Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Danh mục nội dung
- 1. Hiểu chính xác về bệnh tiểu đường ở trẻ em
- 2. Nếu cho trẻ ăn no thì có sao không?
- 3. Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ không?
- 4. Trẻ bị bệnh tiểu đường có thể chơi thể thao không?
- 5. Khi trẻ không ăn thì không tiêm insulin cũng không sao? (Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1)
- 6. Phải làm thế nào khi trẻ bị hạ đường huyết?
- 7. Giáo viên ở trường học và nhà trẻ nên làm những gì?
- 8. Nên tiêm insulin cho trẻ ở đâu?
- 9. Hãy cho trẻ tham gia các chuyến dã ngoại và trải nghiệm nghiên cứu
- 10. Trẻ bị bệnh tiểu đường trong tương lai có thể “xin việc”, “kết hôn”, “mang thai/ sinh con” được không?
1. Hiểu chính xác về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bệnh tiểu đường khởi phát không phải do lỗi tại ai.
Nếu có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách chính xác với kiến thức phù hợp, trẻ có thể chơi và học tập giống như những người bạn khác.
Ngoài việc được giảng dạy bởi các bác sĩ, y tá,…, những thông tin về bệnh tiểu đường có thể được lấy từ nhiều nơi khác nhau.
==>> Xem ngay bài viết bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em để hiểu rõ tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em là gì? nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị tiểu đường tuýp 2 như thế nào.
2. Nếu cho trẻ ăn no thì có sao không?
Hoàn toàn không sao cả. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng và tuổi vị thành niên, điều quan trọng là phải bổ sung đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Và nếu trường hợp trẻ cần tiêm insulin, tiêm một liều insulin thích hợp với lượng ăn uống.
Bữa ăn thông thường
– Bệnh tiểu đường tuýp 1
Không có giới hạn cụ thể nào.
Ăn bình thường giống như những trẻ em xung quanh cũng không sao
– Bệnh tiểu đường tuýp 2
Thực hiện chế độ ăn uống thích hợp theo độ tuổi.
Xem lại và điều chỉnh các thói quen ăn uống như không ăn sáng, ăn muộn vào ban đêm.
3. Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ không?
Nếu trẻ có thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách tốt và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, trẻ có thể phát triển giống như bạn bè cùng lứa tuổi.
Và thậm chí sau khi trưởng thành, trẻ có thể khỏe hơn mỗi ngày.
Các biến chứng mãn tính chính của bệnh tiểu đường
Khi kiểm soát lượng đường trong máu không tốt trong một thời gian dài, sẽ xuất hiện các biến chứng như bệnh về mắt (bệnh lý võng mạc tiểu đường), bệnh về thần kinh (bệnh thần kinh tiểu đường) và bệnh về thận (bệnh thận do tiểu đường).
4. Trẻ bị bệnh tiểu đường có thể chơi thể thao không?
Trẻ bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể chơi thể thao. Thậm chí, việc tập thể dục cần được tích cực thực hiện bởi tập luyện giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện hiệu quả của insulin.
Trường hợp trẻ có lượng vận động lớn như giờ học thể dục gồm marathon sáng sớm, hoạt động câu lạc bộ thể thao,…nên sắp xếp thời gian phù hợp, dự đoán khoảng thời gian hạ đường huyết dễ xảy ra, điều chỉnh lượng insulin tiêm và chuẩn bị glucose phòng trường hợp hạ đường huyết.
Đồ ăn nhẹ sau khi tập luyện
– Bệnh tiểu đường tuýp 1
Nên ăn để bổ sung lượng đường
– Bệnh tiểu đường tuýp 2
Nên uống nước giải khát và chú ý đến lượng calo hơn.
5. Khi trẻ không ăn thì không tiêm insulin cũng không sao? (Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1)
Ngay cả khi không ăn bất cứ thứ gì, các hormon làm tăng lượng đường trong máu (hormon đối kháng insulin※) vẫn luôn được tiết ra.
Nếu không tiêm insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng dần dần.
Đặc biệt là khi bệnh nhân bị các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường (sick day) như bệnh cảm, hormon đối kháng insulin được tiết ra nhiều hơn bình thường, vì vậy nếu bệnh nhân không ăn và cũng không tiêm insulin thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
Ngay cả khi không ăn, cũng không nên ngừng việc tiêm insulin.
※ Các hormon đối kháng Insulin bao gồm hormone tăng trưởng, glucagon, adrenaline, hormon tuyến giáp, glucocorticoid,…
Trường hợp ngày sick day
+ Ngay cả khi trẻ không ăn, cũng không nên ngừng việc tiêm insulin
+ Bổ sung nước với lượng nhỏ và trong nhiều lần.
+ Đo lượng đường trong máu, ketone trong nước tiểu và cần theo dõi các triệu chứng
+ Vẫn duy trì tiêm insulin dù xuất hiện các tình trạng như chán ăn, sốt, nôn mửa, tiêu chảy,…
+ Nếu có chỉ định của bác sĩ, việc tiêm bổ sung insulin loại tác dụng nhanh (hoặc loại tác dụng cực nhanh) sẽ được thực hiện.
+ Trường hợp trẻ nôn mửa liên tục và không biết phương pháp xử lý, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
6. Phải làm thế nào khi trẻ bị hạ đường huyết?
Hãy cho trẻ ăn ngay những thứ ngọt ngào như glucose khi thấy trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết.
Ngoài ra, để khiến tình trạng hạ đường huyết ở trẻ không quá đáng sợ, hãy hiểu rõ các triệu chứng hạ đường huyết.
Vì các triệu chứng như lạnh, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau đầu,…là các triệu chứng do sự tiết hormon đối kháng insulin, nên điều quan trọng cần phải biết là sau khi các triệu chứng này phát triển, đường huyết sẽ tăng và dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu cao.
Hiểu về tình trạng hạ đường huyết
(1) Tình trạng hạ đường huyết sẽ không đáng sợ
Hãy ghi chép lại tình trạng, hành vi của trẻ, lượng insulin và thời điểm tình trạng hạ đường huyết xảy ra. Dựa trên những ghi chép này để điều chỉnh việc kiểm soát đường huyết trong thời gian tới.
Khi trẻ đã quen với việc kiểm soát đường huyết thì sẽ có thể đánh giá việc nên chờ một thời gian để trẻ hồi phục hay nên bổ sung thêm đường ngay. Do đó tình trạng hạ đường huyết sẽ không đáng sợ.
(2) Các trường hợp mà trẻ cũng có thể bị hạ đường huyết
– Gào khóc
– Tức giận, hờn dỗi
– Không nghe lời
– Ngáp nhiều
– Đột nhiên trở nên yên tĩnh
7. Giáo viên ở trường học và nhà trẻ nên làm những gì?
Không có nhiều giáo viên ở các trường học hiểu kiến thức về bệnh tiểu đường một cách chính xác.
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần chú ý theo dõi trong khoảng thời gian trẻ dễ bị hạ đường huyết, trẻ có các triệu chứng hạ đường huyết không và nếu thấy trẻ có biểu hiện lạ phải có biện pháp ứng phó ngay lập tức. Giáo viên cần hướng dẫn cho tất cả trẻ cùng lớp khác rằng nếu thấy bạn học có biểu hiện lạ cần phải nói với giáo viên ngay.
Và không được đối xử đặc biệt với trẻ bị bệnh tiểu đường hơn những trẻ khác, hãy đối xử với trẻ em đái tháo đường như bình thường.
Trẻ bị bệnh tiểu đường có được ăn bữa giống với mọi người không?
Dù trẻ bị bệnh tiểu đường nhưng điều này không có nghĩa là trẻ phải cần có một hộp cơm trưa đặc biệt. Điều rất quan trọng là trẻ phải có một bữa ăn ngon với những bạn khác.
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Không cần phải hạn chế lượng thức ăn và thành phần bữa ăn. Trẻ có thể ăn tất cả mọi thứ như bình thường. Khi trẻ muốn ăn thêm thì vẫn có thể ăn tiếp.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Về cơ bản, trẻ bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác.
8. Nên tiêm insulin cho trẻ ở đâu?
Điều quan trọng trong chữa trị bệnh tiểu đường ở trẻ em là thực hiện tiêm dựa vào tính cách, nguyện vọng của trẻ, môi trường lớp học.
Thời gian tiêm
Việc tiêm trước khi ăn có lẽ sẽ có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng insulin tác dụng cực nhanh, trẻ nên được ăn ngay sau khi tiêm.
Địa điểm tiến hành tiêm
Tiến hành tiêm ở địa điểm nào cũng được. Dù ở phòng y tế hay tại lớp học đều không có vấn đề gì.
Vị trí bảo quản
Để phòng trường hợp trẻ quên, hãy để thuốc tiêm insulin dự phòng ở trường. Gia đình có thể yêu cầu nhà trường đặt thuốc vào chỗ thích hợp. ※
※ Tránh để insulin trước khi sử dụng bị đông lạnh, hãy bảo quản ở 2~8°C tránh ánh nắng mặt trời.
>> Cần biết Trị liệu insulin giúp bạn luôn giữ chỉ số đường huyết an toàn
9. Hãy cho trẻ tham gia các chuyến dã ngoại và trải nghiệm nghiên cứu
Trẻ bị bệnh tiểu đường có thể tham gia nhiều trải nghiệm như bất kỳ đứa trẻ nào khác và tận hưởng nhiều niềm vui.
Trước khi cho trẻ tham gia, gia đình hãy kiểm tra lịch trình chuyến đi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước để lên kế hoạch cho lượng thuốc tiêm và thời gian tiêm insulin trước để trẻ có thể tự quản lý tốt.
Kiểm tra/ lên danh sách những đồ cần mang theo (có thể mang nhiều hơn so với bình thường)
Insulin dùng hàng ngày (bút tiêm insulin)
Máy đo đường huyết (mang đi nếu cần thiết)
Thực phẩm bổ sung dùng trong trường hợp hạ đường huyết (glucose,…)
>> Tham khảo ngay cách thử tiểu đường tại nhà nhanh và chính xác
10. Trẻ bị bệnh tiểu đường trong tương lai có thể “xin việc”, “kết hôn”, “mang thai/ sinh con” được không?
Xin việc
Hiện nay ở Nhật Bản, những người bị bệnh tiểu đường dường như rất khó để có được giấy phép phi công, tuy nhiên một số quốc gia khác không như vậy. Ngoài ra trừ nghề phi công thì không có giới hạn đặc biệt trong vấn đề xin việc đối với bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường có thể làm bất kỳ nghề nghiệp nào.
Vì vậy, cần hướng dẫn trẻ khả năng đối phó với hạ đường huyết bằng cách duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn và hướng đến tăng khả năng độc lập của trẻ.
Ngoài ra, cũng có trường hợp đơn xin việc bị từ chối dù không phải là do bệnh tiểu đường.
Ngay cả khi bị từ chối, đừng quá bận tâm, hãy tự nâng cao khả năng của bản thân để chuẩn bị tốt hơn cho bước tiếp theo.
Kết hôn, mang thai/ sinh con
Nếu bệnh nhân tiểu đường nhận được sự thấu hiểu từ đối phương, họ đều có thể kết hôn, mang thai và sinh con mà không gặp vấn đề gì.
Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý.
Hãy giải quyết những vấn đề này với sự giúp đỡ của bác sĩ.
Nên lập kế hoạch mang thai và sinh con sau khi kiểm tra các biến chứng và xem xét các ảnh hưởng đối với mẹ và trẻ được sinh ra.
Điều này được gọi là “mang thai có kế hoạch”.
Để thực hiện việc này chính xác nên tham khảo ý kiến và nghe hướng dẫn từ bác sĩ.
Điểm lưu ý trong nuôi dạy trẻ đối với cha mẹ
Cha mẹ không nên tự trách mình. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ không phải do cha mẹ.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 2 là do trẻ được di truyền thể trạng của cha mẹ, nhưng sự tiến triển bệnh tiểu đường ở trẻ em không hẳn là chi do yếu tố này.
Đối với tương lai của trẻ, điều quan trọng là cha mẹ cần hướng trẻ tự độc lập và không nuông chiều trẻ vì lý do bệnh tiểu đường dù là bệnh tiểu đường tuýp 1 hay bệnh tiểu đường tuýp 2.
Cách đối xử với trẻ
Cha mẹ không nên bao bọc trẻ và đối xử tách biệt giữa trẻ với các anh chị em khác do bệnh tiểu đường, hãy đối xử bình đẳng như nhau.
Trong mọi trường hợp, mọi người đối xử với trẻ bị bệnh tiểu đường giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác.
Đối với ông bà, khi muốn cho cháu đồ ăn cũng nên nói với bố mẹ của cháu trước.
Ngoài ra, gia đình nên thảo luận và suy nghĩ về môi trường và biện pháp để nuôi dạy trẻ tốt hơn và trẻ có thể phát triển bình thường.
Các bậc phụ huynh cần hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em để phòng tránh cũng như lên kế hoạch chăm sóc khoa học cho các bé. Trong trường hợp bé đã bị tiểu đường thì phụ huynh phải áp dụng chế độ ăn uống cho người tiểu đường trong thực đơn cho bé thật kiên trì.
Bạn đang xem bài viết: Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em tại chuyên mục Kiểm soát bệnh tổng thể
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)