Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose phát triển trong thai kỳ. Sau khi sinh, tính kháng insulin được cải thiện, khả năng dung nạp glucose trở lại bình thường, nhưng vẫn có khoảng 20~30% phụ nữ bị rối loạn chuyển hóa glucose ngay cả sau khi sinh, 20% phụ nữ có chức năng chuyển hóa glucose trở lại bình thường sau sinh phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm. 

Trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là béo phì, đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất của sự khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh, ngoài ra có các yếu tố khác như tiền sử gia đình, chuyển hóa glucose khi mang thai và giảm bài tiết insulin. Điều quan trọng là sau khi sinh 6~12 tuần, phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ cần được đánh giá mức độ lượng đường trong máu bằng các xét nghiệm dung nạp glucose, sau đó theo dõi lâu dài và tiến hành thay đổi chế độ dinh dưỡng thường ngày.

Mặc dù tính kháng insulin tăng theo sự tiến triển của thai kỳ nhưng vẫn có sự liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác nhau trong thai kỳ như rối loạn chuyển hóa glucose và hội chứng tăng huyết áp thai kỳ.  

1. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Theo khảo sát của O’Sullivan và cộng sự tại Boston, Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh của phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ tăng tuyến tính là 40% sau 15 năm và 50% trở lên sau 25 năm. Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sử bệnh tiểu đường trước đó, phương pháp và thời gian theo dõi, chủng tộc…Tuy nhiên, trong phân tích tổng hợp, mức độ rủi ro tương đối của việc phát triển bệnh tiểu đường sau sinh ở nhóm từng bị tiểu đường thai kỳ cao gấp 7.43 lần so với nhóm có chuyển hóa glucose bình thường và trong 10 năm sau khi sinh sẽ có khoảng 15% mắc bệnh. 

Ở Nhật Bản các nghiên cứu quy mô lớn chưa được thực hiện, nhưng theo báo cáo tổng hợp dựa trên các phương pháp chẩn đoán mới của bệnh tiểu đường được sửa đổi bởi Hiệp hội Tiểu đường và thai nghén Nhật Bản vào năm 2010, tỷ lệ phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai sẽ mắc tiểu đường sau sinh rơi vào khoảng 20%. Đây là một con số khá cao so với nước ngoài. Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh là trên 60%. Thời gian trung bình để chẩn đoán mắc bệnh là khoảng 10 năm đối với bệnh tiểu đường và khoảng 3 năm rưỡi đối với bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ.

Bảng 1: Đánh giá mức độ mắc bệnh tiểu đường ở người mẹ bằng tiêu chuẩn chẩn đoán mới của Nhật Bản

n Khởi phát bệnh tiểu đường (%) Thời gian trung bình để chẩn đoán mắc bệnh (tháng)
Bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ (Overt diabetes in pregnancy)
FPG≥ 126mg/dL or 2hPG≥ 200mg/dL+ HbA1c≥ 6.5%

HbA1c≥ 6.5%

83

45

75.9

42.2

20.9

76.6

Tiểu đường thai kỳ

Nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ: 2hPG≥ 200mg/dL+ HbA1c< 6.5%

Nguy cơ khác 

54

236

22.2

18.6

73.1

134.6

2. Các yếu tố nguy cơ khởi phát 

Theo nghiên cứu của O’Sullivan và cộng sự, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường sau sinh của phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ là béo phì. Béo phì trước và sau khi mang thai là nguy cơ lớn nhất, ngoài ra còn một vài yếu tố khác như tiền sử gia đình, chỉ số đường huyết từ xét nghiệm dung nạp glucose trong thai kỳ và giảm bài tiết insulin.  

Các nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm: 

–  Trước khi mang thai

Béo phì, tiền sử gia đình, độ tuổi, chủng tộc (Châu Á, Châu Phi, Hispanic).

– Trong thai kỳ

+ Chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau 2 giờ (75g OGTT) cao, HbA1c cao, suy giảm bài tiết insulin.

+ Phát hiện trong giai đoạn đầu thai kỳ, sử dụng insulin.

– Sau khi sinh

+ Béo phì, bất thường trong 75g OGTT trong một thời gian ngắn sau sinh, khoảng thời gian sau khi sinh.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ 1
Các nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

3. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Thai phụ nên xem xét tham gia thường xuyên các bài kiểm tra đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau khi sinh. Có một vài báo cáo đã chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và can thiệp bằng cách sử dụng thuốc metformin có tác dụng ngăn chặn 50% nguy cơ khởi phát tiểu đường tuýp 2 sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. 

Bên cạnh đó theo một số nghiên cứu, việc cho con bú 3 tháng sẽ có tác dụng kìm hãm khoảng 50% nguy cơ khởi phát tiểu đường sau sinh.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ 2
Một số cách phòng ngừa bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

4. Theo dõi sau sinh

Do tỷ lệ phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bị mắc bệnh tiểu đường sau sinh ngày càng cao, cho nên  việc đánh giá chuyển hóa glucose bằng xét nghiệm dung nạp glucose sau 6~12 tuần sinh cũng như theo dõi lâu dài là rất quan trọng.

Nội dung của việc theo dõi bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, kiểm tra nguy cơ khởi phát bệnh tiền tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, ngoài ra cần thực hiện kiểm soát lượng đường trong máu để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp và giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Đặc biệt, cần khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, đây là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa sự khởi phát của tiểu đường sau sinh.

Bạn đang xem bài viết: “Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.

 

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?
Không chỉ ở Nhật Bản mà ở tất cả các nước trên thế giới,...
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Một nghiên cứu được công bố tại Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ mắc...
Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai? Tiêu chuẩn mang thai là gì?
Những phụ nữ đang mong muốn có con nhưng mắc bệnh tiểu đường chắc...
Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ là chú ý chế độ ăn kiêng
Tiểu đường thai kỳ được phát hiện trong quá trình mang thai, nguyên nhân...
Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose
Hiện nay sự phổ biến của đồ ăn nhanh tác động xấu tới sức...
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose có...
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai? Tiêu chuẩn mang thai là gì?
Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ là chú ý chế độ ăn kiêng
Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường