Thuốc & Thực phẩm chức năng

Thông tin trong phần Hỏi & Đáp chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng kiểm tra tình trạng bệnh kĩ càng với bác sĩ điều trị trực tiếp để biết thêm chi tiết. Website Kiến thức Tiểu đường không chịu trách nhiệm cho bất cứ trường hợp nào không tìm hiểu kĩ thông tin. Các thông tin tại mục này được đăng tải với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Không dùng để thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Bệnh nhân tiếp nhận insulin dưới dạng tiêm. Insulin được tiêm ngay dưới da bằng kim loại tiêm ngắn, nhỏ.

Chia sẻ

Insulin làm hạ thấp các mức đường trong máu bằng cách di chuyển đường (glucose) từ máu vào các tế bào trong cơ thể. Một khi đã vào bên trong các tế bào, glucose sẽ cung cấp năng lượng.

Insulin làm hạ thấp lượng đường glucose trong máu cho dù bệnh nhân có ăn hay không. Đây là lý do tại sao người bệnh phải ăn đúng giờ khi tiêm insulin.

Chia sẻ

Hầu hết người mắc tiểu đường cần ít nhất 2 mũi insulin một ngày, một số người cần tiêm 3 hoặc 4 mũi một ngày. Bác sĩ điều trị sẽ có những chỉ định cho tình trạng của bạn để kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất.

Chia sẻ

Trong 3 liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường: ăn uống, vận động, điều trị bằng thuốc, nếu chỉ thực hiện một liệu pháp thì đó cũng không phải là một lựa chọn tốt. Tất cả bệnh nhân tiểu đường đều cần thực hiện liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động. Và chỉ thực hiện điều trị bằng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, tất cả các loại thuốc cho bệnh tiểu đường không thể tự ý sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Chia sẻ

Đúng vậy. Nếu chỉ điều trị bằng thuốc mà không duy trì thực hiện thêm liệu pháp ăn uống và vận động, hiệu quả điều trị sẽ không cao mà thậm chí còn có những lo ngại về những ảnh hưởng xấu như béo phì.

Chia sẻ

Trong số các loại thuốc điều trị tiểu đường, chế phẩm insulin và một loại thuốc uống được gọi là thuốc sulfonylurea (thuốc SU) giúp thúc đẩy sự tiết insulin có tác dụng phụ làm tăng cân nặng. Khi sử dụng các thuốc này trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, điều quan trọng là cần thực hiện đầy đủ liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động. Hơn nữa, khi bác sĩ kê đơn thuốc, thuốc đã được kê đơn sau khi bác sĩ xem xét đầy đủ các khía cạnh tiêu cực của thuốc đó, vì vậy bệnh nhân không nên tự ý ngưng dùng thuốc. Hãy hỏi bác sĩ và nhận tư vấn nếu có lo lắng về thuốc.

Chia sẻ

Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, phương pháp điều trị bằng thuốc sẽ được thực hiện như một cách để bù đắp cho hiệu quả điều trị khi tình trạng lượng đường trong máu vẫn cao dù đã duy trì điều trị bằng liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh do insulin không được tiết ra, vì vậy điều trị bằng thuốc (liệu pháp tiêm insulin và thuốc uống) là rất cần thiết.

Chia sẻ

Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, khi bệnh nhân đã thực hiện điều trị bằng chế độ ăn uống và chế độ tập luyện tốt nhưng đường huyết vẫn không được kiểm soát tốt, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ đình dùng thuốc uống trước. Và khi đã dùng thuốc uống nhưng vẫn không có hiệu quả kiểm soát đường huyết, hoặc khi bệnh nhân cần giảm đường huyết ngay vì lượng đường trong máu tăng cao đáng kể, phương pháp điều trị bằng cách tiêm insulin được sử dụng.

Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1, tiêm insulin là cần thiết không chỉ để kiểm soát đường huyết mà còn để bảo vệ tính mạng bệnh nhân.

Chia sẻ

Điều đầu tiên cần nhớ là mục đích điều trị bệnh tiểu đường và “tại sao cần điều trị bệnh tiểu đường?”. Mục đích điều trị bệnh tiểu đường là ngăn ngừa sự khởi phát và tiến triển của các biến chứng bằng cách duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nếu các biến chứng không xảy ra, bệnh nhân tiểu đường có thể sống một cuộc sống như những người không mắc bệnh tiểu đường.

Ngay cả khi cần điều trị thuốc, nếu bệnh nhân duy trì kiểm soát đường huyết tốt bằng cách đó, kết quả sẽ giống như những bệnh nhân duy trì kiểm soát tốt với chế độ ăn uống và chế độ tập luyện. Ngược lại, nếu bệnh nhân không dùng thuốc và có kiểm soát đường huyết kém, các biến chứng có xu hướng xảy ra. Vấn đề quan trọng là việc kiểm soát đường huyết tốt hay xấu nên dù thuốc là cần thiết hay không cần thiết cũng không phải là một sự khác biệt lớn.

Chia sẻ

Uống thuốc điều trị tiểu đường trong một thời gian dài không có nghĩa là sẽ chữa khỏi bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường không giống như các bệnh nhẹ như cảm lạnh, đây là căn bệnh cần duy trì điều trị lâu dài, vì vậy trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần duy trì điều trị bằng thuốc liên tục.

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh do insulin không thể được tạo ra trong tuyến tụy, vì vậy tiêm insulin là phương pháp cần duy trì suốt đời. Trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, nếu bắt đầu điều trị bằng insulin và duy trì kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt trong một thời gian, sẽ có hiệu quả làm tăng độ nhạy insulin hoặc khôi phục khả năng tiết insulin của tuyến tụy nên sau đó điều trị tiêm insulin không còn cần thiết nữa.

Chia sẻ

Không chỉ là thuốc điều trị tiểu đường, loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Một loại thuốc điều trị sẽ được chỉ định trong trường hợp khi tác dụng chính (hiệu quả) của thuốc vượt trội hơn khi so với tần suất, mức độ tác dụng phụ của thuốc đó. Ngoài ra, hiện tượng dễ xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như thể trạng của bệnh nhân, các loại thuốc khác đang sử dụng,…Hiện nay chưa có phương pháp nào để dự đoán trước liệu tác dụng phụ của thuốc có xảy ra hay không.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc điều trị tiểu đường là “hạ đường huyết”. Hạ đường huyết là tình trạng trong đó lượng đường trong máu giảm xuống bất thường khi tác dụng của thuốc quá mạnh. Tuy nhiên, giảm đường huyết là tác dụng chính của thuốc điều trị bệnh tiểu đường nên thông thường, hạ đường huyết không được gọi là tác dụng phụ.

Chia sẻ

Nếu tác dụng phụ của thuốc xuất hiện, tùy thuộc vào mức độ mà nên giảm hoặc ngừng dùng thuốc và đổi thành một loại thuốc khác. Trường hợp đó là một tác dụng phụ rất nhẹ, nếu bệnh nhân duy trì uống thuốc trong một thời gian, cơ thể bệnh nhân sẽ quen dần với thuốc và không xuất hiện tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi các triệu chứng thực sự xuất hiện, bản thân bệnh nhân không biết liệu đó có phải là một tác dụng phụ hay không, nếu đó là một tác dụng phụ thì nó nhẹ hay nghiêm trọng. Nếu có điều gì đó phải lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận tư vấn.

Chia sẻ

Hãy chắc chắn tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc về số lượng, thời gian dùng thuốc và thời điểm dùng thuốc (trước hoặc sau bữa ăn). Ngoài ra, uống rượu nhiều sẽ làm suy giảm chức năng gan, các loại thuốc có xu hướng vẫn còn trong cơ thể, do đó tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện. Rượu cũng là một nguyên nhân chính gây rối loạn kiểm soát đường huyết, vì vậy về cơ bản tốt nhất là tránh uống rượu.

Khi dùng một loại thuốc khác để điều trị một bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, hãy hỏi bác sĩ/ dược sĩ về sự tương tác thuốc trước khi sử dụng.

Chia sẻ

Do hiệu quả của thuốc sẽ xuất hiện khác nhau đối với mỗi bệnh nhân nên cần thiết điều chỉnh số lượng và loại thuốc khi xem xét hiệu quả thực tế của thuốc. Ngoài ra, khi bệnh nhân có thời gian làm quen với một lượng ít thuốc thì sẽ có hiệu quả giảm khả năng xuất hiện tác dụng phụ, ngăn ngừa xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra.

Cho đến khi bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết đúng cách, lượng và loại thuốc sẽ được bổ sung và thay đổi. Và nếu bệnh nhân tiếp tục điều trị bằng thuốc mà không kiểm soát tốt đường huyết thì trong một thời gian ngắn, hiệu quả của thuốc sẽ giảm dần, giảm sự tự tiết insulin và bệnh tiểu đường có thể chuyển biến xấu hơn. Vì vậy bệnh nhân có thể được thay

Chia sẻ

Thuốc để kiểm soát đường huyết được phân loại chủ yếu là thuốc uống (thuốc uống giảm đường huyết) và các chế phẩm insulin.

Hiện nay có năm loại thuốc uống, mỗi loại có tác dụng khác nhau (làm giảm lượng đường trong máu). Các chế phẩm insulin có thể được phân loại thành bốn loại tùy thuộc vào thời gian cần thiết để xuất hiện hiệu quả hạ đường huyết và thời gian duy trì hiệu quả của thuốc.

Chia sẻ

Dưới đây là tên một số nhóm thuốc hạ đường huyết chính và tên sản phẩm thuốc.

Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)

Tolbutamid: Diaben, Butamide, Hoechst Rastinon

Acetohexamide: Dimelin

Chlorpropamide: Abemide

Tolazamide: Tolinase

Glyclopyramide: Deamelin・S

Glybuzole: Gludiase

Glibenclamide: Euglucon, Daonil

Gliclazide: Glimicron

Glimepiride: Amaryl

Nhóm thuốc Biguanide (BG)

Metformin hydrochloride: Glycoran

Melbin Buformin hydrochloride: Dibetos B

Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase

Acarbose: Glucobay

Voglibose: Basen

◇Thuốc cải thiện tính kháng insulin (Thiazolidine Derivatives)

Pioglitazone hydrochloride: Axtos

◇Thuốc thúc đẩy sự tiết insulin nhanh (Phenylalanine Derivatives)

Nateglinide: Fastic, Starsis

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nhóm thuốc SU là một loại thuốc giảm lượng đường trong máu bằng cách tác động chủ yếu lên tuyến tụy để thúc đẩy bài tiết insulin. Đây là loại thuốc đã được sử dụng điều trị tiểu đường từ trước đây, hiện nay có rất nhiều loại thuốc SU và các loại thường khác nhau ở thời gian tác dụng.

Tác dụng kích thích bài tiết insulin của thuốc SU không hiệu quả với tình trạng đường huyết tăng cao do chế độ ăn uống,…Thuốc SU giúp cải thiện chỉ số đường huyết khi bụng đói, tuy nhiên nếu nhằm mục tiêu là giảm chỉ số đường huyết tăng sau bữa ăn thì hiệu quả sẽ bị hạn chế.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

thuốc SU là thuốc thúc đẩy sự bài tiết insulin nên loại thuốc này phù hợp với bệnh nhân trong tình trạng không phụ thuộc insulin (chủ yếu là bệnh tiểu đường tuýp 2) với khả năng bài tiết insulin vẫn còn nhưng bị giảm nên gây tăng đường huyết. Thuốc SU không được chỉ định cho bệnh nhân trong tình trạng phụ thuộc insulin (chủ yếu là bệnh tiểu đường tuýp 1), tuyến tụy không còn khả năng bài tiết insulin.

Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tuyến tụy vẫn còn khả năng tiết đủ insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả (tính kháng insulin mạnh) nên bị tăng đường huyết, thuốc SU sẽ không có nhiều tác dụng, nếu sử dụng có thể làm tăng cân.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi khả năng tự bài tiết insulin tăng lên, glucose (đường huyết) có nhiều trong máu và không được sử dụng có thể được đưa vào tế bào, cảm giác đói trở nên mạnh mẽ và bệnh nhân có thể ăn nhiều hơn,do đó cân nặng sẽ dễ dàng tăng lên.

Nếu bệnh nhân bị béo, hiệu quả của insulin trở nên tồi tệ hơn, tác dụng của thuốc sẽ mất đi và nguy cơ về các biến chứng xơ vữa động mạch (bệnh tim, đột quỵ,…) sẽ tăng lên. Do đó khi bệnh nhân tiểu đường bắt đầu dùng thuốc, vẫn nên duy trì chế độ ăn uốngtập luyện dầy đủ.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý khi dùng thuốc SU đó là tình trạng hạ đường huyết. Khi khả năng tự bài tiết insulin tăng lên, lượng đường trong máu có thể giảm nhiều hơn mức cần thiết. Dù khả năng xảy ra tình trạng hạ đường huyết phụ thuộc vào lượng thuốc sử dụng, nhưng cũng có những khác biệt giữa các cá nhân người bệnh. Đặc biệt, những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan và thận, người cao tuổi, người nghiện rượu có xu hướng dễ bị hạ đường huyết khi dùng thuốc. Ngoài ra còn có một số loại thuốc có hiệu quả tăng cường tác dụng của thuốc SU, chẳng hạn như aspirin (như thuốc hạ sốt/ thuốc giảm đau, thuốc thường được kê đơn để phòng ngừa, điều trị bệnh tim và đột quỵ, cũng có nhiều loại thuốc khác bán trên thị trường), do đó khi bệnh nhân bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường và phải dùng thuốc khác, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết rõ tên thuốc đang uống và kiểm tra thuốc.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu thuốc SU tác động lên tuyến tụy để thúc đẩy bài tiết insulin, thì nhóm thuốc biguanide không có tác dụng này. Nhóm thuốc Biguanide ngăn chặn sự giải phóng glucose từ gan, ức chế sự hấp thụ glucose từ đường ruột và tăng độ nhạy insulin trong mô cơ. Cũng giống như thuốc SU, đây là một loại thuốc đã được sử dụng từ trước đây. Gần đây, loại thuốc này còn có thêm hiệu quả ngăn chặn hoạt động của tiểu cầu và kết hợp hiệu quả làm lưu thông máu tốt hơn và hiệu quả cải thiện tình trạng mỡ máu cao.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bởi vì thuốc Biguanide làm giảm lượng đường trong máu với tác dụng khác với thuốc SU nên loại thuốc này thường được kê đơn là thuốc dùng kết hợp bổ sung chỉ khi hiệu quả thuốc SU là không đủ để kiểm soát đường huyết, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân tiểu đường được chỉ định dùng riêng loại thuốc này. Thuốc Biguanide không kích thích bài tiết insulin và không làm tăng cân nặng cơ thể, vì vậy loại thuốc này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dễ bị béo phì.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đã có một khoảng thời gian người ta nói rằng tác dụng phụ “nhiễm toan lactic” xảy ra khi dùng thuốc Biguanide. Nhiễm toan lactic có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Chính vì điều này, thuốc Biguanide gần như không được sử dụng trong một thời gian. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu tiếp theo, người ta thấy rằng khả năng gây nhiễm toan lactic là cực kỳ thấp đối với các loại thuốc Biguanide hiện đang được sử dụng, và bây giờ nó là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến.

Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố ở cơ thể người bệnh tiểu đường làm cho tình trạng nhiễm toan lactic dễ xảy ra, và những người như vậy không nên sử dụng thuốc Biguanide. Cụ thể là những người có chức năng của thận hoặc gan bị suy giảm, những người bị bệnh tim hoặc phổi, người cao tuổi, người có thói quen uống rượu,…

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

nhóm thuốc Biguanide không làm tăng bài tiết insulin nên tình trạng hạ đường huyết gần như không xảy ra nếu chỉ dùng thuốc biguanide mà không kết hợp với thuốc giảm đường huyết khác. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc làm tăng bài tiết insulin, như thuốc SU, hoặc khi sử dụng kết hợp với liệu pháp tiêm insulin.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Mặc dù tình trạng đường huyết tăng cao chủ yếu là do việc ăn uống, nhưng loại thực phẩm chính làm tăng đường huyết là carbohydrate (đường). Carbonhydrate được tiêu hóa ở ruột non và trở thành glucose, được hấp thụ và trở thành đường trong máu. Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase làm chậm tốc độ carbohydrate được tiêu hóa và hấp thụ trong ruột và tác động để quá trình sản xuất glucose chậm hơn. Kết quả là giúp làm chậm sự gia tăng chỉ số đường huyết sau bữa ăn. Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase là loại thuốc tự phát huy hiệu quả bằng cách không liên quan đến insulin.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, thông thường việc tiết thêm insulin giảm xuống và thời gian bài tiết bổ sung bị chậm, do đó tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn bắt đầu xuất hiện trước tiên. Khi người có tình trạng như vậy sử dụng nhóm thuốc ức chế α-glucosidase, mức tăng đường huyết sau bữa ăn trở nên nhẹ nhàng hơn, cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn bao gồm việc thiếu lượng bổ sung insulin và thời gian bài tiết bị chậm.

Hơn nữa, nếu bệnh nhân tiểu đường điều trị bằng thuốc SU và có chỉ số HbA1c* không giảm do tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn mặc dù mức đường huyết lúc đói đã giảm xuống giá trị mục tiêu, bằng cách sử dụng kết hợp nhóm thuốc ức chế α-glucosidase, có thể mong đợi hiệu quả cải thiện tốt hơn. Ngược lại, nhóm thuốc ức chế α-glucosidase không có tác dụng trực tiếp làm giảm chỉ số đường huyết khi đói.

Ngoài ra, nhóm thuốc ức chế α-glucosidase này đã được chỉ ra là có hiệu quả khi kết hợp với liệu pháp insulin điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1.

※ HbA1c: Chỉ số kiểm tra để đánh giá về việc kiểm soát đường huyết tốt hay xấu. Đây là một chỉ số cho thấy mức trung bình của đường huyết trong khoảng hai tháng kể từ thời điểm kiểm tra. Giá trị tham chiếu là 4.6~6.2%. Để phòng ngừa các biến chứng, bệnh nhân nên kiểm soát để HbA1c sẽ luôn ở mức dưới 7.0%.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Do nhóm thuốc ức chế α-glucosidase có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu nên các triệu chứng như căng bụng, xì hơi, táo bón, tiêu chảy,… thường xuất hiện. Nếu duy trì sử dụng thuốc trong khoảng một tháng, có nhiều trường hợp các triệu chứng trở nên nhẹ hơn và không trở thành vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở những người đã từng phẫu thuật phần bụng và người cao tuổi, đôi khi tình trạng tắc ruột có thể xảy ra, vì vậy nếu các triệu chứng tác dụng phụ trở nên tồi tệ, hãy nhận điều trị,tư vấn từ bác sĩ. Ngoài ra, cũng có báo cáo về tác dụng phụ như rối loạn chức năng gan.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

nhóm thuốc ức chế α-glucosidase không phải là thuốc làm tăng lượng bài tiết insulin hoặc tăng cường hoạt động của insulin, nên có thể nói rằng tình trạng hạ đường huyết không xảy nếu chỉ sử dụng thuốc ức chế α-glucosidase mà không kết hợp với thuốc giảm đường huyết khác. Tuy nhiên, vì thuốc này thường được kê đơn dùng kết hợp với các thuốc trị tiểu đường khác như thuốc SU, nên trong trường hợp đó, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra và bệnh nhân cần uống glucose thay vì đường.

Khi bị hạ đường huyết, bệnh nhân thường có thể phục hồi kịp thời bằng cách ăn các loại thực phẩm/ đồ uống có chứa đường. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang sử dụng nhóm thuốc ức chế α-glucosidase thì cần mất một khoảng thời gian để đường từ bên ngoài trở thành glucose và glucose được hấp thu trong cơ thể, do đó sự phục hồi tình trạng hạ đường huyết sẽ chậm hơn và rất nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân đang sử dụng nhóm thuốc ức chế α-glucosidase bị hạ đường huyết nên dùng đường glucose.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase này được chỉ định uống trước bữa ăn để có hiệu quả trong khoảng thời gian đó và giúp ức chế đường huyết tăng cao sau bữa ăn. Dùng nhóm thuốc này sau bữa ăn sẽ không có nhiều tác dụng. Nên tuân thủ thời gian chỉ định sử dụng để thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tính kháng insulin là trạng thái trong đó các tế bào không nhạy cảm với insulin và lượng đường trong máu tăng cao mặc dù insulin vẫn được bài tiết ra. Thuốc cải thiện tính kháng insulin giúp cải thiện tình trạng kháng insulin chủ yếu bằng cách tác động lên các tế bào cơ,…(thuốc Biguanide cũng có tác dụng tương tự như thế này). Loại thuốc này không có tác dụng kích thích tiết insulin. Đây là một loại thuốc tương đối mới, được bắt đầu được sử dụng từ nửa cuối năm 1990.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc cải thiện tính kháng insulin sẽ được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường được chẩn đoán nguyên nhân chính gây tăng đường huyết là do tính kháng insulin. Phần lớn là những người dễ bị béo phì. Mặc dù loại thuốc này có thể được sử dụng một mình, nhưng do thuốc không có tác dụng kích thích bài tiết insulin, nên trong trường hợp bệnh nhân bị tăng đường huyết do giảm sự bài tiết insulin sẽ được chỉ định dùng kết hợp với thuốc SU.

Thuốc cải thiện tính kháng insulin có xu hướng có hiệu quả cao ở phụ nữ hơn ở nam giới và sự khác biệt giữa những người hiệu quả và những người không có hiệu quả là tương đối rõ ràng. Ngoài ra, thời gian thuốc xuất hiện hiệu quả có thể mất đến 2 tháng tính từ khi bắt đầu dùng.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Triệu chứng sưng phù dễ xảy ra sau khi dùng thuốc, đặc biệt là ở phụ nữ. Triệu chứng sưng phù cơ thể sẽ tạo gánh nặng lên tim, vì vậy nếu bệnh nhân tiểu đường cảm thấy sưng phù bất thường sau khi dùng thuốc, hãy ngừng sử dụng và đi khám tại cơ sở y tế. Ngoài ra, dùng thuốc có thể làm chức năng gan suy giảm, do đó việc kiểm tra chức năng gan định kỳ là cần thiết sau một năm từ khi bắt đầu dùng thuốc.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vì thuốc cải thiện tính kháng insulin không làm tăng bài tiết insulin, tình trạng hạ đường huyết hầu như không xảy ra. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc làm tăng tiết insulin như thuốc SU.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Giống như với thuốc SU, thuốc thúc đẩy sự tiết insulin nhanh kích thích tuyến tụy tiết insulin, nhưng tác dụng của thuốc này xuất hiện ngay sau khi dùng và sự khác biệt về thời gian tác dụng cũng rất khác so với thuốc SU. Với đặc điểm này, bệnh nhân tiểu đường nên dùng loại thuốc này ngay trước bữa ăn để ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Người ta nói rằng sau khi loại bỏ đặc trưng có hiệu quả ngay sau khi dùng, thuốc thúc đẩy sự tiết insulin nhanh không làm tăng cân do bài tiết quá nhiều insulin, không làm tăng tiết insulin giữa các bữa ăn và rất khó gây hạ đường huyết. Trong số các loại thuốc uống điều trị tiểu đường hiện đang được sử dụng, đây là loại thuốc mới nhất.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân có chỉ số đường huyết lúc đói không quá cao và có tình trạng tăng đường huyết dễ thấy sau bữa ăn sẽ được chỉ định dùng thuốc thúc đẩy sự tiết insulin nhanh.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có một số báo cáo đã chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường khi dùng thuốc thúc đẩy sự tiết insulin nhanh sẽ có tác dụng phụ làm suy yếu đường tiêu hóa, suy giảm chức năng của gan,…

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Cũng giống như nhóm thuốc ức chế α-glucosidase, thuốc thúc đẩy sự tiết insulin nhanh là một loại thuốc để ức chế tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn, vì vậy thuốc được chỉ định uống trước bữa ăn để có thể phát huy hiệu quả trong khoảng thời gian đó. Uống loại thuốc này sau bữa ăn không có nhiều hiệu quả.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vì đây là thuốc làm tăng bài tiết insulin nên có khả năng gây hạ đường huyết. Tuy nhiên,do thời gian tác dụng của thuốc ngắn nên nếu bệnh nhân tiểu đường tuân thủ đúng thời gian dùng thuốc (trước bữa ăn) thì xác suất tình trạng hạ đường huyết xảy ra giữa các bữa ăn là thấp.

Bệnh nhân cần chú ý dùng thuốc ngay trước bữa ăn. Nếu dùng thuốc trước khi ăn một khoảng thời gian dài, tình trạng hạ đường huyết trước bữa ăn có thể xảy ra.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể các chỉ số khác nhau như chỉ số đường huyết, kiểm tra HbA1c, thay đổi cân nặng,…trong lần khám bệnh. Ví dụ, nếu chỉ số đường huyết đo khi đói tại bệnh viện thấp nhưng HbA1c cao, thì có khả năng là bệnh nhân bị tăng đường huyết sau bữa ăn và các biện pháp điều trị sẽ được thực hiện.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc SU được gọi là loại thuốc “không hiệu quả thứ cấp”, và có một hiện tượng là thuốc có hiệu quả lần đầu tiên trở nên không hiệu quả sau một thời gian sử dụng. Hiện tượng này xảy ra vì sự tiết insulin của tuyến tụy suy giảm. Tuy nhiên, mặc dù thuốc không có hiệu quả thứ cấp nhưng cũng có thể là hiệu quả của thuốc bị giảm do chế độ ăn uốngtập luyện điều trị được thực hiện tốt.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường nên tăng lượng thuốc uống hoặc thay đổi loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu thuốc uống không đủ hiệu quả để kiểm soát đường huyết, bệnh nhân nên bắt đầu điều trị bằng insulin. Khi bắt đầu điều trị bằng insulin, bệnh nhân có thể quay lại điều trị bằng thuốc uống sau một thời gian nếu kiểm soát đường huyết được cải thiện, tình trạng glucotoxicity (ngộ độc glucose) ※ biến mất, tuyến tụy có thể được nghỉ ngơi. Nếu để tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt khi điều trị bằng thuốc uống tiếp tục kéo dài thì không chỉ làm cho các biến chứng tiểu đường dễ xảy ra hơn mà còn có thể làm giảm khả năng bài tiết insulin của tuyến tụy.

※ Glucotoxicity (ngộ độc glucose) là một vòng luẩn quẩn trong đó chính việc tăng đường huyết làm giảm bài tiết insulin tự động và tăng tính kháng insulin làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu thuốc uống có tác dụng và kiểm soát lượng đường trong máu ở tình trạng tốt, bệnh nhân tiểu đường không cần tiêm insulin. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nhân sau nên chuyển sang liệu pháp tiêm insulin. Trước và sau khi điều trị phẫu thuật do bệnh hoặc chấn thương/ Khi có bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh khác, tình trạng của cơ thể không tốt/ khi chức năng của thận, gan, các cơ quan nội tạng khác bị suy giảm/ khi bị hoại thư/ phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai/ phụ nữ đang cho con bú.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều đó là không cần thiết. Hãy uống đúng lượng thuốc được chỉ định mỗi ngày. Thuốc uống điều trị tiểu đường không giống như tiêm insulin, rất khó để kiểm soát hiệu quả của thuốc khi tăng giảm lượng sử dụng. Nếu lượng thuốc ít thì sẽ không có hiệu quả, và ngược lại, tác dụng phụ có thể xuất hiện nếu có dùng lượng lớn thuốc.

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc SU, hãy chú ý đến tình trạng hạ đường huyết khi tập thể dục cường độ mạnh trong một thời gian dài.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Hai nhóm thuốc ức chế α-glucosidase và thuốc thúc đẩy sự tiết insulin tác dụng nhanh được chỉ định dùng ngay trước bữa ăn, nhưng nếu bệnh nhân tiểu đường nhân chợt nhân ra quên uống thuốc trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn và uống ngay lập tức, hiệu quả của thuốc sẽ không cao. Nếu bệnh nhân nhận ra quên uống thuốc sau bữa ăn một lúc, nếu lúc này uống thì thuốc sẽ không có hiệu quả.

Các loại thuốc khác ngoài hai loại thuốc trên thường được chỉ định uống trước hoặc sau bữa ăn. Nếu bệnh nhân uống tối đa khoảng 2 giờ sau bữa ăn, hãy uống với một lượng nhất định, nếu uống nhiều hơn lượng chỉ định, trong liều tiếp theo, bệnh nhân nên giảm một nửa số lượng (giảm 1 viên nếu là 2 viên). Nếu chợt nhớ ra quên uống thuốc khi gần đến giờ cho liều tiếp theo, nên bỏ qua lần quên uống đó.

Ngoài ra, không nên uống lượng của 2 lần cùng nhau vì quên uống một lần. Tác dụng phụ như hạ đường huyết có khả năng xảy ra.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều này là không nên. Thuốc cấp tại các bệnh viện được chỉ định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như loại và mức độ bệnh tiểu đường của từng bệnh nhân, sự có hoặc không có biến chứng và tình trạng cơ thể bệnh nhân. Dù cùng bị bệnh tiểu đường nhưng tình trạng của mỗi bệnh nhân là khác nhau và có nhiều loại thuốc với hiệu quả khác nhau. Nếu có người quen bị bệnh tiểu đường và không đến bệnh viện, hãy khuyên họ đến bệnh viện để được nhận điều trị đúng cách.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Phương pháp điều trị bằng insulin là rất cần thiết cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 (những người đang trong tình trạng phụ thuộc insulin). Điều trị bằng insulin cũng được khuyến nghị theo chẩn đoán của bác sĩ cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có sự tự bài tiết insulin được duy trì ở một mức độ nhất định nhưng chỉ số đường huyết không giảm xuống mức mục tiêu dù sau khi đã điều trị. Ngoài ra, nếu bệnh nhân tiểu đường không thể uống thuốc do tác dụng phụ, nếu bệnh nhân cần giảm đường huyết nhanh chóng vì lượng đường trong máu tăng rất cao, nếu bệnh nhân có những bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường (bệnh truyền nhiễm, bệnh gan và thận), phụ nữ đang mang thai, cho con bú, người trước và sau khi phẫu thuật,…thì nên sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trong trường hợp người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 (người ở trạng thái phụ thuộc insulin), nếu bệnh nhân không tiêm insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng rất cao trong một khoảng thời gian ngắn và các triệu chứng tăng đường huyết xuất hiện như khô miệng, cổ họng, toàn thân mệt mỏi, buồn ngủ,…Nếu bệnh nhân không có biện pháp đối với tình trạng này thì có thể rơi vào trạng thái hôn mê và ảnh hưởng đến tính mạng. Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2 khi mà khả năng tự bài tiết insulin vẫn còn thì không qua nguy hiểm, nhưng các biến chứng rất có thể dễ xảy ra.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tăng lượng thuốc uống hoặc thay đổi loại thuốc uống có thể giúp cải thiện kiểm soát đường huyết, nhưng cũng có những giới hạn. Khi thuốc uống được tăng lên đến một mức nhất định, nếu tăng thêm lượng thuốc thì sẽ không có hiệu quả và nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ sẽ tăng lên.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu bệnh nhân tiểu đường sử dụng một lượng nhỏ insulin, tác dụng giảm đường huyết không cao và nếu sử dụng với lượng nhiều, tác dụng hạ đường huyết xuất hiện mạnh hơn. Một số người nghĩ rằng “insulin là một loại thuốc mạnh, thuốc mạnh nên tránh dùng càng nhiều càng tốt”, tuy nhiên bệnh tiểu đường là một bệnh mà tác dụng của insulin- loại hormone duy nhất làm giảm mức đường huyết bị suy giảm, do đó việc bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể để kiểm soát lượng đường trong máu là điều cần thiết.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh với các biến chứng đáng sợ, do đó mục đích trong điều trị tiểu đường là để các biến chứng không xảy ra hoặc dù có biến chứng nhưng không tiến triển xấu đi. Để làm được điều đó, bệnh nhân cần duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn. Với bệnh nhân đang điều trị bằng insulin, nếu duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn, các biến chứng sẽ ít xảy ra hơn, vì vậy nếu so sánh với những bệnh nhân duy trì kiểm soát đường huyết tốt chỉ với việc uống thuốc, bệnh nhân đang điều trị bằng insulin không nên có suy nghĩ tiêu cực rằng tình trạng bệnh của mình nặng hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu bệnh nhân tiểu đường duy trì thực hiện chế độ ăn uống, chế độ tập luyện tốt và uống thuốc đúng cách, nhưng chỉ số đường huyết vẫn không được kiểm soát tốt, bệnh nhân cần điều trị bằng insulin. Việc kiểm soát đường huyết càng gần với mức ở người khỏe mạnh càng tốt, nhưng điều đó có thể khó khăn với bệnh nhân tiểu đường. Do đó, bệnh nhân cần phải quyết định có nên bắt đầu điều trị bằng insulin hay không khi xem xét các vấn đề như độ tuổi (nếu bệnh nhân còn trẻ, cần kiểm soát chặt chẽ hơn), ý thức sẵn sàng điều trị bệnh tiểu đường và hiểu biết về điều trị bệnh tiểu đường. Nếu bệnh nhân không thể tự thực hiện điều trị bằng insulin một mình do tuổi già hoặc biến chứng của bệnh tiểu đường thì nên yêu cầu hỗ trợ từ gia đình.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Dường như có rất nhiều người hiểu lầm như vậy, nhưng câu trả lời đúng lại hoàn toàn ngược lại. Khi một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt đầu điều trị bằng insulin, tuyến tụy sẽ được nghỉ ngơi, và sau một thời gian, khả năng bài tiết tự động insulin của tuyến tụy sẽ được phục hồi tốt hơn trước và sau đó bệnh nhân có thể giảm lượng tiêm insulin, đôi khi bệnh nhân cũng có thể quay lại điều trị bằng thuốc uống một lần nữa.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng insulin thì có thể sẽ trở nên béo hơn. Người ta cho rằng lý do là bởi lượng glucose hiện đang không được đưa vào tế bào mà lưu trữ trong máu và bài tiết qua nước tiểu do thiếu insulin sẽ có thể được đưa vào tế bào bằng liệu pháp insulin. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân duy trì chế độ ăn uốngtập luyện đều đặn, cân nặng của bệnh nhân sẽ không bao giờ tăng khi điều trị insulin.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đó là trường hợp bệnh nhân tiểu đường bắt đầu điều trị bằng liệu pháp insulin quá muộn. Khi việc kiểm soát đường huyết không tốt kéo dài mà bệnh nhân không điều trị bằng insulin, các biến chứng tiểu đường sẽ tiến triển ở một mức độ nhất định và sẽ trở nên rất nghiêm trọng nếu không can thiệp điều trị. Chính vì vậy dù bệnh nhân bắt đầu điều trị tiêm insulin thì biến chứng cũng đã tiến triển đến một mức độ nhất định nên việc bắt đầu điều trị bằng insulin không tự đẩy nhanh sự tiến triển của biến chứng tiểu đường.

Ngoài ra, khi bệnh võng mạcbệnh lý thần kinh tiến triển đến một mức độ nhất định, nếu lượng đường trong máu giảm nhanh, tình trạng xuất huyết đáy mắt có thể dễ dàng xảy ra và hiện tượng tê và đau bàn chân có thể trở nên mạnh hơn. Trong những trường hợp như vậy, các bệnh nhân nên tránh kiểm soát đường huyết quá mức mà nên kiểm soát lượng đường trong máu từ từ.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các dụng cụ tự tiêm insulin hiện đang phổ biến không giống như ống tiêm được sử dụng bởi các bác sĩ và y tá trong bệnh viện, chủ yếu là những loại đã được cải thiện để bất cứ bệnh nhân tiểu đường nào cũng có thể sử dụng. Với dụng cụ tiêm insulin ở dạng bút tiêm, bệnh nhân có thể thực hiện tiêm insulin dễ dàng với các thao tác đơn giản như thay kim, điều chỉnh lượng insulin và nhấn nút tiêm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Kim tiêm trong sụng cụ tự tiêm insulin được làm mỏng đến mức không gây đau chút nào. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường khi bắt đầu tiêm insulin đều cảm thấy như vậy.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bóp phần thịt ở bụng, cánh tay trên, đùi,…và tiêm insulin. Bệnh nhân tiểu đường không cần phải tìm ven vì insulin không được tiêm vào mạch máu.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Số lần tiêm insulin sẽ khác nhau tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Có bệnh nhân tiểu đường được chỉ định tiêm 4~5 lần một ngày và có bệnh nhân là 1~2 lần một ngày.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Số lần tiêm insulin cần thiết sẽ được quyết định để bệnh nhân có thể duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn và đạt lượng insulin gần với sự bài tiết insulin ở người khỏe mạnh. Thường thì nên tiêm nhiều hơn, nhưng tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, mô hình cuộc sống hàng ngày, kiến thức về liệu pháp insulin và ý thức sẵn sàng điều trị,…bệnh nhân tiểu đường có thể điều chỉnh phù hợp.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, nếu bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu tăng cao bằng liệu pháp insulin, việc tiết insulin tuyến tụy có thể được phục hồi. Liệu pháp insulin sẽ giúp tuyến tụy được nghỉ ngơi, vì vậy sau một thời gian, chức năng tự bài tiết insulin của tuyến tụy có thể quay trở lại. Do đó, đến thời điểm này, liệu pháp insulin có thể không cần thiết.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Không thể dự đoán trước rõ ràng, tuy nhiên trường hợp những người bắt đầu điều trị bằng insulin từ sớm vì bệnh tiểu đường tuýp 2, trường hợp cần insulin nhanh chóng vì một lý do đặc biệt và đã hồi phục, sau một thời gian có thể không cần insulin.

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Đơn vị đo mức độ tác dụng của insulin được biểu thị bằng ký hiệu U. U là viết tắt của Unit và đại diện cho giá trị của insulin, đơn vị này được sử dụng trên toàn thế giới. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường dùng “8 đơn vị trước khi ăn sáng”. Ngoài ra, 1 mg insulin kết tinh có giá trị khoảng 26 đơn vị.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Dựa trên sự xuất hiện hiệu quả của insulin (thời gian từ khi tiêm đến khi đường huyết bắt đầu giảm, thời điểm tác dụng trở nên mạnh nhất và thời điểm tác dụng hết hiệu quả), insulin có thể được chia thành 4 loại và các loại hỗn hợp.

Từ nồng độ của insulin (độ mạnh của tác dụng insulin), có thể chia thành hai loại: loại 40 đơn vị và loại 100 đơn vị. Tuy nhiên, dụng cụ tiêm insulin loại bút tiêm phổ biến hiện nay thường là loại 100 đơn vị.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, tốt nhất là làm cho nồng độ insulin trong cơ thể gần với sự bài tiết insulin ở một người khỏe mạnh. Sự bài tiết insulin ở người khỏe mạnh được chia thành “bài tiết cơ bản”- insulin được bài tiết với lượng nhất định trong 24 giờ và “bài tiết bổ sung”- insulin được tiết ra cùng lúc khi lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên sau khi ăn. Để bù cho lượng bài tiết cơ bản, sử dụng insulin loại tác dụng dài là phù hợp và để bù cho lượng bài tiết bổ sung, sử dụng insulin loại tác dụng nhanh và cực nhanh sẽ có hiệu quả. Bệnh nhân tiểu đường nên tận dụng tốt nhất các đặc điểm của từng loại insulin và chọn loại phù hợp không làm tăng lượng đường trong máu càng nhiều càng tốt.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần phải thực hiện phương pháp tiêm insulin để bổ sung cả lượng bài tiết cơ bản và bài tiết bổ sung. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn còn lượng bài tiết cơ bản và thiếu lượng bài tiết bổ sung. Vì vậy, điều cần thiết là bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần tiêm insulin để bù cho lượng bài tiết bổ sung.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đó là insulin loại tác dụng nhanh và loại tác dụng cực nhanh. Đây là những loại insulin sẽ cho hiệu quả trong một thời gian ngắn sau khi tiêm. Do đó, nếu bệnh nhân tiểu đường tiêm trước bữa ăn, hiệu quả của chế phẩm insulin sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết. Mặt khác, thời gian tác dụng của insulin loại tác dụng nhanh và loại tác dụng cực nhanh ngắn hơn so với insulin loại tác trung hạn và loại tác dụng dài hạn, vì vậy các loại insulin này không phù hợp để bù đắp cho lượng bài tiết cơ bản.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Insulin loại tác dụng cực nhanh là loại insulin có thời gian bắt đầu xuất hiện hiệu quả từ khi tiêm và thời gian cần thiết để đạt đến hiệu quả tối đa nhanh hơn insulin loại tác dụng nhanh. Hiệu quả của loại insulin này sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 10~20 phút sau khi tiêm và đạt hiệu quả tối đa trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Insulin loại tác dụng cực nhanh là loại insulin mới hơn insulin loại tác dụng nhanh và đang được sử dụng rộng rãi gần đây.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vì insulin tác dụng nhanh bắt đầu cho thấy hiệu quả khoảng 30 phút sau khi tiêm, do đó bệnh nhân tiểu đường nên tiêm 30 phút trước bữa ăn để giảm đường huyết sau ăn. Trong cuộc sống hàng ngày, bệnh sẽ chỉ được bắt đầu ăn trong vòng 30 phút sau khi tiêm, và có đôi khi nếu vì một số lý do bệnh nhân không thể ăn sau 30 phút tiêm thì có thể sẽ phải lo lắng về việc hạ đường huyết. Trong trường hợp insulin loại tác dụng cực nhanh, bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tiêm ngay trước bữa ăn là có thể ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết sau ăn.

Ngoài ra, thời gian tác dụng của insulin loại tác dụng cực nhanh ngắn hơn so với loại tác dụng nhanh nên tình trạng hạ đường huyết ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, vì thời gian tác dụng ngắn nên ở những bệnh nhân bị giảm lượng bài tiết cơ bản (chủ yếu ở bệnh tiểu đường tuýp 1), hiệu quả của insulin suy yếu trước bữa ăn tiếp theo nên tình trạng tăng đường huyết vẫn tiếp tục xuất hiện. Do đó, bệnh nhân cần có biện pháp đối với tình trạng như vậy khi sử dụng insulin loại tác dụng cực nhanh này.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đó là insulin loại tác dụng trung hạn và insulin loại tác dụng kéo dài. Insulin loại tác dụng trung hạn bắt đầu có hiệu quả từ 1~3 giờ sau khi tiêm. Hiệu quả đạt được tối đa sau 4~12 giờ, nhưng ngay cả trong khoảng thời gian này, tác dụng giảm đường huyết không mạnh như trong thời gian tác dụng của insulin loại tác dụng nhanh và cực nhanh. Và hiệu quả của insulin loại tác dụng trung hạn kéo dài trong khoảng 24 giờ.

Insulin loại tác dụng kéo dài là loại insulin có tác dụng xuất hiện chậm hơn loại trung hạn và có thời gian tác dụng kéo dài hơn.

>> Xem thêm câu hỏi: Ưu điểm của insulin loại tác dụng cực nhanh so với insulin loại tác dụng nhanh là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều trị bằng insulin là một phương pháp điều trị được điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân, vì vậy không phải bệnh nhân nào cũng cần tiêm insulin trước bữa ăn. Ví dụ, bằng cách tiêm insulin loại hỗn hợp kết hợp với insulin loại tác dụng nhanh và loại tác dụng trung hạn trước khi ăn sáng, tùy thuộc vào tác dụng của insulin loại tác dụng trung hạn trong thời gian ăn trưa, một phương pháp tiêm khác trước bữa tối cũng có thể được thực hiện. Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào dựa trên những thay đổi về lượng đường trong máu và lối sống của bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

>> Xem thêm câu hỏi: Những loại insulin nào được sử dụng để bổ sung lượng bài tiết cơ bản?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Insulin loại hỗn hợp là sự kết hợp giữa insulin loại tác dụng nhanh và insulin loại tác dụng trung hạn. Loại insulin này có tác dụng bổ sung các điểm mạnh và điểm yếu của cả insulin loại tác dụng nhanh và insulin loại tác dụng trung hạn. Có các loại tỷ lệ kết hợp insulin loại tác dụng nhanh và insulin loại tác dụng trung hạn là 1: 9, 2: 8, 3: 7, 4: 6 và 5: 5, và loại insulin này được sử dụng theo sự thay đổi của lượng đường trong máu.

Hiện nay, insulin loại hỗn hợp sử dụng insulin loại tác dụng cực nhanh đang được nghiên cứu thực hiện.

>> Xem thêm câu hỏi: Bởi vì insulin loại tác dụng nhanh giúp bổ sung cho lượng bài tiết bổ sung, điều đó có nghĩa là bệnh nhân phải tiêm loại insulin này mỗi khi ăn đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các bác sĩ tại bệnh viện sẽ giải thích cho bệnh nhân tiểu đường về phương pháp tiêm insulin và các biện pháp phòng ngừa chi tiết, vì vậy ở đây sẽ nói về các điểm cơ bản trong ba giai đoạn.

+ Những điều cần ghi nhớ trước khi bắt đầu điều trị bằng insulin

(1) Khi nào nên tiêm, (2) Nên tiêm lượng bao nhiểu (tính theo đơn vị) trong một lần, (3) Loại insulin được tiêm, (4) Vị trí tiêm, (5) Chuẩn bị khi tiêm, (6) Thao tác tiêm, (7) Trước và sau khi tiêm, (8) Cách bảo quản chế phẩm insulin

+ Những điều cần nhớ khi đã quen với việc tự tiêm insulin

(1) hạ đường huyết, (2) tự đo đường huyết, (3) các biện pháp đối phó với bệnh

+ Những điều cần nhớ từng chút một

(1) Mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và tập thể dục và biến động đường huyết, (2) những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu và hiệu quả của insulin

>> Xem thêm câu hỏi: Insulin loại hỗn hợp là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đúng như vậy. Ngoài ra, bước đầu tiên trong liệu pháp insulin là bệnh nhân tiểu đường có thể tự tiêm. Bệnh nhân thường sẽ được hướng dẫn bắt đầu với một lượng insulin nhỏ hơn mức cần thiết trước khi quen với việc tự tiêm, và sau đó bệnh nhân sẽ tìm ra cách kiểm soát đường huyết tốt hơn.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường nên bắt đầu làm gì để quen với liệu pháp insulin?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến nhiệt độ nóng và lạnh. Lưu trữ các chế phẩm insulin chưa sử dụng trong tủ lạnh. Tại thời điểm này, hãy cẩn thận để không bị đóng băng. Nếu bệnh nhân làm tan băng một chế phẩm insulin đã bị đóng băng, có thể không thể sử dụng được vì insulin có thể bị mất hiệu lực.

Các chế phẩm insulin mà bệnh nhân bắt đầu sử dụng có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc thiết bị sưởi ấm (mặc dù đối với lọ đựng, lưu trữ trong tủ lạnh sẽ tốt hơn). Ngoài ra, trong trường hợp loại bút tiêm, nếu đặt dụng cụ tiêm vào tủ lạnh, nó có thể ngưng tụ và không hoạt động đúng, vì vậy không thể bảo quản trongtrong tủ lạnh. Không nên để chế phẩm insulin trong xe vì sẽ khá nóng và thay đổi hiệu quả.

>> Xem thêm câu hỏi: Trước khi bắt đầu điều trị bằng insulin, có rất nhiều điều cần ghi nhớ đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Nhiều người có quan niệm rằng bị bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời vì uống thuốc tiểu đường nhiều sẽ bị “nhờn thuốc” và phụ thuộc vào thuốc. Vậy nhận định này đúng hay sai? Bệnh nhân tiểu đường có nên làm theo lời khuyên trên không?

Đối với người bệnh tiểu đường, có 4 điều quan trọng nên chú ý khi chữa trị:

– Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

– Tăng cường hoạt động thể chất

– Điều trị bằng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ

– Người bệnh phải biết cách tự theo dõi, kiểm tra đường huyết bằng máy đo cá nhân tại nhà

Trong bốn yếu tố trên, yếu tố nào là quan trọng nhất, có phải việc bệnh nhân uống thuốc tiểu đường là vấn đề cần quan tâm hàng đầu không?

1. Mối tương quan giữa bệnh tiểu đường và uống thuốc

Trong 4 yếu tố quan trọng mà người bệnh tiểu đường nên chú ý khi chữa trị kể trên thì thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu như chế độ dinh dưỡng và vận động hằng ngày giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách từ từ, lâu dài thì thuốc có hiệu quả ngay lập tức. Đặc biệt, chúng rất cần thiết khi lượng đường trong máu của người bệnh đột ngột tăng cao.

Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?
Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời? (ảnh: Internet)

2. Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?

Chỉ vì nghĩ rằng bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời nên khi đường huyết ở mức tạm ổn định, nhiều bệnh nhân đã tự ý bỏ thuốc. Đây là một hành động sai lầm trong quá trình điều trị bằng thuốc. Việc bỏ thuốc, ngừng uống thuốc tiểu đường có thể gây nên những biến động lớn về lượng đường trong máu, có hậu quả xấu tới sức khỏe. Vì vậy, khi đường huyết của người bệnh đã ở mức ổn định, vẫn nên đi khám định kỳ, bác sĩ sẽ là người đưa ra phương hướng chữa bệnh giai đoạn tiếp. Có thể giảm lượng thuốc từ từ và tối giản liều đến mức cần thiết.

Vì bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, có tính chất diễn biến từ từ và có xu hướng khó kiểm soát đường huyết theo thời gian, bệnh sẽ có xu hướng nặng dần. Mặc dù tình trạng bệnh nhân đã giảm bớt, đường huyết giảm và có thể giảm bớt liều lượng thuốc, nhưng nói chung xu hướng bệnh sẽ nặng dần là không tránh khỏi ở người bệnh. Nỗ lực chữa bệnh của bác sĩ và người bệnh là nhằm đưa lượng đường huyết về mức bình thường và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì thế cùng với việc điều trị bằng thuốc, vận động thể lực và chế độ ăn hợp lý là nền tảng cơ bản để kiểm soát bệnh tiểu đường.

3. Bên cạnh thuốc thì chế độ dinh dưỡng và vận động cũng rất quan trọng

Vận động và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh rất quan trọng với người tiểu đường.

Vận động thường xuyên có thể giúp bệnh nhân có thể:

– Kiểm soát glucose máu và huyết áp

– Giảm thấp cholesterol xấu (LDL cholesterol) và tăng cholesterol tốt (HDL cholesterol)

– Cải thiện sự thích ứng của insulin với các tế bào

– Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ

– Giữ cho xương chắc khỏe

– Giúp giảm cân, loại bỏ mỡ thừa

– Cảm thấy khỏe khoắn mỗi ngày

– Giảm mức căng thẳng

Một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp cho bệnh nhân có thể:

– Kiểm soát tốt glucose trong máu, giữ lượng đường trong máu ở giới hạn bình thường

– Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và những bệnh khác liên quan do bệnh tiểu đường, như nguy cơ tiểu đường mỡ máu, gout,…

– Giảm cân nếu cần

– Tạo năng lượng cho cơ thể

Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời? 1
Bên cạnh uống thuốc tiểu đường thì chế độ dinh dưỡng và vận động cũng rất quan trọng đối với người bệnh (ảnh: Internet)

4. Ích lợi từ việc bệnh nhân tự theo dõi đường huyết tại nhà

Việc tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp bệnh nhân có thể giúp:

– Đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần ăn, thức ăn mà mình sử dụng hằng ngày

– Đánh giá ảnh hưởng của thuốc điều trị

– Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động thể chất

– Phát hiện sớm khi có những dấu hiệu bất thường

– Thảo luận cùng bác sĩ để thay đổi hướng điều trị

Nhiều bệnh nhân gặp sai lầm trong hướng chữa bệnh, ngưng sử dụng thuốc vì họ đều nghĩ rằng bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời. Quan điểm trên là không đúng, việc chữa trị tiểu đường hướng tới mục tiêu đưa lượng đường huyết của người bệnh xuống mức an toàn và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vì thế người bệnh phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp điều trị bằng thuốc, ăn uống và vận động hợp lý.

Bạn đang xem bài viết:Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Nếu bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường nghiêm ngặt để phòng ngừa các biến chứng, tình trạng hạ đường huyết có nhiều khả năng xảy ra.

Vì vậy, nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng thuốc, đặc biệt là điều trị bằng insulin, bệnh nhân cần phải nhớ cách phòng ngừa và các biện pháp đối phó với tình trạng hạ đường huyết.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường có cần bất kỳ phương pháp đặc biệt nào để lưu trữ các chế phẩm insulin không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tự đo đường huyết là việc bệnh nhân tiểu đường tự đo mức đường trong máu của mình. Dùng một cây kim chích nhẹ vào đầu ngón tay hoặc cánh tay để làm cho nó chảy ra và sử dụng một cảm biến (giấy kiểm tra) để đo mức đường trong máu.

>> Xem thêm câu hỏi: Bất cứ khi nào nói về thuốc điều trị bệnh tiểu đường, đặc biệt là liệu pháp insulin, mọi người thường lo lắng về hạ đường huyết đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu bệnh nhân bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu của bệnh nhân sẽ biến động mạnh. Đây không phải là tình trạng chỉ ở những bệnh nhân đang sử dụng liệu pháp insulin mà là tình trạng xảy ra với bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang sử dụng liệu pháp insulin thì có thể cần phải điều chỉnh lượng tiêm và cần chú ý hơn.

>> Xem thêm câu hỏi: Tự đo đường huyết là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường không cần thiết phải thay đổi chế độ ăn uống chỉ vì bắt đầu điều trị bằng insulin, nhưng chắc chắn việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ dễ dàng hơn nếu bệnh nhân biết mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và lượng đường trong máu. Ví dụ, sau bữa ăn, lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng cao vì carbohydrate có trong thực phẩm được tiêu hóa và hấp thụ. Tùy thuộc vào tỷ lệ carbohydrate trong chế độ ăn uống với cùng lượng calo, mức đường huyết sau ăn sẽ thay đổi.

Nếu hiểu rõ hơn, cũng có một sự khác biệt giữa carbohydrate tiêu hóa nhanh và những loại không, điều này làm thay đổi biến động đường huyết sau ăn. Nếu bệnh nhân tiểu đường ghi nhớ những điều này từng chút một, bệnh nhân sẽ có thể tinh chỉnh lượng insulin và thời gian tiêm tùy thuộc vào số lượng và thành phần của việc ăn uống. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không cố gắng điều trị sau khi đã có kiến ​​thức vững chắc và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, bệnh nhân có thể làm xáo trộn việc kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu, từ đó có thể gây ra hạ đường huyết và mất cân bằng dinh dưỡng.

>> Xem thêm câu hỏi: Nếu bệnh nhân tiểu đường bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, không thể tiêm insulin như bình thường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường không cần thay đổi cách tập luyện, nhưng hãy chuẩn bị tốt các biện pháp đối phó với tình trạng hạ đường huyết. Cụ thể, việc tập luyện (thể thao) để tận hưởng, không phải điều trị bệnh tiểu đường, thường đòi hỏi nhiều sự chú ý hơn vì nó tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Bệnh nhân có thể bổ sung ăn uống, thay đổi loại và lượng insulin, nhưng cụ thể hơn là tùy từng trường hợp. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và nếu cần thiết, tìm cách đo đường huyết của riêng bản thân.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường có cần thay đổi chế độ ăn uống khi bắt đầu điều trị bằng insulin không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tốc độ hấp thu insulin sẽ thay đổi tùy thuộc vào (1) vị trí tiêm, (2) độ sâu tiêm, (3) nhiệt độ tại vị trí tiêm, (4) lượng insulin và (5) nồng độ insulin. Vị trí tiêm insulin theo thứ tự tăng dần của sự hấp thụ là vùng bụng, cánh tay trên và đùi. Trường hợp khi mũi tiêm sâu, khi nhiệt độ tại vị trí tiêm cao, khi lượng insulin nhỏ, khi nồng độ insulin thấp, tốc độ hấp thu nhanh hơn. Tốt hơn là không thay đổi vị trí tiêm và các điều kiện trước và sau khi tiêm càng nhiều càng tốt để có hiệu quả ổn định trong mỗi lần tiêm.

Có nhiều yếu tố có thể làm thay đổi tác dụng của insulin. Ví dụ, khi bệnh nhân tiểu đường bị bệnh khác hoặc căng thẳng về tinh thần, lượng đường trong máu sẽ thường tăng và bệnh nhân nữ có thể cần tăng lượng insulin trong giai đoạn trước khi có kinh nguyệt.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý những gì về chế độ tập luyện khi bắt đầu điều trị insulin?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Insulin cũng gây ra các tác dụng phụ khác ngoài hạ đường huyết, chẳng hạn như teo hoặc dày mỡ dưới da, mẩn đỏ xuất hiện tại vị trí tiêm, tuy nhiên tình trạng này có thể được ngăn chặn nếu vị trí tiêm hơi dịch chuyển mỗi lần. Thêm vào đó, mặc dù tần suất thấp, một số bệnh nhân tiểu đường có thể phát triển các triệu chứng dị ứng, nhưng với các chế phẩm insulin trong những năm gần đây, điều này là cực kỳ hiếm. Ngoài ra, thị lực của bệnh nhân có thể thay đổi tạm thời khi dùng insulin.

>> Xem thêm câu hỏi: Các yếu tố làm thay đổi tốc độ hấp thụ và tác dụng của insulin là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Một số bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng họ có thể tự do vì họ có thể đặt thời gian cho việc tiêm và thời gian cho bữa ăn, nhưng thực tế khi bắt đầu điều trị insulin, bệnh nhân tiểu đường cần điều chỉnh lối sống phù hợp. Ví dụ, nếu thời gian bữa ăn không đều do hoàn cảnh công việc, có thể tiêm trước bữa ăn.

>> Xem thêm câu hỏi: Insulin có gây tác dụng phụ không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Phương pháp điều trị insulin tăng cường là phương pháp mang lại sự biến động đường huyết gần với người khỏe mạnh và phương pháp này thường được thực hiện bằng cách điều chỉnh lượng insulin tiêm trong khi tự đo lượng đường trong máu hoặc sử dụng bơm tiêm insulin. Đây là một trong những phương pháp điều trị cho những bệnh nhân tiểu đường trong tình trạng phụ thuộc vào insulin (chủ yếu là bệnh tiểu đường tuýp 1).

Thực hiện điều trị insulin liên tục có thể giúp nguy cơ khởi phát các biến chứng ở mức thấp, nhưng bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến vấn đề hạ đường huyết.

>> Xem thêm câu hỏi: Khi bệnh nhân tiểu đường bắt đầu điều trị bằng insulin, cần phải kết hợp lối sống của mình với việc tiêm insulin đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bơm insulin là một thiết bị được sử dụng cho “liệu pháp truyền insulin dưới da liên tục”. Phương pháp truyền insulin dưới da liên tục là phương pháp đeo một máy bơm cầm tay nhỏ và tiếp tục truyền chế phẩm insulin loại tác dụng nhanh và thay đổi tốc độ truyền theo liều lượng cần thiết. Ở những bệnh nhân phụ thuộc vào insulin (chủ yếu là bệnh tiểu đường tuýp 1), liệu pháp insulin được sử dụng như một phương tiện để đạt được kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Tuy nhiên, bệnh nhân phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và phương pháp điều trị và dụng cụ dùng điều trị.

>> Xem thêm câu hỏi: Có một “phương pháp điều trị insulin tăng cường” đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bởi vì insulin là một loại protein, khi dùng insulin như một loại thuốc uống, chúng chủ yếu được tiêu hóa và không gây ra bất kỳ tác dụng hạ đường huyết nào. Do đó, các phương pháp hấp thụ insulin từ da và niêm mạc đã được nghiên cứu, nhưng vẫn có những vấn đề như tốc độ hấp thụ trở nên không ổn định. Hiện nay, sự phát triển của các chế phẩm insulin loại hấp thụ đường uống đang được nghiên cứu ở nước ngoài và phương pháp này có tác dụng giảm đường huyết tương tự như phương pháp tiêm.

>> Xem thêm câu hỏi: Bơm insulin là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thông tin về loại và số lượng thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể cho biết tình trạng bệnh tiểu đường hiện tại. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường có tác dụng làm tăng hoặc làm suy yếu tác dụng của thuốc giảm đường huyết, vì vậy bác sĩ cần biết bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng loại thuốc nào khi kê đơn thuốc điều trị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường.

>> Xem thêm câu hỏi: Có các loại chế phẩm insulin dễ sử dụng hơn tiêm, ví dụ, một loại có thể uống được không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc steroid được biết đến như là loại thuốc có thể làm tăng lượng đường trong máu. Thuốc steroid có tác dụng ức chế viêm và có thể được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như hen suyễn và dị ứng nghiêm trọng. Thuốc steroid có một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng lượng đường trong máu và giảm khả năng miễn dịch khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn.

Ngoài ra, thuốc lợi tiểu và các chế phẩm hormone tuyến giáp được kê đơn để điều trị tăng huyết áp cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu.

>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao bệnh nhân tiểu đường cần “nói loại và lượng thuốc tiểu đường đang sử dụng” với bác sĩ khi điều trị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Aspirin nổi tiếng là một loại thuốc giúp tăng cường hoạt động của thuốc giảm đường huyết. Aspirin hoạt động như một thuốc hạ sốt, giảm đau, ức chế viêm và thường được kê đơn cho các bệnh đau đầu và đau khớp. Ngoài ra, thuốc chẹn beta và một số thuốc chống trầm cảm, kháng sinh được chỉ định để điều trị đau thắt ngực và huyết áp cao có thể đẩy mạnh tác dụng của thuốc hạ đường huyết.

Ngay cả khi bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình đến mức cơ bản, dùng các loại thuốc này có thể gây hạ đường huyết. Đặc biệt, thuốc chẹn beta có thể gây khó khăn cho việc phát hiện các triệu chứng hạ đường huyết hoặc kéo dài tình trạng hạ đường huyết.

>> Xem thêm câu hỏi: Những loại thuốc điều trị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường nào làm tăng mức đường trong máu?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vào những ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu dễ bị xáo trộn do nhiều yếu tố khác nhau. Kết quả là, ngay cả những bệnh nhân tiểu đường có kiểm soát đường huyết tốt cũng không thể kiểm soát như mong đợi. Do đó, bệnh nhân cần phải thực hiện các biện pháp như điều chỉnh lượng tiêm insulin.

>> Xem thêm câu hỏi: Những loại thuốc điều trị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường nào làm giảm lượng đường trong máu?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Về nguyên tắc, việc thay đổi lượng tiêm insulin phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Phần này sẽ chỉ nói về tiêu chuẩn chung.

Hầu hết những bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin nghĩ rằng họ có thể tự đo đường huyết nên sẽ thay đổi lượng tiêm insulin trong khi xem xét giá trị đường huyết đo được. Loại insulin thay đổi phù hợp để đáp ứng với tình trạng mức đường huyết dễ bị biến động trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường là insulin loại tác dụng cực nhanh và loại tác dụng nhanh có tác dụng hạ đường huyết ngay lập tức và tác dụng không kéo dài. Trong trường hợp insulin loại tác dụng cực nhanh, hiệu quả của insulin sẽ xuất hiện ngay lập tức, vì vậy không nên tiêm loại insulin này trước bữa ăn mà nên điều chỉnh lượng tiêm sau bữa ăn theo lượng thực tế đã ăn.

Lượng tiêm insulin cho mỗi bữa ăn giảm từ 10~20% nếu chỉ số đường huyết trước khi ăn dưới 100 mg/dL. Nếu chỉ số đường huyết khi đói trước bữa ăn là 200~300 mg/dL, lượng tiêm insulin tăng 10~20%, nếu chỉ số đường huyết trước bữa ăn là 300~400 mg/dL, lượng tiêm insulin tăng 20~30%.

Một phương pháp khác là đo lượng đường trong máu cứ sau 3~4 giờ và tiêm 2~4 đơn vị mỗi lần nhận thấy chỉ số đường huyết cao hơn 200 mg/dL.

>> Xem thêm câu hỏi: Việc điều chỉnh lượng thuốc tiểu đường khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường là như thế nào?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Ngay cả khi bệnh nhân tiểu đường không thể ăn trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, vẫn cần tiêm khoảng một nửa đến một phần ba lượng insulin thông thường. Nếu bệnh nhân hoàn toàn không tiêm insulin thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm toan ceton trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, nếu bệnh nhân không thể ăn uống trong cả ngày hoặc hơn, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để thay đổi lượng tiêm insulin?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc uống điều trị tiểu đường không làm giảm lượng đường trong máu trực tiếp như insulin, nhưng chúng sẽ hoạt động trên tuyến tụy, gan, ruột, cơ bắp…trong cơ thể để làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, rất khó kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thay đổi liều dùng. Đặc biệt là khi tình trạng thể chất bệnh nhân tiểu đường không tốt khi bị những bệnh khác, sự hấp thu và tác dụng của thuốc không ổn định trong giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân tiểu đường không thể tự đo đường huyết, do đó họ có thể không nắm bắt được tình trạng bệnh của bản thân một cách chính xác.

Vì vậy, khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên điều chỉnh lượng thuốc uống trong khi xem lượng thức ăn. Hiện nay có 5 loại thuốc uống điều trị tiểu đường: nhóm thuốc sulfonylurea (SU), thuốc thúc đẩy bài tiết insulin tác dụng nhanh, nhóm thuốc ức chế α-glucosidase, nhóm thuốc biguanide (BG) và thuốc cải thiện tính kháng insulin (dẫn xuất thiazolidine), tùy vào đặc trưng của từng loại thuốc mà có những hướng dẫn khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng y tế của bệnh nhân tiểu đường, việc dùng thuốc tạm thời có thể bị dùng lại và chuyển sang điều trị bằng insulin.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường có nên tiêm insulin khi không thể ăn uống trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc SU là thuốc tác động lên tuyến tụy để tăng bài tiết insulin. Vì vậy, thuốc có thể gây hạ đường huyết nếu bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc khi chưa ăn uống trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Nếu bệnh nhân chỉ ăn được một nửa bữa ăn, nên giảm liều thuốc xuống còn một nửa và nếu không thể ăn, hãy ngừng dùng thuốc. Nếu bệnh nhân không thể dùng bữa sau một ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

>> Xem thêm câu hỏi: Trường hợp bệnh nhân tiểu đường không điều trị bằng insulin mà sử dụng thuốc uống, bệnh nhân có cần thay đổi lượng thuốc uống vào ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Phương pháp điều chỉnh lượng thuốc thúc đẩy bài tiết insulin tác dụng nhanh trong thời gian bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường cũng như thuốc SU. Nếu bệnh nhân chỉ ăn được một nửa bữa ăn, nên giảm liều thuốc xuống còn một nửa và nếu không thể ăn, hãy ngừng dùng thuốc. Nếu bệnh nhân không thể dùng bữa sau một ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để điều chỉnh lượng thuốc sulfonylurea (SU) trong thời gian bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc ức chế α-glucosidase là thuốc làm chậm tốc độ tiêu hóa, hấp thu thức ăn và ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn. Loại thuốc này hoạt động chủ yếu trên ruột non. Bệnh nhân sẽ dùng thuốc như bình thường nếu có thể ăn uống bình thường, nhưng nếu bệnh nhân chỉ có thể ăn lượng thức ăn bằng một nửa hoặc ít hơn, tác dụng của thuốc sẽ không đáng kể, vì vậy nên ngừng dùng thuốc. Ngoài ra, nếu bệnh nhân tiểu đường có vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ, do đó nên ngừng sử dụng.

>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để điều chỉnh lượng thuốc thúc đẩy bài tiết insulin tác dụng nhanh trong thời gian bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc BG hoạt động trên nhiều cơ quan, chẳng hạn như gan, cơ bắp và làm giảm lượng đường trong máu qua các tác động khác nhau. Vì vậy, khi bệnh nhân ở trong tình trạng thể chất bất thường như khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, rất khó để biết loại thuốc này hoạt động như thế nào trên các bộ phận trong cơ thể. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường với các triệu chứng nhẹ và vẫn có thể ăn uống bình thường mà không gặp vấn đề gì, có thể dùng thuốc như bình thường, nhưng hãy ngừng dùng thuốc nếu không thể ăn đủ và các triệu chứng nặng.

>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để điều chỉnh lượng thuốc ức chế α-glucosidase trong thời gian bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc cải thiện tính kháng insulin (dẫn xuất thiazolidine) làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng việc sử dụng glucose của tế bào cơ và giảm sự giải phóng glucose từ gan vào máu. Việc điều chỉnh liều lượng của loại thuốc này cũng giống với thuốc BG và không nên cố dùng thuốc nếu không có cảm giác thèm ăn hoặc có các triệu chứng như sốt. Bởi vì loại thuốc này cần một thời gian để các thành phần thuốc được loại bỏ ra khỏi cơ thể, có thể nói rằng ngay cả khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường thì cũng sẽ không làm cho sự kiểm soát lượng đường trong máu xấu đi nhanh chóng.

>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để điều chỉnh lượng thuốc biguanide (BG) trong thời gian bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Những người có thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn uốngtập luyện được coi là có khả năng tự bài tiết insulin, do đó không cần phải lo lắng quá nhiều trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh khác không tốt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận hướng dẫn phù hợp.

>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để điều chỉnh lượng thuốc cải thiện tính kháng insulin (dẫn xuất thiazolidine) trong thời gian bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tại thời điểm đó, bệnh nhân tiểu đường nên liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để nhận được hướng dẫn hợp lý. Nếu bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, điều quan trọng là nên liên hệ với bác sĩ ngay hoặc đến một cơ sở y tế gần để được tư vấn và điều trị thích hợp.

>> Xem thêm câu hỏi: Trường hợp bệnh nhân tiểu đường không điều trị tiêm insulin hoặc uống thuốc và chỉ điều trị bằng chế độ ăn uống, tập luyện, bệnh nhân nên làm gì vào ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc có thể được mua tại nhà thuốc mà không cần toa thuốc sẽ không tác dụng mạnh bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thường ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, bệnh nhân đừng quá lo lắng, tuy nhiên khi mua, hãy chắc chắn nói với dược sĩ tại cửa hàng thuốc về bệnh tiểu đường của bản thân và những loại thuốc điều trị đang sử dụng.

>> Xem thêm câu hỏi: Khi bệnh nhân tiểu đường không thể đánh giá nên điều chỉnh lượng tiêm insulin hoặc lượng thuốc uống như thế nào thì nên làm gì thì tốt?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Theo nghĩa rộng, điều trị nha khoa và điều trị chấn thương cũng được tính là những bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường. Trong những trường hợp như vậy, bệnh nhân tiểu đường nên tuân theo các biện pháp phòng ngừa khi đến một cơ sở y tế khác như nói về bệnh tiểu đường của bản thân và các loại thuốc điều trị đang sử dụng.

Ngoài ra, khi điều trị khỏi các bệnh khác đó, bệnh nhân sẽ thường thấy thèm ăn hơn bình thường. Trong trường hợp như vậy, cần chú ý vì ăn quá nhiều có thể làm rối loạn kiểm soát lượng đường trong máu.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường có thể mua và uống thuốc cảm, thuốc dạ dày bán tại các nhà thuốc không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc được chuyển hóa chủ yếu trong thận, gan và bài tiết qua phân ra khỏi cơ thể. Khi già đi, thận và chức năng gan suy giảm, biến chứng bệnh thận tiểu đường cũng khiến thận của bệnh nhân cao tuổi trở nên tồi tệ hơn. Do đó, các thành phần của thuốc có xu hướng tích lũy trong cơ thể và tác dụng phụ có khả năng xảy ra.

Ngoài ra, người cao tuổi thường mắc các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường và họ thường dùng thuốc để điều trị, vì vậy cần kiểm tra tương tác thuốc điều trị bệnh khác với thuốc điều trị tiểu đường. Và khi loại và số lượng thuốc tăng lên, tần suất nhầm lẫn hoặc quên uống ở người cao tuổi sẽ tăng lên.

Trong trường hợp điều trị bằng insulin, bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thường gặp các vấn đề như mất thời gian để tự làm quen với việc tự tiêm, không thể điều chỉnh số lượng đơn vị tiêm do suy giảm thị lực và khó cầm thiết bị tiêm do run tay.

>> Xem thêm câu hỏi: Có những chú ý nào khác đối với bệnh nhân tiểu đường trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Để ngăn ngừa tác dụng phụ, khi bắt đầu dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên bắt đầu với một lượng nhỏ thuốc. Và sau khi xác định mức độ hiệu quả sẽ tăng dần liều (thuốc tiêm). Khi có vấn đề về tương tác thuốc, các loại thuốc khác có tác dụng tương tự có thể được chỉ định.

Điều mà bệnh nhân tiểu đường cao tuổi (hoặc gia đình) cần lưu ý là ghi chú tên của loại thuốc thường sử dụng và không quên đưa cho bác sĩ khi đến một cơ sở y tế hoặc khoa khác.

>> Xem thêm câu hỏi: Cần chú ý những gì về việc điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân tiểu đường cao tuổi?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Ví dụ, trước khi đi ngủ mỗi ngày, nên suy nghĩ về việc chuẩn bị đủ thuốc cho ngày hôm sau. Chuẩn bị nhiều hộp đựng nhỏ để chia các liều uống chẳng hạn như buổi sáng, trưa, tối, trước khi đi ngủ. Bệnh nhân cũng có thể tạo một danh sách kiểm tra số lượng thuốc đang dùng và kiểm tra khi sử dụng.

Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp trên những vẫn bị quên uống thuốc, không nên sử dụng gộp 2 liều cùng một lúc vì có thể gây tác dụng phụ (đặc biệt là hạ đường huyết trong trường hợp thuốc điều trị tiểu đường).

>> Xem thêm câu hỏi: Nên làm gì để giảm tác dụng phụ và tương tác thuốc có khả năng xảy ra do tuổi già?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đối với những bệnh nhân tiểu đường có thị lực kém, có những dụng cụ tiêm hiển thị các đơn vị tiêm một cách dễ nhìn và các dụng cụ tiêm có hình dạng thuận tiện để có thể giữ chắc bằng tay. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc y tá để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng hiệu quả.

>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào để phòng ngừa quên hoặc uống nhầm thuốc?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Việc duy trì kiểm soát bệnh tốt đối với bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng, nhưng nếu nguyên nhân của sự rối loạn kiểm soát (lượng đường trong máu cao) là do ăn quá nhiều, thì cũng cần phải cải thiện đồng thời chế độ ăn uống.

>> Xem thêm câu hỏi: Có biện pháp nào khi không thể thực hiện tốt điều trị bằng insulin do suy giảm thị lực không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Dường như có nhiều trường hợp bắt đầu từ lớp ba của trường tiểu học, nhưng một số trẻ sớm có thể bắt đầu từ khi chúng đi học tiểu học. Tất nhiên, có một sự khác biệt tùy thuộc vào quá trình sau khi phát bệnh và khi nó bị bệnh, vì vậy không cần phải lo lắng so với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn lên, chúng ta sẽ tăng số lần tiêm hàng ngày từ hai lên ba, bốn lần để đẩy mạnh mục tiêu kiểm soát đường huyết từng chút một. Để sử dụng hơn 3 lần, trẻ phải có khả năng tiêm một mình ở trường một lần vào ban ngày.

>> Xem thêm câu hỏi: Việc tăng lượng tiêm insulin để duy trì kiểm soát là không tốt đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Không đúng khi nói rằng “bệnh tiểu đường sẽ tốt hơn” nếu bệnh nhân chỉ tiêm insulin. Bệnh tiểu đường là một bệnh trong đó lượng đường trong máu được kiểm soát bằng liệu pháp insulin, chế độ ăn uống và không thể dùng từ “chữa khỏi” với căn bệnh này. Tuy nhiên, duy trì thực hiện liệu pháp insulin đúng cách là điều cơ bản và quan trọng để duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn.

>> Xem thêm câu hỏi: Trẻ bị tiểu đường khoảng bao nhiêu tuổi thì có thể tự tiêm insulin?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thông thường, khi bệnh nhân già đi, hãy cố gắng tăng số lượng tiêm insulin hàng ngày. Bằng cách tiêm insulin loại tác dụng nhanh và cực nhanh trước mỗi bữa ăn và tiêm insulin loại tác dụng dài hạn (hoặc trung hạn), bệnh nhân tiểu đường có thể giữ nồng độ insulin trong cơ thể tương tự như người không mắc bệnh tiểu đường và có thể duy trì kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Tuy nhiên, vì bệnh nhân tiểu đường nhỏ tuổi thường khó tiêm insulin 4 lần mỗi ngày nên một phương pháp được đưa ra đó là tiêm 2-3 lần một ngày insulin kết hợp giữa insulin loại tác dụng cực nhanh, tác dụng nhanh và tác dụng trung bình, sau đó bổ sung một bữa ăn nhẹ để ngăn ngừa hạ đường huyết và duy trì kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các thiết bị tiêm ngày càng được phát triển và thậm chí trẻ em giờ đây có thể tự thực hiện tiêm một cách an toàn và đáng tin cậy.

>> Xem thêm câu hỏi: Nếu trẻ bị bệnh tiểu đường thực hiện tiêm insulin đúng cách, bệnh tiểu đường sẽ cải thiện hơn một chút đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi trẻ lớn lên từng ngày, nhu cầu về insulin cũng tăng theo. Ngoài ra, trong trường hợp việc tự tiết insulin được duy trì ở một mức độ nào đó ngay sau khi phát bệnh tiểu đường, nếu sau một thời gian bệnh tiến triển, khả năng tự bài tiết insulin giảm thì nhu cầu tiêm insulin tăng lên. Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường cần duy trì kiểm soát lượng đường trong máu tốt.

>> Xem thêm câu hỏi: Trong phương pháp điều trị insulin có phương pháp 2 lần, 3 lần, bệnh nhân nên quyết định như thế nào?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi nói đến bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên, người ta cho rằng thường là bệnh tiểu đường tuýp 1 và việc điều trị bằng insulin là cần thiết, nhưng thực tế là có nhiều bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn nếu bao gồm cả học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cũng như người trưởng thành, việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 cơ bản dựa trên liệu pháp lối sống (xem xét chế độ ăn uống và tập thể dục). Chỉ khi kiểm soát đường huyết bằng liệu pháp lối sống không hiệu quả, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống và insulin.

>> Xem thêm câu hỏi: Tăng dần lượng tiêm insulin có nghĩa là bệnh tiểu đường đã tiến triển hơn?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các loại thuốc uống chỉ định cho trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng giống như bệnh tiểu đường ở người lớn. Thuốc ức chế alpha-glucosidase, thuốc biguanide, thuốc thức đẩy bài tiết insulin tác dụng nhanh, thuốc cải thiện tính kháng insulin, thuốc SUtiêm insulin.

>> Xem thêm câu hỏi: Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và thanh thiếu niên là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trường hợp bệnh nhân tiểu đường vẫn còn khả năng tự bài tiết insulin, tính kháng insulin được coi là nguyên nhân chính gây tăng đường huyết, vì vậy sử dụng thuốc biguanide hoặc thuốc cải thiện tính kháng insulin. Ngoài ra, nếu tăng đường huyết sau ăn được cải thiện với thuốc ức chế α-glucosidase hoặc thuốc thúc đẩy bài tiết insulin loại tác dụng nhanh, ngộ độc glucose có thể được giảm (cải thiện) và tình trạng đường huyết tăng cao trước khi ăn có thể được giải quyết. Sử dụng đúng cách như vậy được coi là giống như trong trường hợp của người lớn.

>> Xem thêm câu hỏi: Loại thuốc nào được chỉ định cho trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Để nói về sự ảnh hưởng của thuốc, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến việc thuốc có thể gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên, kết quả một cuộc khảo sát tại nhiều nước được đưa ra là có những loại thuốc không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các thành phần của thuốc dễ dàng di chuyển tới bào thai thông qua nhau thai, cũng như trong quá trình mang thai, hiện tượng kháng insulin dễ xảy ra nên rất khó để người bệnh có thể kiểm soát tốt đường huyết nhờ thuốc uống. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên được khuyến khích chuyển từ điều trị bằng thuốc sang điều trị bằng insulin.

>> Xem thêm câu hỏi: Cách sử dụng các loại thuốc khác nhau như thế nào?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Insulin là một loại hormone được bài tiết trong cơ thể nên sẽ không có vấn đề gì. Các loại insulin tác dụng nhanh và insulin duy trì loại mới là một loại thuốc tương tự insulin được tạo ra để thay đổi vị trí sắp xếp axit amin. Các loại insulin này hơi khác so với insulin nguyên chất thông thường, nhưng chưa có báo cáo nào chứng minh loại insulin này là có hại.

>> Xem thêm câu hỏi: Trong quá trình mang thai, tôi đã chuyển từ việc uống thuốc sang insulin. Như vậy, thuốc điều trị tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đối với thai nhi?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Để có thể kiểm soát đường huyết, bệnh nhân cần điều chỉnh lượng insulin được tiêm vào cơ thể. Vì vậy, ở các thời điểm trước và sau khi ăn, trước khi đi ngủ bệnh nhân cần phải đo đường huyết. Thông thường, ở thời kỳ mang thai, lượng insulin cần thiết sẽ tăng lên. Nguyên nhân là do trong thời kì mang thai, từ nhau thai các hormone đối đầu với insulin sẽ được bài tiết, hoạt động làm phân giải insulin, dễ dẫn đến hiện tượng kháng insulin trong cơ thể. Vì vậy, lượng insulin cần thiết để kiểm soát đường huyết tăng lên gấp 1.5-2 lần so với bình thường.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân sử dụng insulin trước và trong thời kỳ mang thai có vấn đề gì không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Vì khi thuốc được hòa trộn trong sữa mẹ, sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết đối với con.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân sử dụng insulin trước và trong thời kỳ mang thai có vấn đề gì không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Nhiều thuốc có thể cải thiện tác hại của chất béo nội tạng, nhưng không có một loại thuốc nào giúp làm giảm lượng chất béo tích tụ trong cơ quan nội tạng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc cải thiện béo phì có hiệu quả với Hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, chỉ điều trị bằng thuốc tiểu đường là không đủ, người bệnh cần điều trị bằng lối sống lành mạnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục.

>> Xem thêm câu hỏi: Vì sao phải duy trì điều trị insulin trong thời kỳ cho con bú?

 https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Tất nhiên là có, không chỉ du lịch người bệnh có thể đi bất cứ đâu nếu bản thân muốn. Tuy nhiên, trong quá trình du lịch cần tiếp tục duy trì phương pháp điều trị bệnh tiểu đường.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh tiểu đường có thể điều trị triệt để nếu sử dụng thuốc không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường nên uống các loại thuốc như: thuốc giúp cải thiện đường huyết cao sau bữa ăn, thuốc ức chế α-glucosidase. Ngoài các loại thuốc đó ra, cần đảm bảo số lần uống thuốc trong một ngày, cũng như phân bố thời gian đều nhau để uống thuốc.

>> Xem thêm câu hỏi: Có thể đi du lịch khi đang điều trị insulin không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Tiêm insulin trước mỗi bữa ăn để ức chế tăng đường huyết sau ăn. Insulin có tác dụng trong thời gian dài, nếu bệnh nhân không để ý tới sự chênh lệch múi giờ tác dụng của insulin sẽ biến mất giữa chừng, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. Ngược lại, nếu tác dụng của insulin quá mức thì hạ đường huyết sẽ xuất hiện.

Vì vậy, cách tính dưới đây sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh lượng insulin phù hợp:

Chuyến bay về hướng đông (Mỹ, Canada): thời gian 1 ngày sẽ ngắn hơn nên cần giảm lượng insulin theo công thức sau: lượng insulin thông thường x [(1-thời gian chênh lệch múi giờ) : 24]

Chuyến bay về hướng tây (châu Âu, châu Á): thời gian 1 ngày dài hơn, nên tăng lượng insulin theo công thức: lượng insulin thông thường x [(1+ thời gian chênh lệch múi giờ):24]

Tất nhiên, đây chỉ là trên lý thuyết, trên thực tế như thế nào thì không thể biết được. Vì vậy, trước khi xuất phát bệnh nhân nên hỏi về thời gian phục vụ bữa ăn trên máy bay, rồi thảo luận với bác sĩ điều trị để có thể nhận được lời khuyên có ích hơn.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường cần điều chỉnh thời gian uống thuốc như thế nào cho phù hợp?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường khi đi du lịch cần mang những loại thuốc thường ngày hay sử dụng như thuốc cảm, thuốc dạ dày. Vì ở nước ngoài, cơ thể có thể bị thay đổi, nhưng lại khó có thể mua những loại thuốc này nên bệnh nhân nên chuẩn bị đầy đủ những loại thuốc cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe.

>> Xem thêm câu hỏi: Nếu đang điều trị insulin, bệnh nhân tiểu đường cần làm gì để thích ứng với sự chênh lệch múi giờ khi đi du lịch?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Hiệu quả sẽ thấp hơn so với người bình thường. Trong đó, khoảng 50-70% bệnh nhân có thể quan hệ tình dục.

>> Xem thêm câu hỏi: Khi đi du lịch bệnh nhân tiểu đường cần mang theo những loại thuốc nào?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng thời cùng thuốc điều trị tim mạch như nitroglycerin sẽ bị tụt huyết áp, vì vậy việc sử dụng chung 2 loại thuốc này là điều cấm kỵ. Đối tượng bao gồm nhiều loại thuốc: thuốc dùng để uống, các dạng ngậm, xịt, dạng bôi ngoài da.

>> Xem thêm câu hỏi: Thuốc giúp cải thiện chức năng cương dương có hiệu quả như thế nào đối với người mắc bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Trong các trường hợp không thể sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương do bệnh tim, bệnh nhân hãy điều trị bằng nhiều phương pháp sử dụng công cụ hỗ trợ cương dương tại các trung tâm y tế có bác sĩ chuyên khoa điều trị ED.

>> Xem thêm câu hỏi: Thuốc cải thiện chức năng cương dương có tác dụng phụ gì không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Đó là loại thuốc tiêm có chức năng như loại hormone (incretin) được tạo ra ở hành tá tràng. Loại thuốc này được sử dụng đồng thời với thuốc uống hạ đường huyết. Sau bữa ăn, lượng phân giải incretin tăng lên kích thích sự phân giải insulin, giúp hạ đường huyết. Vì vậy, sẽ không phải lo đường huyết sẽ bị hạ khi đói, bởi vì hạ đường huyết chỉ xảy ra sau bữa ăn. Vì vậy, thuốc này có tác dụng kiểm soát đường huyết của cơ thể tốt hơn.

>> Xem thêm câu hỏi: Có thể sử dụng phương pháp điều trị rối loạn cương dương (ED) trong trường hợp thuốc cải thiện chức năng cương dương hoặc trong trường hợp không thể sử dụng thuốc do đang điều trị bệnh tim không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Hiện nay, nhiều loại trà, thực phẩm dành cho đối tượng quan tâm tới đường huyết vì chứa nhiều chất xơ nên làm giảm chức năng tiêu hóa thức ăn giúp đường huyết khó có thể tăng. Các loại trà này có chức năng giống như 1 loại thuốc uống gây ức chế có tên là Alpha-glucosidase giúp điều trị bệnh tiểu đường. Vì tác dụng của loại trà này nhẹ hơn thuốc, nên bệnh nhân không phải lo lắng về các tác dụng phụ, nhưng cũng nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ trước khi sử dụng. Hơn nữa, khi sử dụng loại trà này, nếu cơ thể hạ đường huyết, bệnh nhân hãy sử dụng glucose thay vì đường.

>> Xem thêm câu hỏi: Tại Mỹ, loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường mới được đưa ra là gì?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Lượng insulin cần sử dụng sẽ tăng gấp 1/3 lần so với thông thường, nếu đi ra ngoài trên 7 tiếng. Ngày đầu tiên của chuyến du lịch nên tăng thêm 6 đơn vị, ngày cuối cùng thì giảm bớt 6 đơn vị insulin.

Ngoài ra, thời gian tiêm insulin cũng nên lưu ý. Buổi sáng trước khi ăn sáng, hãy tiêm 14 đơn vị insulin như bình thường, sau đó ăn uống và khi đến địa điểm du lịch, hãy sử dụng 10 đơn vị insulin, rồi sau đó ăn tối. Hoặc là khi trên máy bay, bệnh nhân có thể ăn đồ ăn nhẹ trước khi hạ cánh, sau đó sử dụng 4 đơn vị insulin như thông thường và tiếp tục dùng 6 đơn vị insulin trong bữa ăn.

Khi trở về, cần giảm 6 đơn vị insulin. Trước khi ăn sáng để trở về sân bay Narita, bệnh nhân nên giảm từ 14 đơn vị xuống 8 đơn vị insulin.

>> Xem thêm câu hỏi: Tôi có thể uống loại trà dành cho đối tượng quan tâm đến chỉ số đường huyết không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần điều trị bằng thuốc khi dù có thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với thể dục thể thao nhưng chỉ số đường huyết vẫn không hạ xuống mức tiêu chuẩn. Mục tiêu của phương pháp điều trị này nhằm giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tốt đường huyết. Đối với bệnh nhân cao tuổi thì nên cân nhắc sử dụng phương pháp này, nhưng đối với đối tượng ở độ tuổi trung niên, nên áp dụng cách điều trị này. 110 là chỉ số đường huyết ổn định, nên ở thời điểm hiện tại bệnh nhân không cần phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân nên điều trị huyết áp.

Bệnh nhân tiểu đường không điều trị thuốc sẽ không có nguy cơ hạ huyết áp nhưng ngoài thuốc tiểu đường, còn có nhiều loại thuốc khác có tác dụng phụ làm hạ đường huyết. Ví dụ thuốc hạ huyết áp, giảm đau, kháng sinh,…Nếu bệnh nhân lo lắng về tác dụng phụ của thuốc, hãy trực tiếp hỏi và nhận lời khuyên từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

>> Xem thêm câu hỏi: Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên về điều trị insulin khi đi du lịch tại Thụy Sỹ với lịch trình 9 ngày, chênh lệch múi giờ là 7 tiếng, chuyến bay kéo dài 12 tiếng. Liều lượng tiêm insulin Novolin 30R: 14 đơn vị trước khi ăn sáng, 4 đơn vị trước ăn tối

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Bệnh nhân đang điều trị insulin vẫn có thể sử dụng thuốc cải thiện chức năng cương dương. Điều quan trọng là bệnh nhân nên xem bản thân có mắc các biến chứng bệnh tiểu đường liên quan đến tim hay không?

Về phương pháp điều trị rối lọa cương dương ED, thông thường sẽ thử nghiệm các loại thuốc cải thiện chưc năng cương dương được nên ở trên vì sẽ có những trường hợp bệnh nhân tiểu đường không thể sử dụng loại thuốc này hoặc tác dụng của thuốc chưa đủ. Trong trường hợp đó, một số phương pháp khác được đưa ra như sử dụng thiết bị hỗ trợ cương dương hoặc tiêm hormone nam. Đây là phương pháp điều trị sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia khoa tiết niệu. Nhưng trước hết, bệnh nhân nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ điều trị.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường cần điều trị bằng thuốc khi nào? Tại sao có sự chênh lệch về chỉ số đo đường huyết ở nhà và ở bệnh viện? Nếu không sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thì sẽ không có nguy cơ bị hạ đường huyết đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Prednisolone là tên một loại thuốc steroid được sử dụng để điều trị một số loại dị ứng, tình trạng viêm, rối loạn tự miễn dịch và ung thư, nhưng lại có tác dụng phụ là làm tăng đường huyết. Các bác sĩ da liễu tất nhiên là biết điều đó, nhưng prednisolone là loại thuốc cần thiết trong quá trình điều trị da liễu, nên không thể bỏ qua loại thuốc này được. Các bệnh ngoài da đang dần được phục hồi chứng tỏ thuốc steriod đang phát huy đúng tác dụng.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ngừng uống hoặc giảm đột ngột liều uống thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Với việc tăng đường huyết do tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần đối phó bằng cách tiêm insulin. Bằng cách này bệnh nhân có thể kiểm soát tốt đường huyết. Ngoài ra, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ nội khoa (tiểu đường) khám lại tình trạng sức khỏe của bản thân.

>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân đang điều trị insulin có thể sử dụng thuốc cải thiện chức năng cương dương không? Nên sử dụng những loại thuốc, phương pháp điều trị nào (ví dụ như ED) giúp cải thiện rối loạn cương dương?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Đa số những người mắc bệnh tiểu đường lo lắng rằng dùng thuốc lâu dài sẽ ảnh hưởng đến gan thận. Uống thuốc tiểu đường có hại gì tới sức khỏe, và đồng thời phải sử dụng thuốc tiểu đường sao cho đúng để đạt hiệu quả điều trị?

Một trong ba phương pháp điều trị bệnh tiểu đường không thể thiếu là chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh có thể trì hoãn việc dùng thuốc tiểu đường nếu thực sự kiểm soát được đường huyết qua chế độ ăn và tập luyện, giai đoạn này gọi là giai đoạn “không thuốc”_ không sử dụng thuốc. Thế nhưng, bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính, bệnh sẽ tiến triển nặng dần, các nghiên cứu cho thấy, khả năng trì hoãn dùng thuốc kéo dài tối đa từ 3 – 5 năm, sau đó bệnh nhân buộc phải dùng thuốc để giảm gánh nặng cho tuyến tụy.

Thuốc tiểu đường chia làm nhiều nhóm, cơ chế hoạt động cũng khác nhau, thường thấy là các nhóm giúp kích thích sản xuất insulin của tuyến tụy, thuốc ức chế hấp thu glucose tại ruột, thuốc làm tăng hoạt tính của insulin…Bỏ qua các tác dụng phụ có thể gặp phải thì chúng là phương pháp giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Uống thuốc tiểu đường đều đặn còn giúp kiểm soát mỡ máu, hỗ trợ giảm huyết áp, nhờ đó phòng ngừa nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh về tim mạch: đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…Nhưng trong lâu dài thì uống thuốc tiểu đường có hại gì tới sức khỏe của người bệnh?

1. Bệnh nhân khi nào phải uống thuốc tiểu đường và có phải uống cả đời không?

Thời điểm bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 “khởi thuốc” _ bắt đầu điều trị bằng thuốc là khi mức đường huyết không về được ngưỡng mục tiêu. Điều này lý giải vì sao khi mới phát hiện tiểu đường, bác sĩ thường chưa cho bệnh nhân đó uống thuốc ngay, mà thường khuyến khích thay đổi lối sống, cách sinh hoạt, ăn uống, vận động, sau đó tái khám…Rồi mới quyết định loại thuốc và liều lượng thuốc. Đối với trường hợp người tiểu đường tuýp 1 thì insulin sẽ được tiêm ngay từ lúc phát hiện ra bệnh.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, người tiểu đường tuýp 2 vẫn có cơ hội được tạm thời ngưng sử dụng thuốc, nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ.

Khi mức đường huyết lúc đói luôn dưới 6.5 mmol/l, HbA1c dưới 6% trong vòng 2 – 3 tháng, nhiều bệnh nhân có thể tạm thời ngưng sử dụng, và nên kiểm tra định kỳ để theo dõi thường xuyên

Uống thuốc tiểu đường có hại gì 1
Uống thuốc tiểu đường có hại gì? (ảnh: Internet)

>> Xem thêm chi tiết: “Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường

2. Uống thuốc tiểu đường có hại gì?

– Ảnh hưởng có hại tới gan, thận

Hầu hết các loại thuốc tiểu đường là thuốc tổng hợp, có nguồn gốc từ hóa dược, ngoại trừ nhóm Metformin (Glucophage), vì thế khi sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Một trong những tác dụng phụ khá phổ biến của nhóm Metformin là làm cho men gan của bệnh nhân tăng cao, tình trạng suy thận của người đang biến chứng thận diễn biến xấu đi. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh sẽ chuyển sang tiêm insulin để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài ra, khi bệnh nhân dùng Metformin lâu dài có thể làm giảm lượng vitamin B12, tăng nguy cơ gặp các biến chứng thần kinh hoặc thiếu máu ở người tiểu đường. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin này để bổ sung cho cơ thể.

Người bệnh tiểu đường nếu không có huyết áp cao, mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 – 2.5 lít nước để tăng cường thải độc cho gan, thận.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì 2
Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ tới gan, thận (ảnh: Internet)

– Một số tác dụng phụ trầm trọng hơn nhưng hiếm khi xảy ra bao gồm: phản ứng dị ứng, nhiễm toan lactic… có thể nguy hiểm tới tính mạng

Việc dùng thuốc không đúng cách rất dễ gây dị ứng, triệu chứng dị ứng nhẹ có thể gặp như nổi mày đay, viêm, đỏ da, dị ứng nặng có thể rất nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.

Thường thì trong những trường hợp gặp tác dụng phụ này, có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng uống thuốc, nếu ta tiếp tục uống thì các phản ứng sẽ luôn quay trở lại.

– Một số tác dụng phụ khác của thuốc tiểu đường bao gồm: Hạ đường huyết, gây tăng cân, rối loạn tiêu hóa…

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính thường gặp, nguyên nhân có thể là do người bệnh dùng thuốc quá liều, phối thuốc không đúng, có sự thay đổi trong thói quen ăn uống sinh hoạt,…

Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường cảm thấy rất đói, vã mồ hôi, mệt mỏi, chóng váng, đau đầu, tụt huyết áp, tim đập nhanh…Trường hợp nặng hơn người bệnh có thể mất ý thức và hôn mê sâu. Thậm chí, nếu không được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút, có thể dẫn đến tử vong.

Theo thống kê, trung bình khi một người mắc bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm sẽ bị hạ đường huyết khoảng 3000 lần, thời gian mắc bệnh càng kéo dài thì tình trạng này xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì 3
Uống thuốc tiểu đường có thể gây tăng cân ở bệnh nhân (ảnh: Internet)

– Uống thuốc tiểu đường dẫn đến “nhờn thuốc” 

Ai cũng biết rằng, đối với sử dụng một loại thuốc nào đó trong thời gian dài, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc”. Khi đó bắt buộc người bệnh phải được chỉ định tăng liều hoặc thay đổi loại thuốc.

3. Hướng dẫn uống thuốc tiểu đường đúng cách

Người bệnh khi được kê toa thuốc tiểu đường, nên tin tưởng vào bác sĩ điều trị và dùng thuốc theo đúng liều và đúng thời gian quy định. Trong quá trình uống thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường nên báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn.

Khi bệnh nhân quên uống thuốc, cũng không nên cố gắng uống thêm liều vì có thể gây hạ đường huyết xuống thấp. Khi đó, bạn nên uống với liều bình thường và tốt nhất nên ghi chú và đặt chuông báo thức giờ uống thuốc để tránh tình trạng quên.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì 4
Có thể đặt báo thức nhắc nhở giờ uống thuốc tránh trường hợp quên (ảnh: Internet)

Khi phải điều trị bằng thuốc lâu dài, đa số bệnh nhân đều lo lắng uống thuốc tiểu đường có hại gì tới sức khỏe? Vẫn biết là uống thuốc tiểu đường không thể tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, nhưng uống thuốc là một việc quan trọng của điều trị, không thể bỏ và dừng đột ngột. Bệnh nhân tiểu đường cần đặt niềm tin vào bác sĩ, uống thuốc tiểu đường đúng cách, đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết:Uống thuốc tiểu đường có hại gì?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bệnh nhân tiểu đường thường hay quên, không nhớ loại thuốc đang dùng là loại thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn, việc uống thuốc lộn xộn không những không đạt hiệu quả điều trị mà còn gây tăng hoặc hạ đường huyết bất thường, dẫn đến hôn mê sâu…

Điều trị bệnh tiểu đường cần phối hợp giữa chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể chất thường xuyên với tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Các nhóm thuốc uống trong điều trị tiểu đường tuýp 2 có những hướng dẫn liên quan đến bữa ăn khác nhau, chỉ rõ loại thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn. Bệnh nhân cần tuân thủ để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với từng loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ có những chỉ định khác nhau về việc uống trước hay sau bữa ăn.

1. Nhóm Sulfonylurea

Gồm có Acetohexamide (Dymelor), Glimepiride (Amaryl), Chlorpropamide (Diabinese), Gliclazide (Diamicron), Glyburide (Diabeta, Glynase, PresTab, Micronase), (Diamicron) Glipizide (Glucotrol và Glucotrol XL), Tolbutamide (Orinase), Micronase) Tolazamide (Tolinase).

Tác dụng:

Các bệnh nhân dễ dàng tương thích với sulfonylurea, thuốc giúp kích thích tụy tạng tiết thêm insulin, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu. Tuy nhiên, theo con số thống kê báo cáo trên toàn thế giới, có từ 15 – 20 % bệnh nhân dù điều trị với liều cao sulfonylurea cũng vẫn bị thất bại.

Phản ứng phụ:

Có thể làm mức glucose huyết hạ xuống quá thấp, nhất là trong bốn tháng đầu trị liệu và chức năng của gan, thận có thể bị suy yếu.

Người bệnh sẽ giảm tác dụng phụ của sulfonylurea bằng việc điều chỉnh liều lượng hoặc đồng thời dùng các thuốc gây tăng đường huyết như thuốc chẹn beta, steroid, lợi tiểu. Điều này cũng gây ra những phản ứng phụ:

– Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đầy bụng, ăn mất ngon, ói mửa

– Tăng cân

– Nổi mẩn, mề đay, ngứa

Chống chỉ định:

Phụ nữ có thai, người có bệnh thận, bệnh gan không nên sử dụng thuốc tiểu đường thuộc nhóm này.

Nhóm Sulfonylurea là thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?

– Thuốc uống trước bữa ăn 15 -30 phút.

– Trong đó Diamicron MR (loại phóng thích kéo dài) chỉ được uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng. Dù uống với liều lượng thế nào, 1 hay 2,3 viên thì cũng phải uống 1 lần trước khi ăn sáng, không chia làm nhiều lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

– Một số loại thuốc được bào chế dưới phóng thích kéo dài (viên nén), có tác dụng trong thời gian cả ngày nên không được nhai, phải uống thuốc nguyên viên.

– Khi uống kèm thêm những loại thuốc khác phải hỏi ý kiến bác sĩ.

– Người bệnh khi uống loại thuốc này nên bảo vệ da khi ra nắng, sulfonylurea có thể làm một số bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

>> Xem thêm video 3 phút học về tiểu đường: “Thuốc Sunfonylurea (SU)”

2. Nhóm Biguanide

Thuốc chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, là thuốc viên điều trị tiểu đường không chứa insulin. Gồm loại metformin (Glucophage, Glucophage XR)

Tác dụng:

– Biguanide Metformin ngăn chặn gan sản xuất và phóng thích glucose nên cơ thể cần ít insulin hơn để chuyển đường trong máu tới tế bào, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin.

– Không làm tăng cân như các loại thuốc trị tiểu đường khác.

Phản ứng phụ:

Trong mồm có vị tanh kim loại, không muốn ăn, người bệnh bị buồn nôn, ói mửa, bị tiêu chảy. Các phản ứng này sẽ mất dần theo thời gian và ít xảy ra nếu uống thuốc này trong bữa ăn hoặc hạ thấp liều.

Biguanides gây ra tình trạng tăng nhiễm acid lactic trong máu, hại tới hệ tim mạch, chức năng thận, gan.

Chống chỉ định:

Những người có các bệnh về hệ tim mạch, thận, gan, đang dùng chất cản quang để chụp x quang không nên dùng biguanide.

Thuốc này uống trước hay sau bữa ăn?

Để tránh tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa, nên uống thuốc này ngay sau khi ăn.

Liều lượng:

– Người tiểu đường tuýp 2: liều khởi đầu nên là 500mg mỗi ngày.

– Nếu chưa kiểm soát đường huyết tốt, có thể dùng với liều lượng lớn hơn, tăng liều dần đến tối đa 5 viên 500mg hoặc 3 viên 850mg mỗi ngày, chia làm 2 đến 3 lần trong ngày.

>> Xem thêm video 3 phút học về tiểu đường: “Thuốc Biguanide”

3. Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase

Gồm có: Acarbose (Glucobay, Precose) và Glyset (Miglitol).

Tác dụng:

Nhóm thuốc này giúp ức chế sự phân hóa carbohydrate thành glucose trong ruột, làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, nên lượng đường máu sẽ không tăng nhanh sau khi ăn. Nhóm thuốc ức chế men Alpha- glucosidase thường được dùng để giải quyết tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Phản ứng phụ:

Gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Sử dụng với liều cao làm hại gan. Có thể giảm tác dụng phụ này bằng cách bắt đầu uống với liều thấp.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định với bệnh nhân có bệnh đường ruột.

Thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?

Uống loại thuốc này vào đầu bữa ăn. Liều lượng do bác sĩ điều chỉnh, hiệu quả và dung nạp thay đổi với từng bệnh nhân. Có thể nuốt cả viên cùng với nước ngay trước khi ăn hoặc nhai cùng với miếng ăn đầu tiên.

Mục tiêu điều trị:

– Giảm glucose máu sau ăn và hemoglobin glycosylat về mức bình thường hoặc gần bình thường với liều acarbose thấp nhất, có thể dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc điều trị tiểu đường sulfonylurea.

– Điều chỉnh liều lượng để glucose sau một giờ ăn đáp ứng điều trị, uống liều tối thiểu đối với acarbose. Sau đó, theo dõi chỉ số HbA1c 3 tháng một lần để đánh giá kiểm soát lượng đường trong máu dài hạn.

Thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?
Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase uống trước hay sau bữa ăn?

4. Nhóm Thiazolidine

Gồm loại: Pioglitazone (Actos), Rosiglitazone (Avandia).

Tác dụng:

Kích thích cơ bắp sử dụng insulin tốt hơn và giảm việc đưa glucose vào máu từ đường dự trữ gan. Tăng sự nhạy cảm của insulin với các mô.

Hiện nay không sử dụng Rosiglitazone nữa vì có nguy hiểm tới tim mạch. Còn Pioglitazone cũng phải cân nhắc.

Phản ứng phụ:

Tăng cân, viêm đường hô hấp, nhức đầu, viêm xoang trên, đau cổ, cơ, chóng mặt, sưng phù nề toàn thân, tổn thương gan.

Vì vậy FDA (Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ) khuyến cáo nên kiểm tra chức năng gan khi dùng nhóm thuốc này. Người bệnh trong nên kiểm tra chức năng gan ở 2 tháng đầu cho những ai dùng thuốc nhóm này và sau đó thì thử định kỳ.

Khi tổn thương gan do dùng thuốc sẽ có triệu chứng: đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, bị vàng da và vàng mắt.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định với người đang có bệnh gan, suy tim, đang mang thai.

Thuốc nhóm Thiazolidine uống khi nào?

Là loại thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn đều được, không phụ thuộc vào bữa ăn.

Liều dùng:

– Rosiglitazone (Avandia) khởi đầu 4mg/ngày. Sau 12 tuần uống thì cần tăng liều đến 8 mg/ngày, có thể uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần trên ngày, mỗi ngày 4 mg. Người suy thận thì không cần chỉnh liều.

– Bệnh nhân nên dùng Pioglitazone (Actos) liều khởi đầu 15 hoặc 30 mg/ngày. Tối đa sử dụng 45 mg/ngày. Có thể phối hợp với sulfonylurea, insulin, metformin với liều 15 – 30 mg/ngày. Uống 1 lần/ngày.

>> Xem thêm video 3 phút học về bệnh tiểu đường: “Thuốc Thiazolidine”

5. Meglitinide Repaglinide (Prandin hay Novonorm, hay Repaglinide)

Meglitinide Repaglinide (nhóm thuốc glinides) là dạng duy nhất của nhóm này được dùng hiện nay.

Tác dụng:

Tác dụng giống nhóm Sulfonylurea, nhưng không làm hạ nhanh xuống quá thấp, một nhược điểm là không bền lâu.

Phản ứng phụ:

Gây hạ đường huyết: nhức đầu, muốn nôn. Gây viêm xoang, viêm phế quản, đau lưng, đau khớp. Tăng cân.

Là loại thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?

Repaglinide cần được uống ngay trước mỗi bữa ăn từ 15 – 30 phút.

Thuốc chỉ uống khi ăn, nếu không ăn không được uống thuốc, có thể uống 2, 3 hay 4 lần một ngày, tùy thuộc vào số lượng các bữa ăn.

6. Thuốc ức chế men DPP-4 (sitagliptin, vildagliptin)

Thuốc loại này là sitagliptin phosphate (Januvia).

Tác dụng:

Ngăn chặn enzyme dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4) phá vỡ các protein kích thích sự giải phóng insulin.

Phản ứng phụ: 

Gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy.

Uống thuốc khi nào?

Có thể uống Januvia khi đói hay sau ăn. Liều khuyến cáo Januvia là 100mg/lần/ngày.

Liều dùng:

– Đối với bệnh nhân suy thận nhẹ không cần điều chỉnh liều cho Januvia.

– Đối với bệnh nhân suy thận vừa phải liều Januvia là 50mg/lần/ngày.

– Đối với bệnh nhân suy thận nặng hoặc bệnh thận giai đoạn cuối đòi hỏi phải chạy thận nhân tạo hay chạy thẩm phân phúc mạc, liều lượng 25mg/lần/ngày.

>> Xem thêm video 3 phút học về bệnh tiểu đường: “Thuốc ức chế DPP – 4”

Việc thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn phụ thuộc vào người bệnh đang điều trị với loại thuốc gì. Người bệnh không được uống thuốc “ngẫu hứng”, khi nhớ khi quên, cần phải uống đúng thời gian quy định và uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ mới đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết:Thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ