Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol

Cỡ chữ:
A A
Một số nghiên cứu cho rằng đậu nành làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

1. Đậu nành là thực phẩm chức năng từ thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao

Đậu nành được cho là có nhiều tác dụng giúp cải thiện bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu, ung thư, loãng xương, bệnh mãn kinh,… Ở Nhật Bản, người dân sử dụng đậu nành một cách thường xuyên trong các bữa ăn của gia đình như món natto, miso, nước tương. Đó là lý do tại sao đây lại là một quốc gia có tuổi thọ cao. Ngoài ra, đậu nành rất giàu axit amin, vitamin và khoáng chất và được cho là một loại thực phẩm chức năng đến từ tự nhiên. 

Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol 1
Đậu nành có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Protein

Đậu tương được gọi tên là “thịt của cánh đồng” vì có hàm lượng protein, axit amin tương tự với protein động vật cao. Các loại thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, natto, đậu luộc, đậu tương,… là nguồn protein tuyệt vời và khi kết hợp với protein gốc động vật sẽ đạt được sự cân bằng axit amin lý tưởng.

Ngoài ra, đậu nành chứa axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa rất tốt cho cơ thể. Hàm lượng chất béo thực phẩm có thể được điều chỉnh một cách cân bằng, giúp tạo ra một thực đơn ít chất béo, ít calo.

Canxi

Đậu phụ rất giàu canxi. Một cốc sữa (200ml) chỉ chứa khoảng 220mg canxi, trong khi đó 100g đậu phụ lại cung cấp 93mg canxi.

Ngoài ra, đậu phụ là một thực phẩm tốt cho việc hấp thụ canxi và có thể kết hợp với protein tốt. Theo tiêu chuẩn, cần phải uống khoảng 600mg canxi trong thực phẩm mỗi ngày. Tuy nhiên theo khảo sát, tình trạng thiếu canxi vẫn còn nhiều, nam giới thiếu 14% canxi và ở phụ nữ thiếu 20% canxi. Nếu tính ngược lại, để bù lại số canxi bị thiếu hụt này, mỗi ngày cần ăn 150g đậu phụ (chứa 113 mg canxi).

Chất xơ

Người ta thường chú ý về hàm lượng protein và isoflavone trong đậu nành mà ít để tâm đến trong đậu nành cũng có rất nhiều chất xơ. Trên thực tế, chất xơ có trong đậu tương cao hơn nhiều so với nấm và các loại rau.

Ví dụ, cây ngưu bàng được biết đến như một loại rau giàu chất xơ nhất chứa 6,1g chất xơ trong mỗi 100g. Tuy nhiên, đậu nành luộc lại chứa nhiều hơn 8,5g chất xơ so với cây ngưu bàng.

Isoflavone

Isoflavone là một loại flavonoid có trong mầm đậu nành và có cấu trúc rất giống với nội tiết tố nữ (estrogen). Vì lý do này, đậu nành còn có biệt danh là phytoestrogenens, rất hữu ích trong việc ngăn ngừa loãng xương và giảm mãn kinh. 

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia, liên tục hấp thụ 100mg isoflavone từ đậu nành mỗi ngày liên tục trong 3 tháng sẽ làm giảm trung bình 3,9 mg/dL tổng lượng cholesterol và 5,0 mg/dL cholesterol xấu LDL trong máu. 

Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu công bố cho thấy những người ăn đậu nành ít mắc ung thư hơn và isoflavone có tác dụng phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Quốc gia trên khoảng 20.000 phụ nữ ở độ tuổi 40 – 59 tiết lộ rằng những phụ nữ ăn đậu nành, đậu phụ, đậu rán và Natto mỗi ngày có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn 20% .

Video “Phương pháp điều trị bệnh Tiểu đường bằng thuốc – Thuốc Sunfonylurea (SU)”

2. Ăn đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu của Đại học Massachusetts ở Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng ăn thực phẩm từ đậu nành giàu isoflavone giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đườngbệnh tim. Ngoài ra, thực phẩm từ đậu nành còn làm giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu và được kỳ vọng sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện rối loạn dung nạp glucose.

Isoflavone trong đậu nành được cho là chất kích hoạt điều hòa phiên mã, là những thụ thể quan trọng giúp điều hòa sự nhạy với insulin, cải thiện sự hấp thu glucose và cải thiện bệnh tiểu đường.

 “Nghiên cứu JPHC” – nghiên cứu trên quy mô lớn của Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu đã tiến hành khảo sát trên 60.000 người Nhật Bản với thời gian theo dõi là 5 năm. Kết quả chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã giảm ở phụ nữ bị thừa cân béo phì hoặc sau mãn kinh hay ăn đậu nành và Isoflavone trong đậu nành được cho là có tác dụng giúp cải thiện độ nhạy insulin.

3. Đậu nành làm giảm cholesterol

Trong khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có khả năng sẽ rút lại Công bố lợi ích sức khỏe (Health Claims) về việc đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thì nhóm nghiên cứu Đại học Toronto, Canada lại bác bỏ ý kiến này và cho rằng: “Việc ăn đậu nành có thể sẽ làm giảm cholesterol nói chung và cholesterol xấu LDL nói riêng. Việc hủy bỏ công bố lợi ích của đậu nành với sức khỏe là không hợp lý.”

Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol 2
Các chuyên gia khuyến cáo nên dùng đậu nành cho các món ăn hằng ngày (Ảnh: Internet)

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 46 thí nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và kết luận rằng: “Tuy tỷ lệ làm giảm cholesterol của đậu nành là thấp (dưới 5%), nhưng chúng ta nên biết rằng hiệu quả này còn cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm gốc thực vật khác.”

Giáo sư David Jenkins thuộc Khoa Khoa học Dinh dưỡng tại Đại học Toronto cho biết: “Dù có được dán nhãn có lợi cho sức khỏe hay không, lượng protein của các chế phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với tim mạch. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của các protein từ thực vật.”

4. Thịt chay từ đậu nành là món được yêu thích

Ngoài ra, Giáo sư Jenkins cho biết gần đây dư luận đang xôn xao khi các công ty công nghệ thực phẩm lớn của Mỹ như Beyond Meat và Impossible Food đã phát triển và đưa ra các sản phẩm sử dụng thực vật như thịt chay từ đậu nành thay thế cho thịt bò và thịt lợn có nhiều chất béo. 

Burgerking, một chuỗi thức ăn nhanh lớn ở Mỹ, đã lên kế hoạch bắt đầu bán hamburger làm từ đậu nành ở Mỹ vào cuối năm 2019. McDonald cũng đã thử nghiệm bán hamburger sử dụng thực phẩm thực vật như đậu nành vào tháng 9 năm 2019.

Công ty Beyond Meat đã phát triển các sản phẩm sử dụng thành phần chính là đậu nành và đậu Hà Lan với mục tiêu đưa ra thị trường loại thực phẩm thịt chay nhưng có hương vị giống như thịt thực sự. Tuy chỉ sử dụng nguyên liệu từ thực vật, nhưng khi nướng, nước thịt vẫn chảy ra và có mùi thơm giống thịt.

Các nhà hàng như KFC và Dunkin Donuts cũng đang xem xét đưa ra thực đơn sử dụng đậu nành thay vì thịt bò và thịt gà. Những thay đổi này là chính kết quả của sự truyền bá các hình ảnh rằng thực phẩm gốc thực vật lành mạnh hơn thực phẩm gốc động vật và trong tương lai có khả năng mở rộng hơn nữa ở Mỹ.

Bạn đang xem bài viết: “Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn giảm mỡ bụng trong 7 ngày
Áp dụng ăn uống và luyện tập theo thực đơn giảm mỡ bụng trong...
Hiệu quả của ăn chậm nhai kỹ đối với việc điều trị bệnh tiểu đường
Vì công việc bận rộn, nhiều người thường rất vội vàng khi ăn, nhai...
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng “Các vi khuẩn đường ruột” cũng ảnh...
Những cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường không chỉ gặp các vấn đề về chế độ...
Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?
Cà phê và rượu là 2 thức uống được người trưởng thành yêu thích....
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường
Để kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, người...
Thực đơn giảm mỡ bụng trong 7 ngày
Hiệu quả của ăn chậm nhai kỹ đối với việc điều trị bệnh tiểu đường
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Những cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường
Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường