Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh?

Cỡ chữ:
A A
Khi già đi, phần lớn mọi người thường bị suy giảm chức năng nhận thức. Người mắc bệnh tiểu đường là đối tượng có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao gấp 2 lần người bình thường. Vậy làm thế nào để bệnh nhân tiểu đường duy trì được não bộ khỏe mạnh? Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Hoa Kỳ và Đại học Heriot Watt ở Vương quốc Anh đã đi vào giải đáp vấn đề này và đưa ra 5 gợi ý giúp duy trì não bộ khỏe mạnh.

Năm gợi ý duy trì não bộ khỏe mạnh ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

Dưới đây là 5 gợi ý duy trì não bộ khỏe mạnh ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ tại một nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Hoa Kỳ và Đại học Heriot Watt ở Vương quốc Anh:

1. Duy trì thói quen vận động như đi bộ

2. Chế độ ăn uống lành mạnh có hiệu quả giúp duy trì não bộ khỏe mạnh

3. Thực hiện các hoạt động xã hội và mở rộng quan hệ

4. Thực hiện các hoạt động trí tuệ

5. Dành thời gian để thư giãn

Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh? 1
Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh?

Duy trì thói quen vận động như đi bộ

Việc duy trì thói quen vận động sẽ có hiệu quả giúp ngăn ngừa sự co bóp của vùng ghi nhớ ở não. Trong một nghiên cứu gần đây, người ta chia những người tham gia thành 2 nhóm là nhóm duy trì vận động như đi bộ và nhóm ngồi nhiều không vận động. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm duy trì vận động như đi bộ trong 6 tháng, diện tích bộ nhớ não mở rộng lên tới 2%, trong khi đó ở nhóm ngồi nhiều không vận động, diện tích bộ nhớ não thu hẹp 1%.

Vận động thân thể rất tốt cho tim cũng như sức khỏe não bộ. Đối với những người duy trì thói quen đi bộ 1 giờ mỗi ngày, nguy cơ tử vong do nhồi máu não đã giảm gần 30% và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch bao gồm nhồi máu cơ tim đã giảm gần 20%.

Các nhà nghiên cứu khuyên những người trong độ tuổi từ 18~64 nên “đi bộ 30 phút trở lên với cường độ trung bình 5 lần một tuần” và “vận động cường độ mạnh đổ mồ hôi 60 phút mỗi tuần”.

>> Bài viết hữu ích cần quan tâm: “Các hoạt động thể chất và tinh thần giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ

Chế độ ăn uống lành mạnh có hiệu quả giúp duy trì não bộ khỏe mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho cơ thể cũng là chế độ ăn uống có hiệu quả giúp duy trì não bộ khỏe mạnh. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng hiệu suất hoạt động của não.

Mọi người cần phải chú ý đến chất đường là nguồn dinh dưỡng của não, nếu hấp thụ lượng lớn chất đường tinh chế, lượng đường trong máu tăng lên sau khi ăn, sự biến động lượng đường trong máu trở nên lớn và não bộ hoạt động không tốt. Nếu sử dụng loại đường chưa tinh chế, chỉ số đường huyết sau ăn sẽ tăng chậm và ổn định, do đó năng lượng cung cấp cho não sẽ được duy trì ổn định và não có thể hoạt động tốt.

Ngoài ra, các axit béo không bão hòa đa (PUFA) có trong cá mình xanh như cá thu, cá cam, cá mòi…sẽ được hấp thụ bởi các tế bào thần kinh trong não, cải thiện sự vận chuyển chất béo và loại bỏ cholesterol dư thừa. PUFA cũng có hiệu quả khôi phục các tác động bất lợi của chất đường dư thừa đến não.

Ngược lại, chất béo động vật trong thịt có chứa một lượng lớn axit béo bão hòa và axit béo bão hòa này sẽ làm tăng cholesterol xấu LDL. Axit béo bão hòa đặc biệt có nhiều trong sườn bò, thịt lợn, da gà và thịt chế biến.

Nên hấp thụ đủ protein thực vật như ngũ cốc và đậu. Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết trong sản xuất tế bào thần kinh hơn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, từ đó giúp cải thiện chức năng não.

Thực hiện các hoạt động xã hội và mở rộng quan hệ

Các hoạt động xã hội sẽ có hiệu quả giúp kích hoạt hoạt động của não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người duy trì tốt các hoạt động xã hội có thể ức chế sự suy giảm nhận thức. Mặt khác, sự cô lập trong xã hội làm chậm hoạt động của não và khiến mọi người gặp nhiều vấn đề như thiếu động lực và tức giận.

Mọi người nên tích cực mở rộng các mối quan hệ bằng các phương pháp như giữ liên lạc với những người bạn cũ, kết bạn mới, tham gia các nhóm xã hội, tham gia các dự án địa phương…

Việc tham gia các môn thể thao đồng đội và các môn thể thao cạnh tranh giúp loại bỏ tình trạng thiếu vận động và tạo nhiều mối quan hệ mới.

Thực hiện các hoạt động trí tuệ

Hoạt động trí tuệ giúp tăng cường trí nhớ và nhận thức. Nếu bạn thử những điều mới hoặc học những điều mới, mạng lưới thần kinh trong não sẽ tăng lên. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng người cao tuổi tích cực trong các hoạt động trí tuệ có ít nguy cơ bị suy giảm khả năng nhận thức.

Nếu một người nỗ lực thực hiện các hoạt động trí tuệ như thử chơi các loại nhạc cụ mới, học nhiều kiến ​​thức mới trên Internet, thử sáng tạo nghệ thuật, bắt đầu học ngôn ngữ…thì có thể cải thiện năng lực nhận thức.

Việc nâng cao những kỹ năng cũ cũng giúp kích hoạt não. Việc học lại, cải thiện ngôn ngữ và toán học đã học trong những ngày đi học là những bài tập tâm trí hiệu quả. Nếu tìm hiểu kỹ năng càng khó càng có nhiều hiệu quả kích hoạt não bộ.

>> Xem thêm: Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả

Dành thời gian để thư giãn

Stress ảnh hưởng đến các bệnh và triệu chứng khác nhau trong cơ thể, tâm trí. Nếu bị một căn bệnh có liên quan đến stress, việc tìm phương pháp làm thế nào để đối phó với căng thẳng là rất quan trọng trong việc điều trị.

Các bệnh bị ảnh hưởng bởi stress là tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, đau lưng và rối loạn mãn kinh…Tình trạng stress nặng có thể gây rối loạn chức năng não. Nhiều loại stress cũng liên quan đến các bệnh tinh thần như trầm cảm và rối loạn lo âu. Điều quan trọng là mọi người nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi cả về thể chất và tinh thần.

Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh? 2
Các chuyên gia khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động trí tuệ và thư giãn

Ngoài ra các nhà nghiên cứu cho biết thêm, vấn đề đầu tiên bị suy giảm khi con người già đi là khả năng xử lý thông tin nhanh chóng và phản ứng với những thay đổi trong môi trường. Những năng lực tư duy như vậy sẽ ở đỉnh cao vào đầu những năm 20 tuổi và sau đó dần dần suy giảm. Vì thế để bù đắp cho sự duy giảm này, những trải nghiệm thực tế từ tuổi trung niên đến tuổi già có thể được lưu trữ dưới dạng kiến ​​thức và được sử dụng làm kỹ năng tinh thần.

Dr. Bradford Dickerson – tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết: “Nhiều người lo sợ rằng khả năng của bộ não sẽ suy giảm khi cao tuổi, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lối sống không ngại thử thách những điều mới có hiệu quả duy trì não bộ luôn trẻ khỏe“. Ông nói thêm: “Môi trường sống luôn luôn thay đổi và con người cần có thời gian và nỗ lực để thích nghi với sự thay đổi. Khi làm như vậy, thử thách khó khăn mới sẽ kích hoạt não bộ. Đây là vấn đề thường xảy ra ở những người trẻ trong độ tuổi từ 40~50”.

? Sự thật ít ai biết: Sự khác biệt của bộ não “SuperAger”

Theo Emily Rogalski, đến từ Đại học Tây Bắc Mỹ, ông cho biết: chỉ có khoảng 5% dân số là người có bộ não Superager bẩm sinh. Nhóm người có bộ não “SuperAger” là những người từ 60~80 tuổi có năng lực nhận thức tốt như những người trong độ tuổi từ 20~30.

Thông thường, khi có tuổi, phần lớn trường hợp não bộ sẽ dần teo lại, khả năng nhận thức thường bị suy giảm, nhưng những SuperAger thường ít bị teo não và các chức năng quan trọng của não như ghi nhớ, học tập, chú ý, phán đoán không bị suy giảm. Dr. Bradford Dickerson và cộng sự đã thực hiện kiểm tra trí nhớ và quét, kiểm tra não bằng phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) cho 41 người trẻ độ tuổi từ 18~35 và 40 người già ở độ tuổi 60~80.

Những người tham gia được nghe đọc một danh sách 16 danh từ với khoảng ngắt giữa mỗi từ là 1 giây và sau 20 phút tiến hành kiểm tra xem liệu họ nhớ được bao nhiêu từ. Những người cao tuổi chỉ nhớ trung bình khoảng 8~9 từ, trong khi những SuperAger nhớ được 14~16 từ. Những người tham gia trẻ tuổi cũng ghi nhớ được 14~16 từ.

Theo một thống kê khác, ở những người cao tuổi sẽ mất khoảng 1% chất trắng và khoảng 0,7% chất xám mỗi năm. Nhưng kết quả quét não cho thấy ở những SuperAger ít suy giảm nhận thức, chất trắng và chất xám vẫn đang hoạt động tích cực. Chất trắng và chất xám bên trong vỏ đại não kết nối các dây thần kinh của vỏ đại não với các dây thần kinh khác. Chúng đóng vai trò như một tháp chỉ huy điều khiển các chức năng bậc cao cần thiết cho sự sống của con người như nhận thức, chuyển động, suy nghĩ, lý luận và ghi nhớ…Trong đó, chất trắng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực khác nhau của não.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bí quyết về tuổi thọ tinh thần ngoài chế độ ăn uống, luyện tập thể chất, người cao tuổi cũng nên tham gia nhiều hoạt động xã hội và luôn giữ tinh thần lạc quan.

Bạn đang xem bài viết:Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh?” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Chỉ số đường huyết lúc đói
Chỉ số đường huyết lúc đói là chỉ số đường glucose máu đo lường...
Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi không?
Đối với bệnh tiền tiểu đường, mức đường huyết có thể được phục hồi...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Danh mục nội dung1. Lượng đường trong máu2. Lượng đường trong nước tiểu3. HbA1c,...
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Nhồi máu não và nhồi máu cơ tim là những bệnh nguy hiểm thường...
Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Guelph và Đại học Toronto tại Canada...
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Ngoài việc xuất hiện các tình trạng mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều…...
Chỉ số đường huyết lúc đói
Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi không?
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường