Bệnh tiểu đường là gì?

Bài viết dưới đây sẽ khái quát những điểm cơ bản như “bệnh tiểu đường là gì?”, các triệu chứng, phân loại, nguyên nhân, cách điều trị, chi phí điều trị bệnh tiểu đường. Thông qua bài viết này, mọi người sẽ có kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường!

1. Bệnh tiểu đường là bệnh như thế nào?

Tìm hiểu bệnh tiểu đường là gì?

Chúng ta ăn uống hàng ngày. Lượng carbohydrates từ bữa ăn được hấp thu vào đường ruột như glucose và hòa tan trong máu. Khi đó, một hormone gọi là insulin được tiết ra, nhờ insulin tiết ra, glucose được đưa vào các tế bào và trở thành nguồn năng lượng của cơ thể.

Nếu sự hoạt động của insulin không hiệu quả và nếu glucose tăng lên đến mức mà việc xử lý của insulin không thể đáp ứng được, thì sẽ có một lượng lớn glucose không được chuyển hóa thành nguồn năng lượng của cơ thể và bị dư thừa trong máu. “Tình trạng lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) vượt quá tỷ lệ nhất định” được gọi là “bệnh tiểu đường”.

Do bệnh tiểu đường có một số loại khác nhau nên không thể gộp chung vào một loại, nhưng nhìn chung các triệu chứng cơ năng điển hình của bệnh tiểu đường cụ thể như sau:

– Đa niệu (lượng nước tiểu nhiều)

– Khô miệng, uống nhiều (hay khát nước và uống nhiều nước)

Tiểu đường là gì 1
Người bệnh khát nước và uống nước thường xuyên

– Cân nặng giảm

Tiểu đường là gì 2
Người tiểu đường bị giảm cân đột ngột

– Trở nên dễ mệt mỏi

Bệnh tiểu đường có gì đáng sợ?

Khi bị tiểu đường (tình trạng lượng đường trong máu vượt quá tỷ lệ nhất định), người bệnh sẽ gặp khó khăn gì?

Nếu lượng đường trong máu tăng lên, máu trở nên đặc hơn, tạo áp lực lớn lên mạch máu. Hiện tượng này lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng và đây chính là điểm đáng sợ của bệnh tiểu đường. Đặc biệt phần lớn các biến chứng của bệnh tiểu đường đều liên quan đến mao mạch và tùy từng trường hợp, bệnh nhân có thể bị mất thị giác, thậm chí các chi của chân tay có thể bị hoại tử.

>> Để nhận biết bạn có bị tiểu đường không, hãy đọc ngay bài viết: Triệu chứng bệnh tiểu đường

Ba loại bệnh tiểu đường

Như đã đề cập trước đó, bệnh tiểu đường là “Trạng thái lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) vượt quá tỷ lệ nhất định”, nhưng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bệnh tiểu đường có thể được chia thành 3 loại sau đây.

– Bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh tiểu đường do các tế bào β của tuyến tụy tiết ra insulin bị phá hủy. Đây là bệnh có tỷ lệ khởi phát cao ở đối tượng trẻ em và vị thành niên, có đặc trưng là thường đột nhiên phát triển và tiến triển nhanh chóng. Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu của bệnh rất giống với triệu chứng bệnh cảm lạnh, nhưng sau đó xuất hiện thêm các triệu chứng như khát nước, đa niệu, đột nhiên giảm cân.

Tiểu đường là gì 4
Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ em và những người ở độ tuổi còn trẻ

Về phương pháp điều trị, khi tế bào β của tuyến tụy phá hủy, insulin không thể được tiết ra, vì vậy nếu bệnh nhân không thường xuyên cung cấp insulin từ bên ngoài vào cơ thể thì bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó biện pháp tiêm insulin là rất cần thiết.

– Bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 (type 2) là một loại bệnh tiểu đường khởi phát ở những người có yếu tố di truyền về bệnh tiểu đường và có “vấn đề lối sống” như béo phì, phàm ăn tục uống, thiếu vận động, căng thẳng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 được coi là một trong “7 bệnh lối sống lớn”.

Tiểu đường là gì 3
Bị tiểu đường tuýp 2 do không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý

Bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát chủ yếu ở những người sau độ tuổi trung niên. Đặc trưng của loại bệnh tiểu đường này là gần như không có triệu chứng cơ năng, thường khởi phát mà bệnh nhân không biết. Không ít các trường hợp bệnh nhân ngạc nhiên khi lần đầu tiên phát hiện bệnh trong kỳ khám sức khỏe tại nơi làm việc và nơi sinh sống mặc dù nghĩ rằng bản thân khỏe mạnh.

Tuy nhiên, không thể không quan tâm đến bệnh tiểu đường vì cho rằng bệnh không gây đau đớn cho cơ thể. Bởi nếu để bệnh tiến triển, có thể gây ra các biến chứng như mù lòa, hoại tử bàn chân.

Tất nhiên, không thể khẳng định một cách chắc chắn về các biến chứng bởi bệnh sẽ tiến triển khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh và quá trình, nhưng ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và vận động. Tuy nhiên, theo thời gian, việc kiểm soát lượng đường trong máu chỉ bằng cách cải thiện lối sống trở nên khó khăn hơn và trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể chuyển sang điều trị bằng thuốc như thuốc uống hoặc tiêm insulin.

Ngoài ra, có thể nói bệnh tiểu đường là một căn bệnh khó chữa khỏi. Ngay cả khi chỉ số đường huyết đã ổn định nhưng nếu bệnh nhân ngừng điều trị, chỉ số này sẽ lại tăng lên rất nhanh. Vì vậy, trường hợp bệnh nhân phát hiện bị bệnh tiểu đường type 2, hãy đến tư vấn tại một cơ sở y tế chuyên khoa để được duy trì điều trị và tiến hành xét nghiệm thích hợp.

– Bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một tình trạng bất thường trong trao đổi chất đường do ảnh hưởng của việc mang thai và được phát hiện hoặc khởi phát lần đầu khi mang thai. Đây là một bệnh tiêu biểu ở phụ nữ mang thai, khi phụ nữ mang thai, hormone được tạo ra bởi nhau thai ức chế chức năng insulin, do đó gây ra sự tăng lượng đường trong máu.

Tiểu đường là gì 5
Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên đặc biệt chú ý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Tất nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường, nhưng trường hợp thai phụ béo phì, mang thai khi lớn tuổi, tiền sử gia đình thai phụ có người bị tiểu đường thường sẽ có xu hướng dễ bị tiểu đường thai kỳ hơn.

cta kiến thức tiểu đườngĐể hiểu rõ về các loại bệnh tiểu đường, bạn hãy đọc thêm tại bài viết các loại bệnh tiểu đường

2. Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Điều đáng lo ngại trong bệnh tiểu đường là những biến chứng khác nhau xuất hiện do lượng đường trong máu tăng lên tạo áp lực lớn lên mạch máu. Có lẽ mọi người thường nghe những câu chuyện nói rằng “Nếu bị bệnh tiểu đường, mắt sẽ trở nên không thể nhìn thấy, thận trở nên tồi tệ hơn, hoặc đầu chân tay bị hoại tử.” Thực tế, đây được coi là những triệu chứng tiêu biểu gây ra bởi 3 biến chứng chính của bệnh tiểu đường.

Phần này sẽ giới thiệu khái quát về 3 biến chứng tiểu đường chính:

Bệnh võng mạc tiểu đường

Cơ chế con người nhìn thấy mọi thứ bằng mắt của mình có thể được mô phỏng như cấu trúc của một bộ phim. “Việc nhìn thấy mọi thứ” có thể nói rằng đó là quá trình ánh sáng đi vào từ tròng mắt được khúc xạ bởi giác mạc hoặc thủy tinh thể (thấu kính của máy chiếu), liên kết các hình ảnh được chiếu lên võng mạc (màn hình) và não ghi nhận hình ảnh đó. Việc bạn đọc ghi nhận dòng chữ được viết ở đây ngay lúc này cũng chính là từ việc cảm nhận ánh sáng trên võng mạc thông qua giác mạc và thủy tinh thể.

Tiểu đường là gì 6
Người bị tiểu đường có thể mắc nhiều biến chứng về mắt

Võng mạc là một màng mỏng với vô số dây thần kinh ở đáy mắt và mao mạch căng xung quanh. “Bệnh võng mạc tiểu đường” là một biến chứng dẫn đến giảm thị lực và mù lòa do áp lực lên mạch máu gây ra bởi bệnh tiểu đường, máu và oxy không đủ để truyền tới mao mạch của võng mạc.

>> Cảnh báo nguy cơ: Mất thị giác, bệnh võng mạc do tiểu đường

Bệnh thận do tiểu đường

Vai trò quan trọng của thận trong cơ thể là lọc chất thải và các chất không cần thiết trong máu rồi thải chúng ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Có thể nói máu của cơ thể chúng ta được duy trì ở trạng thái ổn định chính là nhờ chức năng lọc của thận.

Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng lên do bệnh tiểu đường, bộ lọc thận bị tắc nghẽn, không thể xử lý được chất thải và các chất không cần thiết, khiến cho việc giữ ổn định tình trạng của máu trở nên khó khăn. “Bệnh thận do tiểu đường” là rối loạn chức năng thận do bệnh tiểu đường gây ra.

Trong trường hợp xấu nhất, có thể dẫn đến các triệu chứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng như tăng ure máu, suy thận và có thể cần phải chạy thận nhân tạo bằng thiết bị y tế.

>> Nghiên cứu ngay bài viết Bệnh thận do tiểu đường để phòng tránh biến chứng cực kỳ nguy hiểm này

Bệnh thần kinh tiểu đường

“Bệnh thần kinh tiểu đường” là một trong ba biến chứng lớn của bệnh tiểu đường cùng với bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thận do tiểu đường, nhưng có vẻ như phần lớn mọi người vẫn chưa hiểu rõ tại sao bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh. Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân của biến chứng thần kinh tiểu đường như “Bởi vì nếu bệnh tiểu đường càng tiến triển, các tế bào thần kinh sẽ tích lũy nhiều vật chất gây tổn thương”, “Tiểu đường khiến việc lưu thông máu trong mao mạch trở nên kém đi, dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào thần kinh”, nhưng có vẻ như để nói rằng trong các giả thuyết trên, giả thuyết nào đúng thì chưa có kết luận cuối cùng.

Người ta nói rằng các triệu chứng ban đầu của bệnh thần kinh tiểu đường thường là bị tê và đau chủ yếu ở các ngón chân và bàn chân. Về cảm giác, các triệu chứng thường được biểu hiện ở trạng thái “châm chích”, “đau rát”,…, khi các triệu chứng tiến triển, đau và tê sẽ dần dần xuất hiện ở các ngón tay. Hơn nữa, khi thần kinh tiếp tục bị tổn thương, cảm giác của tứ chi trở nên chậm hơn và bệnh nhân thường bị thương trên tay chân mà không biết.

Tiểu đường là gì 7
Tiểu đường gây đau, nhức chân.

Điều phải chú ý đặc biệt trong bệnh thần kinh tiểu đường là khi bệnh nhân không chú ý đến một vết trầy xước rất nhỏ do đi giày bị chật hoặc bị cứa, vết thương có thể trở nên tồi tệ hơn như bị nhiễm khuẩn và thời điểm bệnh nhân đi khám tại bệnh viện thì tay và chân đã bị hư hỏng nặng không thể sử dụng được nữa, cách chữa trị duy nhất là cắt bỏ chân tay. Bệnh nhân tiểu đường nên xác nhận trực quan các chi của chân tay trong khi tắm.

>> Xem thêm bài viết chi tiết về biến chứng Bệnh thần kinh tiểu đường

3. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Có ba phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tiêu biểu. Liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động, điều trị bằng thuốc. Cả ba đều là phương pháp điều trị nhằm kiểm soát mức đường trong máu và giảm áp lực lên các mạch máu, có thể áp dụng tùy theo loại và triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về ba phương pháp điều trị này.

Ăn uống

Liệu pháp ăn uống là liệu pháp nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu bằng thói quen ăn uống lành mạnh có cân bằng. Các điểm chung cần lưu ý được đưa ra là “ăn từ từ và nhai kỹ”, “ăn uống lành mạnh, điều độ vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối”, “không ăn vào đêm muộn hoặc trước khi đi ngủ”, “không ăn quá no, chỉ nên ăn vừa đủ no”, “Cố gắng cân bằng dinh dưỡng với nhận thức đầy đủ về khoáng chất và vitamin, đặc biệt là ba chất dinh dưỡng chính carbohydrate, protein và chất béo”.

Tuy nhiên, vì sự thèm ăn là một trong 3 ham muốn tuyệt vời của con người, ngay cả khi nhận thức điều đó trong đầu, đôi khi bệnh nhân vẫn bị rối loạn trong thói quen ăn uống như “muốn ăn đồ ăn có dầu mỡ!”, “muốn ăn đến no căng bụng”. Để giải quyết vấn đề này, đôi khi có thể thử tạo “ngày đặc biệt để ăn đồ bản thân thích”.

Tiểu đường là gì 8
Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dù bằng cách nào, do đây là “điều trị” bằng chế độ ăn uống nên vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ phụ trách.

Vận động

Liệu pháp vận động là một phương pháp điều trị thúc đẩy glucose trong máu được đưa vào tế bào để trở thành năng lượng và làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc vận động. Tuy nhiên, trong điều trị tiểu đường, không phải loại vận động nào cũng tốt, nhưng nhìn chung thì tập thể dục nhịp điệu vừa phải với mức độ cảm thấy “hơi khó khăn…” và rèn luyện cơ bắp dường như hiệu quả hơn vận động nặng như thi đấu của vận động viên thể thao,.

Ngoài ra, khi bệnh nhân bắt đầu tăng cường vận động nặng nhưng bỏ cuộc giữa chừng do cảm thấy khó hoặc làm tổn thương cơ thể thì việc tập tăng cường cũng không mang lại hiệu quả gì. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ trách trước và lập một chương trình tập luyện ổn định, hiệu quả và phù hợp với khả năng của bản thân.

Tiểu đường là gì 9
Chạy bộ hàng ngày là một phương pháp vận động hữu ích

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là một phương pháp điều trị kiểm soát lượng đường trong máu trong phạm vi bình thường với sự hỗ trợ của thuốc. Có hai phương pháp chính của việc điều trị bằng thuốc là “tiêm insulin” và “uống thuốc hạ đường huyết”, mỗi phương pháp có cách tiến hành khác nhau.

Như đã đề cập trước đó, bệnh tiểu đường là một căn bệnh do lượng đường trong máu tăng lên khi tuyến tụy không tiết insulin hoặc lượng insulin tiết ra bị giảm.

Về cơ bản, có vẻ như điều trị bằng loại thuốc nào phụ thuộc vào “lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy”. Thông thường, trường hợp lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy rất thấp/gần như không có, biện pháp tiêm insulin được áp dụng, trường hợp việc tiết insulin từ tuyến tuỵ được duy trì ở một mức độ nào đó, biện pháp “uống thuốc hạ đường huyết” được áp dụng.

cta kiến thức tiểu đườngXem ngay Cách điều trị bệnh tiểu đường khoa học, chi tiết, cụ thể.

4. Chi phí điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường được ví là “bệnh nhà giàu” bởi thời gian điều trị lâu dài và chi phí điều trị vô cùng tốn kém. Tuy nhiên chi phí điều trị bệnh tiểu đường khác nhau tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh và tình trạng của bệnh nhân.

Bài viết này đã giới thiệu khái quát về triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, phương pháp điều trị, chi phí điều trị,…của bệnh tiểu đường nói chung. Sau khi đọc xong bài viết, hy vọng mọi người đã có thể hình dung rõ hơn về bệnh tiểu đường nói chung.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ