❓ Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Người ta nói rằng nếu bệnh nhân tiểu đường tiếp tục duy trì kiểm soát đường huyết tốt thì có thể sống một cuộc sống không khác gì những người khỏe mạnh. Vậy cuộc sống không khác gì những người khỏe mạnh là cuộc sống như thế nào? Có thể nói rằng đó là một cuộc sống thoải mái và bệnh nhân có thể tự do hoạt động như bình thường không?

Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, các biến chứng của bệnh chưa xuất hiện nên bệnh nhân thường có xu hướng kiểm soát đường huyết không triệt để. Tuy nhiên, nếu tiếp tục kiểm soát đường huyết không tốt, các biến chứng khác nhau sẽ khởi phát và cùng với sự tiến triển của các biến chứng bệnh tiểu đường, sự thoải mái và tự do trong cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường chắc chắn không còn. Và hơn nữa còn có thể dẫn đến tình huống tồi tệ hơn như bệnh nhân bị mất thị giác, cần phải lọc máu, cắt cụt chi dưới,…

 

Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường 1
Nếu bệnh nhân tiểu đường duy trì kiểm soát tốt thì có thể sống bình thường

Để những vấn đề này không xảy ra, điều quan trọng hơn bao giờ hết là bệnh nhân phải duy trì kiểm soát đường huyết tốt trong điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân không nên suy sụp khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên tích cực điều trị để phục hồi nhanh nhất có thể và có tâm lý thoải mái sống cùng với bệnh tiểu đường.

Phần dưới đây là hỏi đáp những kiến ​​thức về cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Câu hỏi 1: Tại sao lại không tốt cho bệnh tiểu đường nếu bệnh nhân béo?

Trả lời: Có hai lý do khiến đường huyết tăng đó là khả năng tiết insulin giảm và độ nhạy insulin trong các mô như cơ bắp bị giảm. Nếu bệnh nhân béo, lượng chất béo tăng, độ nhạy insulin giảm, do đó lượng đường trong máu tăng nhiều hơn và bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn.

Gần đây, một số loại thuốc đã được phát triển để cải thiện khả năng tiết và hiệu quả của insulin, nhưng điều quan trọng là bệnh nhân phải giảm lượng bữa ăn và cố gắng rèn luyện hướng đến cân nặng tiêu chuẩn để tăng độ nhạy insulin, thay vì dựa vào các loại thuốc này. Nếu bệnh nhân béo không chỉ khiến bệnh tiểu đường chuyển biến xấu hơn mà còn làm đồng khởi phát các bệnh về lối sống khác như xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

cta kiến thức tiểu đườngĐỪNG CHỦ QUAN! Bất cứ người bệnh tiểu đường nào cũng cần nắm rõ thông tin Tìm hiểu về Insulin

Câu hỏi 2: Stress có ảnh hưởng như thế nào đối với bệnh tiểu đường?

Trả lời: Stress là một trong ba nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường bên cạnh nguyên nhân do ăn quá nhiều, thiếu vận động. Bên cạnh đó, stress cũng là yếu tố chính làm tình trạng bệnh tiểu đường chuyển biến xấu hơn. Khi bệnh nhân cảm thấy căng thẳng như tức giận, phấn khích hoặc thất vọng, catecholamine sẽ được tiết ra với một lượng lớn trong cơ thể, do đó sự tiết và tính nhạy cảm của insulin sẽ giảm và lượng đường trong máu sẽ tăng lên.

Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường 2
Stress ảnh hưởng nghiêm trong đến bệnh tiểu đường

Do đó, việc giảm stress từ cuộc sống hàng ngày là rất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên cố gắng giải tỏa stress heo cách phù hợp nhất với lối sống của bản thân. Phương pháp củng cố hệ thống thần kinh tự trị đang phổ biến gần đây cũng có hiệu quả trong việc giảm stress, nhưng điều quan trọng hơn là bệnh nhân không nên làm việc quá nhiều và nên dành thời gian để thư giãn.

cta kiến thức tiểu đườngĐể hiểu rõ về mối liên hệ giữa tiểu đường và stress thì bệnh nhân tiểu đường hãy đọc ngay bài viết: Tiểu đường và Stress

Câu hỏi 3: Khi nào bệnh nhân tiểu đường cần bữa ăn bổ sung?

Trả lời: Bữa ăn bổ sung là một bữa ăn tạm thời để phòng ngừa hạ đường huyết trong trường hợp như khi lượng vận động cao hơn bình thường, bệnh nhân tiểu đường cần bữa ăn bổ sung khi vận động mạnh như leo núi và bơi lội, khi tập thể dục trong một thời gian dài, trong lớp học giáo dục thể chất,…Đặc biệt những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc luôn cần có bữa ăn bổ sung.

Thực tế cũng có phương pháp điều chỉnh giảm lượng và loại thuốc để không cần bổ sung thêm bữa ăn, nhưng không dễ để tính toán lượng giảm và đôi khi có nguy cơ giảm insulin quá nhiều. Vì insulin cần thiết không chỉ cho quá trình chuyển hóa glucose mà còn cho quá trình trao đổi chất như tăng trưởng của cơ thể trong giai đoạn trưởng thành, do đó tại thời điểm này, nên tránh làm giảm insulin quá mức khi vận động.

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân điều trị bằng thuốc quá hiệu quả có xu hướng dễ gây hạ đường huyết, việc sử dụng bữa ăn bổ sung là điều cần thiết.

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu ngay: Khi nào bệnh nhân tiểu đường nên điều trị bằng thuốc?

Câu hỏi 4: Loại phương pháp vận động nào thích hợp khi thời tiết xấu?

Trả lời: Vận động bằng cách bơi trong hồ bơi là thích hợp nhất, nhưng những hồ bơi phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường rất khó tìm. Ngoài ra dù bệnh nhân có thể đi bộ với một chiếc ô vào một ngày mưa, nhưng cũng có những lo ngại như tai nạn giao thông.

Vì vậy trong mùa mưa và ở những vùng thường có nhiều mưa, máy tập đạp xe tại chỗ là sự lựa chọn hoàn hảo bởi bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện trong nhà. Gần đây, có rất nhiều loại máy tập đạp xe tại chỗ giá rẻ và cũng rất hiện đại.

Ở những vùng có nhiều tuyết, cách tốt nhất để vận động là đi bộ trên tuyết hoặc trượt tuyết.

 

 

Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường 3
Ở những vùng có nhiều tuyết, cách tốt nhất để vận động là đi bộ trên tuyết hoặc trượt tuyết.

cta kiến thức tiểu đườngTham khảo ngay: Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

Câu hỏi 5: Khi nào thì không thể điều trị bằng chế độ tập luyện?

Trả lời: Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế điều trị bằng chế độ tập luyện khi biến chứng khởi phát và đang tiến triển. Ngay cả khi có các biến chứng nhẹ, nếu có một bài tập sức mạnh vừa phải như đi bộ, không có vấn đề gì, nhưng nếu tập luyện mạnh như chạy hoặc bơi sẽ làm tình trạng biến chứng trầm trọng hơn.

Trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị các biến chứng như bệnh thận, bệnh võng mạc tăng sinh, bệnh hẹp van tim, xuất huyết đáy mắt, tắc nghẽn động mạch do xơ vữa động mạch chi dưới,… đều bị cấm hoặc hạn chế tập luyện. Vì có sự khác biệt về mức độ biến chứng, tuổi tác của bệnh nhân nên bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng của bệnh nhân và đưa ra giới hạn tập luyện và bệnh nhân cần vận động trong phạm vi đó.

Câu hỏi 6: Nên có biện pháp xử lý như thế nào khi quên uống thuốc?

Trả lời: Việc quên uống thuốc là hiện tượng khá phổ biến vào thời điểm bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc uống điều trị tiểu đường. Việc có một lối sống lành mạnh và uống thuốc đúng vào khoảng thời gian cố định là cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, nhưng ngay cả khi bệnh nhân quên uống thuốc trong một lần thì biến chứng cũng sẽ không tiến triển ngay lập tức.

Trong trường hợp loại thuốc như thuốc SU uống 1 hoặc 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, nếu bệnh nhân muộn giờ uống thuốc khoảng 1~2 giờ thì vẫn uống lượng thuốc như được chỉ định, nhưng nếu muộn giờ uống thuốc vài giờ hoặc hơn thì nên giảm lượng thuốc xuống một nửa. Nếu bệnh nhân quên uống thuốc và uống gộp 2 liều trong 1 lần thì có thể sẽ gây ra hạ đường huyết. Trường hợp được chỉ định dùng thuốc trước bữa ăn như thuốc cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn, nếu quên uống và uống sau bữa ăn thì thuốc sẽ không có hiệu quả, vì vậy không quên uống thuốc vào lần sau.

Câu hỏi 7: Nên có biện pháp xử lý như thế nào khi quên tiêm insulin?

Trả lời: Nếu bệnh nhân quên tiêm insulin, điều quan trọng là không tăng lượng insulin vào lần tiêm sau. Tiêm insulin sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn so với việc uống thuốc uống vì sẽ có hiệu quả theo thời gian. Về nguyên tắc, nếu bệnh nhân nhận thấy mình đã quên đã quên tiêm insulin, trước tiên hãy bình tĩnh đo đường huyết của bản thân và tiêm lượng phù hợp với tình trạng đó. Vì có sự khác biệt về lượng insulin tùy từng bệnh nhân nên hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và quyết định trước về một lượng tiêu chuẩn.

cta kiến thức tiểu đườngHướng dẫn chi tiết và những điều bạn cần ghi nhớ về: Cách tự đo đường huyết tại nhà

Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường 4
Khi quên tiêm insulin thì không nên tăng lượng vào lần sau mà nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phù hợp

Câu hỏi 8: Bệnh nhân tiểu đường có lo lắng về sự kết hợp thuốc.

Trả lời: Trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc và phải dùng thuốc để điều trị các bệnh khác, trường hợp bệnh nhân dùng kết hợp các loại thuốc thông thường như thuốc cảm lạnh hoặc tiêu chảy, sẽ không cần lo lắng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên chú ý khi dùng một số loại thuốc giảm đau bởi các loại thuốc này sẽ tăng cường hoạt động của thuốc giảm đường huyết.

Trường hợp bệnh nhân điều trị nhiều hơn một bác sĩ như để điều trị các biến chứng,…, bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sĩ mỗi loại thuốc bản thân đang dùng. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như làm cho người bệnh khó nhận biết được các triệu chứng hạ đường huyết. Ngoài ra, vì loại thuốc như steroid làm tăng lượng đường trong máu, nên bệnh nhân cần đo đường huyết để xác định lượng thuốc uống và lượng insulin phù hợp.

Câu hỏi 9: Dường như có một số loại thuốc khiến việc dùng đường ăn khi bị hạ đường huyết không có hiệu quả, điều này có đúng không?

Trả lời: Trong trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc bị hạ đường huyết khi sử dụng nhóm thuốc ức chế α-glucosidase, nếu dùng đường ăn mà không dùng glucose, sự phục hồi có thể rất chậm. Thuốc này có chức năng ức chế sự tăng đường huyết sau bữa ăn bởi nó làm chậm sự hấp thụ đường bình thường.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết mà không có glucose, hãy cố gắng tìm một thứ gì đó gần bên mình như đường ăn, cola, nước trái cây. Mặc dù sự hấp thụ đường bị trì hoãn nhưng cuối cùng nó cũng sẽ được hấp thụ hoàn toàn. Vì vậy, mặc dù việc phục hồi tình trạng hạ đường huyết bị chậm nhưng không thể khẳng định đường ăn không có hiệu quả.

Ngoài ra, vì các loại đồ uống như cola, nước ngọt fanta nho,…có chứa glucose, nên có thể giúp quá trình phục hồi tình trạng hạ đường huyết nhanh hơn.

Câu hỏi 10: Bệnh nhân muốn dùng thử loại thuốc “Chữa bệnh tiểu đường” trên tạp chí có được không?

Trả lời: Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh dân gian tự quảng cáo là chất lượng cao và có thể chữa bệnh tiểu đường đã xuất hiện trên thị trường này. Tuy nhiên, những liệu pháp này thực tế không hỗ trợ cho hiệu quả điều trị, ngay cả khi nó có hiệu quả, hiệu quả không đáng kể. Hơn nữa, các phương pháp này thường rất đắt tiền và có nhiều trường hợp bệnh nhân có thể bị lừa.

Nếu phương pháp điều trị này thực sự có hiệu quả, bệnh nhân có thể áp dụng điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân tin vào phương pháp chữa bệnh dân gian và không điều trị theo lộ trình của bác sĩ dẫn đến các triệu chứng chuyển biến xấu đi. Bệnh nhân không nên cả tin và lầm lạc với phương pháp chữa bệnh dân gian mà nên tập trung vào lộ trình điều trị bệnh ban đầu với tâm lý sẵn sàng sống chung với bệnh tiểu đường.

Câu hỏi 11: Việc tắm có ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu?

Trả lời: Việc tắm cũng giống như vận động, là cách tiêu thụ năng lượng và làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, nếu tắm sau khi tiêm insulin có thể làm tăng nhiệt độ dưới da, tăng tốc độ hấp thu insulin và gây hạ đường huyết. Người bệnh cần chú ý vì cách tắm như mát xa xung quanh vùng tiêm cũng sẽ thúc đẩy sự hấp thụ insulin nhanh.

Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường 5
Việc tắm cũng giống như vận động, là cách tiêu thụ năng lượng và làm giảm lượng đường trong máu

Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc uống cũng cần chú ý về tình trạng hạ đường huyết khi tắm. Tình trạng hạ đường huyết trong khi tắm thường khó phát hiện và bệnh nhân có thể tử vong. Tránh đi tắm khi bụng đói, nếu tắm trong khoảng 2 giờ sau bữa ăn thì sẽ không có vấn đề gì.

Câu hỏi 12: Bệnh nhân tiểu đường không thể ngủ ngon vì phải đi vệ sinh quá nhiều.

Trả lời: Lý do phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đa niệu là do tăng đường huyết. Bởi vì đường được bài tiết dưới dạng nước tiểu cùng với nước nên bệnh nhân tiểu đường sẽ đi tiểu thường xuyên hơn và lượng nước tiểu nhiều hơn. Nếu bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, tình trạng này sẽ được cải thiện một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân kiểm soát đường huyết tương đối tốt nhưng vẫn đi tiểu thường xuyên thì có thể nghi ngờ đó là do viêm bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang mềm (mất cân bằng hệ thần kinh tự trị do tiểu đường, bàng quang căng ra và chỉ bài tiết nước tiểu từng chút một). Đây là những hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi.

Câu hỏi 13: Có đúng là nếu bị bệnh tiểu đường thì người bệnh dễ mắc các bệnh khác không?

Trả lời: Chính xác là phần lớn bệnh nhân tiểu đường thường bị các bệnh viêm nhiễm và gần đây những bệnh nhân tiểu đường bị bệnh lao đang có xu hướng tăng lên. Ngoài ra không ít trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị viêm túi mật đi kèm với sỏi mật do cholesterol.

Nguyên nhân của phần lớn các bệnh viêm nhiễm là do sự suy giảm chức năng của các tế bào bạch cầu và tình trạng dễ mất nước do lượng đường trong máu tăng cao. Khi bệnh nhân bị mất nước, lưu lượng máu không tốt, bạch cầu và oxy không chuyển đến ngoại vi, tạo điều kiện thuận tiện cho vi khuẩn sinh sản.

Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng dù trong điều trị hay phẫu thuật về răng miệng, vì vậy bệnh nhân cần luôn luôn nói với bác sĩ về tình trạng bệnh tiểu đường của bản thân.

Câu hỏi 14: Tại sao bệnh nhân tiểu đường không thể hút thuốc?

Trả lời: Thuốc lá gây ảnh hưởng làm thu hẹp mạch máu. Bệnh nhân tiểu đường thường bị xơ vữa động mạch và thuốc lá là một tác nhân thúc đẩy các bệnh như nhồi máu cơ tim và hoại thư chân tiến triển. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nếu hút thuốc dễ bị nhiễm trùng phổi, vì vậy điều đầu tiên bệnh nhân cần làm là bỏ hút thuốc.

>> Để phòng tránh biến chứng tim mạch nguy hiểm này, người bệnh cần biết: Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch

Câu hỏi 15: Hãy hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường cách để lấy máu khi đo đường huyết ít đau.

Trả lời: Kết hợp kim lấy máu mỏng (kim 30G hoặc 33G) với thiết bị lấy máu có thể điều chỉnh độ sâu của vết đâm có thể lấy được lượng máu cần thiết để đo đường huyết theo cách ít đau đớn hơn. Ngoài ra còn có một phương pháp lấy máu từ cánh tay (bắp tay) hoặc lòng bàn tay, được cho là những điểm không quá đau như đầu ngón tay. Trong trường hợp này, nếu sử dụng thiết bị lấy máu (tên thiết bị: finelet) thì có thể dễ dàng lấy được một lượng máu vừa đủ.

cta kiến thức tiểu đườngChỉ số giúp bạn tham chiếu để xác định mức đường huyết đang ở ngưỡng cao/thấp/bình thường như sau:

Câu hỏi 16: Nên bỏ kim tiêm insulin sau khi tiêm như thế nào thì tốt?

Trả lời: Cách tốt nhất là bỏ kim tiêm sau khi đã tiêm xong insulin vào một hộp đựng chuyên dụng và trả lại bệnh viện. Nếu bệnh nhân vứt kim tiêm cùng với rác ở nhà, kim tiêm có thể sẽ bị đánh cắp, sử dụng cho ma túy hoặc có thể gây thương tích cho người dọn dẹp, vì vậy hãy cẩn thận.

>> Những lưu ý về vị trí tiêm insulin

Câu hỏi 17: Một số người nói rằng chi phí y tế điều trị bệnh tiểu đường có thể được giảm có đúng không?

Trả lời: Tại Nhật, nếu bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ là đối tượng thuộc diện “bệnh mãn tính ở trẻ em” và được giảm bớt chi phí y tế. Hãy nộp đơn cho trung tâm y tế thành phố. Nếu bệnh nhân đã được hưởng chế độ này ở tuổi 18, việc giảm chi phí sẽ được gia hạn cho đến khi bệnh nhân 20 tuổi. Ngoài ra, giới hạn trên của số tiền bệnh nhân tự trả khác nhau tùy thuộc vào thu nhập của mỗi người.

Không có hỗ trợ đặc biệt cho người trưởng thành nhưng hầu hết các điều trị cần thiết cho bệnh tiểu đường đều được bảo hiểm hỗ trợ nếu bệnh nhân có đăng ký bảo hiểm. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị mù, bắt đầu lọc máu, cắt cụt chi dưới,…, bệnh nhân có thể được trợ cấp chi phí y tế, đăng ký bảo hiểm chăm sóc dài hạn, nhận trợ cấp tàn tật tùy theo mức độ khuyết tật,…

Câu hỏi 18: Bệnh nhân nên chú ý nhất điều gì khi đi du lịch nước ngoài?

Trả lời: Điều quan trọng là không quên mang theo bên người thuốc uống đang dùng và insulin. Một vấn đề khá phổ biến là khi đi máy bay, mọi người thường cất thuốc cẩn thận trong vali mà không mang theo bên người.

Ngoài ra, khi số lượng bữa ăn và lượng ăn tăng lên, bệnh nhân có thể trở nên dư thừa calo, ngoài ra sự căng thẳng của bệnh nhân cũng sẽ tăng lên do chênh lệch múi giờ. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân đang điều trị tiêm insulin, cần phải điều chỉnh thời gian tiêm theo sự chênh lệch múi giờ, vì vậy bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước và thực hiện theo đó. Việc tự đo đường huyết khi đi du lịch cũng là rất cần thiết cần thiết.

Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường 6
Khi đi du lịch, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý về việc mang thuốc và insulin điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc uống, dựa vào phản ứng với chênh lệch múi giờ, bệnh nhân có thể điều chỉnh khoảng bao nhiêu viên mỗi ngày, do đó không cần thiết phải trở nên quá lo lắng. Nếu bệnh nhân có một loại thuốc uống trước bữa ăn, như thường lệ, hãy uống ba lần một ngày trước bữa ăn.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị tiểu đường thì có thể nhờ bác sĩ viết nội dung điều trị viết bằng tiếng Anh để có thể mang đi du lịch phòng khi có điều gì đó xảy ra.

Bạn đang xem bài viết: Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường tại Chuyên mục Kiểm soát tổng thể

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nhóm thuốc ức chế SGLT2
Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc ức chế tái hấp thu...
Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
Khi được tư vấn trị liệu insulin, một số người bệnh tiểu đường loại...
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Bài viết này dành cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường (từ 65...
Chăm sóc bàn chân tiểu đường
Danh mục nội dung1. Tại sao cần chăm sóc bàn chân tiểu đường?2. Không...
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Té ngã có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, đe...
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Khi bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh bằng các loại thuốc sai cách có...
Nhóm thuốc ức chế SGLT2
Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Chăm sóc bàn chân tiểu đường
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường