Nhóm thuốc ức chế SGLT2

Cỡ chữ:
A A
Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc ức chế tái hấp thu glucose, bài tiết lượng đường dư thừa vào nước tiểu và làm giảm lượng đường trong máu. Nhóm thuốc ức chế SGLT2 có hiệu quả ức chế chức năng của SGLT2 và thúc đẩy bài tiết glucose trong nước tiểu để glucose không trở lại máu bằng tiểu quản thận. Và nhờ đó, lượng đường trong máu giảm.

1. Tác dụng

Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc ức chế tái hấp thu glucose, bài tiết lượng đường dư thừa vào nước tiểu và làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả giúp giảm cân. Nếu chỉ dùng thuốc này sẽ không gây ra tình trạng hạ đường huyết, nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng kết hợp với các thuốc giảm đường huyết khác. Ở Nhật, nhóm thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc mới được sử dụng từ năm 2014.

2. Cơ chế giảm lượng đường trong máu

Thận lọc ra các chất không cần thiết từ máu và bài tiết chúng dưới dạng nước tiểu. Trong nước tiểu (nước tiểu thô) được tạo ra ở giai đoạn lọc ban đầu, vẫn còn một số chất cần thiết cho cơ thể, được tái hấp thu bởi tiểu quản thận và đưa lại về máu. Do đó ở người khỏe mạnh, đường không xuất hiện trong nước tiểu được bài tiết. SGLT2 là một protein hoạt động trong sự tái hấp thu glucose này.

Nhóm thuốc ức chế SGLT2 có hiệu quả ức chế chức năng của SGLT2 và thúc đẩy bài tiết glucose trong nước tiểu để glucose không trở lại máu bằng tiểu quản thận. Và nhờ đó, lượng đường trong máu giảm.

Do nước được bài tiết cùng với đường nên lượng nước tiểu tăng lên.

Nhóm thuốc ức chế SGLT2-1
Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là thuốc làm giảm lượng đường trong máu không liên quan đến insulin (ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

Phần lớn các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường (ngoài nhóm thuốc ức chế α-glucosidase) đều có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu thông qua sự tiết và tác dụng của insulin, nhưng nhóm thuốc ức chế SGLT2 là thuốc làm giảm lượng đường trong máu không liên quan đến insulin.

Thuốc được tạo ra từ ý tưởng đảo ngược

Một trong những kiểm tra của bệnh tiểu đường là kiểm tra đường trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu cao, bằng cách kiểm tra khi nồng độ đường trong máu vượt quá một giá trị nhất định, đường không thể được đưa vào tiểu quản thận và đường xuất hiện trong nước tiểu không. Tên của bệnh tiểu đường cũng dựa trên tình trạng đường xuất hiện trong nước tiểu.

Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc được tạo ra từ “ý tưởng đảo ngược” làm giảm lượng đường trong máu bằng cách thúc đẩy sự bài tiết đường trong nước tiểu. Nếu sử dụng thuốc ức chế SGLT2, đường sẽ xuất hiện trong nước tiểu ngay cả khi lượng đường trong máu không nhiều đến mức có thể bài tiết trong nước tiểu. Và tất nhiên, khi kiểm tra đường trong nước tiểu sẽ có kết quả dương tính, nhưng điều này không có nghĩa rằng tình trạng bệnh tiểu đường đang trở nên tồi tệ hơn.

3. Điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

Nhiễm trùng đường tiết niệu và cơ quan sinh dục

Các hiện tượng như viêm bàng quang, các bệnh viêm nhiễm như nhiễm trùng niệu đạo, âm đạo có thể xảy ra. Phụ nữ cần đặc biệt chú ý khi dùng thuốc này.

Mất nước

Khi lượng nước trong cơ thể quá ít có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Các triệu chứng thường gặp là khát nước, mệt mỏi, giảm lượng nước tiểu, tuy nhiên đôi khi rất khó để nhận biết các triệu chứng mất nước nên cần đặc biệt chú ý. Hãy cố gắng bổ sung nước đầy đủ khi dùng thuốc.

Nhóm thuốc ức chế SGLT2-2
Người cao tuổi nên chú ý khi dùng thuốc này (ảnh: Internet)

Đối với người cao tuổi, triệu chứng mất nước rất khó nhận biết và có thể gây nguy hiểm, do đó không nên dùng thuốc này cho người cao tuổi.

Bạn đang xem bài viết:Nhóm thuốc ức chế SGLT2” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những điều người bị tiểu đường cần lưu ý để kiểm soát bệnh vào mùa lạnh
Bên cạnh các yếu tố về ăn uống, sinh hoạt thì yếu tố thời...
Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y học Kyoto và Đại học...
Những điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý để phòng tránh virus Covid-19
Hiện nay tình trạng lây nhiễm virus corona ngày càng diễn biến phức tạp,...
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và người cao tuổi,...
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và bệnh gout là hai bệnh đang ngày càng xuất hiện...
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Ở Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD) lần thứ 53,...
Những điều người bị tiểu đường cần lưu ý để kiểm soát bệnh vào mùa lạnh
Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Những điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý để phòng tránh virus Covid-19
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường