Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin cần có chế độ chăm sóc bản thân đặc biệt đảm bảo an toàn. 

1. Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone được tiết ra từ tuyến tụy, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường hấp thụ từ việc ăn uống thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nhờ vào sự hoạt động tích cực của insulin sẽ làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì? 0

Ngoài việc liên quan đến quản lý lượng đường trong máu, insulin cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất béo và protein. Nếu chúng ta ăn thức ăn có chứa carbohydrate, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, các tế bào tuyến tụy sẽ giải phóng insulin vào máu và di chuyển đi khắp cơ thể. 

2. Những trường hợp nào cần phải điều trị insulin

Chính vì vai trò vô cùng quan trọng của mình, insulin cần được kiểm soát thường xuyên, sự thiếu hụt hay kháng insulin xảy ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường

– Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, việc điều trị insulin là cần thiết vì đây là bệnh do insulin không được tiết ra từ tuyến tụy. 

– Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, khi insulin hoạt động kém hiệu quả, gan sẽ bị ảnh hưởng, việc điều trị bổ sung insulin bằng cách tiêm và phục hồi chức năng của insulin cũng có vai trò quan trọng. 

Nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài, tuyến tụy sẽ bị tổn thương và suy giảm chức năng tiết insulin, trường hợp này cũng cần phải điều trị bằng insulin. Thông qua phương pháp này, chức năng của tuyến tụy sẽ hồi phục và bệnh nhân dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn. 

3. Bệnh nhân đang điều trị insulin cần đặc biệt chú ý những gì?

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc duy trì chỉ số đường huyết ở mức cân bằng là cần thiết, trong trường hợp đặc biệt ít nhất phải đảm bảo ở chỉ số do bác sĩ tư vấn. 

Như đã biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường có rất nhiều, một trong số đó là do chế độ ăn uống sinh hoạt thường ngày. Trong quá trình điều trị, người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý về cách lựa chọn thực phẩm và chế độ vận động như sau:

Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Tập thể dục giúp tiêu thụ glucose trong máu như một nguồn năng lượng và có tác dụng giảm lượng đường huyết, đặc biệt nếu vận động sau bữa ăn sẽ có hiệu quả ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu sau ăn và giảm lượng đường huyết.

Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì? 2

Với lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động sẽ mang lại sức khỏe tốt cho cơ thể không chỉ với người bình thường. Các hoạt động thể dục thể thao có thể tham khảo là: đi bộ, khiêu vũ, đạp xe, chơi các bộ môn thể thao nhẹ nhàng, dọn dẹp nhà cửa, làm vườn…

Nếu bệnh nhân duy trì tập luyện thể thao trong vài tháng, người bệnh sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng sự trao đổi chất cơ bản cũng như cải thiện hiệu quả của insulin, nhờ đó tác động tới việc chỉ số đường huyết khó tăng cao, giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

Đang tiêm insulin cần chú ý thêm:

– Kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập luyện. Nếu đường huyết tăng cao hãy liên hệ với bác sĩ.

– Không tập luyện trước khi ăn, chỉ tập luyện sau khi ăn.

– Tránh tập luyện trước khi đi ngủ, bởi nó có thể gây hạ đường huyết trong đêm

Ăn các thức ăn lành mạnh

Thức ăn lành mạnh ở đây nhấn mạnh đến một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng như nhiều chất xơ, ít chất béo, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, các loại gia vị như đường, muối cũng cần phải lưu ý. 

Đừng bỏ bữa, đặc biệt là sau khi đã tiêm insulin, bởi dưới tác dụng của thuốc có thể gây hạ đường huyết quá mức. Nếu bỏ bữa, bản thân ăn quá nhiều ở bữa kế tiếp, dẫn tới tăng đường huyết quá mức sau ăn. Tốt nhất là nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn một hoặc hai bữa ăn lớn.

Một số loại thực phẩm có chứa carbohydrates sẽ giải phóng glucose vào máu nhanh hơn so với những loại thực phẩm khác. Mức độ nhanh hay chậm được đo bằng chỉ số đường huyết của thực phẩm, còn gọi là chỉ số glycemic (GI). Tốc độ giải phóng đường vào máu càng nhanh thì chỉ số GI càng cao.

Người bệnh nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI càng thấp càng tốt. Một số thực phẩm thuộc loại này như bánh mỳ làm từ yến mạch, lúa mạch, các loại gạo lứt (gạo nguyên cám), các loại đậu nguyên hạt…. Người bệnh nên đặt mục tiêu cho mình mỗi bữa ăn hàng ngày nên có ít nhất một loại thức ăn có chỉ số GI thấp với lượng vừa phải.

Tuân thủ sử dụng insulin theo chỉ định

Trên thực tế, Insulin không có dạng thuốc uống, đường sử dụng duy nhất là đường tiêm. Việc tiêm insulin bắt buộc tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Insulin cần được bảo quản lạnh trong tủ lạnh, nhưng không được bảo quản đông (tủ đông không được dùng để bảo quản insulin). 

Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì? 3

Không được đặt insulin ở nơi có nhiệt độ cao, môi trường khắc nghiệt vì có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 

Luôn đặt chế độ kiểm tra đường huyết 

Chỉ số đường huyết sẽ báo cho bạn biết cơ thể có đang ổn định hay không vì vậy trong thời gian đang điều trị insulin cần phải kiểm soát đường huyết. Tốt nhất nên đo hằng ngày. 

Để tránh việc quên bổ sung các chất hay lịch tiêm insulin, người bệnh nên có sổ ghi tay thường xuyên ở bên cạnh. Trong quá trình tự theo dõi, nếu có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra, bệnh nhân cần liên hệ ngay cho bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân cũng như có phương thức xử trí phù hợp.

Bạn đang xem bài viết: “Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
Tổng hợp

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Khi mùa hè đến, sự quan tâm của mọi người đến các ảnh hưởng...
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bài viết dưới đây là những giải đáp về bệnh tiểu đường ở trẻ...
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Khi bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh bằng các loại thuốc sai cách có...
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và người cao tuổi,...
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và bệnh gout là hai bệnh đang ngày càng xuất hiện...
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Ngoài việc xuất hiện các tình trạng mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều…...
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường