Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo

Cỡ chữ:
A A
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho biết, trẻ em thường có xu hướng thích các loại gia vị kích thích vị giác như muối, đường và chất béo. Hương vị của các bữa ăn gia đình từ thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng lớn đến vị giác và cách lựa chọn thực phẩm của trẻ khi lớn lên. 

1. Trẻ em thường thích đồ ăn chứa nhiều muối, đường và chất béo 

Các nhà nghiên cứu đưa ra cảnh báo trong quá trình trưởng thành, nếu trẻ quen với việc ăn mặn thì khi lớn lên, chúng sẽ có xu hướng thích món ăn chứa nhiều calo và dinh dưỡng không được cân bằng.

Chế độ ăn nhiều muối, đường và chất béo thường khiến chúng ta ăn quá nhiều và kéo theo các nguy cơ mắc bệnh như béo phì, huyết áp cao, tiểu đường tuýp 2, rối loạn lipid máu

Vị giác của trẻ được hình thành trong giai đoạn từ 3-6 tuổi. Chính vì vậy, các bữa ăn gia đình vào thời điểm này có vai trò rất quan trọng, quyết định sở thích về vị giác của trẻ sau này. Cha mẹ cần can thiệp để cải thiện thói quen ăn uống ở trẻ nhỏ. 

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo 1
Ảnh: Internet

Giáo sư Bettina Cornwell, thuộc Đại học Oregon cho biết: “Những bữa ăn nhiều muối, nhiều đường và nhiều chất béo sẽ kích thích vị giác và chứa nhiều calo. Nếu có thói quen ăn quá nhiều những thực phẩm như vậy, trẻ sẽ có nguy cơ thích các đồ ăn có vị đậm hơn”.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Cornwell đã thực hiện 2 cuộc khảo sát về sở thích ăn uống của trẻ em. Cụ thể như sau:

– Cuộc khảo sát đầu tiên được thực hiện trên 67 trẻ mẫu giáo có gia đình làm việc ở các thành phố lớn.

Các chuyên gia đã đưa ra 21 loại thực phẩm (bao gồm táo, chuối, dâu tây, dưa lưới, sữa, salad cà chua, đỗ xanh, kem, bánh ngọt, snack, kẹo,….) cho các mẹ và hỏi về sở thích ăn uống con cái họ. Kết quả, các đồ ăn mà trẻ em yêu thích thường là những thực phẩm chứa nhiều gia vị như đường, chất béo và muối. Điều này đã chứng minh rằng trẻ em thường thích những món ăn chứa nhiều gia vị kích thích vị giác.

– Nghiên cứu thứ hai tiến hành khảo sát 108 trẻ tại 5 trường mẫu giáo trong thành phố của Mỹ về sở thích của các bé đối với thức ăn nhanh và nước ngọt. 

Các chuyên gia đưa cho mỗi trẻ các thẻ về đồ ăn, trong đó 12 thẻ là các cửa hàng đồ ăn nhanh phổ biến ở Mỹ, 6 thẻ là các hãng nước ngọt và 6 thẻ là những đồ ăn bình thường. Kết quả cho thấy trẻ cho dù có nhận thức khác nhau về các thương hiệu thực phẩm, nhưng vẫn chọn chính xác đồ ăn nhanh và nước uống có ga.

Giáo sư Cornwell chỉ ra rằng thức ăn nhanh và đồ uống có ga có thể có tác động lớn đến xu hướng thích muối, đường và chất béo của trẻ sau khi lớn lên.Theo giáo sư, sở thích của trẻ em được hình thành trong giai đoạn từ 3-6 tuổi, nếu cha mẹ cho bé ăn nhiều đồ ăn nhanh và đồ uống có ga từ khi còn nhỏ, trẻ chọn những thực phẩm này. 

Bệnh béo phì ở trẻ em có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Bữa ăn gia đình ảnh hưởng lớn đến sở thích của trẻ, do đó cha mẹ cần nghĩ ra nhiều cách khác nhau để cắt giảm lượng thức ăn vặt có hàm lượng calo cao, ít chất dinh dưỡng càng nhiều càng tốt và thay thế chúng bằng thực phẩm lành mạnh. Điều này vô cùng quan trọng đối với việc hình thành sở thích của trẻ, do đó cha mẹ cần tập các thói quen tốt cho trẻ càng sớm càng tốt.

2. WHO kêu gọi hạn chế chiếu quảng cáo đồ ăn không lành mạnh trên tivi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa tuyên bố kêu gọi các chính phủ hạn chế việc chiếu quá nhiều các quảng cáo những đồ ăn vặt không lành mạnh, chứa nhiều muối, đường và chất béo. Việc ăn quá nhiều đồ ăn có chứa hàm lượng cao muối, đường và chất béo khi còn nhỏ sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lối sống và những ảnh hưởng xấu này sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời. 

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo 1
Ảnh: Internet

Các bệnh lối sống như bệnh tim, ung thư và tiểu đường tuýp 2 đe dọa sức khỏe của con người và làm gia tăng gánh nặng xã hội. Để phòng ngừa những căn bệnh lối sống này, việc thúc đẩy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng.

Theo thống kê của WHO, thừa cân và béo phì đang ngày càng gia tăng ở trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, con số này đã lên tới 43 triệu. WHO cũng mong muốn các quốc gia nên thực hiện các biện pháp khác nhau để dạy trẻ về cách ăn uống lành mạnh và quản lý cân nặng hợp lý. Ngoài ra cũng có những báo cáo về việc quảng cáo trên TV đang khuyến khích trẻ em sử dụng ngày càng nhiều đồ ăn vặt ít dinh dưỡng, có hại cho sức khỏe.

Bạn đang xem bài viết: “Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ vị mặn, ngọt, chất béo” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả
Vận động thể lực hàng ngày là thói quen tốt, giúp nâng cao sức...
Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa
Cà chua là một món rau quen thuộc của mùa hè và cũng được...
Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol
Một số nghiên cứu cho rằng đậu nành làm giảm cholesterol và giảm nguy...
Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?
Vận động đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tiểu đường, nhiều...
Chỉ số đường huyết của mật ong
Mật ong là thức uống có vô vàn lợi ích tới sức khỏe. Nhưng...
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “Sô cô la tốt cho sức khỏe” đã...
3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả
Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa
Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol
Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?
Chỉ số đường huyết của mật ong
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường