Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Hầu hết bệnh nhân đều rất lo lắng khi không biết thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường khởi phát khi nào, xảy ra ở đâu, như thế nào và làm thế nào để phòng ngừa biến chứng tiểu đường? 

1. Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ba biến chứng lớn là bệnh thần kinh, bệnh võng mạc, bệnh thận. Ngoài ra, tần suất phát sinh các bệnh liên quan đến mạch máu như biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu não,…khi bị tiểu đường cũng cao.

Những biến chứng của tiểu đường này không xảy ra ngay sau khi bệnh tiểu đường khởi phát. Nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và bỏ mặc tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn, thông thường bệnh sẽ dần dần tiến triển trong thời gian nhiều năm. Bệnh tiểu đường là bệnh khởi phát và tiến triển trong thời gian dài, về các biến chứng của bệnh, thông thường biến chứng bệnh thần kinh do tiểu đường xảy ra trước, sau đó là bệnh võng mạc, và nếu bệnh tiến triển hơn nữa sẽ gây ra bệnh thận.

2. Bệnh thần kinh tiểu đường

Lúc đầu, các triệu chứng như tê và đau nhức chân tay thường xuất hiện. Khi bệnh tiến triển dần dần, rối loạn của hệ thần kinh tự trị cũng xảy ra, gây bất lực, chóng mặt, táo bón, giảm tiết mồ hôi, rối loạn chức năng bàng quang,…Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, có thể gây ra hoại tử chân. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường đều bị biến chứng này, bởi vì có nhiều loại rối loạn đa dạng khác nhau. Vì lý do này, bệnh thần kinh tiểu đường được coi là biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất và đa dạng nhất trong các biến chứng tiểu đường.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường 2
Biến chứng thần kinh ảnh hưởng đến tay chân (ảnh: Internet)

Các triệu chứng kèm theo bệnh thần kinh tiểu đường (thường gặp ở bàn chân và lòng bàn chân, các ngón tay)

Nếu bệnh nhân tiểu đường đang điều trị hồi phục bệnh và có các triệu chứng dưới đây xuất hiện ở bàn chân và lòng bàn chân, các ngón tay thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Đau nhức

– Đau châm chích

– Đau rát

– Tê liệt

– Đau râm ran

– Tê

– Rát

– Ngứa ran

– Đau nhói

– Cảm giác gai

cta kiến thức tiểu đường Xem ngay Bệnh thần kinh tiểu đường để hiểu rõ về biến chứng nguy hiểm thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường này

3. Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất trong các biến chứng của bệnh tiểu đường. Trước đây ở các nước phương Tây, bệnh võng mạc tiểu đường được coi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Ở Nhật Bản, tuy có sự khác biệt do phương pháp điều tra, nhưng kết quả chỉ ra rằng khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường có bất thường ở võng mạc. Người ta cho rằng có khoảng 3~40 nghìn bệnh nhân bị mù ước tính trên toàn quốc. Theo như cấu tạo của mắt, võng mạc nằm ở bên trong của mắt, cũng giống như cuộn phim ở trong máy ảnh. Võng mạc đóng vai trò quan trọng trong việc cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu về ánh sáng này đến não.

biến chứng của bệnh tiểu đường 6
Cấu tạo mắt bình thường (ảnh: Internet)

Có nhiều mao mạch phân bố trong võng mạc này. Nếu bệnh nhân để tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn, những mạch máu này sẽ bị phá vỡ, và ban đầu sẽ xuất hiện các hiện tượng như điểm xuất huyết nhỏ. Khi bệnh tiến triển, xuất huyết và đốm lớn xuất hiện. Những biến đổi này được phát hiện, xác nhận bằng kiểm tra soi đáy mắt và được ghi lại trong ảnh soi đáy mắt. Tuy nhiên, do khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, bệnh võng mạc không xảy ra ngay lập tức, mà trung bình trong khoảng 10 năm. Tất nhiên, trường hợp bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt, biến chứng này sẽ xuất hiện sớm hơn, và trường hợp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, dù sau bao nhiêu năm, biến chứng tiểu đường này có thể sẽ không xuất hiện cho đến hết đời.

Khi được chẩn đoán là bệnh lý võng mạc giai đoạn nền trong kiểm tra soi đáy mắt, những dấu hiệu như cục lồi lên xuất hiện trong mao mạch, có hiện tượng xuất huyết và bạch biến cục bộ trong võng mạc. Xuất huyết và bạch biến ở giai đoạn này ít ảnh hưởng đến thị giác, vì vậy khó có thể nhận thức được. Nếu tiến hành kiểm soát đường huyết vào giai đoạn này, bệnh võng mạc sẽ chuyển biến tốt hoặc có thể hồi phục.

Giai đoạn tiếp theo nếu bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển là giai đoạn bệnh lý võng mạc tiền tăng sinh.Tổn thương ở võng mạc giai đoạn này là các mạch máu trên bề mặt của võng mạc bị tắc nghẽn, hiện tượng bạch biến xuất hiện thường xuyên, có khu vực mà máu không được lưu thông đến, mạch máu có hướng và hình dạng bất thường.

Nếu bệnh nhân để tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn trong giai đoạn này, bệnh có thể chuyển biến xấu thành bệnh lý võng mạc tăng sinh nặng hơn. Nếu bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển đến giai đoạn này, sự tăng mạnh về huyết áp và các xung động làm cho các mạch máu bị vỡ, dẫn đến xuất huyết nhiều, là nguyên nhân trực tiếp gây xuất huyết võng mạc và xuất huyết thủy tinh thể. Việc điều trị trở nên rất khó khăn, vì vậy trước khi tình trạng này xảy ra, phải có phương pháp điều trị như quang đông để phòng ngừa bệnh.

Quang đông là một phương pháp chiếu tia sáng laser lên mạch máu của võng mạc và đông kết bộ phận nơi các thành phần máu bị rò rỉ từ một mạch máu nhỏ bằng tác động nhiệt. Sau khi quang đông, bệnh nhân có thể cảm thấy tầm nhìn hơi tối, nhưng nguyên lý của phương pháp điều trị này là dù bệnh có tiến triển nhiều hay ít vẫn có thể kìm hãm được. Tại Mỹ vào năm 1975, đã tiến hành một nghiên cứu lớn về vấn đề liệu phương pháp điều trị quang đông này có thực sự hiệu quả. Kết quả là trong số những người tiến hành điều trị quang đông, tỷ lệ bệnh nhân bị mù sau 3 năm điều trị đã giảm xuống ở mức ít hơn một nửa số người không tiến hành điều trị quang đông.

Chính bởi phương pháp điều trị này có hiệu quả như vậy, người ta nghĩ rằng tốt hơn là tiến hành điều trị quang đông không chỉ ở giai đoạn đầu của bệnh lý võng mạc tăng sinh mà cả giai đoạn bệnh lý võng mạc tiền tăng sinh.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường 1
Biến chứng bệnh tiểu đường về mắt: Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu chi tiết về biến chứng bệnh võng mạc tiểu đường để hiểu chi tiết về nguyên nhân, cách điều trị

4. Bệnh thận do tiểu đường

Hiện nay ở Nhật Bản, có khoảng 80.000 bệnh nhân phải thực hiện chạy thận nhân tạo, trong đó có 20% bệnh nhân bị tiểu đường, đứng thứ 2 sau bệnh viêm thận mãn tính. Ngoài ra ở bệnh nhân tiểu đường, có nhiều biến chứng tiểu đường khác ngoài bệnh thận, và tỷ lệ sống sau khi chạy thận nhân tạo cũng thấp.

Tuy nhiên, ở bệnh thận do tiểu đường, hầu như không có triệu chứng nào xuất hiện cho đến khi bệnh tiến triển thành suy thận. Vì vậy, bệnh nhân chỉ có thể đánh giá tình trạng bệnh tốt hay xấu nhờ kết quả của xét nghiệm nước tiểu và máu.

Triệu chứng ban đầu là protein niệu, là tình trạng protein không thường được bài tiết nhưng lại có trong nước tiểu. Thông thường biến chứng này xuất hiện khoảng từ 10 năm đến 15 năm sau khi khởi phát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vì biến chứng bệnh tiểu đường này thường xuất hiện không liên tục (tình trạng lúc có lúc không) trong thời gian đầu, đôi khi bệnh nhân không để ý. Nếu protein liên tục được bài tiết ra cùng nước tiểu thì đó là khi bệnh thận đã tiến triển đến một mức độ nhất định.

Gần đây, trước khi có kết quả protein niệu dương tính nhờ phương pháp kiểm tra bằng giấy thử, có thể phát hiện albumin vi lượng trong nước tiểu. Đây không phải là phương pháp dễ dàng như phương pháp kiểm tra bằng giấy thử, nhưng vẫn có thể dễ dàng xác định trong một khoảng thời gian ngắn với dụng cụ chuyên dụng. Nếu việc kiểm soát đường huyết và huyết áp được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong giai đoạn này, có khả năng lớn trong việc ngăn chặn bệnh thận tiến triển, bởi việc phát hiện bệnh thận ở giai đoạn này được coi là rất quan trọng.

Lượng protein thải ra trong nước tiểu tăng dần nếu bệnh nhân không để tâm đến tình trạng bênh, do đó khối lượng sẽ là một vài gram một ngày. Giai đoạn này được gọi là hội chứng thận hư. Nếu như vậy, thường là trong khoảng từ 1~2 năm, chức năng thận suy giảm rõ rệt và dẫn đến suy thận.

Trong giai đoạn này, xuất hiện các triệu chứng như phù nề chi dưới, suy tim, ure máu (tình trạng trong đó các độc tố không thể bài tiết qua thận và tích lũy trong cơ thể). Nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, bệnh nhân chỉ có thể tiếp nhận điều trị như chạy thận nhân tạo và ghép thận. Đây sẽ là một gánh nặng lớn cho bệnh nhân.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường 4
Người bệnh chỉ có thể đánh giá tình trạng bệnh tốt hay xấu nhờ kết quả xét nghiệm nước tiểu và máu (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đường Xem ngay biến chứng chính của bệnh tiểu đường Bệnh thận do tiểu đường để hiểu rõ về nguồn gốc bệnh

5. Xơ vữa động mạch (đột quỵ/ bệnh tim)

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch và từ đó gây ra bệnh tim, đột quỵ.

Đặc biệt, hiện tượng tăng đường huyết sau khi ăn là yếu tố khiến tình trạng xơ vữa động mạch tiến triển.

Để ngăn chặn xơ vữa động mạch, ngoài điều trị bệnh tiểu đường thì cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ các tình trạng huyết áp cao, rối loạn lipid máu, béo phì. Khi bốn bệnh lối sống này đồng loạt xảy ra, tình trạng xơ vữa động mạch sẽ tiến triển nhanh hơn và nguy cơ bệnh tim, đột quỵ cũng tăng cao.

Do đó, bốn bệnh lối sống này được gọi là “nhóm tứ tấu của cái chết”.

Xơ vữa động mạch và tăng đường huyết sau ăn

Nhiều loại thuốc khác nhau đã được phát triển để cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Các loại thuốc có hiệu quả cải thiện đường huyết sau ăn cụ thể: thuốc uống gồm có thuốc thúc đẩy tiết insulin tác dụng nhanh, nhóm thuốc ức chế α-glucosidase, nhóm thuốc ức chế DPP-4, nhóm thuốc ức chế SGLT2, thuốc tiêm insulin gồm có thuốc tiêm insulin loại tác dụng cực nhanh,…Ngoài ra còn có các chất đồng vận thụ thể GLP-1 và nhóm thuốc ức chế DPP-4 là các loại thuốc thúc đẩy tiết insulin khi lượng đường trong máu cao.

Chính vì vậy, hiện nay bệnh nhân có thể chọn phương pháp điều trị và thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

cta kiến thức tiểu đường Cùng tìm hiểu chi tiết: “Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch” TẠI ĐÂY

6. Biện pháp đối với các biến chứng bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa những biến chứng tiểu đường này, hiện nay, biện pháp thiết thực nhất là kiểm soát đường huyết. Tất nhiên, bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết bằng liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động, liệu pháp uống thuốc hạ đường huyết (thuốc uống). Tuy nhiên, đặc biệt là sau khi phát triển liệu pháp insulin, hiệu quả của liệu pháp này rất chính xác và đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường 5
Kiểm soát đường huyết bằng ăn uống và vận động (ảnh: Internet)

Gần đây, trong một tạp chí tiếng Anh nổi tiếng có tên New England Journal of Medicine, có một báo cáo về cuộc khảo sát với đối tượng là khoảng 1.400 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp insulin tăng cường.

Trong khảo sát quy mô lớn này, theo quan sát trong 6.5 năm, người ta kết luận rằng nếu việc kiểm soát đường huyết được thực hiện gần như bình thường trong trường hợp điều trị bằng liệu pháp insulin tích cực thì sự tiến triển của bệnh võng mạc bị trì hoãn và tình trạng bệnh chuyển biến tốt hơn. Ngoài ra, có báo cáo rằng sự xuất hiện protein niệu vi lượng (albumin có trong nước tiểu)-dấu hiệu sớm của bệnh thận cũng giảm, và sự xuất hiện của bệnh thần kinh lâm sàng cũng giảm. (Mặc dù hiện tượng tăng tình trạng hạ đường huyết đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại).

Từ những kết quả này, đã thu được kiến thức quan trọng là “tốt hơn nên tích cực thúc đẩy liệu pháp insulin tích cực trong trường hợp không kiểm soát được lượng đường trong máu bằng nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường khác nhau.”

Gần đây, một loại thuốc uống mới (thuốc uống) cho bệnh tiểu đường đang được phát triển. Loại thuốc này được mong đợi sẽ có hiệu quả không chỉ để kiểm soát lượng đường trong máu mà còn ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng bệnh tiểu đường khác nhau.

Ngoài ra, có thể được sử dụng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng như thuốc ức chế men chuyển aldose. Người ta cho rằng những loại thuốc để phòng ngừa các biến chứng như vậy cũng sẽ mang lại tin tốt cho nhiều bệnh nhân trong tương lai.

Tuy nhiên, điều quan trọng không được quên trong việc phòng ngừa các biến chứng tiểu đường là cố gắng đến bệnh viện và thường xuyên nhận được tư vấn thích hợp từ bác sĩ. Nắm bắt rõ tình trạng kiểm soát đường huyết mỗi tháng, và nếu có dấu hiệu cho thấy tình trạng tăng đường huyết trở nên tồi tệ hơn, điều quan trọng nhất là phải tiến hành biện pháp giải quyết tình trạng này ngay lập tức.

Người bệnh thường không chú ý tới thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường khởi phát khi nào và không biết xử lý như thế nào khi xuất hiện những biến chứng. Để tránh tình trạng này, hãy chắc chắn rằng bệnh nhân có kiến thức chính xác về bệnh và nhận được hướng dẫn đầy đủ của bác sĩ.

Bạn đang xem bài viết:Những điều cần biết về biến chứng của bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nhóm thuốc ức chế SGLT2
Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc ức chế tái hấp thu...
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Té ngã có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, đe...
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng người thu nhập thấp hơn có nguy...
Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”
Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường gây tê bì, cảm giác...
Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y học Kyoto và Đại học...
Nhóm thuốc ức chế DPP-4
Nhóm thuốc ức chế DPP-4 là một loại thuốc uống điều chỉnh sự tiết...
Nhóm thuốc ức chế SGLT2
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”
Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Nhóm thuốc ức chế DPP-4
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường