Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết

Cỡ chữ:
A A
Dịp cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà mọi người thường có nhiều cơ hội ăn uống bên ngoài với các bữa tiệc cuối năm, giáng sinh, tiệc mừng năm mới,…do đó nhiều bệnh nhân tiểu đường thường bỏ bê việc kiểm soát bệnh như thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện, uống thuốc, tiêm insulin, đo đường huyết,…Có thể nói các ngày nghỉ lễ cuối năm và đầu năm mới là khoảng thời gian mà việc kiểm soát lượng đường trong máu của nhiều bệnh nhân bị xáo trộn nhiều nhất trong năm. Thay vì chủ quan với suy nghĩ rằng “không còn cách nào khác, cả năm mới có dịp như thế này”, mọi người nên suy nghĩ nhiều hơn về “những gì đã cố gắng thực hiện kiểm soát bệnh trong 1 năm qua”, “những dự định cần làm trong năm mới”.

Các cơ sở y tế sẽ nghỉ vào dịp cuối năm và đầu năm mới

Vào dịp cuối năm và năm mới, các bệnh viện cũng sẽ nghỉ làm trong vài ngày. Do đó bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra trước xem liệu thuốc tiêm insulin, kim tiêm, dụng cụ đo đường huyết và cả thuốc uống dùng cho đến lần khám tiếp theo…đã đủ hay chưa.

Nếu bệnh nhân cố gắng chuẩn bị dư ra vài ngày thì sẽ có hiệu quả trong trường hợp có việc đột xuất không tới khám bệnh được.

Chú ý đến các bệnh truyền nhiễm

Dịp cuối năm và năm mới là thời điểm thời tiết lạnh, cuộc sống thường ngày trở nên bất thường và mọi người thường tham gia nhiều bữa tiệc khác nhau, do đó bệnh nhân tiểu đường thường rất dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra, vấn đề kiểm soát bệnh tiểu đường không tốt nên hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ suy giảm và dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm (cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm dạ dày và ruột,…). Do đó bệnh nhân cần chú ý nếu chỉ số đường huyết tăng cao hơn bình thường.

Những chú ý trong dịp cuối năm và đầu năm mới 1
Bệnh nhân dễ bị các bệnh truyền nhiễm như cúm do sinh hoạt đảo lộn vào dịp tết (ảnh: Internet)

Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài chỗ đông người, tạo thói quen súc miệng, rửa tay sạch sẽ, ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng.

cta kiến thức tiểu đườngCần biết: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Hãy luôn cẩn thận chú ý đến việc kiểm soát bệnh

Làm thế nào để bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng lịch để tránh việc quên uống thuốc? Đánh dấu ký hiệu nhắc ngày uống thuốc vào trong lịch. Ngoài ra còn có một phương pháp khác đó là cho liều lượng thuốc của một ngày sử dụng vào túi riêng và ghi ngày trên túi đựng đó. Để có thể cải thiện nhịp sống sinh hoạt bình thường, trước tiên hãy chú ý đến sự thay đổi của cơ thể. Mọi người nên thực hiện đo chỉ số đường huyết, huyết áp hoặc cân nặng đều đặn để có thể kiểm soát phù hợp.

Những chú ý trong dịp cuối năm và đầu năm mới 2
Luôn chú ý đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Duy trì chế độ ăn uống ba bữa một ngày

Cuối năm bận rộn và việc ngủ nướng vào đầu năm mới có thể làm nhịp độ của các bữa ăn không ổn định, tuy nhiên bệnh nhân nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống ba bữa một ngày. Không nên để nhiều đồ ăn vặt trên bàn để tránh không tập trung vào món ăn chính. Hãy tập thói quen không để đồ ăn vặt ở nơi có thể tiện tay lấy và không bỏ bữa.

Dù được nghỉ làm việc vào những ngày nghỉ lễ nhưng cơ thể chúng ta vẫn luôn hoạt động mỗi ngày, vì vậy cần cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết.

Những chú ý trong dịp cuối năm và đầu năm mới 3
Nên duy trì chế độ ăn uống với 3 bữa chính 1 ngày (ảnh: Internet)

Những điểm cần lưu ý về đồ ăn ngày tết

Các loại đồ ăn được đóng gói trong một hộp thường là những đồ ngọt như khoai tây nghiền, bánh bông lan cuộn,… Khoai môn, củ Bách hợp,…là những loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate giống như cơm. Các loại thực phẩm như trứng cá chích, chả cá, cá khô thường tương đối ít năng lượng nhưng chứa rất nhiều muối. Các món rau luộc, salad,…thường tương đối ít năng lượng nên rất an toàn khi sử dụng.

Chú ý đến việc uống rượu

Việc đi uống rượu cùng với nhiều người chính là nguyên nhân chính của sự đảo lộn kiểm soát. Nhiều người thường nói rằng họ phải uống rượu vì “cả năm mới có một dịp họp mặt đông đủ mọi người”, “khi đến chúc năm mới thường được mời uống rượu và không tiện để từ chối”, tuy nhiên hãy từ chối rượu để đảm bảo sức khỏe. Một cách để có thể hạn chế uống rượu đó là sử dụng bia không cồn hoặc trà ô long trong bữa tiệc thay cho rượu.

Những chú ý trong dịp cuối năm và đầu năm mới 4
Nên hạn chế uống nhiều rượu trong dịp cuối năm và đầu năm mới (ảnh: Internet)

Sau đây là một vài chú ý về việc uống rượu:

1. Chọn người uống rượu cùng phù hợp (Người có tửu lượng tốt được cho là một người nguy hiểm)

2. Chọn một nhà hàng phù hợp (nhà hàng có thực đơn và đồ ăn kèm ít năng lượng)

3. Có kế hoạch chọn thực đơn ăn uống phù hợp

4. Hãy cẩn thận các loại đồ nhắm có hàm lượng năng lượng cao

5. Quyết định thời gian để về nhà hoặc kết thúc bữa tiệc uống rượu và không uống rượu trong một thời gian dài

6. Hãy cho gan nghỉ ngơi 2 lần một tuần

Chú ý về việc ăn đồ ngọt trong dịp nghỉ lễ tết

Có rất nhiều người thích ăn đồ ngọt và đôi khi không thể ngừng ăn. Có một thực tế là một số người hoàn toàn không ăn đồ ngọt và một số người không thể hạn chế ăn đồ ngọt được. Một số phương pháp để giải quyết vấn đề này đã được đưa ra như “lập quy tắc ăn đồ ngọt”, “thay thế các loại thực phẩm có năng lượng thấp”, “ăn đồ ngọt ngay sau khi ăn bữa chính”.

1. Lập quy tắc ăn đồ ngọt

Mọi người nên tự quyết định quy tắc riêng để có thể thực hiện kiểm soát tần suất và số lượng đồ ăn nhẹ. Ví dụ: “Ăn đồ ngọt như bữa ăn nhẹ hai lần một tuần”. Nếu có thể, hãy nói quy tắc bản thân lập ra với những người xung quanh và gia đình để nhận được sự hỗ trợ.

Những chú ý trong dịp cuối năm và đầu năm mới 5
Nên chú ý đến việc ăn đồ ngọt trong ngày tết (ảnh: Internet)

2. Thay thế các loại thực phẩm có năng lượng thấp

Mọi người có thể thấy rằng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm được gắn nhãn là “không calo” “giảm đường”. Những loại thực phẩm này được làm bằng chất ngọt nhân tạo với lượng năng lượng và đường được điều chỉnh ít hơn. Nên chú ý chọn các loại thực phẩm này để thay thế đồ ngọt nhiều đường. Tuy nhiên nếu lạm dụng ăn quá nhiều cũng có thể làm rối loạn kiểm soát lượng đường trong máu.

3. Ăn đồ ngọt ngay sau khi ăn bữa chính

Người ta nói rằng khi ăn đồ ngọt, so với việc ăn để lót dạ khi đói thì việc ăn ngay sau khi ăn bữa chính hoặc ăn đồ ngọt vào cuối bữa ăn sẽ ít gây ảnh hưởng trong việc kiểm soát đường huyết hơn.

Chú ý về việc ăn quá nhiều và uống quá nhiều

1. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, nên ăn rau củ trước tiên và nên nhai kỹ khi ăn

Chỉ cần thực hiện theo hai phương pháp ăn uống này, người bệnh có thể ngăn chặn sự gia tăng chỉ số đường huyết nhanh chóng sau khi ăn và giúp tránh ăn quá nhiều.

2. Không làm việc riêng khác trong khi đang ăn

Không vừa ăn vừa xem TV, đọc tạp chí bởi người ăn sẽ có xu hướng ăn quá nhiều calo mà không nhận thấy. Nếu muốn ăn đồ ngọt, nên ăn sau bữa sáng hoặc sau bữa trưa.

Những chú ý trong dịp cuối năm và đầu năm mới 6
Không nên làm việc riêng trong khi đang ăn (ảnh: Internet)

3. Nên đi ra ngoài một lần một ngày

Đừng viện lý do không đi ra ngoài vì trời lạnh, mọi người nên cố gắng thường xuyên ra ngoài mua sắm và đi bộ.

4. Quyết định lượng uống rượu mỗi ngày và biết uống lượng thích hợp

Theo nguyên tắc chung, rượu là loại đồ uống không được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên trong trường hợp buộc phải uống rượu, nên quyết định lượng uống phù hợp và dừng lại đúng lúc.

5. Nên bổ sung các loại trái cây nhưng tránh quá nhiều

Lượng trái cây thích hợp là 1 quả chuối, 1/2 quả táo · bưởi, 2 quả quýt và 2 quả kiwi. Thời gian để ăn phù hợp là sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa. Hãy tránh ăn trái cây trước khi đi ngủ.

Những chú ý trong dịp cuối năm và đầu năm mới 7
Nên bổ sung thêm các laoij trái cây nhưng tránh quá nhiều (ảnh: Internet)

Tổng kết những điểm cần lưu ý vào dịp cuối năm và đầu năm mới

Hãy chú ý những điều sau đây để có thể tận hưởng kỳ nghỉ lễ cuối năm và đầu năm mới vui vẻ.

Những chú ý trong dịp cuối năm và đầu năm mới 8
Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý kiểm soát tốt bệnh để có thế tận hưởng thời gian sum vầy bên gia đình (ảnh: Internet)

+ Việc đi uống rượu cùng với nhiều người chính là nguyên nhân chính của sự đảo lộn kiểm soát. Nhiều người thường nói rằng họ phải uống rượu vì “cả năm mới có một dịp họp mặt đông đủ mọi người”, “khi đến chúc năm mới thường được mời uống rượu và không tiện để từ chối”, tuy nhiên hãy từ chối rượu để đảm bảo sức khỏe. Một cách để có thể hạn chế uống rượu đó là sử dụng bia không cồn hoặc trà ô long trong bữa tiệc thay cho rượu.

+ Cuối năm bận rộn và việc ngủ nướng vào đầu năm mới có thể làm nhịp độ của các bữa ăn không ổn định, tuy nhiên bệnh nhân nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống ba bữa một ngày. Không nên để nhiều đồ ăn vặt trên bàn để tránh không tập trung vào món ăn chính. Hãy tập thói quen không đồ ăn vặt ở nơi có thể tiện tay lấy và không bỏ bữa.

+ Nếu cả ngày nghỉ chỉ ngồi nhà xem TV sẽ làm tăng nguy cơ bị béo. Hãy cố gắng tạo thói quen đi bộ 30 phút~1 giờ sau bữa ăn để ra ngoài hít thở không khí và đón năm mới. Hãy cố gắng đi bộ trong 30 ~ 40 phút.

+ Hãy luôn ý thức về chế độ ăn với các loại “thực phẩm chủ yếu” “món ăn chính” “món ăn phụ” như bình thường

Thực phẩm chủ yếu: Gạo, bánh gạo, bánh mì (bánh mì không đường), mì. Carbohydrate là trọng tâm.

Món ăn chính: các món ăn chủ yếu làm từ thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ đậu nành. Protein là trọng tâm.

Món ăn phụ: rau và nấm, rong biển. Vitamin và khoáng chất là trọng tâm.

Bạn đang xem bài viết: Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới tại Chuyên mục Kiểm soát tổng thể

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường...
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Các cách điều trị bệnh tiểu đường đều nhằm mục đích giảm lượng đường...
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và bệnh gout là hai bệnh đang ngày càng xuất hiện...
Nữ giới bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch
Bệnh tiểu đường gây ra một loạt các biến chứng mãn tính và nghiên...
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Té ngã có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, đe...
Loại bỏ chất béo và có thể cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Các nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD)...
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Nữ giới bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Loại bỏ chất béo và có thể cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường