Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường là một trong các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não và là nguyên nhân thứ ba gây ra tử vong ở Nhật Bản. Hiệp hội tai biến mạch máu não Nhật Bản đã tiến hành một hoạt động liên quan đến vấn đề này mang tên Tuần tìm hiểu về đột quỵ diễn ra từ ngày 25 – 31 tháng 5 hàng năm. Mục đích là nhằm nâng cao kiến thức của người dân về đột quỵ, ngăn ngừa và chẩn đoán sớm. 

Hiệp hội tai biến mạch máu não Nhật Bản tiến hành giáo dục và tuyên truyền cho người dân để nâng cao kiến thức chung về đột quỵ. Lựa chọn tháng 5 hàng năm để tổ chức là do kết quả khảo sát từ Nhóm Nghiên cứu Phúc Lợi và Sức khỏe của Bộ Y tế đưa ra cho thấy xu hướng bệnh đột quỵ thường tăng vào tầm từ tháng 6 – 8. 

Hầu hết mọi người đều cho rằng đột quỵ thường xảy ra vào mùa đông nhiều hơn tuy nhiên trên thực tế là tỷ lệ xảy ra vào mùa hè cao hơn. 

1. Huyết áp cao và bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ của đột quỵ

Theo báo cáo khảo sát năm 2017, số bệnh nhân bị đột quỵ tăng lên 1,12 triệu người, đây là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong ở Nhật Bản. 

Có đến 30% người cao tuổi nằm liệt giường và 20% người cần nhận chăm sóc, gánh nặng của xã hội cũng tăng cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình, xã hội. 

Bệnh tiểu đường là mộ trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ 0

Mặc dù bệnh này xảy ra nhiều nhưng kiến thức chung của người dân còn rất ít, việc điều trị các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Theo khảo sát của Hiệp hội tai biến mạch máu não Nhật Bản, 60% người dân không biết đến bất kỳ yếu tố nguy cơ nào dẫn đến đột quỵ.

Nguyên nhân gây ra nhồi máu não – căn bệnh chiếm phần lớn trong các ca đột quỵ là do xơ cứng động mạch. Vì thế, để phòng ngừa đột quỵ, chúng ta cần tiến hành điều trị bệnh gây xơ vỡ động mạch như tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, và cải thiện lối sống.

2. Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn các mạch máu trong não

Bệnh nhồi máu não và tim có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có khoảng ⅓ số bệnh nhân bị bệnh nhồi máu não được cho là đều bắt nguồn từ cục máu đông tắc nghẽn trong tim.

Nhồi máu não do bệnh tim được gọi là thuyên tắc mạch não do các bệnh lý từ tim. Nguyên nhân chính là loại rối loạn nhịp tim hay rung tâm nhĩ, thường gặp ở người lớn tuổi. Khi rung tâm nhĩ xảy ra, tâm nhĩ không co lại như thông thường, máu có xu hướng ứ đọng, dễ hình thành các cục máu đông. Khi cục máu đông hình thành trong tâm nhĩ theo dòng máu ra khỏi tim và được đưa đến não, các mạch máu trong não sẽ bị tắc nghẽn, dẫn đến nhồi máu não.

Khoảng 80~90% thuyên tắc mạch não gây ra bởi rung nhĩ. Nếu các cục máu đông ứ đọng trong các mạch máu trong não, bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, phát hiện rung nhĩ sớm là một điểm quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ.

3. Cảnh báo các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ

Hiệp hội tai biến mạch máu não đề xuất một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ, trong đó có ngăn ngừa thuyên tắc mạch máu não do tim sử dụng thuốc chống đông máu. Thuốc này có tác dụng làm cho máu khó đông và khó tạo cục máu đông trong tim. Từ trước đến nay, người ta thường sử dụng Warfarin, nhưng có nhiều hạn chế như không thể dùng nó với Natto hay rau xanh vàng.

Hiện tại, trên thị trường cũng có các loại thuốc chống đông máu mới như Dabigatran, Rivaroxaban, Apixaban, và Edoxaban,… Chúng có các ít hạn chế hơn về thuốc và ăn uống, ít có nguy cơ biến chứng.

Hiệp hội tai biến mạch máu não Nhật Bản đã công bố các bài viết về 10 biện pháp phòng chống đột quỵ, trong đó có tổng hợp các kiến thức về phòng ngừa đột quỵ một cách rất dễ hiểu. Các yếu tố nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng đối với đột quỵ bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn nhịp tim (rung tâm nhĩ), hút thuốc, uống đồ uống có cồn quá nhiều và tăng cholesterol trong máu.

Tốt nhất nên tránh ăn nhiều muối và chất béo, tập thể dục thích hợp và tránh béo phì để ngăn ngừa huyết áp cao, tiểu đường và tăng cholesterol trong máu. 

Bệnh tiểu đường là mộ trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ 2

“Dự án phòng chống đột quỵ do rung tâm nhĩ” (TASK-AF), một dự án hợp tác giữa Hiệp hội đột quỵ Nhật Bản và thuốc Bayer Yakuhin đã công bố “Hướng dẫn về việc thực hiện ECG và kiểm tra đáy mắt cho kiểm tra y tế về các bệnh lý do mỡ nội tạng”.

Các tiêu chuẩn về kiểm tra điện tâm đồ và kiểm tra bệnh lý đáy mắt trong các các bệnh lý nội tạng cho những người đóng  Bảo hiểm Y tế trên 74 tuổi đã được sửa đổi kể từ năm 2018. Tiêu chí lựa chọn để kiểm tra điện tâm đồ (ECG) đã thay đổi đáng kể, tập trung vào đánh giá mức độ nghiêm trọng của huyết áp cao và rung nhĩ – một trong những yếu tố nguy cơ nghiêm trọng đối với đột quỵ. Ngoài ra, trong bước đánh giá mức độ nghiêm trọng của huyết áp cao có kiểm tra các bệnh lý đáy mắt.

Rung tâm nhĩ có thể được chẩn đoán tốt bằng cách thực hiện điện tâm đồ. Sau khi kiểm tra điện tâm đồ nếu bị chẩn đoán “có khả năng bị rung tâm nhĩ”, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị. Theo báo cáo, những người bị rối loạn nhịp tim thường có nguy cơ bị nhồi máu não cao gấp 5 lần so với những người không bị rối loạn nhịp tim và tính nguy hiểm cao hơn 10 lần.

Ngoài ra, những người bị huyết áp cao và đường huyết cao là những đối tượng cần kiểm tra các bệnh lý đáy mắt. Những người có dấu hiệu bất thường ở đáy mắt thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi, bao gồm cả đột quỵ. Vì vậy, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất và quản lý tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, rối loạn lipid máu và tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường là mộ trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)
Danh mục nội dung1. Tác dụng2. Cơ chế giảm lượng đường trong máu3. Điều...
Hỏi đáp về cuộc sống của trẻ em bị tiểu đường
Bài viết này là một bản tóm tắt câu trả lời của bác sĩ...
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL là một trong những loại thuốc tiêm trong...
Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường
“Chứng nhạy cảm với lạnh” là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân tiểu...
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bài viết dưới đây là những giải đáp về bệnh tiểu đường ở trẻ...
Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Guelph và Đại học Toronto tại Canada...
Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)
Hỏi đáp về cuộc sống của trẻ em bị tiểu đường
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường
Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày