Bệnh thận do tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị thì chỉ sau một thời gian có thể có những biến chứng cấp tính và mạn tính, ảnh hưởng đến mắt, thận và thần kinh. Một trong số ba biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là bệnh thận do tiểu đường.

1. Bệnh thận do tiểu đường tăng dần mỗi năm

Bệnh tiểu đường không phải là một căn bệnh đáng sợ nếu bệnh nhân kiểm soát đường huyết hàng ngày đúng cách. Tuy nhiên, vì bệnh tiểu đường là căn bệnh tiến triển âm thầm mà không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng như sốt hoặc đau nhức một số bộ phận trên cơ thể, nên nếu bệnh nhân không chú ý đến bệnh và tiến hành điều trị không phù hợp thì trong khoảng thời gian 5~10 năm, bệnh sẽ tiến triển và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là bệnh thần kinh, bệnh võng mạc, bệnh thận, đây là 3 biến chứng lớn của bệnh tiểu đường. Trong số đó, bệnh võng mạc tiến triển có thể khiến bệnh nhân bị mất thị giác, bệnh thận tiến triển có thể khiến bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối và cần phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Thận là bộ phận có vai trò quan trọng đối với việc lọc các tạp chất trong cơ thể và trong máu để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Tuy nhiên khi bệnh thận do tiểu đường tiến triển, chức năng lọc và tạo nước tiểu của thận giảm dần và cuối cùng bệnh nhân phải duy trì sự sống bằng cách thay thế chức năng tự nhiên của thận bằng thận nhân tạo.

Bệnh thận do tiểu đường 5
Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể người

Điều đáng lo ngại là hiện nay ở Nhật Bản có rất nhiều người phải điều trị chạy thận nhân tạo do bệnh tiểu đường. Số người hiện đang phải chạy thận nhân tạo trên cả nước là 330.000 người, 38% trong số đó là do bệnh thận tiểu đường. Hơn nữa, tỷ lệ này còn đạt đến 43% khi nhìn vào số lượng bệnh nhân lọc máu mới trong năm gần đây nhất.

Ngoài ra, gần đây, khi bệnh thận tiến triển, dù không bị suy thận nhưng vẫn có thể bị bệnh tim và mạch máu. Và những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân. Vì vậy có thể nói bệnh thận không chỉ gây ra các vấn đề về thận mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Xem ngay tổng hợp các biến chứng tiểu đường đáng sợ cùng các lời khuyên hữu ích để phòng ngừa biến chứng.

2. Nguyên nhân là do đường huyết cao và huyết áp cao

Tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh thận?

Thận là một mô trong đó tập hợp các khối vi mạch gọi là cầu thận, và có khoảng 1 triệu các cầu thận này ở mỗi bên thận trái và phải. Trong mỗi tiểu cầu này, các chất thải trong máu được lọc. Bệnh thận do tiểu đường xảy ra do các vi mạch của tiểu cầu trở nên hẹp và không thể lọc chất thải tốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đường huyết cao.

Bệnh thận do tiểu đường 2
Nguyên nhân là do đường huyết cao và huyết áp cao

Những tổn thương trong mạch máu nhỏ như vậy gọi là bệnh lý vi mạch. Tất cả ba biến chứng chính của bệnh tiểu đường đều do bệnh lý vi mạch. Ví dụ, nhiều mạch máu nhỏ được phân bố trong võng mạc cũng như thận. Tình trạng đường huyết cao sẽ làm thay đổi dần dần cơ chế bình thường của mạch máu nhỏ này theo thời gian và gây ra những tổn thương.

Trong trường hợp của bệnh thận, người cho rằng ngoài nguyên nhân tăng đường huyết, tăng huyết áp, thói quen ăn uống nhiều muối và hàm lượng protein cao, béo phì, rối loạn lipid máu,…cũng là những yếu tố làm bệnh chuyển biến xấu hơn, đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh.

3. Phát hiện sớm bệnh thận với vi đạm niệu hoặc eGFR!

Bệnh thận tiểu đường tiến triển dần dần mà không có triệu chứng cơ năng. Bệnh nhân biết về bệnh thận khi có kết quả dương tính trong xét nghiệm protein nước tiểu, cơ thể có dấu hiệu bị phù, tuy nhiên khi những biến đổi này xảy ra thì bệnh thận cũng đã tiến triển được một thời gian và có thể phải điều trị bằng cách chạy thận nhân tạo. Vì vậy, bệnh thận cần được phát hiện càng sớm càng tốt.

Kiểm tra protein (albumin) trong nước tiểu

Để phát hiện bệnh thận sớm, xét nghiệm vi đạm niệu sẽ có hiệu quả. Xét nghiệm này là xét nghiệm nhằm kiểm tra xem có lượng rất nhỏ của albumin trong nước tiểu không bằng phương pháp kiểm tra độ nhạy cao. Do protein là một chất cần thiết cho cơ thể, nếu không bị bệnh thận, kết quả xét nghiệm là không có protein trong nước tiểu. Tùy theo những tổn thương của các tiểu cầu có trở nên tồi tệ không mà bệnh sẽ tiến triển từ vi đạm niệu đến đạm niệu (protein niệu).

Bệnh thận do tiểu đường 3
Xét nghiệm nước tiểu

Nhìn chung, bệnh thận được cho là sẽ khởi phát trong khoảng 10 năm sau khi bị bệnh tiểu đường nếu tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt, tuy nhiên ở bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ không biết chính xác bệnh thận sẽ khởi phát khi nào, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường và cả những người duy trì kiểm soát đường huyết tốt cũng nên ít nhất mỗi năm một lần làm xét nghiệm vi đạm niệu.

Kiểm tra chức năng thận với chỉ số creatinin trong máu

Bệnh thận do tiểu đường 4
Xét nghiệm creatinin

Trong thực tế, để nắm bắt mức độ suy giảm chức năng thận, người ta tiến hành đo lượng creatinin trong máu. Creatinin là một loại chất thải và nồng độ creatinin trong máu tăng lên khi chức năng thận giảm. Giá trị “eGFR (độ lọc cầu thận ước tính)” thu được bằng cách điều chỉnh chỉ số creatinin trong máu theo tuổi và giới tính là một giá trị về chức năng thận. Để nắm bắt chính xác hơn chức năng thận, tiến hành kiểm tra lượng nước tiểu có thể được lưu trữ trong một ngày.

4. Nếu phát hiện bệnh thận

Từ trước và sau khi có kết quả dương tính trong xét nghiệm vi đạm niệu đến khi chạy thận, bệnh thận có thể được chia thành năm giai đoạn sau đây. Tuy nhiên, bệnh không hẳn sẽ tiến triển theo thứ tự này, cũng có trường hợp mức độ đạm niệu (protein) là ít nhưng chức năng thận (eGFR) suy giảm nhanh và ngược lại.

Một vòng luẩn quẩn của bệnh thận mãn tính và bệnh tim và mạch máu
Các bệnh thận mãn tính như bệnh thận do tiểu đường có xu hướng gây ra bệnh tim và mạch máu. Ngoài ra, nếu bị bệnh tim và mạch máu, chức năng thận có xu hướng suy giảm. Mối quan hệ này được gọi là ” mối liên hệ giữa thận và tim”. Cả hai bệnh này đều do những nguyên nhân phổ biến như tăng huyết áp, viêm mãn tính, cường giao cảm, bất thường trong cơ chế điều chỉnh lượng máu. Vì vậy, trong bệnh thận do tiểu đường, việc điều trị không chỉ là chức năng thận mà còn chú ý cả tim và mạch máu.

Sự tiến triển, triệu chứng và cách điều trị bệnh thận (tạo thói quen kiểm tra huyết áp như đo huyết áp)

Giai đoạn bệnh Triệu chứng Chỉ số xét nghiệm Điều trị
Đạm niệu (mg/gCr) eGFR (mL/phút/1.73m2) Mục đích Phương pháp
Giai đoạn 1: Giai đoạn trước khi bị bệnh thận Không có triệu chứng lâm sàng <30 (đạm niệu bình thường) ≥30 Phòng ngừa bệnh thận – Cố gắng kiểm soát tốt đường huyết.

– Chú ý chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe:

+ Không hấp thụ quá nhiều muối và protein.

+ Protein≤ 20% lượng năng lượng hấp thụ.

– Cố gắng điều trị cao huyết áp

+Lượng muối hấp thụ trong ngày <6g (trường hợp bị cao huyết áp)

Giai đoạn 2: Giai đoạn đầu bệnh thận Giai đoạn này không có các triệu chứng cơ năng cụ thể nhưng người bệnh dễ bị tăng huyết áp.

30~299

(vi đạm niệu)

≥30 – Hạn chế sự tiến triển của bệnh thận.

– Phòng ngừa bệnh tim và mạch máu.

– Kiểm soát đường huyết chặt chẽ.

– Quản lý huyết áp

+ Dùng thuốc hạ huyết áp nếu cần thiết (như thuốc ức chế RAS).

+ Kiểm tra lại lượng muối hấp thụ.

– Quản lý lipid huyết tương

+ Dùng thuốc hạ lipid nếu cần thiết.

Giai đoạn 3: Giai đoạn bệnh thận đã tiến triển một thời gian Dương tính trong xét nghiệm đạm niệu.

Chức năng thận suy giảm trầm trọng có thể cần phải chạy thận nhân tạo.

Tùy từng người mà giai đoạn này có thể bị sưng phù

≥300

(đạm niệu)

Hoặc protein niệu liên tục ≥0.5g/gCr

≥30 – Hạn chế sự tiến triển của bệnh thận.

– Phòng ngừa, điều trị bệnh tim và mạch máu.

– Kiểm soát đường huyết chặt chẽ.

– Quản lý huyết áp

– Thay đổi chế độ ăn uống (tập trung vào điều trị bệnh thận)

+ Hạn chế hấp thụ protein, muối

+ 3g< Lượng muối hấp thụ trong ngày <6g

+ Lượng protein tiêu chuẩn 1 ngày là ≤1g  (tốt nhất là 0.8g)/ 1kg trọng lượng cơ thể.

– Duy trì quản lý lipid huyết tương

– Giảm sự sưng phù

+ Dùng thuốc lợi tiểu nếu cần thiết

(Nếu việc điều trị không tốt)

Giai đoạn 4: Suy thận Máu không được lọc trong tiểu cầu thận và chất thải (urê) tích lũy trong máu và chức năng của tế bào trong cơ thể trở nên tồi tệ hơn.

+ Uremia: thiếu máu, cơ thể mệt mỏi

+ Đau dây thần kinh: đau chân tay vào ban đêm, ngứa các vùng da trên cơ thể

+ Hội chứng thận hư: sưng phù cơ thể mãn tính, protein niệu ≥3,5g (đôi khi nhiều đến 10~15g)

Nếu eGFR <30, là giai đoạn suy thận không liên quan đến đạm niệu (protein) <30 – Nắm bắt được các triệu chứng cơ năng.

– Chuẩn bị chạy thận nhân tạo nếu cần thiết.

– Phòng ngừa, điều trị bệnh tim và mạch máu.

– Liệu pháp ăn uống tập trung vào điều trị bệnh thận:

+ Hạn chế về lượng muối, protein, kali.

+ 3g< Lượng muối hấp thụ trong ngày <6g

+ Lượng protein 1 ngày là 0.6~0.8g/ 1kg trọng lượng cơ thể.

– Duy trì quản lý huyết áp, lipid huyết tương

– Chú ý về hạ đường huyết

– Thay thuốc SU bằng insulin

– Giảm sự sưng phù

+ Dùng thuốc lợi tiểu nếu cần thiết

– Hạn chế lượng nước tùy từng trường hợp.

(Nếu việc điều trị không tốt)

Giai đoạn 5: Điều trị bằng chạy thận nhân tạo

Điều trị chạy thận

Hoặc

Cấy ghép thận

– Phòng ngừa, điều trị các biến chứng khác ngoài bệnh thận.

– Phòng ngừa, điều trị bệnh tim và mạch máu.

– Liệu pháp ăn uống phù hợp với việc chạy thận nhân tạo.

– Kiểm soát đường huyết sử dụng chỉ số glycoalbumin thay vì HbA1c.

– Chú ý về hạ đường huyết.

5. Chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc

Có hai loại lọc máu: chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Chạy thận nhân tạo thường thực hiện 3 lần một tuần và mất 4~5 giờ mỗi lần điều trị để làm sạch máu. Thẩm phân phúc mạc không gắn liền với thời gian hoặc địa điểm mà có thể làm sạch máu liên tục. Tuy nhiên, nếu việc quản lý của bệnh nhân không tốt, dễ gây ra viêm phúc mạc. Hiện nay, phần lớn bệnh nhân ở Nhật Bản điều trị bằng chạy thận nhân tạo. Ngoài ra, thời gian và phương pháp để bắt đầu lọc máu sẽ được bác sĩ đánh giá theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Khi bắt đầu điều trị lọc máu, liệu pháp ăn uống sẽ chuyển đổi theo phương pháp lọc máu. Đôi khi bệnh nhân cần hạn chế về lượng protein hấp thụ. Tuy nhiên, trong chạy thận nhân tạo, lượng nước có xu hướng tích lũy trong cơ thể vào ngày không lọc máu, vì vậy bệnh nhân phải chú ý đến lượng nước uống.

Một biện pháp điều trị khác cho suy thận giai đoạn cuối là ghép thận. Tỷ lệ thành công của việc ghép thận rất cao và đây là một phương pháp điều trị hiệu quả để giảm bớt gánh nặng điều trị. Tuy nhiên Nhật Bản luôn ở tình trạng thiếu thận có thể cấy ghép, do đó việc điều trị bệnh thận do tiểu đường bằng cách cấy ghép thận không được thực hiện nhiều.

==>> Ngoài biến chứng thận thì bệnh nhân còn có nguy cơ bị bệnh võng mạc do tiểu đường có thể dẫn tới mất thị giác

6. Các điểm chính cho phòng ngừa bệnh thận do tiểu đường

Bệnh thận do tiểu đường có nguyên nhân chính là bởi tình trạng đường huyết cao. Vì vậy việc duy trì kiểm soát đường huyết tốt là điều quan trọng để phòng ngừa bệnh thận.

Mặt khác, chức năng của thận cũng giống với các cơ quan khác như phổi và tim, dù không có bệnh cũng bị suy giảm khi lớn tuổi, nhưng ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều protein, muối cũng là nguyên nhân làm giảm chức năng thận. Hãy chú ý về việc tránh ăn quá nhiều protein, muối mỗi ngày.

Ngoài ra, người ta nói rằng sự suy giảm chức năng thận do tuổi tác ở những người sau độ tuổi 50 sẽ có sự khác biệt theo giới tính. So với sự sụt giảm nhẹ ở phụ nữ thì nam giới có sự sụt giảm mạnh về chức năng thận hơn. Nói cách khác, nam giới thường dễ bị bệnh thận hơn. Tương tự như vậy, nếu một thành viên gia đình có bệnh thận, những thành viên khác cũng có thể dễ bị bệnh thận bởi nguyên nhân như di truyền, môi trường sống, thói quen ăn uống.

7. Hãy duy trì lối sống tốt cho thận

Hầu hết các biến chứng của bệnh tiểu đường không có triệu chứng cơ năng. Bệnh thận cũng giống như vậy, khi bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng như sưng phù thì bệnh đã tiến triển đến mức độ có thể phải chạy thận.

Ngoài ra, khi bị bệnh thận do tiểu đường, việc hạn chế ăn muối và protein ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường cần nghiêm ngặt hơn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh thận. Ngoài ra, tình trạng suy giảm chức năng thận sẽ tạo gánh nặng cho mạch máu toàn cơ thể, do đó việc điều trị để ngăn ngừa các bệnh về tim và não trở nên cần thiết.

Ngay cả khi không có triệu chứng cơ năng, điều rất quan trọng là ngăn ngừa tổn thương thận do tiểu đường bằng duy trì lối sống tốt cho thận như đi khám đều đặn, chú ý đến chế độ ăn uống.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết
Dịp cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà mọi người thường...
Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”
Bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day” thường có chỉ số đường...
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bài viết dưới đây là những giải đáp về bệnh tiểu đường ở trẻ...
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Theo báo cáo mới nhất, có rất nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm...
Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y học Kyoto và Đại học...
Bệnh tiểu đường và bệnh viêm nhiễm
Các bệnh viêm nhiễm như viêm phổi, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm...
Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết
Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Bệnh tiểu đường và bệnh viêm nhiễm
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường