Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tăng đường huyết. Bài viết sẽ đề cập tới một số loại thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường phổ biến hiện nay và giải thích tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân điều trị tiểu đường là gì?

1. Điều trị bệnh tiểu đường để ngăn ngừa biến chứng

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường không có bất kỳ dấu hiệu đau đớn hoặc mệt mỏi, nhưng nếu tình trạng tăng đường huyết (*1) tiếp tục kéo dài, các biến chứng tiểu đường (*2) sẽ xảy ra trên toàn bộ cơ thể. Vì vậy, đầu tiên sẽ tiến hành điều trị bằng liệu pháp ăn uống cho người tiểu đườngliệu pháp vận động cho người tiểu đường, nếu lượng đường trong máu vẫn cao sẽ bổ sung biện pháp điều trị bằng thuốc. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về các loại thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường giúp giảm lượng đường trong máu. Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về cơ chế tăng đường huyết trong cơ thể.

(*1) Tăng đường huyết: Nồng độ Glucose trong máu (chỉ số đường huyết) cao.

(*2) Biến chứng: Ví dụ như bệnh võng mạc dẫn đến mù lòa, bệnh thận cần chạy thận nhân tạo, tổn thương thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng trên toàn bộ cơ thể như tê chân tay, các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

2. Ba nguyên nhân lớn của tình trạng tăng đường huyết

Khi ăn uống, carbohydrate (đường) chứa trong thực phẩm được tiêu hóa và hấp thụ dưới dạng glucose, vì vậy lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Ở những người khỏe mạnh, khi lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên, các hormon làm giảm lượng đường trong máu như insulin được tiết ra từ tuyến tụy. Insulin làm giảm sự giải phóng glucose từ gan và tăng cường sự hấp thụ glucose trong gan và mô cơ. Và 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết sẽ trở về mức giống như trước khi ăn.

Nguyên nhân tăng đường huyết 1

Lượng insulin tiết ra không đủ: Lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy giảm dần gây tăng đường huyết.

Nguyên nhân tăng đường huyết 2

Tính kháng insulin: Mặc dù insulin được tiết ra đủ, nhưng do tình trạng gọi là “tính kháng insulin” trong đó độ nhạy của các tế bào với hoạt động của insulin giảm nên hoạt động của insulin không hiệu quả và gây tăng đường huyết.

Nguyên nhân tăng đường huyết 3

Sự tiết Glucagon không kiểm soát: Tuyến tụy ngoài việc tiết ra insulin làm giảm đường huyết còn tiết ra glucagon làm tăng mức đường huyết . Đương nhiên, glucagon được tiết ra rất nhiều khi lượng đường trong máu thấp và không được tiết ra khi lượng đường trong máu cao, tuy nhiên nếu việc tiết glucagon không được kiểm soát, sẽ dẫn đến tăng đường huyết.

3. Một số loại thuốc uống điều trị tiểu đường

3.1. Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU) – Thúc đẩy sự tiết insulin

(Gliclazide (Glimicron,…), Glibenclamide (Euglucon, Daonil,…), Glimepiride (Amaryl),…)

Thuốc tác dụng lên tuyến tụy và thúc đẩy sự tiết insulin. Insulin tiết ra tác động để ngăn chặn sự giải phóng glucose từ gan và tăng tổng hợp glycogen (là dạng lưu trữ chính của glucose trong cơ thể). Ngoài ra insulin này cũng hoạt động trên cơ bắp và mô mỡ toàn cơ thể thúc đẩy sự tiêu thụ glucose, tăng tổng hợp glycogen trong gan, chất béo được tổng hợp từ glucose trong mô mỡ.

Bằng cách này, lượng đường trong máu giảm xuống.

Bên cạnh đó nếu liên tục uống thuốc SU, một số người có thể bị tăng cân. Việc tăng cân sẽ có ảnh hưởng xấu trong điều trị bệnh tiểu đường, vì vậy hãy cẩn thận với chế độ ăn uống và cố gắng kiểm soát cân nặng.

– Thời gian dùng thuốc: Trường hợp uống một lần một ngày nên uống vào buổi sáng, hai lần một ngày nên uống trước hoặc sau bữa ăn sáng và tối.

– Tác dụng phụ chính: Khi tác dụng của thuốc quá mạnh sẽ gây hạ đường huyết. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như rối loạn chức năng gan, thiếu máu, phát ban,…

Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường 5
Thuốc nhóm SU (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngGiải đáp: Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?

3.2. Thuốc thúc đẩy sự tiết insulin tác dụng nhanh – Tăng tiết insulin chỉ trong một thời gian ngắn sau khi uống

Nateglinide (Starsis, Fastic), Mitiglinide calcium hydrate (Glufast), Repaglinide (Surepost))

Là một loại thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường thúc đẩy sự tiết insulin như thuốc SU, nhưng nó có một đặc trưng là hiệu quả xuất hiện ngay lập tức sau khi dùng thuốc và thời gian tác dụng ngắn. Vì lý do này, uống trước bữa ăn sẽ cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

– Thời gian dùng thuốc: uống ngay trước mỗi bữa ăn.

– Tác dụng phụ chính: Vì thời gian tác dụng ngắn nên tình trạng hạ đường huyết không xảy ra giữa các bữa ăn, nhưng sẽ có nguy cơ hạ đường huyết nếu không ăn sau khi uống. Ngoài gây hạ đường huyết còn có các triệu chứng khác như đầy bụng, phân lỏng, mẩn ngứa, rối loạn chức năng gan,…

3.3. Thuốc ức chế α-glucosidase – Làm chậm sự hấp thu tiêu hóa đường và hạn chế sự tăng lượng đường trong máu sau ăn

(Acarbose (Glucobay), Voglibose (Basen), Miglitol (Seibule))

Là thuốc có hiệu quả ức chế tiêu hóa carbohydrates trong ruột non và làm chậm sự hấp thụ glucose, do đó ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau ăn. Thuốc có đặc trưng là có thể phát huy hiệu quả không liên quan đến lượng insulin tiết ra hay tính nhạy của insulin.

Trong bệnh tiểu đường, do lượng insulin tiết ra ngay sau khi ăn không đủ nên đường huyết sẽ bị tăng cao sau ăn. Khi dùng thuốc này, lượng đường trong máu tăng nhẹ sau bữa ăn, do đó đỉnh tăng đường huyết trùng với thời gian tiết insulin, giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết.

– Thời gian dùng thuốc: uống ngay trước mỗi bữa ăn.

– Tác dụng phụ chính: Vì tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bị chậm lại nên sẽ làm tăng các vấn đề như đầy hơi, xì hơi, đau bụng/ tiêu chảy/ táo bón. Ngoài ra có thể gây rối loạn chức năng gan.

Khi lượng tiết insulin không tăng lên, dùng một loại thuốc này sẽ không gây ra tình trạng hạ đường huyết. Trường hợp dùng (hoặc tiêm) kết hợp với loại thuốc hạ đường huyết khác, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Trong trường hợp hạ đường huyết xảy ra, có thể khắc phục bằng uống glucose.

– Cơ chế tác dụng của thuốc ức chế α-glucosidase

Trường hợp không dùng thuốc: do carbohydrates được tiêu hóa và hấp thụ ở tá tràng và nửa trên ruột non, lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường 1
Trường hợp không dùng thuốc (ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

Trường hợp uống thuốc trước bữa ăn: Carbohydrates được tiêu hóa và hấp thu trong ruột và lượng đường trong máu tăng vừa phải. Tuy nhiên, carbohydrates chưa tiêu hóa có thể được phân giải trong ruột già và các triệu chứng như xì hơi nhiều có thể xuất hiện.

Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường 2
Trường hợp uống thuốc trước bữa ăn (ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

3.4. Thuốc Biguanide (thuốc BG) – Ức chế sự hấp thu và giải phóng đường trong gan giúp làm giảm lượng đường trong máu

(Metformin hydrochloride (Metgluco, Glycoran), Buformin hydrochloride (Dibetos))

Thuốc BG là thuốc giúp hạ đường huyết bằng cách tác động lên các cơ quan và mô chủ yếu ở gan. Gan hoạt động tạo ra glucose từ các axit amin, chất béo và axit lactic và giải phóng đường này vào máu, nhưng thuốc BG sẽ có hiệu quả ngăn chặn tác dụng này. Ngoài ra, thuốc cũng giúp cải thiện sự hấp thu glucose trong cơ bắp và mô mỡ, cải thiện tính kháng insulin và có tác dụng ức chế hấp thu glucose từ đường ruột. Bởi vì thuốc không làm tăng sự tiết insulin nên sẽ không làm tăng trọng lượng cơ thể và không gây hạ đường huyết.

Trước đây, thuốc BG không được sử dụng do vấn đề tác dụng phụ và có trường hợp người dùng được sử dụng đủ lượng để điều trị trong một thời gian, nhưng bây giờ thuốc đã được đánh giá lại và có thể sử dụng đủ lượng.

– Thời gian dùng thuốc: uống 2 hoặc 3 lần một ngày (số lần được chỉ định) sau mỗi bữa ăn. (Uống trước bữa ăn có thể gây rối loạn chuyển hóa).

– Tác dụng phụ chính: Các triệu chứng về hệ tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy có thể xuất hiện. Một vài trường hợp có thể xuất hiện các tác dụng phụ cần được điều trị gọi là nhiễm toan lactic. Nếu người dùng thuốc có các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau cơ, khó thở hoặc nếu không có dấu hiệu phục hồi, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, xin vui lòng ngừng uống rượu và nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ khi bị sốt hoặc có nguy cơ mất nước do tiêu chảy. Trường hợp chỉ dùng thuốc BG sẽ không gây hạ đường huyết.

Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường 3
Tác dụng của thuốc Biguanide – thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường (ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

3.5. Thuốc Thiazolidine – Tăng cường độ nhạy của insulin

(Pioglitazone Hydrochloride (Axtos))

Ngoài việc thúc đẩy sự hấp thu glucose trong cơ bắp, thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường này còn giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế sự giải phóng glucose từ gan. Ngoài ra, ở người béo phì có mức mỡ nội tạng cao (người bị dư thừa mỡ trong bụng), kích thước các tế bào mỡ thường lớn từ đó làm hiệu quả của insulin được giải phóng kém đi, tuy nhiên loại thuốc này giúp tăng hiệu quả insulin bằng cách giảm tế bào mỡ lớn và tăng các tế bào mỡ nhỏ. Do đó thuốc này được kê đơn cho nhiều bệnh nhân thừa cân bị tăng đường huyết do tính kháng insulin.

– Thời gian dùng thuốc: Uống 1 ngày 1 lần trước hoặc sau bữa sáng.

– Tác dụng phụ chính: Xuất hiện phù (sưng) và cân nặng có thể tăng đột ngột. Tác dụng phụ này thường gặp ở phụ nữ. Người bị bệnh trong tim phải đặc biệt chú ý vì nếu tình trạng phù nề nghiêm trọng sẽ gây áp lực cho tim.

Ngoài ra, bởi vì thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan nên cần kiểm tra chức năng gan một cách thường xuyên trong thời gian dùng thuốc. Nếu chỉ dùng thuốc này sẽ không gây ra tình trạng hạ đường huyết, nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng kết hợp với các thuốc giảm đường huyết khác.

3.6. Nhóm thuốc ức chế DPP 4 – Thúc đẩy sự tiết insulin chỉ khi đường huyết cao

(Sitagliptin phosphate hydrate (Glactiv, Januvia), Vildagliptin (Equa), Alogliptin benzoat (Nesina), Linagliptin (Trazenta), Teneligliptin hydrobromide hydrate (Tenellia), Anaglyptine (Suiny), Saxagliptin Hydrate (Onglyza), Trelagliptin succinate (Zafatek), Omarigliptin (Marizev))

Có một loại hormon gọi là incretin được tiết ra từ tá tràng và ruột non sau bữa ăn. Incretin thúc đẩy tiết insulin từ tuyến tụy và ức chế tiết glucagon chỉ khi đường huyết tăng. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể tiết insulin nhưng do incretin ít nên gây ra tình trạng tăng đường huyết. Nhóm thuốc ức chế DPP-4 hoạt động để phát huy hiệu quả ngăn ngừa incretin bị phân giải trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng khác như bảo vệ tuyến tụy, não, tim.

– Thời gian dùng thuốc: Uống 1 ngày 1 hoặc 2 lần, cũng có loại uống 1 lần 1 tuần.

– Tác dụng phụ chính: Để thúc đẩy tiết insulin chỉ khi lượng đường trong máu cao, nếu chỉ dùng thuốc này, không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng hạ đường huyết. Tuy nhiên, tình trạng hạ đường huyết bất ngờ có thể xảy ra nếu đang dùng các loại thuốc thúc đẩy tiết insulin khác (chủ yếu là thuốc SU). Đây là loại thuốc có ít tác dụng phụ, nhưng vì đây là một loại thuốc tương đối mới nên cũng có thể tìm thấy các tác dụng phụ mới.

3.7. Nhóm thuốc ức chế SGLT2 – tăng cường thải trừ đường qua nước tiểu

(Ipragliflozin L – Proline (Suglat), Dapagliflozin propylene glycolate hydrate (Farxiga), Luseogliflozin hydrate (Lusefi ), Tofogliflozin hydrate (Apleway, Deberza), Canagliflozin hydrate ( Canaglu), Empagliflozin (Jardiance))

Thận lọc ra các chất không cần thiết từ máu và bài tiết chúng dưới dạng nước tiểu. Trong nước tiểu (nước tiểu thô) được tạo ra ở giai đoạn lọc ban đầu, vẫn còn một số chất cần thiết cho cơ thể, được tái hấp thu bởi thận và đưa lại về máu. Vì glucose cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng nên sẽ được tái hấp thu (SGLT2 đóng vai trò hỗ trợ sự tái hấp thu này). Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc ức chế tái hấp thu glucose, bài tiết lượng đường dư thừa vào nước tiểu và làm giảm lượng đường trong máu.

– Thời gian dùng thuốc: Uống thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường này 1 ngày 1 lần trước hoặc sau bữa sáng. Cũng có loại không cần phải uống trước sau bữa sáng.

– Tác dụng phụ chính: Lượng nước tiểu nhiều làm tăng số lần đi vệ sinh, gây khát nước và người dùng có xu hướng bị mất nước, vì vậy hãy chú ý bổ sung lượng nước đặc biệt là vào mùa hè và ở người cao tuổi. Ngừng uống thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi bị sốt hoặc có nguy cơ mất nước do tiêu chảy,… Ngoài ra có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm bàng quang (đặc biệt là phụ nữ). Do đây là một loại thuốc mới nên sẽ có thể sẽ phát hiện thêm tác dụng phụ khác. Ngoài ra, trường hợp chỉ dùng thuốc ức chế SGLT2, tình trạng hạ đường huyết không xảy ra.

cta kiến thức tiểu đườngThông tin đầy đủ về Các loại thuốc kết hợp điều trị bệnh tiểu đường

4. Tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi điều trị bệnh tiểu đường là gì?

Là tình trạng hạ đường huyết mà lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường do hiệu quả mạnh của thuốc. Trong tình trạng hạ đường huyết, glucose là nguồn năng lượng chính của não không đủ, chức năng não bị suy giảm, vì vậy không thể đưa ra phán đoán và hành động chính xác. Đặc biệt là khi lái xe sẽ rất nguy hiểm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường 4
Tình trạng hạ đường huyết thường xuyên xảy ra ở người tiểu đường (ảnh: Internet)

4.1. Triệu chứng hạ đường huyết

Sức mạnh của chân tay yếu đi, chậm chạp/ mắt nhìn mờ, hoa mắt/ run rẩy/ toát mồ hôi lạnh/ nhức đầu/ khó chịu, dễ tức giận/ đi loạng choạng/ không thể cử động khớp/ mất ý thức/ hôn mê.

Khi bị hạ đường huyết, hãy ghi lại thời gian và tình trạng để tham khảo ý kiến bác sĩ trong lần khám tiếp theo.

4.2. Cách phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết

Nên ăn uống đúng giờ/ luôn luôn có sẵn đường hoặc glucose (đặc biệt là khi tập thể dục)/ nếu các triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện, hãy bổ sung glucose và đường một cách nhanh chóng. Nước trái cây và cơm, bánh mì, trái cây cũng có thể mang lại hiệu quả, nhưng phải mất thời gian để phục hồi. Hiệu quả nhanh nhất là dùng glucose. Đặc biệt là những người dùng thuốc ức chế α-glucosidase nên dùng glucose khi bị hạ đường huyết.

Vì phần lớn mọi người không biết khi nào hạ đường huyết sẽ xảy ra, nên hãy luôn chuẩn bị sẵn đường và glucose ở nhà để có thể dùng bất cứ lúc nào. Ngoài ra khi đi ra ngoài, hãy mang theo các loại đường này để bạn có thể lấy ngay lập tức. Nếu bạn bị hạ đường huyết khi không có sẵn các loại đường này, nên uống nước trái cây (không giảm calorie).

Bạn đang xem bài viết: Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường tại Chuyên mục Các loại thuốc

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Điều trị tiểu đường bằng insulin
Điều trị tiểu đường bằng insulin là một trong những cách để điều trị...
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là tình trạng hiệu quả của...
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Phần lớn bệnh nhân thường có suy nghĩ bi quan rằng liệu pháp insulin...
Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”
Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường gây tê bì, cảm giác...
Những điều người bị tiểu đường cần lưu ý để kiểm soát bệnh vào mùa lạnh
Bên cạnh các yếu tố về ăn uống, sinh hoạt thì yếu tố thời...
Tiểu đường có quan hệ được không ?
Tiểu đường không chỉ ảnh hưởng tới cách bạn ăn uống, mà ngay cả...
Điều trị tiểu đường bằng insulin
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”
Những điều người bị tiểu đường cần lưu ý để kiểm soát bệnh vào mùa lạnh
Tiểu đường có quan hệ được không ?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường