Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose

Cỡ chữ:
A A
Hiện nay sự phổ biến của đồ ăn nhanh tác động xấu tới sức khỏe của mọi người. Phụ nữ bị rối loạn glucose trong giai đoạn mang thai hay giai đoạn sau sinh cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống cũng như các vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày như bài tiết, ngủ, nghỉ ngơi, sinh hoạt để duy trì sức khỏe của mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những chú ý về chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose giúp mẹ bỉm sữa có thể thiết lập một chế độ ăn tốt cho sức khỏe.

Thói quen ăn uống có liên quan mật thiết đến lối sống thường ngày được tích lũy trong nhiều năm, vì vậy ngay cả khi mang thai, phụ nữ thường rất khó thay đổi thói quen ăn uống. Tuy nhiên, việc mang thai chính là động lực mạnh mẽ để thai phụ điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trong thai kỳ.

Sau khi sinh con, phụ nữ rất khó có thể cân bằng thời gian chăm sóc trẻ, công việc của bản thân và việc gia đình trong 24 giờ một ngày. Vì thế, sau khi sinh người mẹ vẫn duy trì ăn uống như khi mang thai, nếu người mẹ có thể duy trì chế độ ăn uống ban đầu với các cách thực hiện trong cuộc sống hàng ngày và các giá trị cần thiết đã là điều hết sức khuyến khích. Tuy nhiên, việc thiết lập chế độ ăn uống sau sinh rất cần thiết giúp người mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi kiểm soát tình trạng rối loạn glucose này.

Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose sẽ khác nhau tùy thuộc vào người phụ nữ đó bị tiểu đường thai kỳ hay bị tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 từ trước khi mang thai. Sau khi sinh, phụ nữ cần xem xét mối quan hệ giữa việc cho con bú và chế độ ăn uống, việc kiểm soát đường huyết có cần tiếp tục điều trị insulin không…

1. Duy trì cải thiện chế độ ăn uống trong thai kỳ

Cơ bản của chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose không thay đổi nhiều so với thời gian mang thai, vì vậy cần duy trì liên tục để áp dụng và điều chỉnh.

Phương pháp điều trị chính cho phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là cải thiện chế độ ăn uống. Mục đích của chế độ ăn uống trong giai đoạn mang thai là:

+ Bình thường hóa lượng đường trong máu của người mẹ

+ Điều chỉnh hợp lý tình trạng tăng cân khi mang thai

+ Bổ sung năng lượng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà mẹ

+ Phòng ngừa tình trạng ketosis do đói

+ Đảm bảo năng lượng cần thiết cho việc tiết sữa

Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose 1
Mục đích của chế độ ăn uống trong giai đoạn mang thai

Chế độ ăn uống khi mang thai là để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi và để tránh thai phụ bị hội chứng tăng huyết áp thai kỳ và rối loạn chuyển hóa glucose.

Tuy nhiên, sau khi sinh bà bầu cần đặc biệt chú ý những thay đổi trong bài tiết sữa mẹ và lượng hoạt động sau sinh. Trường hợp lượng bài tiết sữa đủ, lượng năng lượng cần thiết để cho con bú có thể được thêm vào lượng năng lượng hấp thụ hàng ngày. Sau khi cho con bú, người mẹ có thể có cảm giác rất đói, vì vậy nếu bổ sung ăn uống trước khi cho con bú thì có thể tránh được tình trạng này xảy ra.

2. Chú ý tới lượng năng lượng hấp thu

Thai phụ nên thực hiện đúng theo chế độ ăn uống đã đặt ra, không hấp thụ nhiều năng lượng hơn mức cần thiết và chú ý cân bằng về việc hấp thụ đường, muối. Bên cạnh một chế độ ăn uống cân bằng, việc cải thiện lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng rất cần thiết.

Lượng năng lượng cần cho cơ thể ước tính trong 1 ngày (Kcal/ ngày) được biểu thị bằng mức độ hoạt động thể chất: thấp, bình thường, cao. Ở người phụ nữ ở độ tuổi sinh con, lượng năng lượng hấp thu hàng ngày là khoảng 2.000 kcal.

Dựa trên lượng năng lượng ước tính cần thiết mỗi ngày, lượng năng lượng cần thiết ở phụ nữ có thể tăng lên trong giai đoạn mang thai, cho con bú bằng và sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi giai đoạn thai kỳ.

Lượng năng lượng nên tăng trong thai kỳ:

Số tuần thai kỳ Năng lượng (kcal/ngày)
Giai đoạn đầu thai kỳ (dưới 16 tuần) + 50
Giai đoạn giữa thai kỳ (16~dưới 28 tuần) + 250
Giai đoạn cuối thai kỳ (sau 28 tuần) + 450
Giai đoạn cho con bú + 350

3. Kiểm soát cân nặng sau sinh

Tình trạng tăng cân ở người mẹ khi mang thai là điều cần thiết cho sức khỏe của mẹ, điều này có lợi cho sự phát triển của thai nhi, đảm bảo năng lượng giúp người mẹ sinh con an toàn và đảm bảo năng lượng của mẹ trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, thai phụ cần điều chỉnh chế độ ăn uống để quản lý cân nặng phù hợp giúp sinh con khỏe mạnh, loại bỏ tình trạng trẻ sinh bị quá cân hoặc thiếu cân.

Cân nặng khuyến khích của bà bầu trong thai kỳ được tính dựa trên BMI. Ví dụ, đối với thai phụ không có yếu tố di truyền gia đình hoặc tiền sử bệnh, huyết áp ổn định, không có protein trong nước tiểu, không bị phù và tăng cân mỗi tuần ≤ 0.5 kg thì dù BMI dưới 18.5 hoặc ở khoảng 18.5 – 25.0, mức độ tăng cân được khuyến khích lên tới 12kg trong toàn bộ thai kỳ.

Trong thời gian cho con bú, cân nặng tăng trong thai kỳ sẽ bắt đầu giảm dần, nhưng nếu phụ nữ sau sinh duy trì chế độ ăn uống trong thời gian cho con bú đến giai đoạn đã cho trẻ cai sữa, cân nặng sẽ lại tăng lên. Người mẹ nên có kế hoạch điều chỉnh lại cân nặng tiêu chuẩn.

Phụ nữ được khuyến khích nên cho con bú trong 6 tháng đầu, khi kết thúc giai đoạn này, nên thực hiện chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose kiểm soát lượng thức ăn theo lượng hoạt động của bản thân.

4. Tần suất bữa ăn và thời gian ăn uống

Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai cao, do đó việc tiếp tục duy trì lối sống trong thai kỳ là điều hết sức cần thiết.

Lượng đường trong máu dễ tăng cao sau khi ăn, để ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu nên chia đều thời gian dùng 3 bữa trong vòng 12~14 tiếng một ngày, hoặc có thể chia nhỏ nhiều bữa cơm mà vẫn duy trì cân bằng dinh dưỡng. Thời gian không ăn vào ban đêm ít nhất cách nhau 8 giờ. Thời gian trong một bữa ăn nên ít nhất là 20 phút.

5. Nhận thông tin hỗ trợ về thiết lập chế độ ăn uống sau sinh

Để nhận được hỗ trợ về điều chỉnh chế độ ăn uống sau sinh, điều quan trọng là thai phụ cần chia sẻ với bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng thông tin về thói quen ăn uống trong thai kỳ và các vấn đề liên quan đến thói quen ăn uống.

Ngoài ra, thai phụ và gia đình nên tham gia các lớp giáo dục trung và dài hạn để bổ trợ kiến thức về cuộc sống của thai phụ sau sinh. Đồng thời trong lớp học này, người phụ nữ cũng sẽ được nhận hỗ trợ tư vấn riêng về chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose.

Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose 2
Sau sinh, bà bầu nên nhận thêm nhiều thông tin hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng để có thêm chế độ ăn uống phù hợp

6. Nhận sự giúp đỡ từ phía gia đình

Sau khi sinh, rất khó để phụ nữ có thể tiếp tục duy trì cuộc sống giống như trong thai kỳ bởi có những khác biệt cá nhân. Tuy nhiên phần lớn cuộc sống thường chuyển hướng tập trung vào việc chăm sóc trẻ, do đó việc ăn uống của phụ nữ sau sinh thường không duy trì đều đặn hoặc đôi khi không thể ăn đúng bữa. Để tránh những tình trạng như vậy, sự hỗ trợ từ chồng và những người thân trong gia đình là rất cần thiết. Phụ nữ sau sinh nên cố gắng cân bằng giữa chăm sóc trẻ và quản lý sức khỏe của chính bản thân, thực hiện các công việc gia đình.

Tóm lại, cơ sở của chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose là tiếp tục chế độ ăn kiêng có được trong thai kỳ. Cơ bản của chế độ ăn uống sau khi sinh được thực hiện tương tự trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thai phụ cần được hỗ trợ để có thể cân bằng trong việc điều chỉnh lối sống về chế độ ăn uống, việc cho con bú và chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, những hỗ trợ về chế độ ăn uống của phụ nữ khi mang thai và sau sinh từ bác sĩ và người có chuyên môn là rất cần thiết.

Bạn đang xem bài viết:Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối?
Thai phụ trong tình trạng tiểu đường thai kỳ luôn phải cẩn trọng, kiêm...
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Loại bệnh tiểu đường thường sẽ không có kết quả chẩn đoán ngay vào...
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ trước khi mang thai và tiểu đường thai...
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai hay bệnh tiểu đường...
Bà bầu cần bổ sung các loại rau chứa protein thực vật nào để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ?
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy khi hấp thụ đầy...
Xây dựng THỰC ĐƠN hàng ngày cho bà bầu tiểu đường ✅
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể mẹ và bé như...
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối?
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bà bầu cần bổ sung các loại rau chứa protein thực vật nào để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ?
Xây dựng THỰC ĐƠN hàng ngày cho bà bầu tiểu đường ✅
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường