Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
“Bệnh nhân có thể ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như nhồi máu cơ tim và đột quỵ bằng cách điều trị tốt bệnh tiểu đường và loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Nếu bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát tất cả các yếu tố nguy cơ thì có thể duy trì sức khỏe như những người không mắc bệnh tiểu đường”. Đây chính là kết quả nghiên cứu quy mô lớn của Thụy Điển với khoảng 300.000 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được cho là có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và tử vong cao gấp 2~4 lần so với người không mắc bệnh.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nếu có thể điều trị và kiểm soát năm yếu tố nguy cơ thì nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong ở bệnh nhân tiểu đường sẽ không tăng cao. Mặt khác, bệnh nhân có thể khỏe mạnh hơn những người không mắc bệnh tiểu đường.

Năm yếu tố nguy cơ bao gồm:

(1) Tăng đường huyết (mục tiêu: HbA1c dưới 7%)

(2) Tăng huyết áp (mục tiêu: huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg)

(3) Lượng bài tiết albumin trong nước tiểu (phòng ngừa suy giảm chức năng thận)

(4) Thói quen hút thuốc lá (không hút thuốc)

(5) LDL Cholesterol cao (mục tiêu: dưới 97 mg/dL).

Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Nếu một trong số những giá trị trên ở mức cao, nguy cơ khởi phát các biến chứng tiểu đường sẽ tăng lên.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ “Khảo sát bệnh tiểu đường trên toàn Thụy Điển” và phân tích dữ liệu của 271.174 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ghi chép từ năm 1998~2014; công bố trên tạp chí y khoa “New England Journal of Medicine”. Các dữ liệu thu thập được so sánh với nhóm đối chứng gồm 1.355.870 người dân địa phương không mắc bệnh tiểu đường tương đồng về độ tuổi, giới tính và khu vực sinh sống.

Độ tuổi trung bình của cả hai nhóm tham gia nghiên cứu là 60,58 tuổi, trong đó 49,4% là phụ nữ. Nghiên cứu đã cho thấy 96.673 (35,6%) bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có dữ liệu về năm yếu tố nguy cơ. Thời gian theo dõi trung bình của nghiên cứu là 5,7 năm, trong khoảng thời gian đó, có 175.345 người chết.

>> Bạn có biết: “Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?” xem ngay TẠI ĐÂY

Bệnh nhân tiểu đường có thể khỏe hơn người không mắc bệnh 

Theo kết quả phân tích, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đạt được giá trị mục tiêu của 5 yếu tố nguy cơ có sự gia tăng nguy cơ tử vong từ các nguyên nhân khác nhau được giữ ở mức 6% so với nhóm đối chứng.

Con số này cũng cho thấy rằng bệnh nhân tiểu đường có thể khỏe mạnh hơn người không bị tiểu đường nếu điều trị tốt. Kiểm soát tốt 5 yếu tố nguy cơ giúp làm giảm 16% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính và 5% nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường so với nhóm đối chứng.

Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường 3
Bệnh nhân tiểu đường có thể khỏe hơn người không mắc bệnh

Lợi ích của việc kiểm soát tốt 5 yếu tố nguy cơ sẽ càng lớn khi tuổi bệnh nhân tiểu đường càng cao và hiệu quả giúp giảm nguy cơ biến cố tim mạch, tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường là lớn nhất ở những người trên 80 tuổi.

Bệnh nhân tiểu đường trên 80 tuổi đạt được giá trị mục tiêu của 5 yếu tố trên sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính thấp hơn 38% so với nhóm đối chứng.

Mặt khác, ở những bệnh nhân dưới 55 tuổi không kiểm soát tốt 5 yếu tố trên, nguy cơ bị các bệnh khác sẽ tăng lên đáng kể, cụ thể nhồi máu cơ tim là 7.7 lần, đột quỵ là 6.2 lần, suy tim là 11.4 lần và tử vong là 5 lần.

Đặc biệt nghiên cứu còn chứng minh, nguy cơ biến chứng tiểu đường, đặc biệt là suy tim sẽ lớn nhất ở những bệnh nhân dưới 55 tuổi. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2 và ở độ tuổi trẻ hơn nhóm trên, việc kiểm tra các yếu tố nguy cơ để điều trị đúng cách là rất quan trọng”, Giáo sư Eden Lawson nhấn mạnh.

Giáo sư Eden Lawson cũng chỉ ra rằng “Năm yếu tố nguy cơ nêu trên có ảnh hưởng tương tác lẫn nhau. Và các nghiên cứu đã cho thấy rằng kiểm soát tốt 5 yếu tố nguy cơ sẽ ngăn ngừa khởi phát các biến chứng tiểu đường. Bằng cách giải quyết 5 yếu tố nguy cơ, bệnh nhân có thể giảm thiểu rủi ro do bệnh tiểu đường”.

Để loại bỏ các yếu tố nguy cơ, ngoài sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, bệnh nhân cũng cần phải nỗ lực hết mình trong việc cải thiện lối sống như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, tuân thủ việc dùng thuốc…

Thuốc lá đẩy nhanh sự tiến triển của biến chứng

Ngừng hút thuốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể ngăn ngừa biến chứng tiểu đường bằng cách ngừng hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc ở người Thụy Điển là 17% trong khoảng thời gian từ năm 1998~2012 khi nghiên cứu được tiến hành. Sau đó, chính phủ đã tăng cường chính sách khuyến khích cai thuốc lá và tỷ lệ hút thuốc được cải thiện xuống 5%, mức thấp nhất trên thế giới.

Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường 1
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường là người bệnh nói không với thuốc lá

Giáo sư Steven Schroeder nhấn mạnh rằng “Giảm tỷ lệ hút thuốc ở Thụy Điển là một thành tựu đáng khen ngợi. Một lối sống không khói thuốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có thể phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường nếu ngừng hút thuốc“.

Bạn đang xem bài viết:Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tác dụng phụ của insulin
Insulin là loại thuốc đặc hiệu giúp giảm lượng đường trong máu. Có thể...
Mất thị giác, bệnh võng mạc do tiểu đường
Tiểu đường có thể gây biến chứng hại tới mắt. Các biến chứng đó...
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng thuốc điều trị bệnh...
Bệnh thận do tiểu đường
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị thì chỉ sau một thời gian có...
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu tăng cao sau bữa...
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Đại học Yale của Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu về...
Tác dụng phụ của insulin
Mất thị giác, bệnh võng mạc do tiểu đường
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Bệnh thận do tiểu đường
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer