Ăn cá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim?

Cỡ chữ:
A A
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã công bố về lợi ích tuyệt vời của việc ăn nhiều cá tới sức khỏe. Các loại cá như cá thu và cá mòi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu gần đây đã được công bố rằng ăn cá thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giúp ức chế và kiểm soát đường huyết và cải thiện tính kháng insulin. Các axit béo không bão hòa N-3 có nhiều trong cá da xanh (cá mòi, cá thu, cá trích,…) và cá ngừ đang được chú ý vì những tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể. 

EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid), axit béo không bão hòa n-3 có trong cá giúp giảm chất béo trung tính, ngăn ngừa hình thành cục máu đông từ đó giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Cá không chỉ chứa n-3 axit béo không bão hòa mà còn chứa hàm lượng protein cao và giàu vitamin D, vitamin B và khoáng chất

Một trong những bí quyết giúp Nhật Bản trở thành đất nước có tuổi thọ cao chính là do những bữa ăn lành mạnh đặc biệt sử dụng nhiều cá.

1. Giảm nguy cơ tử vong nếu ăn cá 1-3 lần một tuần

Theo kết quả của 20 nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, ăn các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu và cá mòi từ 1~3 lần một tuần giúp giảm tới 36% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Ăn cá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim? 1

Nhóm nghiên cứu khuyến cáo không nên ăn quá nhiều thịt động vật và tăng lượng cá trong các bữa ăn hàng ngày. Các thịt lợn, thịt bò và các loại thịt chế biến như giăm bông, xúc xích chứa rất nhiều các axit béo bão hòa. Nếu cơ thể hấp thụ các loại chất béo này quá nhiều, cholesterol xấu (LDL) trong máu sẽ tăng lên.

Mặt khác, chất béo không bão hòa đa có trong cá không làm tăng cholesterol xấu.Các chuyên gia khuyến khích nên ăn cá 1 hoặc 2 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ đột quỵ, trầm cảm, bệnh Alzheimer và các bệnh mãn tính khác.

2. Các thực phẩm chức năng từ dầu cá có tốt cho tim mạch?

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn cá thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng còn việc bổ sung dầu cá thì sao? Trường Đại học y tế Cộng đồng Harvard công bố rằng việc bổ sung axit béo n-3 có nhiều trong dầu cá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD). 

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 127.477 người Mỹ, trong đó 39,4% mắc bệnh tiểu đường và phân tích tổng hợp từ 13 báo cáo kiểm tra mối quan hệ giữa axit béo n-3 và CVD.

Ăn cá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim? 2

Phân tích cho thấy những người bổ sung nhiều axit béo n-3 giảm 12% nguy cơ nhồi máu cơ tim và 8% vong do nhồi máu cơ tim giảm ở. Tuy nhiên uống axit béo n-3 lại không giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Các chuyên gia cho biết, càng bổ sung nhiều  axit béo n-3 nhiều, nguy cơ mắc bệnh CVD càng có xu hướng giảm đi. Nếu cứ tăng lượng axit béo n-3 hấp thụ mỗi ngày lên thêm 1g, nguy cơ nhồi máu cơ tim sẽ giảm 9% và nguy cơ mắc bệnh động mạch vành giảm 7%

Giáo sư Joan Manson, Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard cho biết: “Các chuyên gia thường khuyên nên tích cực vận động cơ thể, ăn nhiều cá trong các bữa ăn hàng ngày và ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch nhưng việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh là một điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bằng việc bổ sung thực phẩm chức năng có chứa axit béo n-3, chúng ta cũng có thể đạt được những lợi ích sức khỏe nhất định”.

Một nghiên cứu của Đại học East Anglia, Đại học Y khoa Norwich ở Anh công bố rằng việc bổ sung nhiều dầu cá có chứa axit béo n-3 không có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Nhóm nghiên cứu đã phân tích kết quả của 83 báo cáo về lượng PUFA (axit béo không bão hòa) được công bố từ những năm 1960 đến 2018 thực hiện trên 121.070 người.

Kết quả phân tích cho thấy  uống PUFA không đem lại tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và hầu như không có sự khác biệt về HbA1c, độ nhạy insulin hay giá trị HOMA-IR phản ánh tình trạng kháng insulin.

Cá là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng giúp cân bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên, chỉ riêng việc bổ sung dầu cá không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào cho thấy chúng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hoặc cải thiện chuyển hóa glucose

Tuy nhiên, cũng có báo cáo cho rằng axit béo n-3 làm giảm mức chất béo trung tính và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, còn có báo cáo khác chỉ ra việc bổ sung axit béo n-3 quá mức có thể làm xấu đi quá trình chuyển hóa đường. 

Bạn đang xem bài viết: “Ăn cá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim?” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sáng đầy đủ không chỉ có...
Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp
Cần xây dựng khoa học thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp...
Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện chức năng tim mạch...
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì
Những người hấp thụ lượng lớn chất xơ trong chế độ ăn uống thường...
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Từ lâu quả sầu riêng đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều...
“Ít đường và ít béo”, chế độ ăn uống điều trị tiểu đường nào tốt hơn?
Có rất nhiều nghiên cứu đã công bố những kết quả gây thất vọng...
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp
Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
“Ít đường và ít béo”, chế độ ăn uống điều trị tiểu đường nào tốt hơn?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer