Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường phải được điều trị tích cực

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường cần phải điều trị tích cực rối loạn lipid máu để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 58 của Hiệp hội tiểu đường Nhật bản được tổ chức từ ngày 21 – 24 tháng 5 năm 2015, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường tăng gấp 2 – 4 lần

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường 2
Người tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao

Rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường về số lượng và chất lượng của chất béo trong máu. Rối loạn chuyển hóa lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau: tăng cholesterol xấu (LDL cholesterol) hoặc giảm cholesterol tốt (HDL cholesterol), tăng chất béo trung tính trong máu (triglyceride).

Lipid máu trong cơ thể cần thiết để dự trữ năng lượng, nhưng khi xuất hiện các bất thường, dễ dàng gây nên đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp các bệnh về tim mạch gấp 2 – 4 lần người bình thường, bệnh về tim mạch xếp thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nhật bản. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch là rối loạn lipid máu do bệnh tiểu đường.

Gần đây, các hướng dẫn được thông báo từ Nhật bản và Hoa kỳ đưa ra đều không đặt hạn chế về lượng cholesterol ăn vào. Một đề xuất mới được công bố tháng 5 năm 2015 theo tiêu chuẩn ăn uống của Nhật Bản cũng đã khuyến khích rằng “hạn chế lượng cholesterol là không cần thiết”.

Theo Hội xơ vữa động mạch Nhật Bản (Japan Atherosclerosis Society) thì hướng dẫn này chỉ hướng đến những người khỏe mạnh. Những người béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân bị tăng triglyceride máu thì cần thiết phải giới hạn khẩu phần hấp thụ hằng ngày, bệnh nhân bị cao huyết áp cần chú ý hơn đến lượng acid béo bão hòa và cholesterol.

Mục tiêu phòng ngừa đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

Lượng cholesterol dư thừa không bị đốt cháy khi tập thể dục sẽ tích tụ trong máu và mạch máu…dẫn đến sự tiến triển của xơ vữa động mạch. Một cuộc khảo sát của người Mỹ gốc Nhật di cư đến Hawaii chỉ ra mối liên hệ giữa mức cholesterol cao và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đặc biệt người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phát triển cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, do đó giá trị mục tiêu kiểm soát lipid máu được thiết lập nghiêm ngặt. Để ngăn chặn sự khởi phát của xơ vữa động mạch, cần thiết phải chú ý tới lượng cholesterol và chất béo trung tính.

Giá trị mục tiêu kiểm soát rối loạn lipid máu:

Bệnh nhân tiểu đường
Dự phòng sơ cấp (điều trị phòng ngừa bệnh động mạch vành)
Những người mắc bệnh động mạch vành
Phòng ngừa thứ phát (điều trị để ngăn ngừa tái phát và suy giảm bệnh động mạch vành)
LDL cholesterol Dưới 120 mg/dL Dưới 100 mg/dL
HDL cholesterol 40 mg/dL trở lên 40 mg/dL trở lên
Chất béo trung tính Dưới 150 mg/dL Dưới 150 mg/dL

cta kiến thức tiểu đườngNgoài biến chứng rối loạn lipid máu ở người tiểu đường, bạn cũng cần cẩn trọng với biến chứng bệnh động mạch vành ở người tiểu đường

Cải thiện thói quen lối sống là quan trọng trong điều trị rối loạn lipid máu

Khi những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát cân nặng của mình (bị thừa cân, béo phì) sẽ có nhiều khả năng bị rối loạn lipid máu, cải thiện lối sống sẽ rất quan trọng trong điều trị rối loạn lipid máu.

Những điều cần chú khi thực hiện lối sống lành mạnh

(1) Chế độ ăn giảm muối (sử dụng ít hơn 6 g/ngày), và cố gắng cân bằng thực phẩm truyền thống của Nhật Bản. Thực phẩm truyền thống của Nhật bản có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh xơ vỡ động mạch.

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường 3
Chế độ ăn giảm muối

(2) Hạn chế ăn quá nhiều và duy trì cân nặng thích hợp.

(3) Hạn chế tiêu thụ thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng. Nên ăn nhiều các thức ăn như cá, các sản phẩm chế biến từ đậu nành. Ăn nhiều rau, hoa quả, rong biển.

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường 4
Cá hồi tốt cho tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường 

(4) Hạn chế uống rượu.

(5) Tập thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể chọn bài tập nhẹ nhàng và đơn giản như đi bộ.

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường 5
Tập thể dục mõi ngày tốt cho sức khỏe

Tuy nhiên, nếu bạn đã cải thiện lối sống mà vẫn không đạt được giá trị mục tiêu, hoặc ở những người có bệnh nhân tiền sử như nhồi máu cơ tim,…thì điều trị bằng thuốc là cần thiết để kiểm soát chặt chẽ lượng lipid máu.

Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được sử dụng tùy thuộc tình trạng bệnh nhân, nhóm thuốc statin có tác dụng giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và giảm triglycerid; nhóm thuốc fibrate có tác dụng hạ triglycerid mạnh, vì vậy tác dụng tốt với trường hợp tăng triglycerid.

Trong nghiên cứu lâm sàng bệnh tiểu đường chứng minh rằng kiểm soát cholesterol bằng thuốc ngăn chặn được sự khởi phát các cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

Bạn đang xem bài viết: Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường phải được điều trị tích cực tại chuyên mục biến chứng rối loạn lipid

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Khi nào bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng liệu pháp bằng thuốc?
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường hay sử dụng liệu pháp bằng thuốc? Nếu...
Khuyến cáo kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Mới đây, Hiệp hội cao huyết áp Nhật Bản (The Japanese Society of Hypertension)...
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
“Bệnh tiểu đường được cho là ‘không thể chữa khỏi một khi đã mắc’...
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Các cách điều trị bệnh tiểu đường đều nhằm mục đích giảm lượng đường...
Bệnh tiểu đường và “Điều trị bệnh trầm cảm”
Tại Nhật Bản đã có báo cáo rằng tỷ lệ những người đang bị...
“Axit béo Omega 3” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chú ý đến cholesterol xấu
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, việc cần thiết là phải giảm...
Khi nào bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng liệu pháp bằng thuốc?
Khuyến cáo kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và “Điều trị bệnh trầm cảm”
“Axit béo Omega 3” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chú ý đến cholesterol xấu
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường