Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường?

Cỡ chữ:
A A
Trong số các các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, bệnh tim mạch là loại biến chứng phổ biến nhất. Nhiều người thường thắc mắc vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường, dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về mối liên hệ giữa hai loại bệnh này.

1. Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch

Bệnh tiểu đường bị coi là “kẻ giết người thầm lặng” do các dấu hiệu nhận biết bệnh cũng như các nguy cơ thường không rõ ràng. Trên thực tế, một người mắc bệnh tiểu đường có thể mắc thêm một số bệnh như tăng huyết áp, nhồi máu hoặc đột ngụy. Nguyên nhân tử vong do căn nguyên tim mạch chiếm tới 70% ở các bệnh nhân bị tiểu đường.

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tim mạch cũng có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người bình thường. 

Để hiểu vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường, chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân vì sao bệnh tiểu đường lại có nguy cơ biến chứng tim mạch.

1.1. Người mắc bệnh tiểu đường đường có nguy cơ bị biến chứng tim mạch

Có 4 dạng bệnh lý tim mạch thường gặp là: động mạch vành, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, bệnh động mạch biên và bệnh ở động mạch chủ.

Bệnh tiểu đường thường gây nên tổn thương sớm ở các tế bào nội mạc, sau đó làm rối loạn chức năng nội mạc của mạch máu, đây là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu.

Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường? 1
Ảnh: Internet

Nếu nội mạc bị rối loạn, các phân tử cholesterol sẽ chui qua các lớp nội mạc vào trong, kết hợp khả năng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong nội mạc. Từ đó gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, đối với các mảng xơ vữa đã có sẵn sẽ làm hẹp lòng mạch, gây nên thiếu máu cục bộ ở cơ quan tổ chức. 

Các biến chứng có thể xảy ra tiếp theo đó là giảm thị lực, gây mù lòa, có thể gây suy thận, tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu dẫn đến tai biến mạch máu não. 

1.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở tiểu đường

Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường? Đó là bởi bệnh tiểu đường đã là một yếu tố độc lập nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra có một vài vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ này. Ví dụ nếu người trong gia đình có người mắc bệnh tim hoặc do độ tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng gia tăng, những bệnh nhân có độ tuổi > 55 với nam hoặc > 65 với nữ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.

Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường? 0
Ảnh: Internet

Tuy nhiên có các yếu rõ rệt nhất có thể gây ra biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường đó là:

Huyết áp cao

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), có đển 68% số người bị bệnh tiểu đường không nhận thức được họ có nguy cơ gia tăng bệnh tim và đột quỵ vì nó liên quan đến cao huyết áp mãn tính.

Tăng huyết áp là khi máu bơm đến cơ thể với áp lực quá cao, kéo dài khiến cơ tim bị mệt mỏi do bơm máu và tim dần bị giãn rộng ra. Đồng thời huyết áp tăng cao cũng làm tim tăng co bóp, ảnh hưởng đến các mạch máu, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. 

Mức cholesterol bất thường 

Cholesterol là một chất được gan sản xuất tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành màng tế bào, vitamin D, và một số hormone nhất định.

Khi cholesterol có trọng lượng phân tử nhỏ là cholesterol xấu làm tắc nghẽn mạch máu của người bệnh. Cholesterol cao dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch đặc biệt là ở người mắc bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra còn có một loại chất béo khác, chất béo trung tính (Triglycerides) cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim khi cao hơn mức khuyến cáo. 

Thuốc lá

Trong thuốc lá có nhiều chất độc hại là nguy cơ gây bệnh và đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân ngừng hút thuốc vì bệnh tiểu đường kết hợp với thuốc lá sẽ làm hẹp mạch máu, tổn thương mạch máu ở chân, khiến bị nhiễm trùng phải cắt bỏ chi. 

Béo phì

Người bị bệnh tiểu đường bị béo phì có nguy cơ biến chứng tim mạch cao hơn người bình thường. Nếu có vòng eo vào khoảng hơn 90 cm ở đàn ông và hơn 80 cm ở phụ nữ, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống và điều trị hợp lý để giảm mỡ vòng eo và giảm cân.

Nhà có người có tiền sử bệnh tim

Những người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý, ngay sau khi phát hiện ra bệnh cần phải xem xét đến việc trong nhà có ai từng bị bệnh tim hay chưa. Gia đình có người thân bị bệnh tim sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

2. Phòng ngừa và điều trị biến chứng tim mạch ở người bị tiểu đường

2.1. Phòng ngừa

Để phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch đối với bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần lưu ý kiểm soát tốt một số chỉ số sau:

Kiểm soát cân nặng

Như đã trình bày ở trên, béo phì kết hợp với bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì vậy người bệnh phải luôn tuân thủ chế độ ăn và dinh dưỡng cho phù hợp, không nên lựa chọn các thức ăn có nhiều đường, ưu tiên các loại đồ ăn bổ sung chất xơ, các loại rau củ quả. 

Kiểm soát huyết áp

 Huyết áp tâm thu nên xuống ≤ 130mmHg hoặc huyết áp tâm trương xuống ≤ 80mmHg giúp làm giảm đến 35% nguy cơ đột quỵ và giảm tỷ lệ tử vong đối với những người có huyết áp tâm thu từ 140 – 160 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 85 – 100 mmHg. 

Kiểm soát chỉ số đường huyết

Ngưỡng 4,4 – 6,4 mmol/l là mục tiêu của việc điều trị bệnh tiểu đường, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng. Bệnh nhân lưu ý đảm bảo chế độ dùng thuốc được sử dụng hợp lý theo đơn của bác sĩ.

2.2. Điều trị 

Giảm đường huyết

Tại Anh, người ta tiến hành khảo sát với 5000 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và thấy rằng nhóm hạ đường huyết tích cực cũng giảm các biến chứng liên quan chiếm 25% so với nhóm còn lại. Trong việc điều trị, việc giảm đường huyết tốt sẽ giúp phòng ngừa biến chứng.

Tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh lý kết hợp; nhìn chung phải đảm bảo lượng đường trong máu lúc đói ≤7,0-7,5 mmol/l và HbA1C ≤6,5-7%. 

Tiến hành điều trị toàn diện

Bệnh tiểu đường không chỉ gây ra biến chứng về tim mạch mà còn có các biến chứng khác vì vậy phải tích cực kiểm tra và tiến hành điều trị song song các loại. Đồng thời xử lý các yếu tố đi kèm của bệnh như tăng huyết áp, hút thuốc là và rối loạn lipid máu.

Như vậy thông qua một số thông tin trên,chúng ta đã có thể hiểu vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường. Hai loại bệnh này thường đi kèm với nhau, vì vậy nếu xuất hiện tình trạng béo phì, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp khi đang mắc bệnh tim mạch, chắc chắn sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì vậy cần phát hiện và điều trị sớm.

Bạn đang xem bài viết: “Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng thuốc điều trị bệnh...
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Ở Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD) lần thứ 53,...
Thói quen đơn giản cải thiện chất lượng sống giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Theo Hiệp hội nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu, mọi người nên thực...
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường...
Đái tháo đường và bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất hiện...
Loại bỏ chất béo và có thể cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Các nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD)...
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Thói quen đơn giản cải thiện chất lượng sống giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Đái tháo đường và bệnh tim mạch
Loại bỏ chất béo và có thể cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường