Mất thị giác, bệnh võng mạc do tiểu đường
Danh mục nội dung
- I. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây mất thị giác
- II. Quá trình tiến triển của bệnh võng mạc cho đến khi bị mất thị giác
- III. Bệnh lý hoàng điểm gây giảm thị lực dù bệnh võng mạc chuyển biến tốt
- IV. Bệnh tăng nhãn áp tân mạch theo bệnh võng mạc tăng sinh
- V. Điều trị bệnh võng mạc tiến triển khác thường
- VI. Để bảo vệ mắt khi bị bệnh tiểu đường
I. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây mất thị giác
Các bệnh về mắt do đái tháo đường, đặc biệt là bệnh võng mạc tiểu đường (sau đây viết tắt là bệnh võng mạc) là một căn bệnh đáng sợ và tiến triển mà không có triệu chứng cơ năng. Khi bệnh nhân tiểu đường nhận thấy “màn khói đục tích tụ trong mắt”, “có thể nhìn thấy tấm màn đỏ trong mắt” và đi khám nhãn khoa, lúc này bệnh đã tiến triển được khá lâu, bệnh nhân có thể phải sẵn sàng đối mặt với việc mất thị giác.
Hiện nay cũng có nhiều người không bị mất thị giác do bệnh võng mạc nhưng gặp khó khăn trong sinh hoạt do bệnh này và nhận được sự công nhận khuyết tật. Mặc dù tỷ lệ người bị bệnh võng mạc tiểu đường đã giảm nhờ những tiến bộ trong điều trị nhưng bệnh tiểu đường vẫn là nguyên nhân đứng thứ ba trong số các nguyên nhân gây suy giảm thị lực. Và những bệnh nhân này sẽ khó có thể chấp nhận tình trạng khuyết tật do đột nhiên bị mất thị lực khi đang có một cuộc sống bình thường và việc phục hồi chức năng để trở về cuộc sống hàng ngày của họ sẽ không tiến triển như mong đợi. Và vì vậy, gánh nặng đối với gia đình ngày càng lớn hơn.
Nguyên nhân bị mất thị giác là gì?
Nguyên nhân lớn nhất của những tổn thương mắt do bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc. Bệnh lý hoàng điểm và tăng nhãn áp tân mạch xảy ra trong quá trình bệnh võng mạc tiến triển cũng dẫn đến suy giảm thị lực. Phần tiếp theo sẽ mô tả chi tiết về những căn bệnh này.
Xem ngay tổng hợp đầy đủ các biến chứng bệnh tiểu đường tại đây
II. Quá trình tiến triển của bệnh võng mạc cho đến khi bị mất thị giác
Nguyên nhân gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường là do các mạch máu bị tổn thương khi lượng đường trong máu tăng cao. Do trên võng mạc có các mạch máu nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi tăng đường huyết nên đây là những phần có những biến đổi đặc trưng xuất hiện trong bệnh tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường sẽ tiến triển theo giai đoạn bệnh võng mạc giai đoạn nền, bệnh võng mạc tiền tăng sinh, bệnh võng mạc tăng sinh.
1. Bệnh võng mạc giai đoạn nền
Mạch máu võng mạc trở nên dễ vỡ do tăng đường huyết, gây xuất huyết ở những đốm nhỏ (đốm xuất huyết), có thể nhìn thấy những đốm như vẩy nến (xuất tiết cứng) hoặc một vết sưng trong vi mạch (chứng phình mạch) khi protein và chất béo trong máu rỉ ra ngoài.
+ Triệu chứng cơ năng: Không có.
+ Phương pháp điều trị: Nếu bệnh nhân cải thiện kiểm soát đường huyết, triệu chứng trên có thể tự nhiên biến mất.
2. Bệnh võng mạc tiền tăng sinh
Là tình trạng thiếu máu ở võng mạc (thiếu máu cục bộ) và tạo ra các nốt dạng bông (xuất tiết mềm). Thiếu oxy cũng sẽ làm cho mạch máu bị chết. Để thay cho mạch máu đã chết, mạch máu mới đang chuẩn bị phát triển. Ngoài ra, tĩnh mạch bị sưng bất thường và hình dạng vi mạch cũng trở nên bất thường.
+ Triệu chứng cơ năng: Hầu như không có
+ Phương pháp điều trị: thực hiện laser quang đông chiếu xạ ánh sáng laser đến võng mạc đang bị thiếu máu cục bộ, và ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới. Việc thực hiện laser quang đông cẩn thận ở giai đoạn này là yếu tố quan trọng để phòng ngừa mất thị giác. Để xác định chính xác thời gian và phạm vi của quá trình laser quang đông, tiến hành chụp đáy mắt huỳnh quang sử dụng thuốc cản quang.
3. Bệnh võng mạc tăng sinh
Là giai đoạn các tân mạch phát triển để bổ sung tình trạng thiếu máu cục bộ võng mạc. Các tân mạch sẽ không chỉ phát triển ở võng mạc mà còn phát triển thành phần giống như thạch (thủy tinh thể) bên trong nhãn cầu vốn không cần các mạch máu.
Bởi vì cấu trúc của tân mạch rất giòn nên có thể vỡ và gây xuất huyết ở võng mạc, thủy tinh thể. Ngoài ra, các thành phần máu từ các tân mạch rò rỉ ra ngoài và tạo màng (màng tăng sinh) trên bề mặt của võng mạc. Do màng tăng sinh sẽ tăng độ bám dính của thủy tinh thể và võng mạc nên dễ xảy ra tình trạng bong võng mạc.
+ Triệu chứng cơ năng: Ở giai đoạn này cũng gần như không có triệu chứng cho đến khi xảy ra xuất huyết lớn hoặc bong võng mạc.
+ Phương pháp điều trị: Tiếp tục kiểm tra thường xuyên cho đến khi tiến hành laser quang đông toàn bộ võng mạc để ngăn chặn hoạt động của các tân mạch và tình trạng bệnh ổn định.
4. Thời điểm mà bệnh võng mạc gây mất thị giác và tổn thương mắt
Nếu bệnh nhân đã đến giai đoạn bệnh võng mạc tăng sinh, cho đến khi tình trạng bệnh ổn định thành “bệnh võng mạc không tăng sinh” thông qua điều trị, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị các tổn thương mắt dưới đây:
+ Xuất huyết võng mạc, xuất huyết thủy tinh thể
Các mạch máu mới bị vỡ và gây xuất huyết rộng trong võng mạc và thủy tinh thể. Sau đó, ánh sáng đi qua đồng tử không đến được võng mạc, vì vậy bệnh nhân sẽ bị thiếu tầm nhìn và giảm thị lực. Tình trạng xuất huyết sẽ dần dần tự hết, nhưng nếu võng mạc bị tổn thương nặng, thị lực sẽ không phục hồi ngay cả khi xuất huyết đã dừng. Nếu phạm vi xuất huyết rộng và không ngừng, cần phẫu thuật cắt bỏ thủy tinh thể và thay bằng chất lỏng nhân tạo (phẫu thuật thủy tinh thể).
+ Bệnh bong võng mạc
Do võng mạc và thủy tinh thể được gắn chặt bởi màng tăng sinh nên các kích thích nhỏ như sự co lại của thủy tinh thể (thủy tinh thể co lại từng chút theo tuổi) sẽ truyền trực tiếp đến võng mạc, gây bong võng mạc. Mặc dù có thể phẫu thuật để phục hồi võng mạc bị bong nhưng võng mạc không hoạt động bình thường dù đã được phục hồi và đôi khi vẫn còn những tổn thương mắt.
Xem ngay chi tiết: Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
III. Bệnh lý hoàng điểm gây giảm thị lực dù bệnh võng mạc chuyển biến tốt
Như mọi người có thể thấy, bệnh võng mạc gần như không có triệu chứng cơ năng cho đến cuối cùng xuất hiện nguy cơ bị mất thị giác. Tuy nhiên, cũng có một biến chứng gây giảm thị lực mà không liên quan đến sự tiến triển của bệnh võng mạc. Đó là bệnh lý hoàng điểm.
Hoàng điểm là phần trung tâm của võng mạc, phần kiểm soát thị lực hay có thể nói là bộ phận quan trọng nhất trong võng mạc. Nếu hoàng điểm bị tổn hại, ngay cả khi không có vấn đề gì với võng mạc ngoài hoàng điểm, thị lực sẽ bị giảm đi. Nếu bệnh nhân chỉ bị bệnh lý hoàng điểm sẽ chưa dẫn đến mất thị giác, nhưng QOL (chất lượng cuộc sống) sẽ giảm và đây sẽ là một vấn đề lớn đối với bệnh nhân.
Ở bệnh lý hoàng điểm do tiểu đường sẽ thường xuất hiện sự sưng phù của hoàng điểm do ảnh hưởng của tổn thương mạch máu (phù hoàng điểm). Phù hoàng điểm có thể xảy ra do thực hiện laser quang đông để phòng ngừa mất thị giác do bệnh võng mạc.
Hiện nay, việc laser quang đông với phần hoàng điểm và điều trị tiêm thuốc kháng VEGF hoặc thuốc steroid vào mắt đã mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên chưa rõ phương pháp điều trị nào là tốt nhất và vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm.
Người tiểu đường có thể quan tâm:
IV. Bệnh tăng nhãn áp tân mạch theo bệnh võng mạc tăng sinh
Tân mạch – một vấn đề trong bệnh võng mạc tăng sinh không chỉ có ở võng mạc, thủy tinh thể mà còn phát sinh ở mống mắt phía trước nhãn cầu. Tại ranh giới của mống mắt và giác mạc có một ống nhỏ (ống Schlemm) bài tiết nước trong mắt (thủy dịch) ra ngoài, tuy nhiên ống này có thể bị tắc nghẽn bởi các tân mạch và dẫn đến khó bài tiết thủy dịch ra ngoài. Sau đó, áp lực trong nhãn cầu (nhãn áp) tăng lên, dây thần kinh thị giác bị ép và gây thiếu tầm nhìn. Đây là bệnh tăng nhãn áp tân mạch.
Mặc dù đây là căn bệnh điều trị khó hơn so với bệnh tăng nhãn áp bình thường và thường dẫn đến mất thị giác, nhưng gần đây những thử nghiệm như ức chế hoạt động của các mạch máu mới bằng thuốc kháng VEGF đã có hiệu quả.
Các bệnh về mắt khác liên quan đến bệnh tiểu đường
+ Đục thủy tinh thể: là bệnh thấu kính của mắt (thủy tinh thể ) bị mờ đục. Đây là căn bệnh sẽ xảy ra với bất cứ ai khi có tuổi, tuy nhiên bệnh có thể khởi phát và tiến triển nhanh hơn bởi bệnh tiểu đường. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bằng một thấu kính nhân tạo.
+ Mí mắt không mở ra, nhìn mọi vật chồng chéo lên nhau: Khi bệnh nhân bị 1 trong số những biến chứng của bệnh tiểu đường là “tổn thương thần kinh”, các triệu chứng về mắt này có thể xuất hiện. Trong nhiều trường hợp các triệu chứng này là tạm thời và sẽ chữa khỏi sau một thời gian.
+ Viễn thị: Khi kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đột nhiên cải thiện, bệnh nhân có thể tạm thời có triệu chứng viễn thị.
+ Bệnh thần kinh và mạch máu mắt: Phần to của các mạch máu trong mắt có thể bị tắc nghẽn hoặc các dây thần kinh mắt có thể bị tấn công, và thị lực bị suy giảm đột ngột.
+ Các bệnh khác: các bệnh trên bề mặt của mắt (giác mạc), chẳng hạn như khô mắt, cũng có khả năng xảy ra do bệnh tiểu đường và biến chứng của bệnh tiểu đường.
Xem chi tiết các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân bệnh tiểu đường để phòng ngừa
V. Điều trị bệnh võng mạc tiến triển khác thường
Các bác sĩ nhãn khoa trước đây đã không có biện pháp điều trị cho bệnh võng mạc dạng này. Tuy nhiên, phương pháp laser quang đông xuất hiện vào khoảng những năm 1960 đã tạo một bước tiến lớn trong việc điều trị. Mặc dù không thể khôi phục lại hoàn toàn những tổn thương mắt nhưng phương pháp này có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh. Ngoài ra, với sự phổ biến của việc phẫu thuật thủy tinh thể, đã có những trường hợp thị lực có thể được phục hồi sau phẫu thuật. Và trong những năm gần đây, phương pháp thứ ba trong điều trị bệnh võng mạc là điều trị bằng thuốc đang thu hút sự chú ý.
1. Phương pháp laser quang đông
Là liệu pháp chiếu ánh sáng laser từ đồng tử về phía võng mạc bị thiếu máu và quang đông võng mạc với năng lượng đó. Phần đã quang đông sẽ làm giảm nhu cầu máu và vì vậy có thể ngăn chặn các tân mạch phát triển ở đó.
Thời gian thực hiện là khoảng 20~30 phút một lần. Có thể quang đông hàng chục đến hàng trăm điểm mỗi lần. Trường hợp quang đông một vùng rộng, nên thực hiện 3~4 lần. Phương pháp này có thể được thực hiện ngoại trú (đến viện) chỉ bằng cách gây mê mắt. Bệnh nhân có thể cảm thấy chói mắt, nhưng sẽ không có cảm giác đau. Khi hoạt động của các tân mạch trở nên mạnh hơn, lặp lại việc laser quang đông trong những ngày khác nhau cho đến khi tình trạng bệnh ổn định.
Laser quang đông chỉ ngăn chặn sự tiến triển của bệnh võng mạc mà không phải là phương pháp điều trị để cải thiện thị lực.Tuy nhiên, cũng có thể kỳ vọng về hiệu quả cải thiện thị lực của biện pháp này, ví dụ như trường hợp cải thiện phù nề bằng cách quang đông điểm xuất huyết gây phù hoàng điểm.
2. Phẫu thuật thủy tinh thể
Thủy tinh thể là một mô có dạng như thạch chiếm phần lớn trong nhãn cầu, giúp nâng đỡ hình dạng của nhãn cầu từ bên trong và duy trì độ trong suốt của nhãn cầu. Trường hợp xuất huyết lớn trong thủy tinh thể, cần phẫu thuật cắt bỏ thủy tinh thể và thay bằng một chất lỏng nhân tạo để cải thiện thị giác. Đối với bệnh bong võng mạc, phẫu thuật thủy tinh thể được thực hiện để đưa võng mạc trở lại vị trí ban đầu của nó.
Ngoài ra, vì các tân mạch phát triển trong thể thủy tinh nên việc cắt bỏ thuỷ tinh thể giúp ức chế hoạt động của các tân mạch và để ngăn ngừa sự bong võng mạc co kéo qua màng tăng sinh và giảm phù hoàng điểm, phẫu thuật thủy tinh thể cũng được thực hiện.
Phẫu thuật thủy tinh thể thường được thực hiện như một biện pháp cuối với hy vọng phục hồi thị lực sau khi xuất hiện những tổn thương mắt, tuy nhiên hiện nay tính an toàn của biện pháp này được cải thiện nhờ sự tiến bộ của các dụng cụ phẫu thuật và cách thức phẫu thuật.
3. Điều trị bằng thuốc
Sự tiến triển của bệnh võng mạc, bệnh lý hoàng điểm, tăng nhãn áp tân mạch liên quan chặt chẽ đến sự rò rỉ các thành phần máu từ mạch máu và việc tạo ra các tân mạch. Những hiện tượng này được gây ra bởi VEGF (yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu) xảy ra khi võng mạc bị thiếu máu cục bộ. Do đó, trong những năm gần đây, phương pháp điều trị tiêm các thuốc kháng VEGF ức chế chức năng của VEGF vào thủy tinh thể trở nên rất phổ biến. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong điều trị bệnh lý hoàng điểm. Ngoài các thuốc kháng VEGF, thuốc steroid cũng có hiệu quả tương tự.
Tuy nhiên, cần phải tiêm lặp đi lặp lại vì tác dụng của thuốc không kéo dài nên việc xem xét các tác dụng phụ của thuốc là không thể thiếu.
Xem ngay cách điều trị bệnh tiểu đường cực kỳ hữu ích dành cho bệnh nhân tiểu đường
VI. Để bảo vệ mắt khi bị bệnh tiểu đường
Tất cả các phương pháp điều trị được giới thiệu ở đây đều dựa trên tiền đề kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bệnh lý võng mạc ít có khả năng xảy ra khi kiểm soát đường huyết tốt hơn là kết quả của một nghiên cứu khảo sát lớn trong và ngoài nước.
Hãy luôn cố gắng kiểm soát đường huyết tốt hơn và chú ý những điều dưới đây.
Thời gian tiêu chuẩn nên kiểm tra soi đáy mắt | |
Người không bị bệnh võng mạc | 6~12 tháng 1 lần |
Người bị bệnh võng mạc giai đoạn nền | 3~6 tháng 1 lần |
Người bị bệnh võng mạc tiền tăng sinh | 1~2 tháng 1 lần |
Người bị bệnh võng mạc tăng sinh | 2 tuần ~1 tháng 1 lần |
1. Tạo thói quen kiểm tra soi đáy mắt cẩn thận
Bệnh lý võng mạc tiến triển mà không xuất hiện các triệu chứng cơ năng, tuy nhiên nếu bệnh nhân tiếp nhận kiểm tra thường xuyên có thể phát hiện sớm bệnh. Nếu phát hiện sớm bệnh, tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra soi đáy mắt thường xuyên bởi bác sĩ nhãn khoa vì kiểm tra soi đáy mắt trong khám sức khỏe thông thường không được kỹ như khi đi khám nhãn khoa.
2. Chú ý kiểm soát đường huyết chặt chẽ
Khi tình trạng kiểm soát đường huyết liên tục không tốt trong nhiều năm nhưng khi vừa phát hiện bệnh võng mạc lại bắt đầu kiểm soát chặt chẽ đường huyết, bệnh võng mạc có thể chuyển biến xấu đi nhanh chóng. Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa và giảm lượng đường trong máu xuống từng chút một.
3. Hạn chế liệu pháp vận động
Liệu pháp vận động là không thể thiếu trong việc giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, tuy nhiên nếu bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn bệnh võng mạc tăng sinh, vận động cường độ cao có thể là nguyên nhân gây xuất huyết đáy mắt, vì vậy hãy vận động nhẹ nhàng như đi bộ.
4. Về sinh con
Nếu thai phụ có bệnh võng mạc không ổn định, sau khi sinh con có nguy cơ bệnh sẽ tiến triển nhanh và dẫn đến mất thị giác. Nên kiểm tra soi đáy cẩn thận, nếu cần thiết, điều trị bệnh võng mạc bằng quang đông và nếu kiểm soát đường huyết tốt sau đó, có thể yên tâm mang thai và sinh con.
5. Nên có “sổ tay nhãn khoa trong bệnh tiểu đường”
Quyển “sổ tay nhãn khoa trong bệnh tiểu đường” được phát hành bởi The Japanese Society of Ophthalmic Diabetology. Quyển sổ này sẽ ghi chép kết quả kiểm tra và nội dung điều trị về nhãn khoa, nội khoa và đóng vai trò không chỉ như bản ghi nhớ của bệnh nhân mà còn là cầu nối liên lạc giữa các bác sĩ nhãn khoa và nội khoa. Vì vậy khi đến viện nên mang theo quyển sổ này.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết “Mất thị giác, bệnh võng mạc do tiểu đường” tại chuyên mục “Sống cùng bệnh“
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)