Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Cỡ chữ:
A A
Uống quá nhiều các loại nước ngọt có hàm lượng calo cao như cola, soda và nước trái cây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa. Nghiên cứu cũng đã công bố nước ngọt có hàm lượng calo cao dễ gây nghiện và cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính (CKD).

Đồ uống có hàm lượng calo cao gây tăng đường huyết, mỡ nội tạng và rối loạn lipid

Nghiên cứu của Đại học Stellenbosch ở Nam Phi đã chỉ ra thường xuyên uống đồ uống có hàm lượng calo cao và ngọt như cola, soda và nước trái cây sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa. Thông tin chi tiết đã được công bố trên Tạp chí “Journal of the Endocrine Society” do Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ (ENDO) công bố.

Uống quá nhiều nước ngọt có hàm lượng calo cao có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe như tăng lượng đường trong máu, mỡ nội tạng, chất béo trung tính, cholesterol LDL (có hại), và giảm cholesterol HDL (có lợi). Đây đều là những nguyên nhân gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm có khoảng 1 triệu 900 người chết vì bệnh chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa hay tiểu đường tuýp 2.

Nước có calo cao hấp thụ cực nhanh

Đường glucose fructose hay fructose glucose thường được sử dụng làm chất tạo ngọt trong nhiều loại thực phẩm chế biến ngọt như nước trái cây và cola, nước ngọt và bánh kẹo.

Fructose glucose được sản xuất từ tinh bột ngô và được đồng phân hóa dựa trên đường fructose và glucose. Fructose glucose có thể được sản xuất công nghiệp và có giá thành thấp nên được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm. 

Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận 1

Trong khi carbohydrate trong gạo, bánh mì, ngũ cốc hay các loại rau như khoai tây và bí ngô là carbohydrate phức tạp thì fructose và glucose là các đường đơn dễ hấp thụ. Fructose là chất ngọt nhất trong tất cả các loại đường và việc tiêu thụ liên tục một lượng lớn có thể dẫn đến tăng cân và béo phì

Một nghiên cứu được tiến hành với 36 bản báo cáo và phân tích đã được công bố trong 10 năm qua xem xét tác động của nước ngọt cùng với carbohydrate lên các hoạt động chuyển hóa tim mạch. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nước ngọt có hàm lượng calo cao có liên quan đến các bệnh gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim

Đồ uống nhiều calo cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins ở Hoa Kỳ cũng tiết lộ rằng uống quá nhiều đồ uống có hàm lượng calo cao có thể có tác động tiêu cực đến thận. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thận học Hoa Kỳ.

“Đồ uống có hàm lượng calo cao là nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính, và cũng gây nghiện”, Phó giáo sư Jennifer Farbe thuộc Khoa Khoa học Môi trường nông nghiệp Ngành sinh thái con người thuộc Đại học California cho biết.

Bệnh thận mãn tính (CKD) là một thuật ngữ chỉ sự tổn thương thận mãn tính, khi thận bị suy giảm. Vai trò lớn nhất của thận là loại bỏ chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao và rối loạn lipid máu, các mạch máu bị hư hại, các mạch máu nhỏ trong cầu thận thực hiện quá trình lọc trở nên hẹp, khiến thận không thể lọc hết các chất thải.

Thận là cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn kiêng cũng như các bữa ăn bình thường, cho nên cần giảm gánh nặng cho thận bằng cách hạn chế việc ăn quá nhiều calo, đường và muối trong chế độ ăn hàng ngày.

Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận 2

Nhóm nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống và nguy cơ CKD ở 3.003 người Mỹ có chức năng thận bình thường. Họ đã điều tra mức tiêu thụ đồ uống khi bắt đầu nghiên cứu (2000-2004) và theo dõi tình trạng sức khỏe của những người tham gia từ năm 2009 – 2013. 

Kết quả của nghiên cứu cho thấy: 6% người tham gia đã phát bệnh CKD và những người uống lượng đồ uống có hàm lượng calo cao trong top thứ ba từ trên xuống có nguy cơ mắc CKD tăng 61% so với những người ở thứ ba từ dưới lên (tỷ lệ chênh lệch 1,61). 

Người thực hiện khảo sát là Casey Rebholz của Trường Y tế Công cộng Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins kết luận: “Có ít nghiên cứu điều tra loại thực phẩm nào sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận và khó xác định được thực phẩm hoặc đồ uống cụ thể nào là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên chúng tôi đã chứng minh được rằng những người uống quá nhiều đồ uống có hàm lượng calo cao với hàm lượng đường cao trong một thời gian dài có nhiều khả năng phát triển bệnh thận”.

Bạn đang xem bài viết: “Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu được công bố trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng...
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở...
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Một nghiên cứu mới được tiến hành trên 130 cặp vợ chồng ở Hoa...
Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện chức năng tim mạch...
Ăn hai bát cơm mỗi ngày để giảm béo phì
Trong một cuộc khảo sát quốc tế của nhóm nghiên cứu Nhật Bản tại...
Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn cơm cho cơ thể cân...
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Ăn hai bát cơm mỗi ngày để giảm béo phì
Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer