Kết hợp các bữa ăn vặt một cách thông minh sẽ giúp kiểm soát cân nặng
Ăn vặt lành mạnh tưởng chừng như khó khăn nhưng trên thực tế thực hiện lại vô cùng dễ dàng nếu bạn tuân thủ một số quy tắc nhất định.
Kayoko Adachi, một chuyên gia về dinh dưỡng cho biết: “Chế độ ăn kiêng không tiêu thụ nhiều năng lượng và tinh bột sẽ không thể kéo dài được lâu. Có một cách đơn giản hơn đó là suy nghĩ nên ăn vào lúc nào và làm thế nào để ngăn đường huyết tăng lên sau khi ăn. Việc đó sẽ tự giúp bạn không ăn quá mức”.
Bài viết dưới đây dựa vào thông tin của chuyên gia dinh dưỡng Adachi, tác giả của cuốn “Ăn vặt không tăng cân” để đưa ra một số lời khuyên dành cho mọi người về vấn đề ăn vặt.
Danh mục nội dung
1. Hãy cập nhật thông tin mới thường xuyên
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nghi ngờ khi nghe về việc ăn vặt tốt cho sức khỏe, bởi ai cũng cho rằng để giảm cân thì chế độ ăn kiêng là vô cùng quan trọng. Nhiều người hay truyền tai nhau: “Không được ăn dầu vì nó gây béo”, “Hãy giới hạn năng lượng tiêu thụ mỗi ngày trong bao nhiêu calo”, “Hãy bỏ đường ra khỏi chế độ ăn”,... Trên thực tế những điều này chỉ làm tăng thêm căng thẳng cho mỗi người mà thôi. Nếu chỉ chú ý vào năng lượng, bạn sẽ không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Vậy rốt cuộc, một chế độ ăn uống lành mạnh là như thế nào và chúng ta nên ăn gì?
Thật ra, cách tốt nhất để có bữa ăn không gây tăng cân là không nên chịu đựng mà hãy nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, thay vì phải chịu đựng việc bị đói, hãy ăn các đồ ăn vặt phù hợp. Ăn vặt đúng cách sẽ làm giảm việc ăn quá nhiều một lúc và ngược lại sẽ không khiến bạn bị tăng cân.
Ăn vặt đúng cách không phải thích ăn tùy thích bao nhiêu cũng được mà cần phải ăn các loại thực phẩm phù hợp và ăn vào thời điểm thích hợp.
Khi khoa học tiến bộ, các kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng sẽ dần thay đổi. Vì thế, hãy thử một lần bỏ qua các thông tin về chế độ ăn kiêng trong quá khứ và cập nhật thông tin mới nhất.
Khi nói đến đồ ăn vặt, trong tâm trí của chúng ta thường hiện lên hình ảnh của các đồ ngọt như bánh kẹo, món tráng miệng, vì thế chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng mình sẽ béo lên nếu ăn những đồ ăn đó. Tuy nhiên, lợi ích của việc ăn vặt giúp chúng ta không rơi vào trạng thái đói quá mức, nếu chúng ta tận dụng tốt điều này, tập trung trong khâu chọn đồ ăn và việc ăn đúng cách, cơ thể sẽ trở nên khó tăng cân.
Lấp đầy dạ dày bằng một bữa ăn nhẹ sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn và giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn. Tổng lượng năng lượng hấp thụ hàng ngày cũng vừa đủ. Điều này giải thích tại sao ăn vặt một cách lành mạnh sẽ tốt cho chế độ ăn uống và sức khỏe một cách toàn diện.
2. Tìm hiểu về lợi ích của ăn vặt đúng cách
2.1. Tránh ăn quá nhiều trong một lần
Khi thực hiện chế độ ăn vặt lành mạnh, điều vô cùng quan trọng là chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết là nồng độ đường (glucose) trong máu. Vì đường là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nên dù bất kể ai nữa thì sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống có chứa đường, lượng đường trong máu cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu bạn ăn uống quá nhiều hoặc ăn quá nhanh… bạn có thể bị tăng đường huyết sau ăn, có thể gây ra béo phì và nhiều bệnh khác. Vì vậy, có kiến thức đúng về lượng đường trong máu là vô cùng quan trọng.
Video “Các chỉ số cần lưu ý – Khám sức khỏe bệnh tiểu đường”
Sau khi ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, sau đó, một loại hormone gọi là insulin sẽ được tiết ra từ tuyến tụy làm cho lượng đường trong máu giảm xuống. Vấn đề ở đây là ăn như thế nào sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng nhanh?
2.2. Ngăn mức đường huyết tăng nhanh sau bữa ăn và ngăn ngừa sự tích tụ chất béo ở cơ thể
Nếu bạn để bụng đói quá lâu, bạn có thể ức chế sự gia tăng nhanh chóng đường huyết sau khi ăn. Từ đó, giúp ngăn chặn sự tiết insulin quá mức và ngăn ngừa sự tích tụ glucose dưới dạng mỡ trong cơ thể.
2.3. Ngăn các cơn buồn ngủ, uể oải sau bữa ăn và duy trì sự tập trung
Khi quá đói, đầu óc bạn thường trở nên trống rỗng. Đây là một dấu hiệu cho thấy mức đường trong máu đang giảm xuống. Nếu bụng đói quá lâu, lượng đường trong máu sẽ giảm và não của bạn sẽ hoạt động kém hơn. Tuy nhiên, lúc đó, bạn có thể nghĩ rằng mình sẽ béo lên nên phải chịu đựng… kết quả là dần rơi vào trạng thái căng thẳng và không thể làm việc hoặc học tập. Chỉ cần ăn một chút đồ ăn nhẹ để lấp đầy dạ dày, bạn có thể ngăn việc hạ đường huyết, thư giãn tinh thần hơn, không những thế đồ ăn vặt đôi khi còn giúp bạn tập trung hơn.
2.4. Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu
Nhiều người quá bận rộn đến mức không thể ăn những bữa ăn đầy đủ, dẫn đến tình trạng thiếu protein, chất xơ và canxi. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bạn dễ tăng cân và hay thiếu chất.
Trong số các thực phẩm, gạo và các loại lúa mì chứa rất nhiều đường, nhưng vitamin B1 lại vô cùng cần thiết để giúp chuyển hóa đường thành năng lượng. Vitamin B2 giúp ích cho quá trình chuyển hóa lipid. Nói cách khác, tùy theo cách kết hợp ăn uống, năng lượng có thể được chuyển hóa dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn. Bữa ăn nhẹ, ăn vặt chính là một cách giúp chúng ta bổ sung dinh dưỡng dễ dàng vì vậy hãy tận dụng chúng một cách hiệu quả.
3. Bí quyết chọn đồ ăn vặt và ăn vặt đúng cách
Nếu bạn đã hiểu tại sao ăn vặt lại tốt cho cơ thể thì hãy lên kế hoạch ngay để có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Bữa ăn nhẹ ít đường
Hãy thay đổi suy nghĩ giới hạn “đồ ăn vặt = đồ ngọt” thành “ăn vặt = bữa ăn nhẹ nhàng”. Vì thể, lượng thực phẩm bạn có thể lựa chọn sẽ tăng lên rất nhiều, bữa ăn vặt sẽ trở thành khoảng thời gian dành cho việc cung cấp dinh dưỡng.
Đầu tiên, nên chọn là thực phẩm giàu protein và lipid. Ví dụ, nếu chọn sữa chua, phô mai, xúc xích… thay cho bánh mì có đường hoặc đồ ngọt, lượng đường trong máu sẽ không tăng nhanh, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và dinh dưỡng của các bữa ăn trong ngày sẽ cân bằng hơn.
Ngoài ra, trong bữa ăn vặt, không phải loại bỏ toàn bộ các đồ ăn có đường. Các đồ ăn cho dù có đường nhưng nếu chứa protein và lipid sẽ không làm mức đường huyết tăng nhanh.
Ăn các thực phẩm nhiều dinh dưỡng
Khuyến khích mọi người ăn thực phẩm nhiều chất xơ bởi có chất xơ được giữ khá lâu trong dạ dày, nếu nhai kỹ sẽ giúp ngăn chặn sự hấp thụ đường trong ruột.
Nên ăn trứng luộc, các loại hạt (không nên dùng muối), các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…), các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, đậu tương,…), xúc xích cá, trái cây (tuy có ngọt nhưng khó làm tăng đường huyết), trái cây sấy khô, thực phẩm khô (mực khô, phô mai…), cơm nắm (gạo nét, cá hồi, mentaiko)
Nạp khoảng 200 kcal mỗi ngày
Tất nhiên, đối với các bữa nhẹ, ăn một lượng phù hợp cũng là điều vô cùng quan trọng. Với bữa ăn nhẹ, nên nạp khoảng 200 kcal mỗi ngày, tương đương với hai quả táo. Tuy nhiên, cũng có những lúc bạn muốn quên đi việc ăn kiêng và muốn ăn chút đồ ngọt. Trong trường hợp đó, mỗi tuần một lần, coi như là phần thưởng cho bản thân, bạn có thể ăn đồ ngọt như món tráng miệng sau bữa ăn thay vì ăn vào lúc bụng đói.
4. Nên ăn vào thời điểm nào?
Nên ăn trước khi bụng đói, đường được tiêu hóa nhanh chóng trong dạ dày và có thể khiến bạn đói sau 1 – 2 giờ. Ngay cả đối với các protein – chất mất nhiều thời gian để tiêu hóa cũng mất khoảng 4 giờ. Do đó, nên ăn gì đó khoảng 3 – 4 giờ sau khi ăn. Đối với những người làm văn phòng, khoảng thời gian giữa bữa trưa và bữa tối sẽ dài, vì vậy nên có bữa ăn nhẹ vào khoảng 3 – 4 giờ chiều.
Bạn đang xem bài viết: “Kết hợp các bữa ăn vặt một cách thông minh sẽ giúp kiểm soát cân nặng” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)