Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ

Cỡ chữ:
A A
Các nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Lão khoa đã chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột và sự khởi phát của chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những người mắc chứng suy giảm trí nhớ thường có rất ít vi khuẩn Bacteroides trong ruột. Bài viết dưới đây giúp mọi người có thể hiểu sâu về những mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ ở người.

Kiểm tra mẫu phân có biết được nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ không?

Bệnh tiểu đường và chứng suy giảm trí nhớ có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu Hisayama thực hiện khảo sát dịch tễ học nổi tiếng thế giới của Nhật Bản đã cho thấy rằng tăng đường huyết là yếu tố nguy cơ gây ra chứng suy giảm trí nhớ (chứng suy giảm trí nhớ do tổn thương mạch máu và bệnh Alzheimer). Từ đó một vấn đề lớn đặt ra đó là làm thế nào để ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân tiểu đường.

Số người mắc chứng suy giảm trí nhớ trên toàn thế giới vào năm 2015 là 46,8 triệu người, nhưng con số này dự kiến ​​sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050. Ngay cả ở Nhật Bản, tính đến năm 2012 thì có 4,62 triệu người bị chứng suy giảm trí nhớ, trong đó 15% là những người từ 65 tuổi trở lên, con số này đang có xu hướng tiếp tục tăng cao trong tương lai.

Bên cạnh đó, vi khuẩn đường ruột cũng được cho là có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch. Trong hệ vi sinh đường ruột, có hàng trăm đến 1.000 loại vi khuẩn sinh sống và cấu tạo của các loại vi khuẩn sẽ thay đổi theo tuổi tác và chế độ ăn uống.

Mặc dù mối quan hệ nhân quả của vi khuẩn đường ruột với sự khởi phát của chứng suy giảm trí nhớ vẫn chưa được làm rõ nhưng người ta đã chỉ ra rằng tình trạng vi khuẩn trong ruột có thể gây ra viêm não.

Do đó, một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Lão khoa đã cho rằng có thể có sự khác biệt về thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột giữa bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ và những người không bị suy giảm trí nhớ.

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu phân của 128 người (tuổi trung bình là 74 tuổi) từ những lần khám ngoại trú để phân tích mối quan hệ giữa hệ vi khuẩn đường ruột và chức năng nhận thức.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Naoki Saji, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Lão khoa và chi tiết nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học “Scientific Reports”.

Những người mắc chứng suy giảm trí nhớ thường có ít vi khuẩn Bacteroides trong ruột

Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ
Lộ trình nghiên cứu hệ vi khuẩn đường ruột

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong số 128 mẫu được lấy thì có 34 trường hợp được chẩn đoán bị suy giảm trí nhớ và 94 trường hợp không có vấn đề gì về trí nhớ. Ngoài ra, những người tham gia cũng được thực hiện các xét nghiệm chức năng nhận thức, kiểm tra MRI phần đầu và mẫu phân được lưu trữ tại Ngân hàng Sinh học của trung tâm.

Các mẫu phân được gửi đến Phòng thí nghiệm Techno Suruga để phân tích vi sinh và “phương pháp T-RFLP” (phương pháp chiết DNA vi khuẩn từ phân và phân tích toàn diện hệ vi khuẩn đường ruột) đã được sử dụng để điều tra xem liệu có sự khác biệt trong thành phần của vi khuẩn đường ruột dựa trên sự có hay không của chứng suy giảm trí nhớ.

Kết quả thí nghiệm đã tiết lộ rằng những biến đổi trong thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột là các yếu tố liên quan độc lập đến chứng suy giảm trí nhớ.

Tùy theo tỷ lệ vi khuẩn, sau khi chia thành ba loại, enterotype I (loại có nhiều vi khuẩn Bacteroides), enterotype II (loại có nhiều vi khuẩn Prevotella) và enterotype III (loại có nhiều vi khuẩn khác), nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ có ít enterotype I và có nhiều enterotype III.

Bacteroides thường được phân loại là vi khuẩn cơ hội có nhiều ở ruột của người Nhật Bản, tuy nhiên gần đây, loại vi khuẩn này được biết là có vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch đường ruột và được kỳ vọng ​​sẽ có tác dụng hữu ích đối với cơ thể con người .

Cụ thể, 45% vi khuẩn Bacteroides được phát hiện ở bệnh nhân không bị suy giảm trí nhớ, ngược lại chỉ có 15% vi khuẩn Bacteroides ở những người mắc chứng suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, những bệnh nhân có nhiều vi khuẩn Bacteroides sẽ có tỷ lệ mắc chứng suy giảm trí nhớ thấp hơn khoảng 10 lần so với những bệnh nhân không có vi khuẩn Bacteroides.

Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ 4
Biểu đồ về mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ

Kiểm tra mối quan hệ giữa chứng suy giảm trí nhớ và thói quen ăn uống

Ông Naoki Saji cho biết: “Nghiên cứu này là một nghiên cứu cắt ngang với ít người tham gia, vì vậy vẫn chưa chứng minh được mối quan hệ biện chứng giữa vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ“. Tuy nhiên ông nói thêm: “Nghiên cứu này đã chứng minh được rằng vi khuẩn Bacteroides và một số loại vi khuẩn khác có liên quan đến chứng suy giảm trí nhớ“.

Phân tích chi tiết vi khuẩn đường ruột có thể là một điểm phát triển mới trong điều trị và phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ. Việc xem xét lại chế độ ăn uống cũng có hiệu quả giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ”.

Trong những năm tới, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Lão khoa sẽ hợp tác với Đại học Tohoku để điều tra thêm về mối quan hệ giữa chứng suy giảm trí nhớ với môi trường đường ruột từ quan điểm về chế độ ăn uống và dinh dưỡng.

Bạn đang xem bài viết:Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ” tại Chuyên mục:Tin tức“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Chồng dễ mắc bệnh tiểu đường nếu vợ béo phì?
Một nghiên cứu mới đã được công bố trong Hội nghị Học thuật của...
Làm sáng tỏ cơ chế đột biến Enpp1 liên quan đến các bệnh về xương và khởi phát bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã công bố cơ chế đột biến Enpp1...
Kienthuctieuduong.vn được Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản đưa tin
Phiên bản Việt của “Trang thông tin về bệnh tiểu đường” đã được ra...
“Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?
Nghiên cứu “DiRECT” của Anh đã chỉ ra rằng nếu những bệnh nhân mắc...
Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Ngoài các yếu tố như cân nặng, chế độ sinh hoạt, ăn uống, di...
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu...
Chồng dễ mắc bệnh tiểu đường nếu vợ béo phì?
Làm sáng tỏ cơ chế đột biến Enpp1 liên quan đến các bệnh về xương và khởi phát bệnh tiểu đường
Kienthuctieuduong.vn được Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản đưa tin
“Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?
Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường