Chỉ số đường huyết lúc đói

Cỡ chữ:
A A
Chỉ số đường huyết lúc đói là chỉ số đường glucose máu đo lường được lúc đói. Trong vòng 8 tiếng chưa ăn uống bất kỳ thứ gì có chứa tinh bột hoặc đường. Chỉ số đường huyết lúc đói hỗ trợ tốt trong việc đánh giá hiệu quả chữa bệnh. Vậy chỉ số này bao nhiêu là bình thường và thấp hay cao?

1. Chỉ số đường huyết lúc đói có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm đường huyết lúc đói là phương pháp nhanh gọn, đơn giản nhất để chẩn đoán ra bệnh tiểu đường. Chỉ số đường glucose trong máu lúc đói hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường đo lường được hiệu quả điều trị bệnh.

Chỉ số đường huyết lúc đói 1
Chỉ số đường huyết lúc đói như thế nào là cao – bình thường – thấp

Khi chúng ta ăn các thực phẩm có nhiều chất đường, bột thì sẽ chuyển đổi sang đường glucose và làm cho mức đường huyết trong máu tăng lên. Lúc này, insulin được sinh ra từ tuyến tụy tức thì, chất này sẽ giúp vận chuyển đường trong máu vào các tế bào để cơ thể sử dụng và tích trữ 1 lượng ở gan dưới dạng glycogen. Trong mỗi bữa ăn, glycogen sẽ được giải phóng dần dần thành glucose và ổn định mức đường huyết. Đối với các bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy sẽ giảm khả năng sản sinh insulin, hay insulin không được dùng đúng cách hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân đó, làm cho đường tích tụ trong máu không thể đi vào tế bào được.

Nếu như bệnh nhân tiểu đường không được điều trị kịp thời thì đường huyết có trong máu sẽ tăng cao dẫn tới 1 số những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói sẽ giúp bạn phòng ngừa các biến chứng hiệu quả.

cta kiến thức tiểu đườngXem ngay: Các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân của từng loại để phòng tránh

2. Mức chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu là bị bệnh tiểu đường?

Bệnh nhân cần phải nhịn ăn uống đồ ngọt (có thể uống các loại nước lọc hay nước đun sôi để nguội) trong vòng ít nhất 8 tiếng (nhịn đói qua ngày từ 8-14 tiếng). Bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu để đo lường mức đường glucose chứa trong máu.

Chỉ số đường huyết lúc đói 2
Chuyên gia tư vấn về mức chỉ số đường huyết lúc đói như thế nào là bình thường

Mức đường huyết trong máu lúc đói là dưới 70 mg/dL, lúc này 1 số người có dấu hiệu hạ đường huyết như: bụng cảm thấy đói cồn cào, bủn rủn chân tay, choáng váng, mồ hôi đổ nhiều…Bạn hãy ngậm 1 số viên kẹo ngọt hoặc uống một ít nước đường hay 1 cốc nước hoa quả.

Mức đường huyết trong máu lúc đói bình thường nằm trong tầm 70 – 100 mg/dL (3.9 – 5.5 mmol/L). Nếu mức này từ 126mg/dL trở lên (xét nghiệm 2 lần cách nhau 1 – 7 ngày) bạn đã mắc tiểu đường tuýp 2. Nếu nằm trong mức từ 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L), bạn đang bị rối loạn đường huyết lúc đói, tức là tiền tiểu đường.

Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra tăng đường huyết lúc đói, gồm có cường giáp, viêm tuyến tụy, ung thư tuyến tụy và những bệnh ung thư khác.

3. Mức chỉ số đường huyết lúc đói an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường

Các chỉ số đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường bao nhiêu là tốt tùy thuộc cơ địa của mỗi người, và thời gian đã mắc bệnh, tình trạng bệnh, những bệnh bị kèm theo hay biến chứng. Ví dụ như, 1 bệnh nhân tiểu đường đã lâu năm, thì mức chỉ số đường huyết lúc đói mục tiêu sẽ cao hơn người vừa mới bị tiểu đường.

Theo tài liệu từ bộ y tế khuyến cáo, thì chỉ số đường huyết lúc đói trong mức an toàn là:

Đối với người trưởng thành bị bệnh tiểu đường, không có thai đường huyết sẽ ở mức: 80 – 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L).

Đối với người già, mạnh khỏe, tiên lượng sống tốt: 90 – 130 mg/dL (5.0 – 7.2 mmol/L); sức khỏe trung bình 90 – 150 mg/dL (5.0 – 8.3 mmol/L); sức khỏe rất yếu 100 – 180 mg/dL (5.5 – 10.0 mmol/L).

* Cần chú ý:

Giá trị thay đổi đường huyết lúc đói còn tùy thuộc vào thời điểm đo đường huyết. Chính vì thế, để đánh giá được toàn cảnh quá trình điều trị tiểu đường, bệnh nhân nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c – chỉ số cho biết hiệu quả kiểm soát đường huyết trong khoảng 90 ngày. Sau đây là bảng tương quan giữa chỉ số đường huyết và HbA1c.

HbA1C (%) Glucose huyết trung bình (mmol/l) Glucose huyết trung bình (mg/dL)
Nguy hiểm 13 18 350
12 17 315
11 15 280
10 13 250
9 12 215
Nguy cơ 8 10 180
7 8 150
Rất tốt 6 7 115
5 5 80

4. Lời khuyên: xét nghiệm đường huyết lúc đói bao lâu 1 lần?

Theo thông tin từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (tên viết tắt là ADA) khuyến cáo rằng, nếu bạn trên 45 tuổi, và đang không có khả năng bị tiểu đường thì vẫn nên xét nghiệm đường huyết lúc đói tầm 2-3 năm 1 lần.

Các trường hợp bạn có 1 trong những yếu tố dưới đây, thì nên xét nghiệm định kỳ 1 năm/1 lần (hay 6 tháng 1 lần nếu có nhiều nguy cơ):

– Những người ít hoạt động thể chất

– Trong gia đình có người đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

– Người đang bị tiểu đường thai kỳ hay sinh con lớn trên 4kg

Chỉ số đường huyết lúc đói 3
Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

– Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hay đang được điều trị cao huyết áp

– Có mức độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) 35 mg/dL hay ít hơn; hoặc có mức triglyceride lớn hơn 250 mg/dL.

– Người đang bị hội chứng buồng trứng đa nang.

– Đã có tiền sử bệnh tim mạch

– Bệnh nhân đề kháng lnsulin hay các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng lnsulin.

Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng, tiếp đó cách 2 – 3 tháng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ.

Đối với các trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói hàng tháng (hoặc tối thiểu 2 tháng/lần). Có thể kèm theo xét nghiệm HbA1c nếu kiểm tra tại các bệnh viện lớn, từ tuyến tỉnh trở lên.

Bạn đang xem bài viết: Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu là bình thường? tại Chuyên mục Kiểm soát lượng đường máu

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Ở Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD) lần thứ 53,...
Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường
“Chứng nhạy cảm với lạnh” là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân tiểu...
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Theo báo cáo mới nhất, có rất nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm...
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch suy giảm, vì thế việc tiêm...
Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì
Hiệp hội các nhà giáo dục tiểu đường Hoa Kỳ (ADDE) đưa ra cảnh...
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm, nếu không kiểm soát...
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường