Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Cỡ chữ:
A A
Bài viết này dành cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường (từ 65 tuổi trở lên). Nội dung bài viết gồm những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, kể cả đối tượng bị bệnh tiểu đường từ khi còn trẻ và người khi về già mới mắc bệnh tiểu đường.

1. Số bệnh nhân tiểu đường cao tuổi đang gia tăng

Số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng theo độ tuổi, nhưng trong một cuộc khảo sát gần đây, cứ trong 5~6 người trên 60 tuổi thì có 1 người được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường, đây là con số đáng kinh ngạc về số lượng người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khi tuổi càng cao thì biến chứng của bệnh tiểu đường càng nhiều hơn, các bệnh như xơ vữa động mạch do tiểu đường xuất hiện, vì vậy, người tiểu đường có thể mắc thêm nhiều bệnh kèm theo.

Mặt khác, cũng có những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường ở mức độ nhẹ với tình trạng sức khỏe như những người trẻ tuổi, do đó việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và xem xét lối sống của từng bệnh nhân.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi (ảnh: Internet)

Dưới đây là một số liệt kê về đặc trưng của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

Đặc trưng của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

(1) Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh tiểu đường (thời gian mà người bệnh sống chung với bệnh tiểu đường), các phương pháp điều trị trước đó, lối sống như thế nào, mà có sự khác biệt về thể chất và tình trạng bệnh của mỗi cá nhân.

(2) Việc tiết insulin từ tuyến tụy và hiệu quả trong các mô ngoại vi (độ nhạy insulin) giảm theo độ tuổi và lượng đường trong máu tăng lên.

(3) Tần suất gặp các biến chứng tiểu đường như bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh nhiều hơn. Ngoài ra, khi tuổi càng cao, thì càng có nguy cơ gặp các bệnh như xơ vữa động mạch, ung thư, chứng mất trí nhớ, dần dần không thể tự mình thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADL), số người có nhu cầu chăm sóc dài hạn gia tăng.

(4) Chức năng của thận bị suy giảm và đường nước tiểu trở nên ít hơn so với tỷ lệ lượng đường trong máu. Ngoài ra, các loại thuốc dễ tích lũy trong cơ thể.

(5) Do thể lực và sức mạnh cơ bắp giảm khi cao tuổi, nên liệu pháp vận động phải được điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cao tuổi cũng có nguy cơ cao bị té ngã và gãy xương.

(6) Người bệnh có nguy cơ cao bị hạ đường huyết, thường thì hạ đường huyết ở người cao tuổi không có triệu chứng đặc trưng nên người bệnh khó nhận biết và điều trị ngay lập tức.

(7) Bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng nhận thức, trở thành trở ngại trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

(8) Đôi khi các triệu chứng cơ năng của bệnh tiểu đường được cho là “do tuổi tác” và họ chủ quan không biết rằng mình bị bệnh, do đó cũng không điều trị bệnh.

(9) Thay đổi thói quen sống ở người già không phải là dễ dàng.

cta kiến thức tiểu đườngNHẬN BIẾT: Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin 

2. Các điểm cần chú ý trong cuộc sống hàng ngày

Việc điều trị và những chỉ số kiểm soát cơ bản ở người già được thực hiện như đối với người trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình chữa trị và sống cùng bệnh, nên chú ý đến những thay đổi trong tâm lý và cơ thể do lão hóa ở người già. Tiếp theo, là những tóm tắt về các chú ý trong điều trị và chăm sóc cuộc sống hàng ngày của người cao tuổi.

2.1 Liệu pháp ăn uống

Liệu pháp ăn uống cho người cao tuổi là nền tảng của việc điều trị.

Các vấn đề thường gặp trong liệu pháp ăn uống

(1) Rất khó để thay đổi sở thích và thói quen ăn uống.

(2) Người cao tuổi không tự nấu nướng nên đôi khi liệu pháp ăn uống không thể theo ý muốn của họ.

(3) Không sử dụng bảng tính calo của các loại thực phẩm.

(4) Thấy lãng phí đồ ăn nên ăn quá nhiều.

(5) Ngược lại do ở người cao tuổi thường có các vấn đề như chán ăn, không còn răng, răng giả không thoải mái, khó thở,…nên lượng ăn thường ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu calo và dinh dưỡng.

Bệnh nhân cần sự tư vấn của bác sĩ điều trị và đưa ra những giải pháp thích hợp nhất. Ngoài ra, trường hợp cần sự hỗ trợ của gia đình, bác sĩ sẽ hướng dẫn người nhà bệnh nhân về việc điều trị.

Có một số trường hợp bệnh nhân cho rằng việc điều trị bệnh là chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết và nghĩ rằng có lẽ giảm lượng ăn sẽ tốt, tuy nhiên nếu ăn ít sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân sẽ không thể duy trì sức khỏe. Ngoài ra, ở người cao tuổi, sức mạnh cơ bắp giảm, xương trở nên yếu, hệ miễn dịch suy giảm và dễ bị các bệnh truyền nhiễm.

Protein là chất đặc biệt quan trọng trong chế độ dinh dưỡng. Những thực phẩm giàu protein như cá, thịt, đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành. Nếu bạn không thể ăn chúng vì răng yếu thì có thể lựa chọn trứng, trứng cũng là một nguồn dinh dưỡng tốt. Trước đây, người ta cho rằng nên hạn chế ăn trứng vì trứng có hàm lượng cholesterol lớn, nhưng hiện nay đã có nhiều loại thuốc giúp hạ cholesterol nên việc lượng cholesterol cao do ăn trứng không còn là vấn đề đáng lo lắng. Vì thế: “Có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày”.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi 1
Người cao tuổi răng yếu có thể chọn trứng làm nguồn bổ sung protein, nhưng chỉ nên ăn một quả mỗi ngày (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường mà bệnh nhân có thể tham khảo

2.2 Liệu pháp vận động

Tập thể dục chưa hẳn đã tốt đối với bệnh tiểu đường ở người già. Ở những người cao tuổi, có rất nhiều người gặp các vấn đề về chức năng tim mạch, hoặc đau khớp đầu gối. Khi bệnh nhân bắt đầu vận động không hợp lý, vô tình kéo theo các bệnh khác (ví dụ như đau thắt ngực, suy tim, viêm khớp,…). Vì thế, trước khi bắt đầu thực hiện liệu pháp tập luyện, nên kiểm tra sức khỏe và thực hiện những bài vận động phù hợp với thể lực của bản thân.

Lưu ý về liệu pháp tập luyện

(1) Khi có cảm giác đau thắt ngực, tim đập nhanh , hoặc khi chân bị đau, hãy ngừng tập thể dục và liên lạc với bác sĩ điều trị của bạn.

(2) Tránh vận động mạnh.

(3) Nên tập thể dục ở nơi công cộng, khi có vấn đề gì xảy ra thì mọi người có thể giúp đỡ bạn. Khi vận động, cần khởi động, làm nóng người trước và tập bài tập thư giãn sau khi vận động xong.

(4) Trong khi tập thể dục, cần khởi động trước, làm nóng người và hạ nhiệt khi tập luyện xong.

(5) Khi thời tiết hoặc tình trạng thể chất không tốt, có thể nghỉ ngơi vài buổi, đừng cố luyện tập quá sức.

(6) Những người đang sử dụng thuốc chữa tiểu đường cần mang theo kẹo ngọt, đường glucose bên cạnh mình để phòng ngừa trường hợp hạ đường huyết.

cta kiến thức tiểu đườngXem thêm chi tiết: Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

2.3 Điều trị bằng thuốc

Dưới đây là hai vấn đề cần chú ý trong điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi bằng thuốc.

Vấn đề trong điều trị tiểu đường bằng thuốc

(1) Sự bài tiết thuốc ở người cao tuổi có xu hướng chậm.

(2) Người cao tuổi thường uống nhiều loại thuốc khác có khả năng ảnh hưởng không tốt đến tác dụng của thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Khi các chức năng của cơ thể suy giảm theo độ tuổi, người cao tuổi cần có thêm thời gian để chuyển hóa và bài tiết thuốc và thuốc sẽ còn lưu lại trong máu một thời gian dài. Nếu tiếp tục cung cấp một lượng thuốc vào cơ thể trong khi lượng thuốc trước đó vẫn tồn đọng trong máu thì có thể xảy ra hạ đường huyết. Để tránh tình trạng hạ đường huyết như vậy, khi người già bắt đầu điều trị bằng thuốc nên bắt đầu với lượng ít hơn quy định, sau đó sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự phản ứng trong cơ thể mỗi người.

Ngoài ra, khi gặp nhiều biến chứng, sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc hơn, bác sĩ sẽ không thể dự đoán được những tác dụng phụ nào có thể xảy ra. Vì thế, để giúp cho việc điều trị của bác sĩ, bản thân bệnh nhân hãy mang theo thuốc mình sử dụng tại thời điểm lần đầu tiên đến khám và đưa cho bác sĩ. Ngoài ra, khi bắt đầu uống thuốc mới, nên chú ý những thay đổi về triệu chứng cơ năng và những chỉ số kiểm tra, báo với bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi 2
Phương pháp chữa trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi: Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc mà bệnh nhân có thể sử dụng (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngBạn có thể quan tâm: “Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm”. Xem ngay TẠI ĐÂY

2.4 Những chú ý khác

Dưới đây sẽ điểm qua về các biến chứng có khả năng xuất hiện ở bệnh tiểu đường ở người già và biện pháp đối phó cho các trường hợp khẩn cấp có khả năng xảy ra ở bệnh nhân cao tuổi.

Tăng nguy cơ gặp biến chứng do tuổi tác

(1) Xơ vữa động mạch

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Những người bị huyết áp cao, rối loạn lipid máu (có hàm lượng LDL cholesterol hoặc chất béo trung tính cao) – nguyên nhân gây ra chứng xơ vữa động mạch ngoài bệnh tiểu đường cần được uống thuốc để giảm các biến chứng kèm theo.

Ngoài ra, xơ vữa động mạch hoặc tổn thương thần kinh ở bàn chân có thể gây ra hoại tử, nặng hơn có thể phải cắt bỏ chân. Những người đã có một thời gian dài sống với bệnh tiểu đường và có bệnh thần kinh luôn luôn phải giữ cho đôi chân của sạch sẽ và không bị trầy xước. Nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.

>> Tìm hiểu chi tiết về biến chứng xơ vữa động mạch ở người tiểu đường tại bài viết: bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch

(2) Ung thư

Ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Nhật Bản. Và đối với người bệnh tiểu đường cũng vậy, những người tiểu đường bị ung thư thường có nguy cơ tử vong cao hơn những người còn lại. Yếu tố nguy cơ lớn nhất gây tiến triển ung thư là sự “lão hóa”, bên cạnh đó, tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư. Hãy tầm soát ung thư và nhận biết các dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm.

Ngoài ra, cần lưu ý, một số bệnh nhân nghĩ rằng “Chúng tôi thường xuyên đến bệnh viện khám tiểu đường nên ung thư có thể được phát hiện sớm”, nhưng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường thường sẽ không khám ung thư.

(3) Mất chức năng nhận thức

Bệnh tiểu đường làm giảm chức năng nhận thức. Khi giảm chức năng nhận thức, người bệnh không có khả năng điều trị tiểu đường đúng cách (không thể uống thuốc đúng cách, không thể tiêm thuốc,…). Những người xung quanh là người có thể nhận ra tình trạng mất chức năng nhận thức ở người bệnh, ví dụ như bệnh nhân nói rằng đã uống thuốc trong khi thuốc vẫn chưa được sử dụng. Trong những trường hợp đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt.

(4) Người bệnh dễ dàng bị ngã và gãy xương

Tình trạng bệnh nhân ngã và gãy xương do tuổi cao và do bệnh tiểu đường cũng ngày càng tăng cao. Khi điều trị bằng liệu pháp ăn uống không thích hợp (ví dụ lượng năng lượng hấp thụ quá ít) hoặc thiếu vận động gây ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp, xương yếu, dễ dàng bị ngã và gãy xương. Ngoài ra, bệnh nhân dễ bị té ngã, gãy xương do ảnh hưởng của bệnh võng mạc, bệnh thần kinh hoặc hạ đường huyết. Bệnh nhân cao tuổi nên duy trì sức mạnh cơ bắp, giữ xương chắc khỏe và tránh tình trạng hạ đường huyết.

Những trường hợp khẩn cấp có khả năng xảy ra ở bệnh nhân cao tuổi

(1) Khi tình trạng thể chất suy giảm (Sick day)

Những ngày người bệnh bị các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, chẳng hạn như cảm lạnh, tiêu chảy, mất nước, chấn thương được gọi là sick day. Người cao tuổi thường có tình trạng thể chất yếu hơn và có nhiều “sick day” hơn so với người trẻ tuổi. Khi gặp tình trạng thể chất suy giảm, lượng đường trong máu của bệnh nhân cao tuổi sẽ tăng lên, có thể dẫn đến hôn mê và ngược lại cũng có thể bị hạ đường huyết do tình trạng này. Điều quan trọng là phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc, cần phải điều chỉnh lượng insulin và thuốc uống dựa theo các triệu chứng gặp phải. Cách điều chỉnh phải phụ thuộc theo tình trạng bệnh và loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân chỉ điều trị bằng liệu pháp ăn uống, insulin cũng có thể cần thiết tùy vào tình trạng bệnh. Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận để đối phó với những vấn đề mà bản thân đang gặp phải.

Trong ngày “sick day”, điều quan trọng là bệnh nhân có ăn được hay không. Nếu không thể ăn, bệnh nhân cần phải nhập viện và điều trị. Ngoài ra, trường hợp tình trạng bệnh không cải thiện, nên thông báo cho bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, không chỉ bệnh nhân mà gia đình cũng phải tìm hiểu thêm về các biện pháp cụ thể.

(2) Mất nước (đặc biệt là vào mùa hè)

Khi cao tuổi, tình trạng mất nước dễ xảy ra hơn do lượng nước trong cơ thể giảm và cảm giác về sự khát nước, nhiệt độ cơ thể và sự tăng nhiệt độ thường ít hơn.

Đặc biệt là vào mùa hè những năm gần đây, nhiệt độ cao, tình trạng mất nước và đột quỵ thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi ngay cả trong nhà. Vui lòng thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong mùa hè, đồng thời bổ sung dung dịch muối khi cần thiết.

cta kiến thức tiểu đường Phương pháp tự kiểm soát bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể tham khảo

3. Mục đích và mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường cao tuổi

– Mục đích của việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là giúp người cao tuổi có thể duy trì tuổi thọ và chất lượng cuộc sống không khác gì người khỏe mạnh, vì vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, huyết áp, lipid huyết thanh. Mục tiêu điều trị này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân cao tuổi. Nói cách khác, có thể kỳ vọng hiệu quả “giảm nguy cơ trong tương lai” các biến chứng phát triển và chuyển biến xấu đi trong vài năm khi điều trị bệnh tiểu đường, nhưng nếu tăng cường điều trị, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực “giảm QOL hiện tại”, vì vậy cần phải đánh giá sự cân bằng giữa điều trị và cuộc sống. Một trong những điểm chính để giảm ảnh hưởng tiêu cực là “không gây hạ đường huyết”.

QOL: Chất lượng cuộc sống. Mức độ bạn tận hưởng cuộc sống hay cảm giác hài lòng về cuộc sống của bản thân.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi 3
Đối với bệnh tiểu đường ở người già: Cần cân bằng giữa điều trị và chất lượng cuộc sống (ảnh: Internet)

– Hạ đường huyết gây nguy hiểm cho bệnh nhân

Khi tuổi cao, các triệu chứng hạ đường huyết trở nên khó nhận biết rõ ràng và các biện pháp đối phó có xu hướng bị chậm. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân thường bị hạ đường huyết trong khi ngủ vào ban đêm. Việc hạ đường huyết dẫn đến sự suy giảm chức năng nhận thức và người bệnh có xu hướng trầm cảm, hạ đường huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Ngược lại, có những trường hợp những người xung quanh tin rằng các triệu chứng hạ đường huyết là do suy giảm chức năng nhận thức và trầm cảm nên chữa trị không đúng cách.

Vì những lý do này, cần thiết để phòng tránh hạ đường huyết ở người cao tuổi, cần giảm nhẹ mục tiêu kiểm soát đường huyết và thiết lập giới hạn dưới của HbA1c. Gần đây, cuộc thảo luận diễn ra giữa Hiệp Hội Bệnh Đái Tháo Đường Nhật Bản và Hiệp hội Nhi khoa Nhật bản, quyết định kiểm soát đường huyết mục tiêu theo từng tình trạng của bệnh nhân, vì vậy người bệnh nên đi khám bác sĩ định kỳ.

cta kiến thức tiểu đườngMục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%

4. Kết luận

Theo một cuộc khảo sát về ý thức bệnh nhân, những người tích cực hoạt động thể lực, và tham gia các hoạt động xã hội đều giảm bớt gánh nặng bệnh tật, và kết quả mang lại cuộc sống khỏe mạnh hơn. Thay vì lấy lý do sức khỏe, già yếu, có bệnh mà chán nản thì việc tham gia vào các hoạt động xã hội và tìm được niềm yêu thích là một cách sống tích cực, đem lại một cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi 4
Người già nên tích cực tham gia các hoạt động giao lưu với mọi người để phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người già (ảnh: Internet)

Ngoài ra, ngay cả ở bệnh nhân cao tuổi, nếu cố gắng duy trì các biện pháp kiểm soát thích hợp được đề cập ở những phần trên, người bệnh không chỉ có thể ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng và hạ đường huyết mà còn mang lại hiệu quả về mặt tinh thần như giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và tinh thần tốt. Đừng vì tuổi già mà có suy nghĩ tiêu cực, hãy tận hưởng cuộc sống khi vẫn còn khả năng hoạt động.

Cách tận hưởng cuộc sống với bệnh tiểu đường

(1) Cố gắng không chỉ kiểm soát lượng đường trong máu mà còn kiểm soát huyết áp, lipid huyết thanh, kiểm soát cân nặng để ngăn ngừa sự khởi phát của các biến chứng.

(2) Thường xuyên vận động, tham gia các hoạt động giải trí (đi bộ, thể dục dụng cụ, hát dân ca, đọc sách, du lịch, làm vườn,…)

(3) Mở rộng giao lưu kết nối bạn bè (chủ động kết bạn, thảo luận và chia sẻ với bạn bè).

(4) Trân trọng mối liên hệ với gia đình và xã hội

(5) Cố gắng lạc quan, mạnh mẽ và kiên trì điều trị.

Bạn đang xem bài viết:Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL là một trong những loại thuốc tiêm trong...
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Khi mùa hè đến, sự quan tâm của mọi người đến các ảnh hưởng...
Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase
Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase là một loại thuốc uống làm giảm lượng đường...
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu tăng cao sau bữa...
Cần làm gì để tránh biến chứng về mắt khi bị bệnh tiểu đường?
Các bệnh về mắt do đái tháo đường, đặc biệt là bệnh võng mạc...
Tham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc
Hiện tượng tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường glucose trong máu bị...
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Cần làm gì để tránh biến chứng về mắt khi bị bệnh tiểu đường?
Tham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường