Những cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Người mắc bệnh tiểu đường không chỉ gặp các vấn đề về chế độ ăn uống mà còn bị ảnh hưởng bởi các chế độ sinh hoạt khác trong đó có giấc ngủ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số cách cải thiện cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường 

1. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường?

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường thường gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, hay bị tỉnh giấc, ngủ quá nhiều, ngủ li bì gây tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đồ ăn, giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường ổn định

Nếu người bệnh thường xuyên mất ngủ hay ngủ quá nhiều sẽ khiến cơ thể căng thẳng, thiếu tỉnh táo, việc dùng thuốc hằng ngày cũng trở nên khó khăn. 

Những cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường1

Giấc ngủ và bệnh tiểu đường có mối quan hệ mật thiết. Thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc là một trong số các yếu tố nguy cơ đáng kể gây ra bệnh.

Ngủ đủ giấc giúp bạn kiểm soát mức đường huyết, giảm chứng thèm ăn, tinh thần thoải mái và tăng hoạt động của insulin. Ngược lại, bệnh sẽ chuyển biến phức tạp nếu bạn bị thiếu ngủ, mất ngủ hay tệ hơn là hội chứng ngưng thở khi ngủ.  Đó là lý do vì sao cần phải cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường.

2. Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào để bệnh tiểu đường?

Trước khi tìm hiểu cách để cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường, người bệnh cần biết giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường? Người bị tiểu đường nếu thiếu ngủ sẽ làm thay đổi hormone trong cơ thể, đôi khi còn làm tăng tính kháng insulin và gây ra một số tác dụng phụ khi hoạt động. Đa phần người bị thiếu ngủ sẽ cảm thấy thiếu năng lượng và tìm cách bổ sung bằng việc ăn nhiều, điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên, ảnh hưởng đến điều trị. 

Đau chân hoặc bị hội chứng chân không yên

Trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường, bị đau chân hoặc đau dây thần kinh ở chân là thường gặp nhất đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ. 

Người bệnh khi bị đau sẽ bị mất ngủ, lo lắng, chân bồn chồn, khó chịu, ngoài ra còn có trường hợp co giật, đau nhức… Các triệu chứng này đa phần xảy ra vào ban đêm, khi xuất hiện các triệu chứng nặng hơn phải lập tức thông báo với bác sĩ, vì nếu để tình trạng này kéo dài lâu chắc chắn sẽ khiến cơ thể suy nhược, mất ngủ triền miên.

Những cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường 2

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng chân không yên gồm: đường máu cao, các vấn đề về thận, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc do thiếu sắt. Ngoài ra, ở người bệnh tiểu đường mắc các biến chứng thần kinh ngoại biên có thể mắc các triệu chứng như ngứa ran, tê bì, bỏng rát, châm chích dưới da khiến người bệnh khó ngủ.

Đường huyết không ổn định

Đường huyết không ổn định thường diễn ra vào ban đêm, dẫn đến tình trạng khó ngủ. Nếu đường huyết trong máu quá cao sẽ khiến người bệnh đi tiểu nhiều, giảm chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, khi glucose hạ đột ngột, bạn sẽ đổ mồ hôi, run người vào ban đêm.

Ảnh hưởng tâm lý

Đối với người bình thường, giấc ngủ vẫn là một yếu tố quan trọng giúp ổn định sức khỏe, tinh thần thoải mái. Riêng đối với người tiểu đường, giấc ngờ đóng vai trò đặc biệt cần thiết, đây là yếu tố có liên quan đến bệnh trầm cảm.

Vào một khoảng thời gian cần được nghỉ ngơi, người bệnh lại phải đối diện với việc trằn trọc, loay hoay, trở mình liên tục… sẽ kéo theo rất nhiều căn bệnh khác trong đó có các căn bệnh về tâm lý. 

Chứng ngưng thở khi ngủ

Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường rơi vào trạng thái ngưng thở khi ngủ, đó là hiện tượng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn nhưng gây nguy hiểm vì có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như tăng huyết áp.

Một số biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ là: Ngáy to, buồn ngủ vào ban ngày, giảm trí nhớ, mất tập trung, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, trầm cảm… 

Bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn khi trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hoặc bạn đang trong tình trạng béo phì.

3. Một số cách cải thiện giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường

Cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường là điều cần thiết bởi giấc ngủ cũng như bữa ăn, mỗi người bệnh có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình bệnh dựa vào thói quen sinh hoạt, tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên cũng có một số mẹo đơn giản cải thiện giấc ngủ cho bệnh tiểu đường như sau:

Lập kế hoạch về giờ đi ngủ

Mỗi ngày bạn cần tự kiểm tra giờ đi ngủ của mình, so sánh với các ngày trước. Tốt nhất phải kiểm soát tuyệt đối, không để ngủ quá muốn hay thay đổi giờ sinh hoạt trong thời gian dài. Việc này rất có lợi cho quá trình điều trị của người bệnh. 

Không sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngủ

Việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích sẽ gây trạng thái khó chịu và cũng là một nguy cơ kìm hãm tác dụng của các thuốc điều trị. Trước  3 tiếng đi ngủ, tuyệt đối không được uống rượu bia… những chất này có thể khiến bạn ngủ li bì lúc đầu nhưng dễ tỉnh vào giữa đêm. 

Không sử dụng các thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử như phòng ngủ, tivi, máy tính là tác nhân gây mất ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng từ điện thoại quá nhiều trước khi ngủ có thể làm tăng insulin, khiến đường glucose không được vận chuyển đến các tế bào. Kết quả là lượng đường trong máu sẽ luôn cao.

Một nghiên cứu được  công bố trên tạp chí PLoS ONE vào tháng 5 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tắt nguồn sáng (bao gồm điện thoại, tivi và máy tính) trước khi đi ngủ. Để ngon giấc, bạn nên giữ phòng ngủ tối suốt đêm.

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu thường xuyên

Kể cả là chuẩn bị cho giấc ngủ hay bình thường, việc ưu tiên hàng đầu vẫn là kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp luôn khiến người bệnh mất ngủ. 

Giữ tâm trạng thoải mái

Người bệnh cần cố gắng giữ tinh thần thư thái trước khi ngủ. Nếu khó ngủ, bạn có thể đọc sách để cân bằng lại cảm xúc.Hãy tập cách thư giãn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tìm các cách giải trí để giảm bớt mệt mỏi, tham gia vào các câu chuyện hoặc hoạt động mình yêu thích. 

Nếu bị khó ngủ, hãy làm gì đó một cách tập trung khoảng 20 phút để dễ đi ngủ hơn. 

Giấc ngủ là quan trọng nhất

Hầu hết người lớn cần ngủ ít nhất 7-9 giờ một đêm. Tiến sĩ Strohl – Trung tâm giấc ngủ quốc gia Mỹ (NSF) – cho biết: “Giấc ngủ cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường. Bạn phải ưu tiên việc ngủ hơn xem tivi hay nói chuyện điện thoại”.

Tích cực vận động

Cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường bao gồm cả việc tập thể dục. Vận động giúp cơ thể thoải mái và cân bằng mọi chỉ số trong cơ thể. Bạn sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm nếu tập thể dục trong ngày. Người bị bệnh tiểu đường có thể dành ít nhất 10 phút để tập thể dục. Thói quen này còn giúp bạn đốt cháy calo và duy trì trọng lượng cơ thể, giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Bạn đang xem bài viết: “Những cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Vitamin D có tác dụng thúc đẩy hấp thụ canxi trong cơ thể, giúp...
Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện chức năng tim mạch...
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Việc thực hiện các hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
Chế độ ăn ít carbohydrate trong bữa sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở người béo phì
Theo một nghiên cứu mới, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có...
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng “Các vi khuẩn đường ruột” cũng ảnh...
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Chế độ ăn ít carbohydrate trong bữa sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở người béo phì
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường