Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Cỡ chữ:
A A
Phòng khám Cleveland tại Hoa Kỳ khảo sát những phụ nữ đã sinh con và theo dõi trong vòng 30 năm và đưa ra kết quả những phụ nữ cho con bú ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao trong tương lai.

1. Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Việc nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và cả của bé. Cho con bú giúp tăng lượng calo tiêu thụ của cơ thể và thúc đẩy giảm cân sau khi sinh. Điều này giúp cải thiện khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Bác sĩ Hytham Ahmed, Bệnh viện Cleveland cho biết: “Nuôi con bằng sữa mẹ còn có thể tác động tốt đến các vấn đề trong trao đổi chất như giảm béo”.

Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao 1
Cho con bú làm giảm giúp cân bằng chỉ số huyết áp (Ảnh: Internet)

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 4 cuộc nghiên cứu điều tra về mối quan hệ giữa việc cho con bú và bệnh tiểu đường với tổng số 206.000 phụ nữ và dữ liệu từ 5 cuộc nghiên cứu điều tra mối liên quan giữa việc cho con bú và huyết áp cao với tổng số khoảng 255.000 phụ nữ. 

Kết quả là, các bà mẹ cho con bú trong hơn 12 tháng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 30% và nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp hơn 13% so với những phụ nữ khác.

2. Tác dụng của việc duy trì cho con bú

Đến nay, đã có các nghiên cứu chỉ ra cho con bú có tác dụng làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, ung thư vú, ung thư buồng trứng và viêm nội mạc tử cung, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ cơ chế sinh học về tác dụng của việc duy trì cho con bú. 

Nuôi con bằng sữa mẹ kích thích sản sinh oxytocin – hormone giúp ức chế căng thẳng và prolactin – hormone giúp hình thành mối liên kết giữa mẹ và bé. Những hormone này giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy những cảm xúc tích cực ở người mẹ. 

Bác sĩ Hytham Ahmed cho biết thêm: “Cho dù nhiều phụ nữ hiện đại không thể nuôi con bằng sữa mẹ nhưng họ vẫn có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường và huyết áp cao bằng cách bỏ hút thuốc và uống rượu, cải thiện chế độ ăn uống và tập thể dục điều độ”.

3. Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Kaiser Permanente, một công ty bảo hiểm lớn của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu về việc cho con bú không chỉ giúp ích cho sức khỏe của bé mà còn đem lại cho mẹ tác dụng lâu dài giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của nghiên cứu đoàn hệ dài hạn CARD CARDIA, với đối tượng nghiên cứu là 1.238 phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 30 đã từng sinh con 1 lần và không bị mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu phân tích và điều tra sự ảnh hưởng của lối sống và các yếu tố khác đến sự phát triển của bệnh động mạch vành với thời gian nghiên cứu là 30 năm, bắt đầu từ năm 1985 – 1986. Trong thời gian nghiên cứu đã có 182 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao 0
Việc cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Kết quả phân tích cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 48% ở những phụ nữ cho con bú từ 6 – 12 tháng và giảm 47% ở phụ nữ cho con bú trên 12 tháng. Đối với những phụ nữ chỉ cho con bú dưới 6 tháng, nguy cơ chỉ giảm 25%.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm tăng độ nhạy insulin, cải thiện quá trình chuyển hóa glucose và điều chỉnh sự trao đổi chất của mẹ sau sinh, giúp cho mẹ sớm phục hồi trở lại bình thường.

4. Cần các chính sách hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ

Nghiên cứu này cho thấy các bà mẹ cho con bú sau khi sinh có thể giảm tới một nửa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị phụ nữ đã sinh con nên cho con bú liên trên 6 tháng và từ 6 tháng đến hơn 1 năm tiếp theo có thể cho con bú kết hợp với thức ăn dặm. Do đó, các bác sĩ, y tá, các tổ chức y tế và các nhà hoạch định chính sách nên hỗ trợ phụ nữ và gia đình họ để họ có thể cho con bú càng nhiều càng tốt.

Bạn đang xem bài viết:Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được phân làm 3 loại và mỗi loại có...
Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh
Khoảng 40% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khởi phát bệnh tiểu đường...
Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose
Sinh mổ đối với phụ nữ  bị rối loạn chuyển hóa glucose thường có...
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2
Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến béo phì...
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose có...
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
Giai đoạn cuối của quá trình mang thai, hoang mang vì bị tiểu đường...
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh
Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32