Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Nhiều người vì mong muốn giảm căng thẳng trong công việc và đời sống, tuy nhiên nếu dùng quá liều lượng chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về rượu và tác hại của rượu nếu sử dụng quá nhiều.

1. Rượu chứa nhiều calo và là một trong những nguyên nhân gây béo phì

Hàm lượng calo có trong rượu là 7kcal/1g, đây là chỉ số cao, chỉ xếp sau chất béo (9kcal/1g). Ngoài calo, trong rượu hầu như không có các chất dinh dưỡng khác, chỉ có loại rượu không chưng cất có chứa carbohydrate. 

Rượu là chất kích thích tạo cảm giác mới lạ, vì vậy nhiều người thường không dừng được khi uống. Bên cạnh đó, rượu còn có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn, chính vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì

Yếu tố quan trọng quyết định khả năng uống rượu của từng người đó là gen di truyền (ảnh: Internet)

Yếu tố quan trọng quyết định khả năng uống rượu của từng người đó là gen di truyền, 40 – 50% người Nhật không có gen uống rượu giỏi. Đối với những người không uống được rượu, tốt nhất nên chú ý một số không nên uống quá giới hạn của bản thân, không nên uống cùng một lúc quá nhiều, có thể thay thế các loại nước khác tránh để bị say. 

Theo báo cáo của Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, lượng rượu vừa đủ cho 1 ngày nên ở khoảng 20g. Quy đổi cùng mức với các đồ uống có cồn khác ta sẽ có 1 chai bia cỡ trung (500ml), 1 cút rượu sake nhỏ (180ml), 0.6 chai shochu (110ml), 1 cốc whisky (60ml), ¼ chai rượu vang (180ml), 1.5 lon rượu hoa quả (520ml).

Tình trạng say rượu chia ra làm 3 giai đoạn: ở nồng độ máu là 0.02 – 0.04% là giai đoạn sảng khoái, 0.05 – 0.1% giai đoạn ngà ngà khiến mạch đập nhanh và nhiệt độ cơ thể tăng, với nồng độ cồn là 0.11 – 0.15 sẽ khiến tâm lý thay đổi, dễ nổi nóng. Giới hạn lượng nguyên chất uống ở mức an toàn là khoảng 20g, đây là mức giúp bạn duy trì “giai đoạn sảng khoái”.

Theo nghiên cứu, một người nặng khoảng 60kg và uống 2 cút rượu sake nhỏ trong vòng 30 phút chất cồn sẽ tồn tại trong cơ thể khoảng 3 – 4 giờ. Nếu tiếp tục uống thêm sẽ cần 6 – 7 giờ mới có thể giải rượu.  Chính do sự khác biệt này mà những người không uống được rượu và phụ nữ thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để tỉnh táo sau khi uống rượu. 

4. Đồ uống có cồn không có đường không có nghĩa là không có calo

Những sản phẩm đồ uống có cồn như bia hay rượu thường ghi là “không đường” “ít calo” tuy nhiên trên thực tế, không có đường không tương đương với không có calo. Luật Tăng cường Sức khỏe Nhật Bản đưa ra tiêu chuẩn của nhãn mác như sau: Đồ uống có thể được dán nhãn là “nước không đường”, nếu có hàm lượng đường dưới 0,5g/100ml và được dán nhãn là  “ít calo” nếu lượng calo là dưới 20 kcal/100ml. 

Điều này cho thấy, một lượng rượu nhỏ cũng có đường và calo, nồng độ cồn đôi khi còn ảnh hưởng đến lượng calo nhiều hơn. Theo tiêu chuẩn nhãn dinh dưỡng calo của rượu là 7kcal/1g, 100ml là khoảng 100g nên với nồng độ cồn là 5% thì 100ml ứng với 35kcal, 350ml (kích thước thông thường) ứng với 123 kcal.

3. Tác hại của việc quá nhiều rượu

3.1. Giảm chất lượng của giấc ngủ

Rượu có thể rút ngắn thời gian chìm vào giấc ngủ vì vậy có nhiều người thường chọn cách uống rượu cho dễ ngủ. Tuy nhiên, nếu uống rượu cho dù một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng đến quá trình ngủ. Cho dù bạn đi ngủ sớm vì rượu thì đến nửa đêm cũng dễ bị thức giấc và khó ngủ lại. Tốt nhất không nên sử dụng đồ uống có cồn trước khi đi ngủ, vì thời gian để tỉnh táo mất khoảng 6 tiếng, muốn có giấc ngủ thoải mái hãy ngưng sử dụng đồ uống có cồn trong vòng 6 tiếng trước khi đi ngủ. 

Uống quá nhiều rượu gây nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường 2
Uống rượu làm giảm chất lượng giấc ngủ (ảnh: Internet).

3.2. Làm tăng huyết áp

Uống rượu đúng liều lượng giúp giảm huyết áp và tăng cholesterol HDL, ngoài ra còn giúp hạn chế kết tập tiểu cầu và suy tim. Ngược lại nếu uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm huyết áp trung bình và làm tăng cholesterol HDL xấu. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng những người uống nhiều hơn mỗi ngày có huyết áp trung bình cao hơn và tăng nguy cơ huyết áp cao.

3.3. Tăng nguy cơ hạ đường huyết

Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân tiểu đường nên tránh uống quá nhiều, vì rối loạn gan và tuyến tụy và gây ra tình trạng khó kiểm soát bệnh. Ngoài ra, cồn cũng gây hạ đường huyết, khi bạn uống rượu mà không ăn uống đầy đủ sẽ dễ mắc đường huyết thấp. Nguyên nhân là do khi giảm lượng thức ăn, glycogen ở gan cũng giảm, đồng thời quá trình tân tạo đường (sản xuất glucose từ những chất khác ngoài carbohydrate) cũng bị ức chế cùng với quá trình chuyển hóa rượu. 

Đặc biệt, với những bệnh nhân đang điều trị bằng tiêm insulin hay sử dụng thuốc uống hạ đường huyết lại càng nguy hiểm vì vậy tuyệt đối không được  uống rượu khi chưa ăn gì. Hãy chọn những đồ ăn giàu đạm, ít chất béo như đậu phụ, đậu lông, cá mòi. Khi uống quá nhiều rượu sẽ gây ra kháng insulin, insulin hoạt động kém, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Mount Sinai ở Mỹ, uống quá nhiều rượu sẽ gây ra phản ứng viêm ở vùng dưới đồi, gây ức chế truyền tín hiệu đến thụ thể insulin ở các mô ngoại biên, gây kháng insulin.

3.4. Tăng cảm giác thèm ăn gây béo phì

Uống nhiều rượu không chỉ gây kháng insulin mà còn làm tăng sự thèm ăn, giảm leptin, một loại hoocmon ức chế sự thèm ăn. Leptin là một loại hoocmon được tiết ra từ các tế bào mỡ, nó hoạt động trên trung tâm no ở vùng dưới đồi và có tác dụng ngăn chặn sự thèm ăn. 

Rượu còn gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu thông qua các yếu tố khác nhau như rối loạn gan và tuyến tụy. Những người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến việc uống rượu. 

Bạn đang xem bài viết: “Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường ngoài nguyên nhân do sự thiếu hụt insulin hoặc do insulin...
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sáng đầy đủ không chỉ có...
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần đi bộ nhẹ trong vòng...
Uống một lượng rượu vừa đủ tốt cho bệnh tiểu đường?
Khi nhắc đến rượu, người ta thường nghĩ rằng rượu có hại, tuy nhiên...
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nào là tốt cho...
Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao
Đi bộ có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp...
Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Uống một lượng rượu vừa đủ tốt cho bệnh tiểu đường?
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường