Loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất? So sánh các loại thuốc được phát triển trong 10 năm qua

Cỡ chữ:
A A
Một nghiên cứu bởi Trường Đại học Hoàng gia London ở Anh về việc so sánh ba loại thuốc điều trị tiểu đường: “nhóm thuốc ức chế DPP-4”, “chất đồng vận thụ thể GLP-1” và “nhóm thuốc ức chế SGLT2” đã chỉ ra loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất.

Thuốc điều trị tiểu đường đã có những tiến bộ rõ rệt trong 10 năm qua

Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Hoàng gia London ở Anh đã tiến hành nghiên cứu so sánh ba loại thuốc hạ đường huyết thường được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường là “nhóm thuốc ức chế DPP-4”, “chất đồng vận thụ thể GLP-1” và “nhóm thuốc ức chế SGLT2”. Ở các nước Âu Mỹ, cứ trong ba người bị tiểu đường thì có một bệnh nhân được chỉ định dùng 1 trong 3 loại thuốc này.

Loại thuốc nào mạnh nhất điều trị bệnh tiểu đường? So sánh các loại thuốc được phát triển trong 10 năm qua 5
Cứ trong ba người bị tiểu đường thì có một bệnh nhân được chỉ định dùng 1 trong 3 loại thuốc này. Loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất?

Điều cơ bản trong điều trị bệnh tiểu đường là duy trì thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân không thể kiểm soát đường huyết tốt chỉ với hai phương pháp điều trị trên do đó điều trị bằng thuốc là cần thiết. Metformin là loại thuốc điều trị tiểu đường phổ biến nhất ở khu vực Âu Mỹ, tuy nhiên trong trường hợp tác dụng hạ đường huyết của thuốc không tốt hoặc có tác dụng phụ xảy ra thì sử dụng các loại thuốc khác là cần thiết.

Các loại thuốc mới được phát triển trong 10 năm qua như nhóm thuốc ức chế DPP-4, chất đồng vận thụ thể GLP-1, nhóm thuốc ức chế SGLT2 đã có những hiệu quả đáng mong đợi trong điều trị tiểu đường.

Nhóm thuốc ức chế DPP-4 là một loại thuốc thúc đẩy tiết insulin từ tuyến tụy và chỉ phát huy hiệu quả khi chỉ số đường huyết tăng cao sau ăn. Nếu chỉ sử dụng loại thuốc này, tình trạng hạ đường huyết hầu như không xảy ra. Các loại thuốc thường được chỉ định nhiều nhất cho bệnh tiểu đường tuýp 2 ở Nhật Bản là nhóm thuốc ức chế DPP-4.

Cơ chế mà chất đồng vận thụ thể GLP-1 làm giảm chỉ số đường huyết gần giống như nhóm thuốc ức chế DPP-4 và cũng không gây hạ đường huyết khi không sử dụng kết hợp với loại thuốc giảm đường huyết khác. Trong các loại thuốc tiêm (thuốc tiêm dưới da), có loại được chỉ định tiêm 1 lần/ngày và có loại tiêm 1 lần/tuần. Loại thuốc này có hiệu quả làm chậm quá trình bài tiết và cũng có tác dụng ức chế sự thèm ăn.

Nhóm thuốc ức chế SGLT2 là loại thuốc uống mới nhất. SGLT2 không giống như các loại thuốc khác, loại thuốc này tác dụng lên thận và có hiệu quả giảm chỉ số đường huyết bằng cách thúc đẩy bài tiết một lượng lớn glucose trong máu vào nước tiểu. Do cơ chế hoạt động của thuốc không phụ thuộc vào việc bài tiết insulin nên không gây lo lắng về việc hạ đường huyết.

Nhóm thuốc ức chế SGLT2 và chất đồng vận thụ thể GLP-1 giúp làm giảm nguy cơ tử vong

Để điều tra về vấn đề các loại thuốc điều trị mới này có liên quan như thế nào đến việc giảm nguy cơ tử vong, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp 236 thử nghiệm trên 176.310 bệnh nhân tiểu đường, bao gồm những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, những bệnh nhân đang được chỉ định dùng giả dược, những bệnh nhân không được điều trị gì cả.

Trong 10 năm qua, việc chăm sóc y tế cho bệnh tiểu đường đã có những tiến bộ vượt trội và các loại thuốc điều trị tiểu đường đã tăng lên rất nhiều. Do càng ngày càng có nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường nên gây khá nhiều nhầm lẫn, lo lắng đối với cả bác sĩ và bệnh nhân. Mong rằng nghiên cứu lần này sẽ trở thành tài liệu hữu ích để có thể đánh giá và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp“, Ông Sean Zheng, một nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Hoàng gia London ở Anh và là nhà nghiên cứu của Quỹ Ủy thác Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết.

Ba loại thuốc điều trị tiểu đường nêu trên có tác dụng chung là làm giảm chỉ số đường huyết, nhưng sự khác biệt của từng loại thuốc đã được ghi nhận dựa trên ảnh hưởng đối với nguy cơ tử vong như bệnh tim. Nhóm dùng thuốc ức chế SGLT2 đã được chứng minh có thể giảm 20% nguy cơ tử vong so với nhóm dùng giả dược và nhóm không dùng thuốc. Ngoài ra, chất đồng vận thụ thể GLP-1 làm giảm 18% nguy cơ tử vong.

Không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm thuốc ức chế SGLT2 và chất đồng vận thụ thể GLP-1. Mặt khác, người ta thấy rằng nhóm thuốc ức chế DPP-4 không liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong so với nhóm giả dược và nhóm không sử dụng thuốc.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nhóm thuốc ức chế DPP-4 có thể có tác dụng giảm đường huyết ổn định, nhưng tác dụng ức chế bệnh tim mạch không cao bằng chất đồng vận thụ thể GLP-1 và nhóm thuốc ức chế SGLT2.

Loại thuốc nào mạnh nhất điều trị bệnh tiểu đường? So sánh các loại thuốc được phát triển trong 10 năm qua 6
Sự khác biệt của từng loại thuốc đã được ghi nhận dựa trên ảnh hưởng đối với nguy cơ tử vong

Càng nhiều bệnh nhân tiểu đường thì càng cần sự hỗ trợ của bác sĩ hơn

Ông Sean Zheng cho biết: “Số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang gia tăng trên toàn thế giới và con số bệnh nhân cao hơn trước đây rất nhiều. Ước tính rằng nhiều nhóm thuốc được đánh giá lần này sẽ ngày càng phổ biến trong tương lai. Hiện nay đã có vài thử nghiệm lâm sàng để so sánh tương tác giữa các loại thuốc với nhau và để quyết định loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất và sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân“.

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn nếu việc điều trị không được cải thiện và kiểm soát đường huyết không được cải thiện.

Ba loại thuốc điều trị nêu trên có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong. Hiện nay cũng có một số loại thuốc chỉ cần sử dụng 1 tuần 1 lần nhưng cũng mang lại hiệu quả tương đối tốt. Bệnh nhân sẽ được điều trị thích hợp dựa trên những xem xét về lối sống và tình trạng bệnh.

Những loại thuốc nêu trên là những loại thuốc mới được phát triển và sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Do đó bệnh nhân cần được biết những thông tin cần thiết về những loại thuốc này để lựa chọn phù hợp với tình trạng bệnh và mục đích điều trị”, ông Zheng chỉ ra.

Ông Zheng kết luận rằng: Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường là ngăn ngừa các biến chứng do tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,…Bệnh nhân cần tìm hiểu và thu thập thông tin chính xác từ nhiều tổ chức y tế “càng nhiều bệnh nhân tiểu đường thì càng cần sự hỗ trợ của bác sĩ hơn”.

Bạn đang xem bài viết:Loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất? So sánh các loại thuốc được phát triển trong 10 năm qua” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều biến chứng nguy hiểm thường không có...
Các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân của từng loại bệnh tiểu đường
Ngoài bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến với số lượng bệnh nhân lớn,...
Bệnh tiểu đường và “Điều trị bệnh trầm cảm”
Tại Nhật Bản đã có báo cáo rằng tỷ lệ những người đang bị...
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và người cao tuổi,...
Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường
Theo Hội nghiên cứu nội tiết, cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau...
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu tăng cao sau bữa...
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 
Các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân của từng loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và “Điều trị bệnh trầm cảm”
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường