yếu tố di truyền hoặc môi trường vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Vì vậy, để điều tra mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và sự gia tăng nguy cơ đột quỵ khi về già, giáo sư Yang đã sử dụng dữ liệu đăng ký song sinh Thụy Điển (Swedish Twin Registry) và thực hiện nghiên cứu bệnh chứng với quy mô 33.086 người song sinh được sinh ra trước năm 1958 và không bị bệnh mạch máu não trước 60 tuổi. Trong số đối tượng tham gia, có 3,8% (1.248 người) bị tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi 40-59 và 9,4% (3.121 người) bị bệnh mạch máu não ở tuổi 60 trở lên.

Theo kết quả thống kê và phân tích theo các yếu tố như tuổi tác, giới tính, BMI… bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát ở độ tuổi trung niên có liên quan đến tăng nguy cơ nhồi máu não và tắc động mạch não ở tuổi già (tỷ lệ lần lượt là 1,29 và 2,03). Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi trung niên không liên quan đến tình trạng xuất huyết dưới nhện (sự chảy máu đột ngột vào khu vực dưới màng nhện ở giữa não và lớp màng bao phủ não) và xuất huyết não (tỷ lệ lần lượt là 0,52 và 0,78). Thêm vào đó, sự gia tăng nguy cơ nhồi máu não ở tuổi già cũng được cho thấy không liên quan tới các yếu tố di truyền hoặc môi trường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già? 1
Bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát ở độ tuổi trung niên gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Dựa trên những kết quả này, ông Yang đã nhấn mạnh rằng việc quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2 ở tuổi trung niên rất quan trọng để ngăn ngừa nhồi máu não và tắc động mạch não. Mặt khác, vì nghiên cứu lần này là nghiên cứu quan sát , không chứng minh được mối quan hệ nhân quả và “cần thiết phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn”. Vậy tại sao bệnh tiểu đường tuýp 2 dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 dẫn đến đột quỵ khi về già

Giáo sư Yang cho biết rằng: “Các cơ chế liên quan giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và đột quỵ rất phức tạp và hiện tại chưa được lý giải đầy đủ, tuy nhiên nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có mức cholesterol bất thường, có khả năng liên quan đến việc thu hẹp các mạch máu trong não”.

Tiến sĩ Joel Zonszein, giám đốc Trung tâm Đái tháo đường lâm sàng, Trung tâm y tế Montefiore ở New York tuy không tham gia vào nghiên cứu này nhưng cũng đưa ra quan điểm của mình: “Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn tại Thụy Điển thấp hơn đáng kể so với Hoa Kỳ, vì vậy hiện không rõ liệu kết quả nghiên cứu trên có thể được áp dụng cho người Mỹ hay không”. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng: “Điều trị bệnh tiểu đường cần chú ý nhiều hơn đến việc chẩn đoán sớm, chính xác và quản lý rủi ro và ngoài việc cai thuốc lá, điều trị hạ huyết áp, bệnh nhân tiểu đường nên dùng thuốc statin để kiểm soát mức cholesterol”.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già? 2
Kiểm soát bệnh tiểu đường đúng cách

Giáo sư Yang cũng đồng ý với quan điểm trên, bên cạnh đó điều quan trọng là bệnh nhân phải quản lý các yếu tố nguy cơ một cách vững chắc trong điều trị bệnh tiểu đường: “Bệnh nhân tiểu đường được yêu cầu kiểm soát lượng đường trong máu cũng như thói quen sinh hoạt đúng đắn như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và cai thuốc lá để ngăn ngừa đột quỵ khi về già“.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nữ giới bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch
Bệnh tiểu đường gây ra một loạt các biến chứng mãn tính và nghiên...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)
Danh mục nội dung1. Tác dụng2. Cơ chế giảm lượng đường trong máu3. Điều...
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Đối với một số trường hợp ở giai đoạn đầu khi bệnh tiến triển,...
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm, nếu không kiểm soát...
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Những người mắc bệnh tiểu đường nên đi khám nhãn khoa mỗi năm một...
Nữ giới bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường