Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao

Cỡ chữ:
A A
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách đi bộ 15 phút sau mỗi bữa ăn. Việc này đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao hơn so với vận động trong thời gian dài. 

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học George Washington đã thực hiện nghiên cứu trên và đưa ra kết luận: Việc đi bộ 15 phút sau khi ăn mang lại hiệu quả tốt ngay cả với những người cao tuổi. 

Nếu cải thiện được tình trạng tăng đường huyết sau ăn thì sẽ hạn chế sự tiến triển xơ cứng động mạch và có thể làm giảm nguy cơ bị  nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao 0
Đi bộ sau bữa ăn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe (Ảnh: Internet)

Họ đã tiến hành khảo sát 10 người cao từ 70 tuổi trở lên và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của những người tham gia nghiên cứu 105-125 mg/dL.

Những người tham gia được đưa vào một căn phòng có lắp đặt một thiết bị đo chính xác lượng vận động được gọi là Calorimeter trong hai ngày. Vào ngày đầu tiên (ngày kiểm soát) sẽ chỉ nghỉ ngơi và không vận động gì.

Vào ngày thứ hai, người tham gia sẽ thực hiện vận động theo 2 kiểu: đi bộ 3 lần trong 15 phút sau mỗi bữa ăn 30 phút và đi bộ 45 phút vào sáng, chiều. Dụng cụ hỗ trợ máy đi bộ hoạt động với cường độ trung bình 4,8 km/h. Những người tham gia có bữa ăn tiêu chuẩn hóa giống nhau và được đo đường huyết liên tục trong 48 giờ.

Kết quả: nếu đi bộ 15 phút sau mỗi bữa ăn giúp hạn chế tăng đường huyết ở mức cao nhất và giảm sự biến động của đường huyết. Cách đi bộ này cũng có hiệu quả hạn chế tăng đường huyết 3 giờ sau bữa ăn.

Ông Loretta DiPietro nhấn mạnh rằng ở Ý có một câu nói là “đi bộ sau bữa ăn tốt cho cơ thể ” và đã có những kết quả chứng minh câu nói này đúng. Cách vận động này không tốn thời gian và thậm chí đối với những người già lo ngại về sức khỏe thể chất, 15 phút vận động sau mỗi bữa ăn không quá khó khăn. Mọi người có thể đi dạo bộ cùng với chó cưng để tạo cảm giác vui vẻ khi đi bộ. Đây có lẽ là tin tốt cho những người trong độ tuổi từ 70 – 80 tuổi không biết nên vận động như thế nào là an toàn và tốt cho sức khỏe. 

Theo các nhà nghiên cứu, đi ngủ sau khi ăn là thói quen không tốt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đi bộ có lợi ích đó là có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà không cần chuẩn bị đặc biệt và không mất phí.

Dù chỉ đi bộ ngắn 15 phút nhưng nếu bệnh nhân không duy trì đi bộ hàng ngày sau mỗi bữa ăn sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. 

Trong trường hợp vận động với mục đích giảm cân thì lượng vận động này có lẽ sẽ không đủ. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), những người béo phì đang trong giai đoạn nhóm bệnh tiền tiểu đường có thể giảm 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách giảm 7% cân nặng và thực hiện vận động 5 ngày 1 tuần, mỗi ngày 1 giờ 30 phút.

Bạn đang xem bài viết: “Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Đối với một số trường hợp ở giai đoạn đầu khi bệnh tiến triển,...
Tiểu đường và stress
Mối liên hệ giữa tiểu đường và stress như thế nào? Khi cơ thể...
Nhóm thuốc Biguanide
Nhóm thuốc Biguanide là một loại thuốc uống giúp cải thiện kiểm soát đường...
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Hầu hết những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin đều có thể...
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản thông báo rằng từ ngày 1 tháng 6...
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Người tiểu đường thường chú tâm giảm lượng đường máu bằng chế độ ăn...
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường và stress
Nhóm thuốc Biguanide
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer