6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và người cao tuổi, tuy nhiên không ít những trường hợp người trẻ tuổi mắc căn bệnh này. Loãng xương dẫn đến nguy cơ gãy xương cao và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân tiểu đường cũng là đối tượng có nguy cơ gãy xương cao gấp đôi người bình thường. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường nói riêng cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nói chung.

Cứ 3 giây lại có 1 trường hợp bị gãy xương

Số ca loãng xương trên thế giới được ước tính là 200 triệu ca và cứ 3 giây sẽ có một trường hợp bị gãy xương. Khi bị loãng xương, ban đầu người bệnh có thể không cảm thấy triệu chứng gì, nhưng nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn sẽ dẫn đến gãy xương và nặng hơn là nằm liệt giường. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ biết bản thân mắc bệnh khi được bác sĩ chẩn đoán sau một loạt triệu chứng như: đau lưng, đau hông. Ở bệnh nhân tiểu đường, khi các triệu chứng như tăng đường huyết, huyết áp cao, rối loạn lipid máu xảy ra, nếu không có phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh có nguy cơ đối mặt với chứng suy giảm khối lượng xương (*). Những bệnh nhân đang phải đối phó với căn bệnh loãng xương có thể có tuổi thọ trung bình dài, nhưng ảnh hưởng của gãy xương dẫn đến bệnh nhân bị giảm thời gian sống khỏe mạnh và khó duy trì cuộc sống tự lập.

(*) Khối lượng xương đạt mức độ cao nhất ở cả nam giới và nữ giới là trong độ tuổi khoảng 20 tuổi, ở độ tuổi từ 20-40 tuổi, khối lượng xương vẫn duy trì ở mức độ cân bằng; tuy nhiên, từ sau khoảng 45 tuổi thì khối lượng xương giảm dần. Những người có khối lượng xương ít ở tuổi 20 thì xương sẽ càng yếu khi bước sang tuổi già.

Giám đốc IOF, giáo sư Đại học Edinburgh Anh, John Canis cho biết: “Gãy xương do loãng xương làm tăng khả năng liệt giường và giảm đáng kể chất lượng cuộc sống (QOL). Một trong những lý do khiến người cao tuổi không thể sống tự lập có liên quan đến gãy xương do mắc phải căn bệnh loãng xương“.

Đối với các trường hợp bị gãy xương đùi hoặc xương cụt, cứ ba người sẽ có một người phải nhận được sự chăm sóc tại nhà dưỡng lão trong vòng 1 năm. Đối với phụ nữ 45 tuổi bị gãy xương do loãng xương, không ít người phải nhập viện trong khoảng thời gian dài hơn so với bệnh nhân tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư vú.

Ngày 20/10 được coi là Ngày Thế giới Phòng Chống Loãng Xương (World Osteoporosis Day, WOD), Tổ chức loãng xương quốc tế (IOF) kêu gọi mọi người hãy hành động ngay lập tức nhằm cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường

>> Xem thêm chi tiết: “Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường

Hãy hành động ngay để duy trì sức khỏe xương

IOF đã đưa ra 6 phương pháp cải thiện lối sống giúp người bệnh cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương. Trong đó chủ yếu là cách ngăn ngừa theo phương pháp vận động và chế độ ăn uống. Lối sống cải thiện bệnh tiểu đường cũng là một phương pháp có tác dụng giúp bệnh nhân ngăn ngừa gãy xương.

6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường 2
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường

Kiểm soát cân nặng

Không chỉ người béo phì mà người gầy cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Việc giảm cân đột ngột trong quá trình ăn kiêng sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Lý do là nếu không hấp thu đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể thì sẽ gây thiếu hụt lượng canxi cần thiết.

Trong một nghiên cứu đoàn hệ với đối tượng khoảng 2.2 triệu phụ nữ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Việc thiếu cân sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương và gãy phần xương ở vị trí gần đùi. Điều quan trọng là mỗi người cần phải duy trì chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) ở mức độ tiêu chuẩn từ 18.5 đến dưới 25”.

>> Tin tức đáng chú ý: “Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?

Chế độ ăn uống cân bằng

Mọi người cần sử dụng các thực phẩm giàu canxi và giàu vitamin D để giúp hấp thụ canxi. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như: sữa, chế phẩm đậu nành, cá mòi, rau xanh và rong biển. Vitamin D có trong bonito (một thực phẩm được làm từ cá), cá hồi và các loại cá, trứng và các loại nấm.

Mỗi người cần bổ sung Vitamin K, một chất dinh dưỡng không thể thiếu giúp thúc đẩy quá trình tạo xương. Vitamin K có nhiều trong các loại thực phẩm bao gồm:bắp cải, cải bó xôi, natto…

Mỗi ngày mọi người cũng cần hấp thu canxi 700 đến 800 mg để hạn chế loãng xương. Cố gắng hấp thu khoảng 200mg canxi (tương đương một chai sữa) trong chế độ ăn uống hàng ngày.

>> Xem thêm chi tiết: “Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường

Tập thể dục để tăng cường xương6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường 3

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục cũng là một phương pháp hiệu quả giúp xương chắc khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vận động và các hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa tình trạng gãy xương do loãng xương.

Càng về già, việc tập thể dục càng trở nên quan trọng. Nếu tập luyện kết hợp các bài tập rèn luyện sức bền với các bài tập thể dục nhịp điệu như đi bộ thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Người ta đã xác nhận rằng: Đối với phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, nếu thường xuyên tập các bài tập như đi bộ thì mật độ xương sống sẽ cao hơn. Hơn nữa, nếu phụ nữ ở giai đoạn này tham gia các bài tập với tải trọng cao hơn như chạy bộ, dance, nhảy,…mật độ xương ở xương đùi tăng lên đáng kể.

>> Bài viết liên quan: “Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường

Không hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương. Một cuộc khảo sát với đối tượng 250.000 người cả nam và nữ cho thấy: “Những người hút thuốc có nguy cơ gãy xương đùi gần gấp đôi so với những người không hút thuốc“. Như vậy việc không hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ gãy xương.

Cần cẩn thận trong việc sử dụng đồ uống có cồn

Việc sử dụng đồ uống có cồn quá mức cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Nguy cơ gãy phần gần xương đùi sẽ tăng 70% đối với những đối tượng sử dụng 24g ethanol trở lên mỗi ngày. Đặc biệt, phụ nữ càng gầy sẽ càng dễ bị ảnh hưởng bởi các tác hại của rượu. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng: “Sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương”.

>> Bài viết hữu ích cho bệnh nhân: “Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu

6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường 6Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Người bệnh tiểu đường và những đối tượng có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Phương pháp siêu âm thường được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm tra sức khỏe và ở trung tâm y tế, đây là một kĩ thuật sử dụng sóng siêu âm đưa vào từng xương ở gót chân và đo tốc độ sóng siêu âm đi qua xương.

Sóng siêu âm được sử dụng trong cả quá trình khám thai nhi (do quá trình này không thể sử dụng tia X quang) và có thể xác định đúng khối lượng xương một cách dễ dàng. Khi có mối lo ngại về bệnh loãng xương, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sàng lọc bằng phương pháp siêu âm để xác nhận mật độ xương hiện tại.

Ngoài ra, phương pháp DXA (DEXA) là phương pháp đo mật độ xương có tính chính xác hơn. Phương pháp này sử dụng 2 nguồn tia X hướng vào vùng xương cần kiểm tra như xương hông, xương đùi, cổ tay và đo khối lượng xương thông qua tỷ lệ hấp thụ tia X quang. Xương sẽ hấp thu một phần tia X và phần còn lại đi xuyên qua xương, khi mật độ xương càng cao, tia X xuyên được xuyên qua càng ít.

DEXA thường được sử dụng rộng rãi ở các trung tâm y tế và bệnh viện, đối tượng phù hợp áp dụng phương pháp này là phụ nữ ngay sau khi mãn kinh và phụ nữ đang còn trẻ nhưng dễ bị biến đổi khối lượng xương.

Trong trường hợp được chẩn đoán loãng xương, bệnh nhân hãy tìm cho bản thân một phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị loãng xương đang được sử dụng.

Bạn đang xem bài viết:6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
【TƯ VẤN】Hiệu quả ‎của những loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Con số được báo cáo mới đây về tỷ lệ người bị mắc tiểu...
Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
“Bệnh nhân có thể ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như nhồi máu cơ...
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, có nhiều trường hợp bệnh tiến...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân của từng loại bệnh tiểu đường
Ngoài bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến với số lượng bệnh nhân lớn,...
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL là một trong những loại thuốc tiêm trong...
【TƯ VẤN】Hiệu quả ‎của những loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Triệu chứng bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân của từng loại bệnh tiểu đường
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường