Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường dễ dàng xảy ra do kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài, bệnh nhân nên có những biện pháp phòng ngừa và điều trị loãng xương hiệu quả. “Hội nghị thường niên lần thứ 58 của Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản” nhấn mạnh rằng bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ các biện pháp hợp lý để giữ cho xương chắc khỏe.

1. Bệnh loãng xương là gì?

Sự chắc khỏe của xương cấu thành từ hai yếu tố là khối lượng xương và chất lượng xương. Loãng xương là một bệnh xảy ra do mật độ xương và chất lượng xương bị suy giảm. Khi tình trạng loãng xương xảy ra, xương sẽ trở nên yếu, giòn và dễ bị gãy.

Nếu bộ xương của con người được so sánh với các tòa nhà bê tông, các khoáng chất là thành phần tạo nên xương như canxi là phần bê tông và mật độ của các khoáng chất tạo nên xương chính là biểu thị mật độ xương. Phần cốt thép của tòa nhà chính là collagen kết nối của các tế bào trong xương, sự suy yếu của những kết nối này làm giảm sự chắc khỏe của xương và làm chất lượng xương suy giảm.

Nhiều người thường cho rằng loãng xương là một căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, nhưng đây là căn bệnh mà thế hệ người ở độ tuổi 50 cần chú ý. Đặc biệt, trong trường hợp phụ nữ, tình trạng mãn kinh sẽ khiến mật độ xương giảm nhanh sau tuổi 50.

Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Hình minh họa mặt cắt xương đùi khỏe mạnh và xương đùi bị loãng

2. Người tiểu đường có nguy cơ gãy xương cao gấp đôi

Khi kiểm soát đường huyết kém, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường. Và tình trạng gãy xương có tần suất cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Trong các rối loạn chuyển hóa xương ở bệnh nhân tiểu đường, người ta cho rằng sự suy giảm chất lượng xương là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến tình trạng loãng xương hơn sự suy giảm khối lượng xương.

Khi người bệnh không kiểm soát được tình trạng tăng đường huyết trong thời gian dài, sự kích ứng oxy hoá sẽ xảy ra và các sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGE) có khả năng được tích lũy ở collagen trong hỗn hợp xương. Khi collagen bị thoái hóa do tăng đường huyết, xương sẽ mất đi sự mềm dẻo.

Theo nghiên cứu, một số loại thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường có ảnh hưởng không tốt tới tình trạng xương khớp ở người bệnh. Như loại thuốc thiazolidine điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 có tác dụng phụ ức chế sự hình thành xương và làm tăng tần suất gãy xương ở phụ nữ.

>> Xem thêm chi tiết: “Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương

3. Biện pháp phòng ngừa loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường

Để phòng ngừa loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần cải thiện kiểm soát đường huyết, tăng cường xương, cơ bắp thông qua chế độ ăn uống, tập luyện và cố gắng phòng ngừa té ngã, gãy xương.

Về chế độ ăn uống, bệnh nhân cần bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày và bổ sung tích cực các chất chứa vitamin D và canxi. Hiện nay, nam giới và phụ nữ Nhật Bản ở mọi lứa tuổi đang không đáp ứng đủ lượng canxi hấp thụ hàng ngày theo khuyến nghị của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi. Đối với phụ nữ ở độ tuổi 50, nên bổ sung lượng canxi khuyến khích là khoảng 650 mg, nhưng thực tế phụ nữ Nhật Bản mới chỉ hấp thụ khoảng 500mg.

Ngoài các bài tập thể dục nhịp điệu như đi bộ, các bài tập thể dục nâng chân tại chỗ đơn giản hay tập squat có thể được mong đợi sẽ có tác dụng làm tăng mật độ xương. Thêm vào đó, vì tắm nắng có tác dụng thúc đẩy sản xuất vitamin D, nên chế độ tập luyện điều trị sẽ hiệu quả hơn nếu bao gồm cả tắm nắng.

Bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện, bệnh nhân tiểu đường cần ngăn ngừa loãng xương bằng cách duy trì điều trị bổ sung đủ insulin, do ngoài tác dụng làm giảm lượng đường trong máu insulin còn có tác dụng tạo xương.

Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra tình trạng xương sau tuổi 50. Trong kiểm tra mật độ xương, có một phương pháp đo xương gót chân bằng sóng siêu âm và phương pháp đo xương như xương phần cẳng tay và thắt lưng bằng tia X. Trường hợp có một vết nứt mỏng ở chỏm xương đùi hoặc cột sống, trường hợp mật độ xương thấp hơn 70% trung bình đối với người trẻ tuổi hoặc trường hợp xác định rằng nguy cơ gãy xương cao hơn 70% và dưới 80%…là những trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương và phải điều trị bằng thuốc.

Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường 2
Phòng ngừa loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường qua vận động, ăn uống và tiêm insulin đầy đủ

4. Điều trị bệnh loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường bằng thuốc

Tại Nhật Bản, tỷ lệ điều trị bằng thuốc đối với bệnh loãng xương rất thấp chỉ ở mức 20 đến 30%. Loãng xương là một bệnh không có triệu chứng, nhưng điều quan trọng là bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc uống để ngăn ngừa gãy xương. Trọng tâm của điều trị bằng thuốc là “một loại thuốc ngăn chặn sự phá hủy xương”. Trước đây, thuốc Bisphosphonate là loại thuốc phổ biến trong điều trị loãng xương, nhưng từ năm 2013, thuốc tiêm Denosumab cũng đã được đưa vào sử dụng. Loại thuốc tiêm này được dùng 6 tháng một lần và người bệnh cần thiết phải uống thuốc bổ sung vitamin D3 và canxi.

Ngoài ra, các loại thuốc hormone tuyến cận giáp thúc đẩy sự hình thành xương và tăng khối lượng xương, thuốc bổ sung canxi cân bằng chuyển hóa xương và thuốc bổ sung vitamin D loại hoạt tính cũng được đưa vào sử dụng. Phụ nữ tương đối trẻ ở độ tuổi 50 và 60 có thể sử dụng thuốc SERM có tác dụng tương tự như nội tiết tố nữ estrogen.

Ngoài ra, loại thuốc metformin điều trị bệnh tiểu đường không những có thể cải thiện tình trạng kháng insulin mà còn có thể tác động lên các tạo cốt bào sinh xương để thúc đẩy quá trình tạo xương. Thuốc ức chế DPP-4 cũng có tác dụng giảm nguy cơ gãy xương.

Bạn đang xem bài viết:Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cách thử tiểu đường tại nhà
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm có ít dấu hiệu lâm...
Chất đồng vận thụ thể GLP-1
Chất đồng vận thụ thể GLP-1 là một loại thuốc để bổ sung GLP-1...
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản thông báo rằng từ ngày 1 tháng 6...
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
“Bệnh tiểu đường được cho là ‘không thể chữa khỏi một khi đã mắc’...
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản đã đưa ra kiến nghị kêu gọi...
Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ của chứng...
Cách thử tiểu đường tại nhà
Chất đồng vận thụ thể GLP-1
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường