Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà trong đó số lượng và hoạt động của hormon insulin được tiết ra từ tuyến tụy giảm và nồng độ glucose trong máu tăng lên. Tìm hiểu ngay về các loại bệnh tiểu đường hay tiểu đường có mấy tuýp?

Tiểu đường được phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo các yếu tố và triệu chứng gây bệnh, và mỗi loại có phương pháp điều trị riêng.

1. Bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh mà insulin không được tiết ra do tế bào β của tuyến tụy bị phá hủy bởi các kháng thể bất thường (tự kháng thể). Có trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng khi khởi phát ở trẻ em dưới 15 tuổi, có trường hợp một loại bệnh tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1 tiến triển chậm) thường khởi phát ở những người trong độ tuổi từ 30~50 trong đó các tế bào β bị phá hủy chậm.

Trong cả hai trường hợp trên, liệu pháp tiêm insulin là cần thiết bởi vì không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách uống thuốc.

– Khởi phát: Thường gặp ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi

– Dáng người: Bình thường – Thường là những người gầy

– Nguyên nhân: Tế bào β của tuyến tụy bị phá hủy bởi cơ chế tự miễn dịch,…

– Điều trị: Tiêm insulin

Các loại bệnh tiểu đường - Tiểu đường có mấy tuýp 1
Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp ?

cta kiến thức tiểu đườngBệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Xem ngay TẠI ĐÂY để được giải đáp

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2

Là bệnh dễ khởi phát ở những người gia đình có gen di truyền về bệnh tiểu đường nhưng cũng là căn bệnh khởi phát do lối sống (béo phì/thiếu vận động) và căng thẳng kéo dài. Những người bị bệnh này insulin không có hiệu quả và thời gian tiết insulin không ổn định.

Bởi vì đây là căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng thường không xuất hiện nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi tiến hành khám sức khỏe tại nơi sinh sống hoặc nơi làm việc và đăng ký bảo hiểm nhân thọ. Do bệnh tiểu đường loại này không có đau đớn nên nếu bệnh nhân không chú ý việc điều trị bệnh, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng tiểu đường nguy hiểm, cần thiết phải tiếp nhận điều trị khi bị bệnh.

– Khởi phát: Thường gặp ở những người trên 35 tuổi

– Dáng người: Thường là những người bị béo phì

– Nguyên nhân: Các yếu tố về lối sống, môi trường và các yếu tố di truyền.Một số trường hợp có thể do bệnh hoặc thuốc gây ra.

– Điều trị: Về cơ bản điều trị bằng liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động. Tùy thuộc vào tiến triển của bệnh, có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm (insulin hoặc incretin).

Các loại bệnh tiểu đường - Tiểu đường có mấy tuýp 2
Trong các loại bệnh tiểu đường thì tiểu đường tuýp 2 là bệnh thường gặp ở người từ 35 tuổi trở lên

 cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn chưa biết: Bệnh tiểu đường là gì? Các triệu chứng bệnh tiểu đường, nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị, chi phí điều trị bệnh tiểu đường?

3. Bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh mà phụ nữ khi mang thai thường mắc phải, bệnh cũng có triệu chứng của bệnh tiểu đường như lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên, những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai không được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ.

4. Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh lý thần kinh

Biến chứng của các loại bệnh tiểu đường về thần kinh có đặc trưng là xuất hiện tương đối sớm, ở giai đoạn đầu bệnh tiểu đường và đây là bệnh có rối loạn xảy ra ở các dây thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh khác ngoài não và tủy sống).

Các triệu chứng của bệnh là tê nhức tay chân, hoa mắt chóng mặt, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiết niệu, rối loạn chức năng cương dương, mất cảm giác.

Nếu bệnh lý thần kinh tiếp tục tiến triển, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn và tùy từng trường hợp bệnh nhân có thể chết đột ngột do nhồi máu cơ tim không đau đớn, hoặc chân bị thối (hoại tử).

Các loại bệnh tiểu đường - Tiểu đường có mấy tuýp 3
Bệnh lý thần kinh là 1 trong các biến chứng của người tiểu đường

 cta kiến thức tiểu đườngHãy đọc bài viết chi tiết về Bệnh thần kinh tiểu đường để phòng tránh biến chứng nguy hại này!

Bệnh lý võng mạc

Võng mạc là dây thần kinh nằm ở trong mắt và có nhiều mạch máu qua đó.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra chảy máu từ đáy mắt và thủy tinh thể, gây bong võng mạc do mạch máu bị tắc hoặc bị hư hại.

Bên cạnh đó, bệnh võng mạc do tiểu đường cũng là nguyên nhân lớn nhất gây mất thị lực.

Khi bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên thường xuyên khám tại khoa mắt kể cả khi không xuất hiện các triệu chứng cơ năng của biến chứng này để phát hiện và ngăn chặn bệnh tiến triển càng sớm càng tốt.

Các loại bệnh tiểu đường - Tiểu đường có mấy tuýp 4
Bệnh lý võng mạc – Bài viết “Tiểu đường có mấy tuýp?”

 cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu các nguy cơ có thể xảy ra đối với mõng mạc của bệnh nhân tiểu đường tại bài viết: Mất thị giác, bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh thận

Thận là một cơ quan có vai trò thu thập các chất thải và chất độc trong cơ thể rồi thải ra dưới dạng nước tiểu.

Khi bị bệnh tiểu đường, chức năng thận sẽ giảm, và cuối cùng có thể không có nước tiểu.

Trong trường hợp đó, chất thải và chất độc sẽ tiếp tục tích lũy trong cơ thể và có thể nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy bệnh nhân cần phải làm sạch máu bằng cách lọc máu. Lọc máu đối với người bị bệnh thận là cuộc sống của họ gắn liền với giường của bệnh viện trong một thời gian dài, và được áp đặt chế độ ăn uống nghiêm ngặt để không tích trữ độc tố và nước trong cơ thể.

Các loại bệnh tiểu đường - Tiểu đường có mấy tuýp 5
Biến chứng bệnh thận ở người đái tháo đường

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu bài viết chi tiết về biến chứng bệnh thận do tiểu đường gây ra để có phương pháp phòng tránh và điều trị thích hợp.

Ngoài 3 biến chứng chính trên, bệnh tiểu đường còn gây ra các biến chứng khác như nhồi máu cơ timnhồi máu não tiến triển do xơ vữa động mạch, các bệnh như cao huyết áp và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường cũng thường xuất hiện. Bạn hãy nắm rõ tiểu đường có mấy tuýp để xác định mình thuộc loại nào và cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn chặn sự xuất hiện các biến chứng.

Bạn đang xem bài viết:Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh tiểu đường“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Khi bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh bằng các loại thuốc sai cách có...
Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi không?
Đối với bệnh tiền tiểu đường, mức đường huyết có thể được phục hồi...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Hầu hết những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin đều có thể...
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Những loại thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ cho người...
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Phần lớn bệnh nhân thường có suy nghĩ bi quan rằng liệu pháp insulin...
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi không?
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường