Đái tháo đường và bệnh tim mạch

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất hiện nay. Đái tháo đường và bệnh tim mạch có liên quan trực tiếp đến nhau và chủ đề này luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm để giảm thiểu tử vong ở người đái tháo đường.

1. Nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường?

Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là tình trạng người bệnh có lượng đường trong máu tăng cao kéo dài, lâu ngày sẽ làm tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Ngoài các tổn thương thường gặp ở các cơ quan như da, răng, miệng, thì một trong những tổn thương quan trọng nhất mà bệnh đái tháo đường kéo theo là hệ thống mạch máu, bao gồm ở mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

Tổn thương hay còn gọi là biến chứng tại mạch máu nhỏ ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm: tổn thương mạch máu ở đáy mắt gọi là bệnh võng mạc do tiểu đường, mạch máu tại thận gọi là bệnh thận do tiểu đường, tại hệ thần kinh gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường.

Biến chứng mạch máu lớn dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch với các hậu quả : tổn thương mạch máu não như thiếu máu não, chảy máu não, đột quỵ, gây động mạch vành, nhồi máu cơ tim, bị hẹp tắc động mạch chi dưới làm người bệnh phải cắt bỏ chi,…

Một trong số những biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường thì biến chứng tim mạch đặc biệt nghiêm trọng gây ra đau đớn, phổ biến và gây tử vong cao.

Đái tháo đường và bệnh tim mạch 1
Mối liên hệ giữa đái tháo đường và bệnh tim mạch là gì? (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngXem thêm chi tiết bài viết: Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường

2. Mối liên hệ giữa đái tháo đường và bệnh tim mạch

Người mắc bệnh đái tháo đường có kèm theo các yếu tố dưới đây thì có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hơn nhiều bệnh nhân khác:

– Bản thân bệnh tiểu đường đã là một yếu tố độc lập nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra có một vài vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ này. Chẳng hạn tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim hoặc độ tuổi người bệnh, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng gia tăng, những bệnh nhân có độ tuổi > 55 với nam hoặc > 65 với nữ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.

– Tiền sử gia đình và độ tuổi là hai yếu tố không thể thay đổi được, nhưng có thể phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sau:

+ Mỡ bụng: Người nhiều mỡ bụng thì tăng sản xuất cholesterol “xấu” (LDL cholesterol).

Đái tháo đường và bệnh tim mạch 2
Người tiểu đường nên giảm mỡ bụng để giảm nguy cơ bệnh tim mạch (ảnh: Internet)

+ Có mức cholesterol bất thường: LDL cholesterol tăng cao trong máu sẽ tích tụ dẫn đến các mảng xơ vữa gây tắc hẹp đường lưu thông của mạch máu. Ngoài ra, hai yếu tố nồng độ triglycerides cao và HDL cholesterol thấp cũng là các yếu tố nguy cơ với bệnh tim.

+ Huyết áp cao: Khi bệnh nhân tăng huyết áp, tim sẽ phải tăng hiệu suất làm việc để bơm máu. Huyết áp cao đặt lên trái tim một áp lực lớn, làm hỏng các mạch máu, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, và các bệnh khác về mắt và thận.

+ Hút thuốc lá: Khói thuốc lá và đường huyết cao sẽ làm cho mạch máu hẹp, hút thuốc lá làm gia tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim.

Đái tháo đường và bệnh tim mạch 3
Hút thuốc làm tăng cao nguy cơ tim mạch (ảnh: Internet)

Hơn 90% người bệnh đái tháo đường chứa một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ trên.

cta kiến thức tiểu đườngBiến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường gây nguy cơ tử vong cao vì thế bệnh nhân nên có kế hoạch tốt kiểm soát bệnh tiểu đường để ngăn ngừa nguy cơ

3. Đái tháo đường và bệnh tim mạch biểu hiện như nào?

Người bệnh đái tháo đường thường gặp hai loại bệnh tim mạch phổ biến là bệnh động mạch vành (CAD) và bệnh mạch máu não, ngoài ra cũng có nguy cơ suy tim và bệnh động mạch ngoại biên (PAD).

Đột quỵ

Khi lượng máu cung cấp đến não đột nhiên bị cắt đứt sẽ xảy ra cơn đột quỵ. Máu không vận chuyển đến não, các tế bào não sẽ bị thiếu oxy và chết đi. Hầu hết các trường hợp đột quỵ là do máu đông thành cục. Xuất huyết máu trong não cũng là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Chứng phình động mạch (aneurysm), mạch máu trong não có thể bị vỡ ra do tăng huyết áp hoặc thành mạch yếu.

Đột quỵ có nhiều biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị liệt, mất khả năng nói và nhìn.

Bệnh mạch máu não (Cerebral vascular disease)

Bệnh mạch máu não ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới não, dẫn đến đột quỵ và thiếu máu tạm thời đến não. Xơ vữa mạch máu não hoặc huyết áp cao sẽ tăng nguy cơ bệnh mạch máu não.

Bệnh động mạch vành (Coronary artery disease)

Bệnh động mạch vành còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, gây ra bởi tình trạng xơ cứng hoặc sự dày lên của thành động mạch vành. Tim hoạt động được là do cơ chế hoạt động của động mạch vành cung cấp oxy và các dưỡng chất khác cần thiết, khi mạch vành bị hẹp hoặc tắc, lượng máu đến tim sẽ giảm hoặc bị chặn hoàn toàn, người bệnh sẽ bị nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhân có thể không nhận ra các dấu hiệu cảnh báo điển hình khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim vì người bệnh đái tháo đường bị tổn hại dây thần kinh, cản trở tín hiệu đau.

Nhồi máu cơ tim khiến 90% người bệnh tiểu đường bị tử vong.

Đái tháo đường và bệnh tim mạch 4
Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân dẫn đến tử vong (ảnh: Internet)

>> Tìm hiểu chi tiết: Bệnh động mạch vành ở người tiểu đường

Cơn thiếu máu tạm thời (TIAs)

Cơn thiếu máu tạm thời gây tắc nghẽn trong thời gian ngắn từ mạch máu đến não, tình trạng này khiến chức năng não bị thay đổi đột ngột, khiến bệnh nhân liệt tạm thời hoặc yếu một bên cơ thể. Thay đổi chức năng ở não có thể dẫn đến mất cân bằng, mù lòa, khó nói, đau đầu nặng…

Hầu hết các triệu chứng thiếu máu tạm thời sẽ biến mất nhanh chóng và hiếm khi gây các tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không hết sau một vài phút, rất có thể đó là một cơn đột quỵ.

Suy tim

Xảy ra khi trái tim không được bơm máu đúng cách để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, suy tim thường tiến triển âm thầm, trong vòng vài năm và nặng dần theo thời gian. Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ suy tim cao gấp đôi so với những người bình thường. Bệnh suy tim cũng không có nhiều biểu hiện, bệnh nhân nên để ý đến các triệu chứng bất thường như khó thở, ho nhiều, phù ở chân hoặc bàn chân, người mệt mỏi.

>> Tìm hiểu chi tiết: Tiểu đường biến chứng suy tim

Bệnh động mạch ngoại biên

Người đái tháo đường cũng mắc một vấn đề tim mạch phổ biến là bệnh động mạch ngoại biên. Đặc trưng của bệnh này là mạch máu ở chân bị hẹp, bị tắc do mỡ tích tụ, lưu lượng máu đến chân và bàn chân giảm, làm tăng nguy cơ cắt cụt chân. Ngoài ra bệnh động mạch ngoại biên cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Biểu hiện là người bệnh có thể gặp những cơn đau ở bắp chân và bàn chân, cơn đau xảy ra không liên tục, giảm khi nghỉ ngơi vài phút nhưng lại bị đau trở lại.

Bệnh động mạch ngoại biên 5
Ảnh hưởng đến chân và tay, nguy hiểm hơn có khả năng phải cắt cụt chi (ảnh: Internet)

Biến chứng tim mạch do đái tháo đường đôi khi xuất hiện mà không có dấu hiệu cảnh báo trước, do đó người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm để hạn chế rủi ro để khỏe mạnh hơn.

cta kiến thức tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường chú ý biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”. 

4. Người bệnh đái tháo đường cần làm gì để phòng tránh các nguy cơ tim mạch đó?

Bệnh nhân cần đạt được các mục tiêu sau khi điều trị:

– Chỉ số HbA1c < 7%

– Huyết áp dưới 140/90mmHg

– LDL cholesterol < 100 mg/dL (2,6 mmo/L) ở người bệnh chưa bị biến cố tim mạch và <70 mg/dL (1,8mmol/L) ở bệnh nhân đã từng có biến cố tim mạch

– Cố gắng đạt mức HDL choleterol > 40mg/dL(1mmol/L) ở nam hoặc > 50 mg/dL(1,25mmol/L) ở nữ

– Lượng Triglycerid không quá 150 mg/dL (1,68mmol/L)

– Giảm cân nếu người bệnh thừa cân, béo phì

– Cai thuốc lá

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì để đạt mục tiêu đó?

– Khám bác sĩ định kỳ, tuân thủ đúng quy trình điều trị, chỉ dẫn của bác sĩ

Kiểm soát lượng đường máu và huyết áp bằng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học

Đái tháo đường và bệnh tim mạch 6
Chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất dinh dưỡng (ảnh: Internet)

– Chế độ ăn giảm muối, nhiều rau xanh, giảm tinh bột, chất béo

– Ăn thực phẩm giàu chất đạm, ưu tiên các món ăn từ thịt, hải sản, sản phẩm sữa ít béo,..sản phẩm chế từ hạt đậu nành, hạt…

– Hoạt động thể chất đều đặn, phù hợp với tình trạng bệnh và sức chịu đựng của từng người

Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 buổi trong tuần. Lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tim mạch là đi bộ, đạp xe,…những bài tập có cường độ nhẹ và trung bình.

Đái tháo đường và bệnh tim mạch 7
Tập luyện thể chất mỗi ngày tốt cho sức khỏe (ảnh: Internet)

– Duy trì nếp sống điều độ, ăn đúng giờ quy định, ngủ đủ giấc, tránh tình trạng ngồi lâu một chỗ

cta kiến thức tiểu đườngBạn đọc có thể tham khảo cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường TẠI ĐÂY

Người bệnh đái tháo đường nên được cảnh báo về những biến chứng có thể gặp phải. Người bệnh nên có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp, tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát đái tháo đường và bệnh tim mạch, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh.

Bạn đang xem bài viết:Mối liên hệ giữa đái tháo đường và bệnh tim mạch” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng người thu nhập thấp hơn có nguy...
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết ổn định...
Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 có thể...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản thông báo rằng từ ngày 1 tháng 6...
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin cần có chế độ chăm sóc...
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường